Trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Tô Ngọc Vân luôn giữ vị trí trang trọng với tư cách một danh hoạ, một nhà sư phạm mẫu mực và một nhân cách lớn. Hôm nay (14/12), tại Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 95 năm ngày sinh của ông.
Tô Ngọc Vân sinh ngày 15/12/1906 tại Hà Nội, là hiệu trưởng đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Đại học Mỹ thuật Hà Nội). Tháng 6/1954, Tô Ngọc Vân hy sinh bên đèo Lũng Lô. Hiện nay, tại Hà Nội và TP HCM đều có đường phố mang tên ông.
Thiếu nữ bên hoa huệ.
Tô Ngọc Vân tốt nghiệp khóa 2 (1926-1931) Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và ngay từ năm cuối khóa, với tác phẩm ''Bức thư'', ông đã nhận giải thưởng triển lãm mỹ thuật thuộc địa tại Paris. Vào những năm 30, các tác phẩm như ''Thuyền trên sông Hương'', ''Lăng Tự đức'', ''Bụi chuối ngoài nắng'', ''Sư sãi Campuchia đi khất thực''... với những vẻ đẹp đặc thù đã thực sự đi vào lòng người. Những năm 40, nghệ thuật sơn dầu của Tô Ngọc Vân đạt tới tầm cao của đời ông với các bức hoạ ''Thiếu nữ bên hoa huệ'', ''Thiếu nữ bên hoa sen'', ''Buổi trưa''... Vẻ đẹp đó đã được tôn vinh và đi vào lịch sử, trở thành chuẩn mẫu cho nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam.
Thiếu nữ áo vàng
Không chỉ để lại cho đời những hoạ phẩm tuyệt vời, ông còn giúp xây dựng một đội ngũ học trò tài năng. Theo thày giáo Tô Ngọc Vân, điều quan trọng là phải biết phát hiện những cá tính của từng học trò, hướng họ trở về những gì mình có và khắc phục sự vay mượn trong nghệ thuật. Không ít hoạ sĩ đã định hình được vị trí trong đời sống mỹ thuật và đều khẳng định công lao to lớn của người thày tận tuỵ Tô Ngọc Vân.
Hai thiếu nữ
[nguồn: vnExpress]
Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010
hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
Trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Tô Ngọc Vân luôn giữ vị trí trang trọng với tư cách một danh hoạ, một nhà sư phạm mẫu mực và một nhân cách lớn. Hôm nay (14/12), tại Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 95 năm ngày sinh của ông.
Tô Ngọc Vân sinh ngày 15/12/1906 tại Hà Nội, là hiệu trưởng đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Đại học Mỹ thuật Hà Nội). Tháng 6/1954, Tô Ngọc Vân hy sinh bên đèo Lũng Lô. Hiện nay, tại Hà Nội và TP HCM đều có đường phố mang tên ông.
Thiếu nữ bên hoa huệ.
Tô Ngọc Vân tốt nghiệp khóa 2 (1926-1931) Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và ngay từ năm cuối khóa, với tác phẩm ''Bức thư'', ông đã nhận giải thưởng triển lãm mỹ thuật thuộc địa tại Paris. Vào những năm 30, các tác phẩm như ''Thuyền trên sông Hương'', ''Lăng Tự đức'', ''Bụi chuối ngoài nắng'', ''Sư sãi Campuchia đi khất thực''... với những vẻ đẹp đặc thù đã thực sự đi vào lòng người. Những năm 40, nghệ thuật sơn dầu của Tô Ngọc Vân đạt tới tầm cao của đời ông với các bức hoạ ''Thiếu nữ bên hoa huệ'', ''Thiếu nữ bên hoa sen'', ''Buổi trưa''... Vẻ đẹp đó đã được tôn vinh và đi vào lịch sử, trở thành chuẩn mẫu cho nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam.
Thiếu nữ áo vàng
Không chỉ để lại cho đời những hoạ phẩm tuyệt vời, ông còn giúp xây dựng một đội ngũ học trò tài năng. Theo thày giáo Tô Ngọc Vân, điều quan trọng là phải biết phát hiện những cá tính của từng học trò, hướng họ trở về những gì mình có và khắc phục sự vay mượn trong nghệ thuật. Không ít hoạ sĩ đã định hình được vị trí trong đời sống mỹ thuật và đều khẳng định công lao to lớn của người thày tận tuỵ Tô Ngọc Vân.
Hai thiếu nữ
[nguồn: vnExpress]
Tô Ngọc Vân sinh ngày 15/12/1906 tại Hà Nội, là hiệu trưởng đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Đại học Mỹ thuật Hà Nội). Tháng 6/1954, Tô Ngọc Vân hy sinh bên đèo Lũng Lô. Hiện nay, tại Hà Nội và TP HCM đều có đường phố mang tên ông.
Thiếu nữ bên hoa huệ.
Tô Ngọc Vân tốt nghiệp khóa 2 (1926-1931) Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và ngay từ năm cuối khóa, với tác phẩm ''Bức thư'', ông đã nhận giải thưởng triển lãm mỹ thuật thuộc địa tại Paris. Vào những năm 30, các tác phẩm như ''Thuyền trên sông Hương'', ''Lăng Tự đức'', ''Bụi chuối ngoài nắng'', ''Sư sãi Campuchia đi khất thực''... với những vẻ đẹp đặc thù đã thực sự đi vào lòng người. Những năm 40, nghệ thuật sơn dầu của Tô Ngọc Vân đạt tới tầm cao của đời ông với các bức hoạ ''Thiếu nữ bên hoa huệ'', ''Thiếu nữ bên hoa sen'', ''Buổi trưa''... Vẻ đẹp đó đã được tôn vinh và đi vào lịch sử, trở thành chuẩn mẫu cho nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam.
Thiếu nữ áo vàng
Không chỉ để lại cho đời những hoạ phẩm tuyệt vời, ông còn giúp xây dựng một đội ngũ học trò tài năng. Theo thày giáo Tô Ngọc Vân, điều quan trọng là phải biết phát hiện những cá tính của từng học trò, hướng họ trở về những gì mình có và khắc phục sự vay mượn trong nghệ thuật. Không ít hoạ sĩ đã định hình được vị trí trong đời sống mỹ thuật và đều khẳng định công lao to lớn của người thày tận tuỵ Tô Ngọc Vân.
Hai thiếu nữ
[nguồn: vnExpress]
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét