Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Đề và Đáp án văn Lớp 7 _HKI_2013-2014_Tân Bình

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
              QUẬN TÂN BÌNH
 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
                  NĂM HỌC 2013 - 2014
                       MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (1 điểm)
          a) Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà  nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
                                                                                           (Cổng trường mở ra- Lý Lan)
          Em hiểu thế giới kì diệu mà người mẹ nói với người con là gì? (0,5 điểm)
          b) Chép thuộc lòng hai câu cuối bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. (0,5 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
    a) Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau: năm học, loài người.
    b) Giải thích thành ngữ một nắng hai sương và cho biết nghĩa của thành ngữ được hiểu theo cách nào?
Câu 3: (3 điểm)
               Viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) tả cảnh một buổi sáng mùa xuân.
    Câu 4: (5 điểm)
               Chọn một trong các bài thơ: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến), Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) và phát biểu cảm nghĩ.

.....Hết…..


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 – 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
  

Câu 1: (1điểm)
      a) Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
                                                                  (Cổng trường mở ra- Lý Lan)
      Em hiểu thế giới kì diệu mà người mẹ nói với con là gì? (0,5 điểm)
      - Học sinh có thể diễn đạt theo cách suy nghĩ của mình nhưng phải làm rõ được vai trò và vị trí của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.Ví dụ: nhà trường đã mang lại cho em kiến thức, những bài học làm người, những ước mơ, tình cảm…(Chỉ cần nói được một trong những ý trên)
      b) Chép thuộc lòng hai câu cuối bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. (0,5 điểm)
             +  Sai, thiếu 2 từ trừ  0,25 điểm.
   +  Sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
   +  Sai 2 dấu câu trở lên trừ 0,25 điểm.
   +  Không ghi tên tác phẩm, tác giả trừ  0,25 điểm.
             +  Sai trật tự dòng thơ trừ 0,25 điểm.
      Câu 2: (1 điểm)
a)     Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau: năm học, loài người.
   - Năm học   =>  Niên học   (0,25 điểm)
   - Loài người => Nhân loại   (0,25 điểm)
b)  Giải thích thành ngữ một nắng hai sương và cho biết nghĩa của thành ngữ được hiểu theo cách nào?
    - Một nắng hai sương : vất vả, khó nhọc (0,25 điểm)
    - Thành ngữ trên được hiểu theo nghĩa bóng - nghĩa hàm ẩn (0,25 điểm )
Câu 3: (3 điểm)
              Viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) tả cảnh một buổi sáng mùa xuân.
              -  Đoạn văn viết đúng nội dung (1 điểm).
               -  Viết đúng số câu  (1 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2 câu trở lên trừ 0,25 điểm. Thiếu 1 câu trừ  0,25 điểm.
             - Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc (1điểm).
             - Sai 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25 điểm).
             -  Lỗi diễn đạt (trừ 0,25 điểm).
     Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm.
Câu 4: (5 điểm)
             Chọn một trong các bài thơ: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến), Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) và phát biểu cảm nghĩ.
      A.Yêu cầu:
           -  Bài viết đúng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.( Biết trích thơ, không diễn xuôi, không giải thích từng câu thơ…)
           -  Bố cục chặt chẽ.
 -  Bài làm có cảm xúc, thể hiện rõ nội dung của tác phẩm.
 -  Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.Từ dùng chính xác. Văn giàu cảm xúc. Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, không sai phạm lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
 - Liên hệ bản thân tốt.
B. Biểu điểm:
Điểm
Nội dung
5
Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên.
4
Bài làm khá tốt. Thể hiện được cảm xúc sâu sắc. Liên hệ bản thân tốt. Từ ngữ trong sáng. Chữ rõ, sạch. Sai từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
3
Bài làm khá. Thể hiện cảm xúc chân thành. Liên hệ bản thân. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng chính xác. Chữ viết dễ đọc. Sai 3 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
2,5
Bài làm trung bình. Cảm xúc chưa sâu sắc. Có liên hệ bản thân. Diễn đạt đôi chỗ còn vụng. Sai 4 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
2
Bài làm yếu. Ý chung chung, sơ sài. Sai nhiều lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
1
Chỉ viết vài dòng. Lạc đề.
0
Bỏ giấy trắng.





ĐỀ _Đáp án HKI 2013 - 2014 VĂN – LỚP 6_Tân Bình

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
              QUẬN TÂN BÌNH

 ĐỀ CHÍNH THỨC
 


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)


Câu 1: (1điểm)
Truyện truyền thuyết thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Em hãy nêu một chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện truyền thuyết đã học và cho biết ý nghĩa của chi tiết ấy.
Câu 2: (1 điểm)
            a) Giải thích nghĩa của từ lỗi lạc và đặt câu với từ đó.
b) Xác định cụm danh từ trong ví dụ sau và chỉ ra danh từ trung tâm trong cụm danh từ ấy:
Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.
                                                                                                           (Bánh chưng, bánh giầy)         
Caâu 3: (3 ñieåm)
            Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về một thú nuôi mà em yêu thích.
Câu 4: (5 điểm)
            Kể một truyện cổ tích đã học hoặc đọc thêm với một kết thúc mới.
…..Heát…..

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  QUẬN TÂN BÌNH 

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013– 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

Câu 1: (1 điểm)
Em hãy nêu một chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện truyền thuyết đã học và cho biết ý nghĩa của chi tiết ấy.
   Học sinh nêu đúng chi tiết tưởng tưởng, kì ảo trong truyện truyền thuyết đã học:
-  Đúng chi tiết (0,5 điểm). Nêu không đúng tên truyện trừ (0,25 điểm).
            -  Nêu đúng ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng, kì ảo (0,5 điểm).
Câu 2: (1điểm)
a)     Giải thích nghĩa của từ lỗi lạc và đặt câu với từ đó (0,5 điểm).
  - Giải thích đúng nghĩa từ lỗi lạc: tài giỏi khác thường, vượt trội mọi người (theo SGK) 0,25 điểm. Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng đúng ý.
  -  Đặt câu đúng (0,25 điểm).
         b) Xác định cụm danh từ trong ví dụ sau và chỉ ra danh từ trung tâm trong cụm danh từ ấy:
Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.
            -  Cụm danh từ: hai thứ bánh ấy (0,25 điểm).
            -  Danh từ trung tâm: bánh hoặc thứ bánh (0,25 điểm).
Câu 3: (3 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về một thú nuôi mà em yêu thích.
-  Học sinh viết đúng nội dung (1 điểm).
            -  Viết đúng số câu (1 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2 câu trở lên trừ (0,25 điểm). Thiếu 1 câu trừ (0,25 điểm).
-  Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc (1điểm).
                 +  2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25điểm).
                 +  Lỗi diễn đạt (trừ 0,25 điểm).
  Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm.
Câu 4: (5 điểm)
            Kể một truyện cổ tích đã học hoặc đọc thêm với một kết thúc mới.   
A.Yêu cầu:
            -  Học sinh chọn và kể được một truyện cổ tích đã học hoặc đọc thêm.
           -  Sáng tạo được một kết thúc mới cho truyện. Kết thúc độc đáo, ấn tượng thể hiện sự tưởng tượng phong phú. Ngôi kể phù hợp.
           -  Trình tự câu chuyện được sắp xếp hợp lí.
           -  Bài làm phải đủ 3 phần của văn tự sự.
-  Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Từ dùng chính xác. Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, không sai phạm lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
     B. Biểu điểm:
Điểm
Nội dung
5
Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết rõ đẹp.
4
Bài làm khá tốt. Kết thúc có sáng tạo, khá ấn tượng. Diễn đạt khá. Ngôi kể phù hợp. Chữ rõ sạch. Mắc  từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
3
Bài làm khá. Kết thúc mới hợp lí, thể hiện nét riêng, Diễn đạt trôi chảy. Ngôi kể phù hợp. Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
2,5
Bài làm trung bình. Có kết thúc hợp lí. Diễn đạt đôi chỗ còn vụng. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
2
Bài làm yếu. Kết thúc chưa phù hợp. Kể vụng. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. Chọn sai thể loại truyện.
1
Chỉ kể phần kết thúc hoặc viết vài dòng. Lạc đề.
0
Bỏ giấy trắng.





       





 

Đáp án toán 8_HKI_Tân Bình _2013-2014


Đáp án HKI Toán 6_Tân Bình _2013-2014








Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Đề HKII Hóa 8HKII_2012_2013_Tân Bình


PHÒNG GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO     
            QUẬN TÂN BÌNH
                                      Đ  KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN HÓA HỌC - LỚP 8
NĂM HỌC 2012 – 2013
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
  
Câu 1: (2điểm).

 
Bổ túc, cân bằng các phương trình hóa học sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào?

Câu 2: (3điểm).


           Hãy viết phương trình hóa học khi cho nước tác dụng với Na; CaO; K2O; SO3; P2O5; CO2 . Cho biết các chất tạo thành sau phản ứng thuộc loại hợp chất nào?

Câu 3: (2 điểm).
Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: Cacbon đioxit(CO2 ); Oxi(O2); Nitơ(N2) và  Hidrô (H2)

Bài toán: (3 điểm).
Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam nhôm (Al).
a/  Tính thể tích khí Oxy cần dùng ?
b/  Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế lượng khí Oxy trên.

( cho biết Al = 27 ;  K = 39 ; O = 16; Mn = 55)


----------HẾT----------




HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ 2
MÔN HÓA HỌC LỚP 8
NĂM HỌC 2012 - 2013

Đề Kiểm tra Sử 9 HKII_2012-2013_Tân Bình


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                            ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
           QUẬN TÂN BÌNH                                                    NĂM HỌC 2012 – 2013
ĐỀ CHÍNH THỨC
 
                                                                                           MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9
                                                                                        Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: (3 điểm)
- Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19/12/1946?
- Nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng (2/1951)

Câu 2: (3 điểm)
Trình bày chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, kết quả và ý nghĩa.

Câu 3: (3 điểm)
Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).

Câu 4:     (1 điểm)         Lịch sử địa phương
          Nêu một số chiến công của lực lượng đặc công và biệt động thành Sài Gòn trong thời gian 1964 - 1973.



HẾT
Đáp án môn Lịch sử lớp 9
Câu 1: (3 điểm)
- Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19/12/1946? (1.5 đ)
- Sau khi ký các hiệp định, Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích tấn công ta ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội…
Ngày 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu…
- Ban thường vụ Trung ương Đảng họp (18, 19/12/1946) quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
ð    Nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến.
- Nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng (2/1951) (1.5 đ)
- Đại hội đại biểu lần II của Đảng (2/1951) họp ở Chiêm Hóa- Tuyên Quang.
Nội dung:
- Đại hội thông qua “Báo cáo chính trị” của chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo “ Bàn về cách mạng Việt Nam” của Tổng bí thư Trường Chinh.
- Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên Đảng Lao động Việt Nam.
- Bầu Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng bí thư.
Ý nghĩa:
Đại hội đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

Câu 2: (3 điểm) Trình bày chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, kết quả và ý nghĩa.
Diễn biến: (1.5 đ)
- Đầu 12/1953 ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu 13/3 => 7/5/1954, chia làm 3 đợt:
+ Đợt 1: Tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
+ Đợt 2: Tiến công tiêu diệt các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm.
+ Đợt 3: Đồng loạt tiến công tiêu diệt các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam.
    - Chiều 7/5/1954 Tướng Đơ-Ca-xtơ-ri và toàn bộ Ban tham mưu đầu hàng.
Kết quả: (0,5 đ)
Loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, bắn rơi 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
Ý nghĩa: (1,0 đ)
Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava buộc Pháp ký Hiệp định Giơ- ne- vơ chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Câu 3: (3 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954).
Ý nghĩa: (1.5 đ)
    - Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp.
    - Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang cách mạng XHCN, tạo điều kiện giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
    - Giáng đòn nặng nề vào âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
    - Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Nguyên nhân: (1.5 đ)
    - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
    - Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang ba thứ quân… có hậu phương vững chắc.
    - Tình đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào.
    - Sự giúp đỡ của các nước XHCN và lực lượng tiến bộ khác.

Câu 4: (1 điểm) Nêu một số chiến công của lực lượng đặc công và biệt động thành Sài Gòn trong thời gian 1964- 1973.
Đặc công: Nhấn chìm chiến hạm Cac U.S Card) (5/1964), Victory (8/1966), đốt cháy 197 chiếc tàu và sà lan (1968), 68 chiếc tàu và sà lan (1972) tiến hành phá kho bom Tuy Hạ (1972), kho xăng Nhà Bè (1973)…
Biệt động thành: Đánh bom cao ốc Brink (12/1964), sứ quán Mỹ (3/1965), Nhà hàng Metropole (12/1965).


Hết


Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Đề và Đáp án văn Lớp 7 _HKI_2013-2014_Tân Bình

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
              QUẬN TÂN BÌNH
 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
                  NĂM HỌC 2013 - 2014
                       MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (1 điểm)
          a) Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà  nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
                                                                                           (Cổng trường mở ra- Lý Lan)
          Em hiểu thế giới kì diệu mà người mẹ nói với người con là gì? (0,5 điểm)
          b) Chép thuộc lòng hai câu cuối bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. (0,5 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
    a) Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau: năm học, loài người.
    b) Giải thích thành ngữ một nắng hai sương và cho biết nghĩa của thành ngữ được hiểu theo cách nào?
Câu 3: (3 điểm)
               Viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) tả cảnh một buổi sáng mùa xuân.
    Câu 4: (5 điểm)
               Chọn một trong các bài thơ: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến), Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) và phát biểu cảm nghĩ.

.....Hết…..


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 – 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
  

Câu 1: (1điểm)
      a) Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
                                                                  (Cổng trường mở ra- Lý Lan)
      Em hiểu thế giới kì diệu mà người mẹ nói với con là gì? (0,5 điểm)
      - Học sinh có thể diễn đạt theo cách suy nghĩ của mình nhưng phải làm rõ được vai trò và vị trí của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.Ví dụ: nhà trường đã mang lại cho em kiến thức, những bài học làm người, những ước mơ, tình cảm…(Chỉ cần nói được một trong những ý trên)
      b) Chép thuộc lòng hai câu cuối bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. (0,5 điểm)
             +  Sai, thiếu 2 từ trừ  0,25 điểm.
   +  Sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
   +  Sai 2 dấu câu trở lên trừ 0,25 điểm.
   +  Không ghi tên tác phẩm, tác giả trừ  0,25 điểm.
             +  Sai trật tự dòng thơ trừ 0,25 điểm.
      Câu 2: (1 điểm)
a)     Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau: năm học, loài người.
   - Năm học   =>  Niên học   (0,25 điểm)
   - Loài người => Nhân loại   (0,25 điểm)
b)  Giải thích thành ngữ một nắng hai sương và cho biết nghĩa của thành ngữ được hiểu theo cách nào?
    - Một nắng hai sương : vất vả, khó nhọc (0,25 điểm)
    - Thành ngữ trên được hiểu theo nghĩa bóng - nghĩa hàm ẩn (0,25 điểm )
Câu 3: (3 điểm)
              Viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) tả cảnh một buổi sáng mùa xuân.
              -  Đoạn văn viết đúng nội dung (1 điểm).
               -  Viết đúng số câu  (1 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2 câu trở lên trừ 0,25 điểm. Thiếu 1 câu trừ  0,25 điểm.
             - Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc (1điểm).
             - Sai 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25 điểm).
             -  Lỗi diễn đạt (trừ 0,25 điểm).
     Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm.
Câu 4: (5 điểm)
             Chọn một trong các bài thơ: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến), Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) và phát biểu cảm nghĩ.
      A.Yêu cầu:
           -  Bài viết đúng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.( Biết trích thơ, không diễn xuôi, không giải thích từng câu thơ…)
           -  Bố cục chặt chẽ.
 -  Bài làm có cảm xúc, thể hiện rõ nội dung của tác phẩm.
 -  Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.Từ dùng chính xác. Văn giàu cảm xúc. Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, không sai phạm lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
 - Liên hệ bản thân tốt.
B. Biểu điểm:
Điểm
Nội dung
5
Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên.
4
Bài làm khá tốt. Thể hiện được cảm xúc sâu sắc. Liên hệ bản thân tốt. Từ ngữ trong sáng. Chữ rõ, sạch. Sai từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
3
Bài làm khá. Thể hiện cảm xúc chân thành. Liên hệ bản thân. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng chính xác. Chữ viết dễ đọc. Sai 3 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
2,5
Bài làm trung bình. Cảm xúc chưa sâu sắc. Có liên hệ bản thân. Diễn đạt đôi chỗ còn vụng. Sai 4 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
2
Bài làm yếu. Ý chung chung, sơ sài. Sai nhiều lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
1
Chỉ viết vài dòng. Lạc đề.
0
Bỏ giấy trắng.





ĐỀ _Đáp án HKI 2013 - 2014 VĂN – LỚP 6_Tân Bình

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
              QUẬN TÂN BÌNH

 ĐỀ CHÍNH THỨC
 


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)


Câu 1: (1điểm)
Truyện truyền thuyết thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Em hãy nêu một chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện truyền thuyết đã học và cho biết ý nghĩa của chi tiết ấy.
Câu 2: (1 điểm)
            a) Giải thích nghĩa của từ lỗi lạc và đặt câu với từ đó.
b) Xác định cụm danh từ trong ví dụ sau và chỉ ra danh từ trung tâm trong cụm danh từ ấy:
Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.
                                                                                                           (Bánh chưng, bánh giầy)         
Caâu 3: (3 ñieåm)
            Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về một thú nuôi mà em yêu thích.
Câu 4: (5 điểm)
            Kể một truyện cổ tích đã học hoặc đọc thêm với một kết thúc mới.
…..Heát…..

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  QUẬN TÂN BÌNH 

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013– 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

Câu 1: (1 điểm)
Em hãy nêu một chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện truyền thuyết đã học và cho biết ý nghĩa của chi tiết ấy.
   Học sinh nêu đúng chi tiết tưởng tưởng, kì ảo trong truyện truyền thuyết đã học:
-  Đúng chi tiết (0,5 điểm). Nêu không đúng tên truyện trừ (0,25 điểm).
            -  Nêu đúng ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng, kì ảo (0,5 điểm).
Câu 2: (1điểm)
a)     Giải thích nghĩa của từ lỗi lạc và đặt câu với từ đó (0,5 điểm).
  - Giải thích đúng nghĩa từ lỗi lạc: tài giỏi khác thường, vượt trội mọi người (theo SGK) 0,25 điểm. Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng đúng ý.
  -  Đặt câu đúng (0,25 điểm).
         b) Xác định cụm danh từ trong ví dụ sau và chỉ ra danh từ trung tâm trong cụm danh từ ấy:
Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.
            -  Cụm danh từ: hai thứ bánh ấy (0,25 điểm).
            -  Danh từ trung tâm: bánh hoặc thứ bánh (0,25 điểm).
Câu 3: (3 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về một thú nuôi mà em yêu thích.
-  Học sinh viết đúng nội dung (1 điểm).
            -  Viết đúng số câu (1 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2 câu trở lên trừ (0,25 điểm). Thiếu 1 câu trừ (0,25 điểm).
-  Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc (1điểm).
                 +  2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25điểm).
                 +  Lỗi diễn đạt (trừ 0,25 điểm).
  Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm.
Câu 4: (5 điểm)
            Kể một truyện cổ tích đã học hoặc đọc thêm với một kết thúc mới.   
A.Yêu cầu:
            -  Học sinh chọn và kể được một truyện cổ tích đã học hoặc đọc thêm.
           -  Sáng tạo được một kết thúc mới cho truyện. Kết thúc độc đáo, ấn tượng thể hiện sự tưởng tượng phong phú. Ngôi kể phù hợp.
           -  Trình tự câu chuyện được sắp xếp hợp lí.
           -  Bài làm phải đủ 3 phần của văn tự sự.
-  Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Từ dùng chính xác. Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, không sai phạm lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
     B. Biểu điểm:
Điểm
Nội dung
5
Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết rõ đẹp.
4
Bài làm khá tốt. Kết thúc có sáng tạo, khá ấn tượng. Diễn đạt khá. Ngôi kể phù hợp. Chữ rõ sạch. Mắc  từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
3
Bài làm khá. Kết thúc mới hợp lí, thể hiện nét riêng, Diễn đạt trôi chảy. Ngôi kể phù hợp. Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
2,5
Bài làm trung bình. Có kết thúc hợp lí. Diễn đạt đôi chỗ còn vụng. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
2
Bài làm yếu. Kết thúc chưa phù hợp. Kể vụng. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. Chọn sai thể loại truyện.
1
Chỉ kể phần kết thúc hoặc viết vài dòng. Lạc đề.
0
Bỏ giấy trắng.





       





 

Đáp án toán 8_HKI_Tân Bình _2013-2014


Đáp án HKI Toán 6_Tân Bình _2013-2014








Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Đề HKII Hóa 8HKII_2012_2013_Tân Bình


PHÒNG GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO     
            QUẬN TÂN BÌNH
                                      Đ  KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN HÓA HỌC - LỚP 8
NĂM HỌC 2012 – 2013
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
  
Câu 1: (2điểm).

 
Bổ túc, cân bằng các phương trình hóa học sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào?

Câu 2: (3điểm).


           Hãy viết phương trình hóa học khi cho nước tác dụng với Na; CaO; K2O; SO3; P2O5; CO2 . Cho biết các chất tạo thành sau phản ứng thuộc loại hợp chất nào?

Câu 3: (2 điểm).
Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: Cacbon đioxit(CO2 ); Oxi(O2); Nitơ(N2) và  Hidrô (H2)

Bài toán: (3 điểm).
Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam nhôm (Al).
a/  Tính thể tích khí Oxy cần dùng ?
b/  Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế lượng khí Oxy trên.

( cho biết Al = 27 ;  K = 39 ; O = 16; Mn = 55)


----------HẾT----------




HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ 2
MÔN HÓA HỌC LỚP 8
NĂM HỌC 2012 - 2013

Đề Kiểm tra Sử 9 HKII_2012-2013_Tân Bình


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                            ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
           QUẬN TÂN BÌNH                                                    NĂM HỌC 2012 – 2013
ĐỀ CHÍNH THỨC
 
                                                                                           MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9
                                                                                        Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: (3 điểm)
- Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19/12/1946?
- Nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng (2/1951)

Câu 2: (3 điểm)
Trình bày chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, kết quả và ý nghĩa.

Câu 3: (3 điểm)
Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).

Câu 4:     (1 điểm)         Lịch sử địa phương
          Nêu một số chiến công của lực lượng đặc công và biệt động thành Sài Gòn trong thời gian 1964 - 1973.



HẾT
Đáp án môn Lịch sử lớp 9
Câu 1: (3 điểm)
- Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ ngày 19/12/1946? (1.5 đ)
- Sau khi ký các hiệp định, Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích tấn công ta ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội…
Ngày 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu…
- Ban thường vụ Trung ương Đảng họp (18, 19/12/1946) quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
ð    Nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến.
- Nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng (2/1951) (1.5 đ)
- Đại hội đại biểu lần II của Đảng (2/1951) họp ở Chiêm Hóa- Tuyên Quang.
Nội dung:
- Đại hội thông qua “Báo cáo chính trị” của chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo “ Bàn về cách mạng Việt Nam” của Tổng bí thư Trường Chinh.
- Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên Đảng Lao động Việt Nam.
- Bầu Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng bí thư.
Ý nghĩa:
Đại hội đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

Câu 2: (3 điểm) Trình bày chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, kết quả và ý nghĩa.
Diễn biến: (1.5 đ)
- Đầu 12/1953 ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu 13/3 => 7/5/1954, chia làm 3 đợt:
+ Đợt 1: Tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
+ Đợt 2: Tiến công tiêu diệt các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm.
+ Đợt 3: Đồng loạt tiến công tiêu diệt các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam.
    - Chiều 7/5/1954 Tướng Đơ-Ca-xtơ-ri và toàn bộ Ban tham mưu đầu hàng.
Kết quả: (0,5 đ)
Loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, bắn rơi 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
Ý nghĩa: (1,0 đ)
Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava buộc Pháp ký Hiệp định Giơ- ne- vơ chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Câu 3: (3 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954).
Ý nghĩa: (1.5 đ)
    - Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp.
    - Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang cách mạng XHCN, tạo điều kiện giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
    - Giáng đòn nặng nề vào âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
    - Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Nguyên nhân: (1.5 đ)
    - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
    - Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang ba thứ quân… có hậu phương vững chắc.
    - Tình đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào.
    - Sự giúp đỡ của các nước XHCN và lực lượng tiến bộ khác.

Câu 4: (1 điểm) Nêu một số chiến công của lực lượng đặc công và biệt động thành Sài Gòn trong thời gian 1964- 1973.
Đặc công: Nhấn chìm chiến hạm Cac U.S Card) (5/1964), Victory (8/1966), đốt cháy 197 chiếc tàu và sà lan (1968), 68 chiếc tàu và sà lan (1972) tiến hành phá kho bom Tuy Hạ (1972), kho xăng Nhà Bè (1973)…
Biệt động thành: Đánh bom cao ốc Brink (12/1964), sứ quán Mỹ (3/1965), Nhà hàng Metropole (12/1965).


Hết