Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010
Đọc sách
Chia sẻ cách đọc sách hiệu quả là đọc theo từng chủ đề. Đây là cách tận dụng thời gian và sắp xếp các loại kiến thức trở nên “ngăn nắp” hơn trong hành trình đọc sách của một người.
Tuy nhiên, thế giới thông tin ngày nay đang nhấn chìm người đọc trong sự thụ động, khi việc đọc là không thể thiếu đối với doanh nhân, nhà báo hay bất cứ ai đang sống và làm việc trong môi trường giao tiếp hiện đại.
Do vậy, xu hướng tích lũy kiến thức bằng nhiều cách đọc là tất yếu. Nhà văn hiện đại người Anh Geraldine Collinge cho rằng đọc truyện trước công chúng sẽ là một cách chia sẻ hiệu quả nhờ vào số đông, trong khi nhiều người cho rằng tự mình nghiền ngẫm các loại sách thuộc đề tài mình quan tâm sẽ hiệu quả hơn.
Thời gian dành cho sách là yếu tố quyết định khi lịch làm việc ngày càng dày đặc. Nhiều người đã xếp việc đọc sách vào loại “kỷ luật bản thân”, như cây bút trẻ Thiên Ngân tự dành cho mình mỗi ngày ba tiếng đồng hồ để đọc và trao đổi thông tin trên mạng. Hoặc như nhà văn kiêm nhà báo Nguyễn Danh Lam dành thời gian nửa đêm về sáng mỗi ngày để đọc và viết.
Đọc sách để tích lũy kiến thức cho công việc phải kể đến nhà báo Công Khanh. Tủ sách nhà anh được “cơi nới” liên tục theo quá trình hệ thống kiến thức của anh. Từ lĩnh vực dinh dưỡng, kiến trúc, khoa học hiện đại, nghiệp vụ báo chí… anh nghiên cứu sâu rộng nhờ tranh thủ tối đa thời gian.
Đọc sách hiệu quả còn phụ thuộc khả năng biết chọn lựa các sách tin cậy. Điều này càng cần thiết hơn khi thế giới sách ngày một đa dạng, trùng lặp và chất lượng các ấn phẩm đang chênh lệch nhau rất lớn.
Dịch giả Phạm Viêm Phương có lần than phiền rằng ngay trong các tác phẩm của Kafka được dịch ở Việt Nam chất lượng cũng khác nhau. Và nếu không cẩn thận xem xét chất lượng bản dịch, có khi niềm yêu thích một tác giả quen thuộc lại khiến ta mất tiền mua một quyển sách tồi.
Với thế giới kỹ thuật số, khái niệm “đọc sách” không chỉ là đọc từ trang giấy. Một lượng lớn bạn đọc hiện đại đang hướng đến cách cập nhật kiến thức từ mạng Internet và sách điện tử. Anh bạn làm cán bộ viện văn hóa thông tin cho biết hiện nay số sách điện tử bao gồm từ điển, sách nghiên cứu, tra cứu, sách nghiệp vụ… của anh đã có hơn 4 Gb trong máy tính.
] Tương tự thế, Phạm Lanh - chuyên gia về marketing - cho biết nơi cung cấp kiến thức hiệu quả cho công việc của anh là Internet. “Mạng Internet là quyển sách khổng lồ hiện nay, ta có thể tìm đọc rất nhiều điều từ đó” - Lanh nhấn mạnh.
Ông Lý Trường Chiến - trưởng đại diện tạp chí Trí Tri - cũng lý giải cho chọn lựa của mình: “Tôi đọc sách bất cứ lúc nào và ở đâu. Trong thời gian biểu mỗi ngày tôi đọc sách vào lúc chiều tối. Với tôi, đọc sách không chỉ là tiếp thu kiến thức của người đi trước, tôi còn có thể từ đó tạo khả năng tự phản biện mình và phản biện tác giả.
Khi đọc sách, người ta có khả năng tư duy tốt hơn khi nghe nhìn. Vì đọc sách có thể dừng lại và suy nghĩ, nghe nhìn phim ảnh thì không thể bởi nội dung cứ trôi qua trôi qua. Tôi để ý và lấy làm thú vị khi biết trong những lần nói chuyện, Bill Gates luôn nói đến việc đọc sách, đề cập đến việc đọc sách như một cách bổ sung kiến thức”.
Nếu hiểu đọc sách theo nghĩa tích lũy kiến thức một cách trực tiếp thì thày giáo Nguyễn Đức Thạch ở Phan Rang có cách “lấy” kiến thức từ việc theo dõi các chương trình game show có tính chất trí tuệ trên truyền hình. Nhiều học trò của thầy bắt đầu từ tinh thần học tập đó mà có thói quen tích lũy kiến thức từ mọi tình huống trong cuộc sống.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010
Đọc sách
Chia sẻ cách đọc sách hiệu quả là đọc theo từng chủ đề. Đây là cách tận dụng thời gian và sắp xếp các loại kiến thức trở nên “ngăn nắp” hơn trong hành trình đọc sách của một người.
Tuy nhiên, thế giới thông tin ngày nay đang nhấn chìm người đọc trong sự thụ động, khi việc đọc là không thể thiếu đối với doanh nhân, nhà báo hay bất cứ ai đang sống và làm việc trong môi trường giao tiếp hiện đại.
Do vậy, xu hướng tích lũy kiến thức bằng nhiều cách đọc là tất yếu. Nhà văn hiện đại người Anh Geraldine Collinge cho rằng đọc truyện trước công chúng sẽ là một cách chia sẻ hiệu quả nhờ vào số đông, trong khi nhiều người cho rằng tự mình nghiền ngẫm các loại sách thuộc đề tài mình quan tâm sẽ hiệu quả hơn.
Thời gian dành cho sách là yếu tố quyết định khi lịch làm việc ngày càng dày đặc. Nhiều người đã xếp việc đọc sách vào loại “kỷ luật bản thân”, như cây bút trẻ Thiên Ngân tự dành cho mình mỗi ngày ba tiếng đồng hồ để đọc và trao đổi thông tin trên mạng. Hoặc như nhà văn kiêm nhà báo Nguyễn Danh Lam dành thời gian nửa đêm về sáng mỗi ngày để đọc và viết.
Đọc sách để tích lũy kiến thức cho công việc phải kể đến nhà báo Công Khanh. Tủ sách nhà anh được “cơi nới” liên tục theo quá trình hệ thống kiến thức của anh. Từ lĩnh vực dinh dưỡng, kiến trúc, khoa học hiện đại, nghiệp vụ báo chí… anh nghiên cứu sâu rộng nhờ tranh thủ tối đa thời gian.
Đọc sách hiệu quả còn phụ thuộc khả năng biết chọn lựa các sách tin cậy. Điều này càng cần thiết hơn khi thế giới sách ngày một đa dạng, trùng lặp và chất lượng các ấn phẩm đang chênh lệch nhau rất lớn.
Dịch giả Phạm Viêm Phương có lần than phiền rằng ngay trong các tác phẩm của Kafka được dịch ở Việt Nam chất lượng cũng khác nhau. Và nếu không cẩn thận xem xét chất lượng bản dịch, có khi niềm yêu thích một tác giả quen thuộc lại khiến ta mất tiền mua một quyển sách tồi.
Với thế giới kỹ thuật số, khái niệm “đọc sách” không chỉ là đọc từ trang giấy. Một lượng lớn bạn đọc hiện đại đang hướng đến cách cập nhật kiến thức từ mạng Internet và sách điện tử. Anh bạn làm cán bộ viện văn hóa thông tin cho biết hiện nay số sách điện tử bao gồm từ điển, sách nghiên cứu, tra cứu, sách nghiệp vụ… của anh đã có hơn 4 Gb trong máy tính.
] Tương tự thế, Phạm Lanh - chuyên gia về marketing - cho biết nơi cung cấp kiến thức hiệu quả cho công việc của anh là Internet. “Mạng Internet là quyển sách khổng lồ hiện nay, ta có thể tìm đọc rất nhiều điều từ đó” - Lanh nhấn mạnh.
Ông Lý Trường Chiến - trưởng đại diện tạp chí Trí Tri - cũng lý giải cho chọn lựa của mình: “Tôi đọc sách bất cứ lúc nào và ở đâu. Trong thời gian biểu mỗi ngày tôi đọc sách vào lúc chiều tối. Với tôi, đọc sách không chỉ là tiếp thu kiến thức của người đi trước, tôi còn có thể từ đó tạo khả năng tự phản biện mình và phản biện tác giả.
Khi đọc sách, người ta có khả năng tư duy tốt hơn khi nghe nhìn. Vì đọc sách có thể dừng lại và suy nghĩ, nghe nhìn phim ảnh thì không thể bởi nội dung cứ trôi qua trôi qua. Tôi để ý và lấy làm thú vị khi biết trong những lần nói chuyện, Bill Gates luôn nói đến việc đọc sách, đề cập đến việc đọc sách như một cách bổ sung kiến thức”.
Nếu hiểu đọc sách theo nghĩa tích lũy kiến thức một cách trực tiếp thì thày giáo Nguyễn Đức Thạch ở Phan Rang có cách “lấy” kiến thức từ việc theo dõi các chương trình game show có tính chất trí tuệ trên truyền hình. Nhiều học trò của thầy bắt đầu từ tinh thần học tập đó mà có thói quen tích lũy kiến thức từ mọi tình huống trong cuộc sống.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét