Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

Vẻ đẹp nón Làng Chuông

VnMedia) - Làng Chuông (Thanh Oai - Hà Nội) là làng nghề nổi tiếng với truyền thống làm nón lâu đời. Đến đây, du khách mới phần nào hiểu được vì sao chiếc nón của người Việt ta lại mang đậm hồn cốt dân tộc đến thế!

Người làng Chuông chỉ chuyên làm nón. Từ bao đời nay vẫn vậy. Nhưng nón làng Chuông nổi tiếng không phải bởi vì được làm ở làng nghề có hàng trăm năm tuổi, mà bởi vì nón làng Chuông có nhiều điều đặc biệt hơn những nơi khác.

Nếu là khách sành nón, chỉ cần cầm trên tay thôi là biết có phải nón làng Chuông hay không. Vì một khi đã là nón làng Chuông thì nó không chỉ đẹp mà còn phải phẳng, thưa đường chỉ mà vẫn chắc, cô Vũ Thị Thanh, nghệ nhân làm nón trong làng tự hào nói

Một chiếc nón hoàn chỉnh cần phải trải qua rất nhiều các công đoạn khác nhau. Từ chọn mua vòng sao cho tròn mà phải chắc; chọn lá và mo trúc để lót sao cho trắng, mỏng mà vẫn dai…rồi đến các công đoạn bứt vòng, quay, thắt nón, núc cạp và cuối cùng là lồng nhôi.

Công đoạn nào cũng khó, cũng cần sự tỉ mẩn. Nó không chỉ cần người thợ có sự khéo léo, cẩn thận mà dường như cần cả sự yêu lắm cái nghề mà cha ông đã vất vả lưu giữ và truyền lại.

Nón làm ra được mang ra chợ Chuông bán cho khách mua buôn vào các ngày chẵn âm lịch. Còn nón cho khách đặt hàng ở xa thì được bó cẩn thận (150 đến 200 chiếc/ bó), rồi gửi ô tô. Cứ như thế, chiếc nón làng Chuông đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành khác nhau trên đất nước ta.

Làng Chuông, với hàng trăm năm tuổi nghề, đã và đang lưu giữ nét độc đáo của nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc trong từng chiếc nón.

Ảnh minh  họa

Bắt đầu từ khâu chọn lá nón

Ảnh  minh họa

Rồi mua mo trúc

Ảnh  minh họa

Chọn nan tre làm xương nón


Ảnh  minh họa

Lựa chọn tre làm vành nón

Ảnh  minh họa


Phơi nguyên vật liệu

Ảnh  minh họa

Tách lá nón, rửa sạch, phơi nắng rồi ủi cho phẳng

Ảnh  minh họa

Chọn vành nón thành phẩm

Ảnh  minh họa

Đặt khung, việc đầu tiên của quá trình khâu nón

Ảnh  minh họa

Những đường kim mang theo mồ hồi, công sức và tình yêu nghề của người làng Chuông.

Ảnh  minh họa

Mải mê với công việc

Ảnh  minh họa

Lồng nhôi (nơi buộc quai nón)

Ảnh  minh họa

Nón thành phẩm

Ảnh  minh họa

Nón làng Chuông "lên đường" chu du khắp mọi miền đất nước.

Thảo Nguyễn (bài, ảnh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

Vẻ đẹp nón Làng Chuông

VnMedia) - Làng Chuông (Thanh Oai - Hà Nội) là làng nghề nổi tiếng với truyền thống làm nón lâu đời. Đến đây, du khách mới phần nào hiểu được vì sao chiếc nón của người Việt ta lại mang đậm hồn cốt dân tộc đến thế!

Người làng Chuông chỉ chuyên làm nón. Từ bao đời nay vẫn vậy. Nhưng nón làng Chuông nổi tiếng không phải bởi vì được làm ở làng nghề có hàng trăm năm tuổi, mà bởi vì nón làng Chuông có nhiều điều đặc biệt hơn những nơi khác.

Nếu là khách sành nón, chỉ cần cầm trên tay thôi là biết có phải nón làng Chuông hay không. Vì một khi đã là nón làng Chuông thì nó không chỉ đẹp mà còn phải phẳng, thưa đường chỉ mà vẫn chắc, cô Vũ Thị Thanh, nghệ nhân làm nón trong làng tự hào nói

Một chiếc nón hoàn chỉnh cần phải trải qua rất nhiều các công đoạn khác nhau. Từ chọn mua vòng sao cho tròn mà phải chắc; chọn lá và mo trúc để lót sao cho trắng, mỏng mà vẫn dai…rồi đến các công đoạn bứt vòng, quay, thắt nón, núc cạp và cuối cùng là lồng nhôi.

Công đoạn nào cũng khó, cũng cần sự tỉ mẩn. Nó không chỉ cần người thợ có sự khéo léo, cẩn thận mà dường như cần cả sự yêu lắm cái nghề mà cha ông đã vất vả lưu giữ và truyền lại.

Nón làm ra được mang ra chợ Chuông bán cho khách mua buôn vào các ngày chẵn âm lịch. Còn nón cho khách đặt hàng ở xa thì được bó cẩn thận (150 đến 200 chiếc/ bó), rồi gửi ô tô. Cứ như thế, chiếc nón làng Chuông đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành khác nhau trên đất nước ta.

Làng Chuông, với hàng trăm năm tuổi nghề, đã và đang lưu giữ nét độc đáo của nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc trong từng chiếc nón.

Ảnh minh  họa

Bắt đầu từ khâu chọn lá nón

Ảnh  minh họa

Rồi mua mo trúc

Ảnh  minh họa

Chọn nan tre làm xương nón


Ảnh  minh họa

Lựa chọn tre làm vành nón

Ảnh  minh họa


Phơi nguyên vật liệu

Ảnh  minh họa

Tách lá nón, rửa sạch, phơi nắng rồi ủi cho phẳng

Ảnh  minh họa

Chọn vành nón thành phẩm

Ảnh  minh họa

Đặt khung, việc đầu tiên của quá trình khâu nón

Ảnh  minh họa

Những đường kim mang theo mồ hồi, công sức và tình yêu nghề của người làng Chuông.

Ảnh  minh họa

Mải mê với công việc

Ảnh  minh họa

Lồng nhôi (nơi buộc quai nón)

Ảnh  minh họa

Nón thành phẩm

Ảnh  minh họa

Nón làng Chuông "lên đường" chu du khắp mọi miền đất nước.

Thảo Nguyễn (bài, ảnh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét