Thứ Năm, 10 tháng 6, 2010

Ôn luyện bài 2

Bài 4
Câu 1. Đoạn văn
a. Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
b. Cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn về con người lao động trên biển khơi bao la. Hãy chép lại các câu thơ đầy sáng tạo ấy.
c. Hai câu thơ:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy.
Gợi ý:
a. HS nêu được:
- Tác giả của bài thơ: Huy Cận
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Huy Cận có một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ được ra đời từ chuyến đi thực tế đó.
b. Học sinh phải chép đúng và đue các câu thơ viết về con người lao động trên biển khơi bao la bằng bút pháp lãng mạn:
- Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
- Thuyền ta lái gió với buồm trăng.
Lướt giữa mây cao với biển bằng
- Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
c. Hai câu thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hoá.
- “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
+ “Mặt trời” được so sánh như “hòn lửa”.
+ Tác dụng: khác với hoàng hôn trong các câu thơ cổ (so sánh với thơ của Bà Huyện Thanh Quan – Qua Đèo Ngang), hoàng hôn trong thơ Huy Cận không buồn hiu hắt mà ngược lại, rực rỡ, ấm áp.
- “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
+ Biện pháp nhân hoá, gán cho sự vật những hành động của con người sóng “cài then”, đêm “sập cửa”.
+ Tác dụng: Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đên buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là thên cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi, con người lại bắt dầu vào công việc của mình, cho thấy sự hăng say và nhiệt tình xây dựng đất nước của người lao động mới.
Câu 2. Đoạn văn
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay,
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
1. Ghi rõ tên, năm sáng tác và tên tác giả của bài thơ có những câu thơ trên.
Theo em, cần nhớ những điểm cơ bản nào về hoàn cảnh sáng tác để hiểu bài thơ hơn?
2. Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
3. Đọc ba câu thơ trên, em nhớ tới bài ca dao nào? Điều gì khiến em có sự liên tưởng đó.
Gợi ý:
Câu 3. Tập làm văn
Cảm nhận của em về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe ấy trên đường Trường Sơn năm xưa, trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
II/ Tìm hiểu đề
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ở trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 – 1970.
- Đề yêu cầu phân tích bài thơ từ sáng tạo độc đáo của nhà thơ : hình ảnh những chiếc xe không kính, qua đó mà phân tích về người chiến sĩ lái xe. Cho nên trình tự phân tích nên “bổ dọc” bài thơ ( Phân tích hình ảnh chiếc xe từ đầu đến cuối bài thơ; sau đó lại trở lại từ đầu bài thơ phân tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe cho đến cuối bài).
- Cần tập trung phân tích: Cách xây dựng hình ảnh rất thực, thực đến trần trụi; giọng điệu thơ văn xuôi và ngôn ngữ giàu chất “lính tráng”.
II/ Dàn bài chi tiết
A- Mở bài:
- Thời chống Mĩ cứu nước chúng ta đã có một đội ngũ đông đảo các nhà thơ - chiến sĩ; và hình tượngngười lính đã rất phong phú trong thơ ca nước ta. Song Phạm Tiến Duật vẫn tự khẳng định được mình trong những thành công về hình tượng người lính.
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo : những chiếc xe không kính, qua đó làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở tuyến đường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm.
B- Thân bài:
1. Những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường
- Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh thực trong thời chiến, thực đến mức thô ráp.
- Cách giải thích nguyên nhân cũng rất thực: như một câu nói tỉnh khô của lính:
Không có kính, không phải vì xe không có kính.
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.
- Giọng thơ văn xuôi càng tăng thêm tính hiện thực của chiến tranh ác liệt.
- Những chiếc xe ngoan cường:
Những chiếc xe từ trong bom rơi ;
Đã về đây họp thành tiểu đội.
- Những chiếc xe càng biến dạng thêm, bị bom đạn bóc trần trụi : không có kính, rồi xe không có đèn ; không có mui xe, thùng xe có xước, nhưng xe vẫn chạy vì Miền Nam,…
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe.
- Tả rất thực cảm giác người ngồi trong buồng lái không kính khi xe chạy hết tốc lực : (tiếp tục chất văn xuôi, không thi vị hoá) gió vào xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào tim (câu thơ gợi cảm giác ghê rợn rất thật).
- Tư thế ung dung, hiên ngang : Ung dung buồng lái ta ngồi ; Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
- Tâm hồn vẫn thơ mộng : Thấy sao trời và đột ngột cánh chim như sa, như ùa vào buồng lái (những câu thơ tả rất thực thiên nhiên đường rừng vun vút hiện ra theo tốc độ xe ; vừa rất mộng: thiên nhiên kì vĩ nên thơ theo anh ra trận.)
- Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm : thể hiện trong ngôn ngữ ngang tàng, cử chỉ phớt đời (ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo, phì phèo châm điếu thuốc,…), ở giọng đùa tếu, trẻ trung (bắt tay qua cửa kính vỡ rồi, nhìn nhau mặt lấm cười ha ha,…).
3. Sức mạnh nào làm nên tinh thần ấy
- Tình đồng đội, một tình đồng đội thiêng liêng từ trong khói lửa : Từ trong bom rơi đã về đây họp thành tiểu đội, chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy,…
- Sức mạnh của lí tưởng vì miền Nam ruột thịt : Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước, chỉ cần trong xe có một trái tim.
C- Kết bài :
- Hình ảnh, chi tiết rất thực được đưa vào thơ và thành thơ hay là do nhà thơ có hồn thơ nhạy cảm, có cái nhìn sắc sảo.
- Giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, giàu chất lính làm nên cái hấp dẫn đặc biệt của bài thơ.
- Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả khắc hoạ hình tượng người lính lái xe trẻ trung chiến đấu vì một lí tưởng, hiên ngang, dũng cảm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2010

Ôn luyện bài 2

Bài 4
Câu 1. Đoạn văn
a. Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
b. Cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn về con người lao động trên biển khơi bao la. Hãy chép lại các câu thơ đầy sáng tạo ấy.
c. Hai câu thơ:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy.
Gợi ý:
a. HS nêu được:
- Tác giả của bài thơ: Huy Cận
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Huy Cận có một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ được ra đời từ chuyến đi thực tế đó.
b. Học sinh phải chép đúng và đue các câu thơ viết về con người lao động trên biển khơi bao la bằng bút pháp lãng mạn:
- Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
- Thuyền ta lái gió với buồm trăng.
Lướt giữa mây cao với biển bằng
- Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
c. Hai câu thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hoá.
- “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
+ “Mặt trời” được so sánh như “hòn lửa”.
+ Tác dụng: khác với hoàng hôn trong các câu thơ cổ (so sánh với thơ của Bà Huyện Thanh Quan – Qua Đèo Ngang), hoàng hôn trong thơ Huy Cận không buồn hiu hắt mà ngược lại, rực rỡ, ấm áp.
- “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
+ Biện pháp nhân hoá, gán cho sự vật những hành động của con người sóng “cài then”, đêm “sập cửa”.
+ Tác dụng: Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đên buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là thên cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi, con người lại bắt dầu vào công việc của mình, cho thấy sự hăng say và nhiệt tình xây dựng đất nước của người lao động mới.
Câu 2. Đoạn văn
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay,
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
1. Ghi rõ tên, năm sáng tác và tên tác giả của bài thơ có những câu thơ trên.
Theo em, cần nhớ những điểm cơ bản nào về hoàn cảnh sáng tác để hiểu bài thơ hơn?
2. Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
3. Đọc ba câu thơ trên, em nhớ tới bài ca dao nào? Điều gì khiến em có sự liên tưởng đó.
Gợi ý:
Câu 3. Tập làm văn
Cảm nhận của em về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe ấy trên đường Trường Sơn năm xưa, trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
II/ Tìm hiểu đề
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ở trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 – 1970.
- Đề yêu cầu phân tích bài thơ từ sáng tạo độc đáo của nhà thơ : hình ảnh những chiếc xe không kính, qua đó mà phân tích về người chiến sĩ lái xe. Cho nên trình tự phân tích nên “bổ dọc” bài thơ ( Phân tích hình ảnh chiếc xe từ đầu đến cuối bài thơ; sau đó lại trở lại từ đầu bài thơ phân tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe cho đến cuối bài).
- Cần tập trung phân tích: Cách xây dựng hình ảnh rất thực, thực đến trần trụi; giọng điệu thơ văn xuôi và ngôn ngữ giàu chất “lính tráng”.
II/ Dàn bài chi tiết
A- Mở bài:
- Thời chống Mĩ cứu nước chúng ta đã có một đội ngũ đông đảo các nhà thơ - chiến sĩ; và hình tượngngười lính đã rất phong phú trong thơ ca nước ta. Song Phạm Tiến Duật vẫn tự khẳng định được mình trong những thành công về hình tượng người lính.
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo : những chiếc xe không kính, qua đó làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở tuyến đường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm.
B- Thân bài:
1. Những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường
- Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh thực trong thời chiến, thực đến mức thô ráp.
- Cách giải thích nguyên nhân cũng rất thực: như một câu nói tỉnh khô của lính:
Không có kính, không phải vì xe không có kính.
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.
- Giọng thơ văn xuôi càng tăng thêm tính hiện thực của chiến tranh ác liệt.
- Những chiếc xe ngoan cường:
Những chiếc xe từ trong bom rơi ;
Đã về đây họp thành tiểu đội.
- Những chiếc xe càng biến dạng thêm, bị bom đạn bóc trần trụi : không có kính, rồi xe không có đèn ; không có mui xe, thùng xe có xước, nhưng xe vẫn chạy vì Miền Nam,…
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe.
- Tả rất thực cảm giác người ngồi trong buồng lái không kính khi xe chạy hết tốc lực : (tiếp tục chất văn xuôi, không thi vị hoá) gió vào xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào tim (câu thơ gợi cảm giác ghê rợn rất thật).
- Tư thế ung dung, hiên ngang : Ung dung buồng lái ta ngồi ; Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
- Tâm hồn vẫn thơ mộng : Thấy sao trời và đột ngột cánh chim như sa, như ùa vào buồng lái (những câu thơ tả rất thực thiên nhiên đường rừng vun vút hiện ra theo tốc độ xe ; vừa rất mộng: thiên nhiên kì vĩ nên thơ theo anh ra trận.)
- Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm : thể hiện trong ngôn ngữ ngang tàng, cử chỉ phớt đời (ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo, phì phèo châm điếu thuốc,…), ở giọng đùa tếu, trẻ trung (bắt tay qua cửa kính vỡ rồi, nhìn nhau mặt lấm cười ha ha,…).
3. Sức mạnh nào làm nên tinh thần ấy
- Tình đồng đội, một tình đồng đội thiêng liêng từ trong khói lửa : Từ trong bom rơi đã về đây họp thành tiểu đội, chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy,…
- Sức mạnh của lí tưởng vì miền Nam ruột thịt : Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước, chỉ cần trong xe có một trái tim.
C- Kết bài :
- Hình ảnh, chi tiết rất thực được đưa vào thơ và thành thơ hay là do nhà thơ có hồn thơ nhạy cảm, có cái nhìn sắc sảo.
- Giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, giàu chất lính làm nên cái hấp dẫn đặc biệt của bài thơ.
- Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả khắc hoạ hình tượng người lính lái xe trẻ trung chiến đấu vì một lí tưởng, hiên ngang, dũng cảm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét