Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

Gợi ý giải đề Môn Văn vào lớp 10 2006-2007

A. VĂN - TIẾNG VIỆT:

Đề 1:

Câu 1:

Học sinh chép lại nguyên văn khổ thơ đầu, bài thơ "Viếng lăng Bác"

Yêu cầu học sinh:

- Chép đúng khổ thơ đầu.

- Tránh sai:

+ Trật tự dòng thơ.

+ Từ, chính tả.

+ Dấu câu.

- Tránh thiếu tên tác giả, tác phẩm.

Câu 2:

Yêu cầu học sinh:

- Viết một đoạn văn, số câu từ 5 câu đến 7 câu.

- Nội dung: học sinh tự chọn chủ đề, có thể làm những chủ đề: quê hương, bạn bè, học tập...

- Trong đọan văn, có sử dụng 2 phép liên kết câu đã học.

Có thể sử dụng 2 phép liên kết trong số các biện pháp liên kết:

+ Phép thế.

+ Phép nối.

+ Phép lặp từ ngữ.

+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.

- Học sinh phải xác định được 2 phép liên kết đã sử dụng trong đọan văn vừa viết (có thể bằng gạch chân hoặc ghi chú những phương tiện liên kết).

Đề 2:

Câu 1:

Học sinh cần nêu được 3 tên tác phẩm đã học trong chương trình lớp 9, có nội dung viết về người lính Cách mạng:

Gợi ý:

- "Đồng chí" (Chính Hữu)

- "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật)

- "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng)

...

Câu 2:

Yêu cầu học sinh:

- Viết một đoạn văn, số câu từ 5 đến 7 câu.

- Nội dung: Học sinh có thể tự chọn chủ đề gần gũi , thân thiết trong cuộc sống.

- Đoạn văn có chứa 2 thành phần biệt lập (trong số 4 thành phần biệt lập đã học):

+ Thành phần tình thái.

+ Thành phần cảm thán.

+ Thành phần gọi – đáp.

+ Thành phần phụ chú.

- Học sinh phải gạch chân xác định 2 thành phần biệt lập trong đoạn văn đã viết

B. LÀM VĂN:

Cảm nhận của em về bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh.

I. Yêu cầu về kỹ năng:

1. Phương pháp: biết cảm nhận kết hợp nghệ thuật - nội dung.

2. Bố cục bài làm chặt chẽ.

3. Diễn đạt tốt, có cảm xúc chân thành.

II. Yêu cầu về kiến thức:

1. Mở bài:

Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát .

(Gợi ý: bài thơ biểu hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang thu. Chỉ với 3 khổ thơ 5 chữ nhưng những cảm nhận, những hình ảnh và sức gợi của bài thơ lại hết sức mới mẻ).

2. Thân bài:

Học sinh có thể trình bày cảm nhận nghệ thuật và nội dung bài thơ qua ngôn từ, hình ảnh... cụ thể:

a. Khổ 1:

Những cảm nhận tinh tế bất ngờ:

Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong "Thơ mới", tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.

+ Khứu giác (hương ổi) ---> xúc giác (gió se) ---> cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) ---> cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).

+ Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuângqua các từ “bỗng”, “hình như".

---> Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy.

b. Khổ 2:

Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh.

Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".

Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.

c. Khổ 3:

Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí.

Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa.

Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc sống.

Tóm lại:

- Nghệ thuật: bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiếu về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.

- Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

3. Kết bài:

- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.

- Nêu cảm xúc khái quát.

Giáo viên HỒ NGỌC SƯƠNG
(Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

Gợi ý giải đề Môn Văn vào lớp 10 2006-2007

A. VĂN - TIẾNG VIỆT:

Đề 1:

Câu 1:

Học sinh chép lại nguyên văn khổ thơ đầu, bài thơ "Viếng lăng Bác"

Yêu cầu học sinh:

- Chép đúng khổ thơ đầu.

- Tránh sai:

+ Trật tự dòng thơ.

+ Từ, chính tả.

+ Dấu câu.

- Tránh thiếu tên tác giả, tác phẩm.

Câu 2:

Yêu cầu học sinh:

- Viết một đoạn văn, số câu từ 5 câu đến 7 câu.

- Nội dung: học sinh tự chọn chủ đề, có thể làm những chủ đề: quê hương, bạn bè, học tập...

- Trong đọan văn, có sử dụng 2 phép liên kết câu đã học.

Có thể sử dụng 2 phép liên kết trong số các biện pháp liên kết:

+ Phép thế.

+ Phép nối.

+ Phép lặp từ ngữ.

+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.

- Học sinh phải xác định được 2 phép liên kết đã sử dụng trong đọan văn vừa viết (có thể bằng gạch chân hoặc ghi chú những phương tiện liên kết).

Đề 2:

Câu 1:

Học sinh cần nêu được 3 tên tác phẩm đã học trong chương trình lớp 9, có nội dung viết về người lính Cách mạng:

Gợi ý:

- "Đồng chí" (Chính Hữu)

- "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật)

- "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng)

...

Câu 2:

Yêu cầu học sinh:

- Viết một đoạn văn, số câu từ 5 đến 7 câu.

- Nội dung: Học sinh có thể tự chọn chủ đề gần gũi , thân thiết trong cuộc sống.

- Đoạn văn có chứa 2 thành phần biệt lập (trong số 4 thành phần biệt lập đã học):

+ Thành phần tình thái.

+ Thành phần cảm thán.

+ Thành phần gọi – đáp.

+ Thành phần phụ chú.

- Học sinh phải gạch chân xác định 2 thành phần biệt lập trong đoạn văn đã viết

B. LÀM VĂN:

Cảm nhận của em về bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh.

I. Yêu cầu về kỹ năng:

1. Phương pháp: biết cảm nhận kết hợp nghệ thuật - nội dung.

2. Bố cục bài làm chặt chẽ.

3. Diễn đạt tốt, có cảm xúc chân thành.

II. Yêu cầu về kiến thức:

1. Mở bài:

Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát .

(Gợi ý: bài thơ biểu hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang thu. Chỉ với 3 khổ thơ 5 chữ nhưng những cảm nhận, những hình ảnh và sức gợi của bài thơ lại hết sức mới mẻ).

2. Thân bài:

Học sinh có thể trình bày cảm nhận nghệ thuật và nội dung bài thơ qua ngôn từ, hình ảnh... cụ thể:

a. Khổ 1:

Những cảm nhận tinh tế bất ngờ:

Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong "Thơ mới", tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.

+ Khứu giác (hương ổi) ---> xúc giác (gió se) ---> cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) ---> cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).

+ Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuângqua các từ “bỗng”, “hình như".

---> Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy.

b. Khổ 2:

Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh.

Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".

Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.

c. Khổ 3:

Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí.

Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa.

Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc sống.

Tóm lại:

- Nghệ thuật: bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiếu về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.

- Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

3. Kết bài:

- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.

- Nêu cảm xúc khái quát.

Giáo viên HỒ NGỌC SƯƠNG
(Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét