Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2010

Dạo này không thích chơi trên Face book nữa ...vườn tược ,nhà hàng ,quán cà phe ,...bỏ hoang hoác ...vì ..vì ...thích chơi trò chơi trí tuệ SUDOKU
Giới thiệu qua chút về nó cho mọi người ...thích và cùng chơi nhen ..
Hôm bửa đi nhà sách nghe một con bé con ..hỏi mua sách SUDOKU dành cho đai nâu ...nghe ớn chưa ...
Sau đây là bài đăng trên báo VNMath.com :
Sudoku là một từ Nhật, có thể dịch tạm là “con số độc nhất”. Ở Anh, trong vòng có vài tháng, từ chỗ không mấy người biết đến, nó đã tạo nên một cơn lốc, khiến cho khách đi tàu phải lỡ ga còn học sinh thì quên làm bài tập. Người mang trò chơi này đến Anh là một vị thẩm phán về hưu từng làm việc ở Hong Kong tên là Wayne Gould. Ông tìm thấy một tạp chí Sudoku trong chuyến nghỉ hè ở Nhật. Mặc dù không biết tiếng Nhật, ông rất tò mò về trò chơi. Gould mày mò ra cách chơi khi so sánh câu đố với lời giải được in ở cuối quyển tạp chí. Sau đó, ông say mê nó đến mức dùng khả năng lập trình máy tính để viết chương trình và tạo ra vô số các câu đố khác nhau.
Luật chơi: Nói trong hai tiếng rất đơn giản: Bạn hãy điền làm sao cho các con số từ 1 đến 9 xuất hiện trong mỗi hàng, mỗi cột và mỗi ô lớn. Nghe có vẻ dễ ăn, vậy mà đã biết bao nhiêu người mất ăn mất ngủ mất thậm chí mất luôn người yêu vì nó.
Bảng câu đố hình vuông, mỗi chiều có 9 ô nhỏ, hợp thành 9 cột, 9 hàng và được chia thành 9 ô lớn 3x3. Một vài ô nhỏ được đánh số, đó là những manh mối duy nhất để bạn tìm lời giải. Tuỳ theo mức độ nhiều hay ít của các manh mối, các câu đố được xếp loại dễ, trung bình, khó hay cực khó.
Các vấn đề liên quan khác:Tim Preston, giám đốc Puzzler Media - nhà xuất bản các tạp chí và sách câu đố lớn nhất của Anh, cho rằng Sudoku thực ra là phát minh của nhà toán học thế kỷ 18 Leonhard Euler. Là người gốc Basel (Thuỵ Sĩ), nhưng phần lớn cuộc đời mình, ông phục vụ hoàng gia Nga ở St Petersburg. Euler và có thú vui đưa ra các câu đố.
Trong số các trò chơi ông nghĩ ra có Hình vuông Latinh. Đó là sự sắp xếp các con số sao cho chúng không trùng lặp theo chiều ngang lẫn chiều dọc. Euler thông minh đến mức ông có thể thực hiện những phép tính phức tạp và xây dựng các công thức hoàn toàn bằng trí nhớ, sau khi ông đã bị mù.
Trong nhiều năm, chỉ có giới toán học biết đến Hình vuông Latinh. Đến thập kỷ 1970, nhà xuất bản Dell của Mỹ đưa nó vào những tập sách đố, và đặt tên cho nó là Vị trí con số.
Với một cái tên chán ngắt như thế, chả mấy chốc nó đã rơi vào lãng quên, Preston bình luận. Nhưng may mắn là trò chơi được đưa tới Nhật và một nhà xuất bản có tên là Nikoli đổi tên nó thành Sudoku.
Ở Nhật, tất cả các câu đố Sudoku đều được viết tay. Preston cho đó là một điều lạ lùng: Họ có rất nhiều tác giả. Ai mà có câu đố được đăng trên một trong các tạp chí của Nikoli coi đó một vinh dự lớn. Bạn có thể nghĩ rằng một nước công nghệ cao như Nhật phải nghĩ ra những chương trình máy tính để làm những câu đố này... Nhưng họ khẳng định các câu đố viết tay hay hơn nhiều.
Puzzler Media trước đây từng mua các Sudoku của Nikoli và in chúng trong các quyển sách đố, nhưng chỉ đến khi Gould tung nó lên trên mặt báo, Sudoku mới trở thành trào lưu.
PS: Bài đăng tiếp theo sẽ giới thiệu cách chơi Sudoku mà chẳng mất công suy nghĩ nhiều.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2010

Dạo này không thích chơi trên Face book nữa ...vườn tược ,nhà hàng ,quán cà phe ,...bỏ hoang hoác ...vì ..vì ...thích chơi trò chơi trí tuệ SUDOKU
Giới thiệu qua chút về nó cho mọi người ...thích và cùng chơi nhen ..
Hôm bửa đi nhà sách nghe một con bé con ..hỏi mua sách SUDOKU dành cho đai nâu ...nghe ớn chưa ...
Sau đây là bài đăng trên báo VNMath.com :
Sudoku là một từ Nhật, có thể dịch tạm là “con số độc nhất”. Ở Anh, trong vòng có vài tháng, từ chỗ không mấy người biết đến, nó đã tạo nên một cơn lốc, khiến cho khách đi tàu phải lỡ ga còn học sinh thì quên làm bài tập. Người mang trò chơi này đến Anh là một vị thẩm phán về hưu từng làm việc ở Hong Kong tên là Wayne Gould. Ông tìm thấy một tạp chí Sudoku trong chuyến nghỉ hè ở Nhật. Mặc dù không biết tiếng Nhật, ông rất tò mò về trò chơi. Gould mày mò ra cách chơi khi so sánh câu đố với lời giải được in ở cuối quyển tạp chí. Sau đó, ông say mê nó đến mức dùng khả năng lập trình máy tính để viết chương trình và tạo ra vô số các câu đố khác nhau.
Luật chơi: Nói trong hai tiếng rất đơn giản: Bạn hãy điền làm sao cho các con số từ 1 đến 9 xuất hiện trong mỗi hàng, mỗi cột và mỗi ô lớn. Nghe có vẻ dễ ăn, vậy mà đã biết bao nhiêu người mất ăn mất ngủ mất thậm chí mất luôn người yêu vì nó.
Bảng câu đố hình vuông, mỗi chiều có 9 ô nhỏ, hợp thành 9 cột, 9 hàng và được chia thành 9 ô lớn 3x3. Một vài ô nhỏ được đánh số, đó là những manh mối duy nhất để bạn tìm lời giải. Tuỳ theo mức độ nhiều hay ít của các manh mối, các câu đố được xếp loại dễ, trung bình, khó hay cực khó.
Các vấn đề liên quan khác:Tim Preston, giám đốc Puzzler Media - nhà xuất bản các tạp chí và sách câu đố lớn nhất của Anh, cho rằng Sudoku thực ra là phát minh của nhà toán học thế kỷ 18 Leonhard Euler. Là người gốc Basel (Thuỵ Sĩ), nhưng phần lớn cuộc đời mình, ông phục vụ hoàng gia Nga ở St Petersburg. Euler và có thú vui đưa ra các câu đố.
Trong số các trò chơi ông nghĩ ra có Hình vuông Latinh. Đó là sự sắp xếp các con số sao cho chúng không trùng lặp theo chiều ngang lẫn chiều dọc. Euler thông minh đến mức ông có thể thực hiện những phép tính phức tạp và xây dựng các công thức hoàn toàn bằng trí nhớ, sau khi ông đã bị mù.
Trong nhiều năm, chỉ có giới toán học biết đến Hình vuông Latinh. Đến thập kỷ 1970, nhà xuất bản Dell của Mỹ đưa nó vào những tập sách đố, và đặt tên cho nó là Vị trí con số.
Với một cái tên chán ngắt như thế, chả mấy chốc nó đã rơi vào lãng quên, Preston bình luận. Nhưng may mắn là trò chơi được đưa tới Nhật và một nhà xuất bản có tên là Nikoli đổi tên nó thành Sudoku.
Ở Nhật, tất cả các câu đố Sudoku đều được viết tay. Preston cho đó là một điều lạ lùng: Họ có rất nhiều tác giả. Ai mà có câu đố được đăng trên một trong các tạp chí của Nikoli coi đó một vinh dự lớn. Bạn có thể nghĩ rằng một nước công nghệ cao như Nhật phải nghĩ ra những chương trình máy tính để làm những câu đố này... Nhưng họ khẳng định các câu đố viết tay hay hơn nhiều.
Puzzler Media trước đây từng mua các Sudoku của Nikoli và in chúng trong các quyển sách đố, nhưng chỉ đến khi Gould tung nó lên trên mặt báo, Sudoku mới trở thành trào lưu.
PS: Bài đăng tiếp theo sẽ giới thiệu cách chơi Sudoku mà chẳng mất công suy nghĩ nhiều.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét