Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - KHỐI 6-08-09

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - KHỐI 6
MÔN NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 6O PHÚT
I.TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM):

Câu 1: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" là sáng tác của nhà văn nào?
A. Tạ Duy Anh
B. Tô Hoài
C. Đoàn Giỏi
D. Võ Quảng
Câu 2: Trong câu " Này, em không để chúng nó yên à?” có phó từ:
A. Chỉ mức độ
B. Chỉ khả năng
C. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
D. Chỉ sự phủ định
Câu 3: Chi tiết nào sau đây không phù hợp khi tả cảnh mùa đông?
A. Bầu trời có màu xám xịt.
B. Cây cối trơ trọi, khẳng khiu
C. Ánh nắng chan hoà khắp nơi.
D. Không khí lạnh lẽo, ẩm ướt.
Câu 4: Từ nào sau đây viết dúng chính tả?
A. Chiền miên
B. Giập dềnh
C. Sét nét
D. Trót lọt
Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau?
" Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
( Hồ Chí Minh)
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. So sánh và nhân hoá
D. A và C sai
Câu 6: Trong câu " Kiến hành quân đầy đường", tác giả đã sử dụng kiểu nhân hoá nào?
A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
B. Trò chuyện xưng hô với vật như với người.
C. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 7: Nhân vật chính trong truyện " Buổi học cuối cùng" là ai?
A. Thầy giáo Ha-men và cậu bé Phrăng
B. Cậu bé Phrăng
C. Cụ già Hode
D. Thầy giáo Ha-men
Câu 8: Trường hợp nào sau đây không sử dụng nhân hoá?
A. Cây dừa sải tay bơi.
B. Ông trời mặc áo giáp đen ra trận.
C. Muôn nghìn cây mía múa gươm.
D. Chó sủa gâu gâu.
Câu 9: Văn bản "Bức tranh của em gái tôi "được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 10: Câu " Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn" là câu văn miêu tả:
A. Vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên trên sông Thu Bồn.
B. Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn.
C. Vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng của thiên nhiên trên sông Thu Bồn.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 11: Văn bản " Bức tranh của em gái tôi" thuộc thể loại nào sau đây?
A. Tiểu thuyết
B. Tuỳ bút
C. Truyện ngắn
D. Truyện vừa
Câu 12: Có mấy phó từ trong câu văn sau?
" Không trông thấy tôi nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang." ( Tô Hoài)
A. Năm
B. Hai
C. Ba
D. Bốn

II/ TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)

1) Câu hỏi- Bài tập: (2 điểm)

a. Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" là gì? (1 điểm)

b. Tìm một ví dụ về phép nhân hoá và cho biết đó là kiểu nhân hoá nào? ( 1 điểm)

2) Tự luận: (5 điểm)

Đề: Tả lại quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.





ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6

I. TRẮC NGHIỆM ( 3ĐIỂM):
1. B
2. D
3. C
4. D
5. B
6. C
7. A
8. D
9. A
10. B
11. C
12. C
II. T7U5 LUẬN


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - KHỐI 7
MÔN NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 6O PHÚT
I.TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM):

Câu 1: Đoạn văn sau có mấy câu đặc biệt?
“Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ.Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu.Một hồi còi…”
A. Hai câu
B. Một câu
C. Ba câu
D. D. Không có câu nào
Câu 2 : Câu đặc biệt trên có tác dụng gì ?
A. Bộc lộ cảm xúc.
B. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
C. Xác định thời gian, nơi chốn.
D. Gọi đáp.
Câu 3 : Trong các câu sau, câu nào là câu không có trạng ngữ ?
A. Mùa xuân ,cây gạo gọi đến không biết bao nhiêu là chim.
B. Vì anh, tôi mới đến đây.
C. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nằm thóc.
D. Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau.
Câu 4 : Dòng nào sau đây không nói về tác dụng của câu đặc biệt ?
A. Bộc lộ cảm xúc.
B. Gọi đáp.
C. Liệt kê, nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật hiện tượng.
D. Làm cho lời nói được ngắn gọn.
Câu 5 : Em hiểu thế nào là tục ngữ?
A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định ,có vần điệu, hình ảnh.
B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân ta.
C. Là một thể loại của văn học dân gian.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 6: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?
A. Khoai đất lạ, mạ đất quen.
B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
C. Một nắng hai sương.
D. Thứ nhất cày ải thứ nhì rải phân.
Câu 7: Những câu tục ngữ trong bài học thường được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.

Câu 8: Bài văn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " được viết trong thời kì nào?
A. Thời kì kháng chiến chống Pháp.
B. Thời kì chống giặc ngoại xâm Phương Bắc.
C. Thời kì kháng chiến chống Mĩ.
D. Năm 1951.
Câu 9: Phương pháp luận trong bài văn " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " là:
A. Chứng minh.
B. Bình luận.
C. Giải thích.
D. Thuyết minh
Câu 10: Vấn đề được nói đến trong câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công” là:
A. Nhớ ơn
B. Kiên trì
C. Yêu thương
D. Đoàn kết
Câu 11: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” chứng minh sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?
A. Trong sinh hoạt
B. Trong lời nói, bài viết
C. Trong quan hệ với mọi người
D. Cả A, B và C
Câu 12: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ là của tác giả nào?
A. Đặng Thai Mai
B. Phạm Văn Đồng
C. Hoài Thanh
D. Minh Hương

II TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)

1) Câu hỏi: (2 điểm)

a. Chép thuộc lòng 4 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. ( 1 điểm)
b. Thêm trạng ngữ thích hợp cho các câu sau: ( 1 điểm)
- …………………., lá bàng đỏ như màu đồng hun.
- …………………, các em học sinh làm bài nghiêm túc.
- …………………., trăm hoa đua nở.
- …………………., học sinh chăm chú nghe giảng bài.

2)Tập làm văn: (5 điểm):

Đề: Chứng minh tính đúng dắn của câu tục ngữ: “ Có chí thì nên”


ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI 7

I. TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM)

1.B, 2.B, 3.D, 4.D, 5.D, 6.C, 7.D, 8.D,9.A, 10.B, 11.D, 12.B

II TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)

1) Câu hỏi: (2 điểm)

a. HS chép đúng 4 câu tục ngữ như yêu câu. (1 đ) Sai 2 từ trừ 0,25 đ. Sai 3 từ trừ 0,5 đ. Sai 4 từ không tính điểm.

b. HS thêm được trạng ngữ thích hợp vào chổ trống, mỗi câu đúng 0.25 đ.

2) Tập Làm Văn ( 5 đ)

A. Yêu cầu chung:

- HS nắm vững kiểu bài chứng minh, xác định được vấn đề cần chứng minh, lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng, cụ thể, thuyết phục.
- Biết kếp hợp các phương pháp chứng minh phù hợp. Văn viết trôi chảy, từ dùng chính xác. Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, dễ đọc. Không sai phạm lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Bài làm đủ 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài của bài văn lập luận chứng minh.

B. Gợi ý biểu điểm:

- Điểm 5: Bài làm tốt, đáp ứng được các yêu cầu trên.

- Điểm 4: Bài làm khá tốt. Đúng thể loại, nội dung. Bố cục rõ ràng, trình tự hợp lý.

- Điểm 3: Bài làm trung bình, đúng yêu cầu thể loại. Xác định đúng vấn đề cần chứng minh. Đủ ý, đủ bố cục nhưng luận cứ còn ít, chung chung, chưa cụ thể. Lập luận thiếu chặt chẽ. Mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. Diễn đạt đôi chỗ còn vụng.

- Điểm 2: Bài làm yếu, không có bố cục. Thiếu luận cứ. Lập luận không chặt chẽ. Diễn đạt lủng củng. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 1: Lạc đề hay chỉ viết vài dòng chiếu lệ.

- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - KHỐI 6-08-09

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - KHỐI 6
MÔN NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 6O PHÚT
I.TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM):

Câu 1: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" là sáng tác của nhà văn nào?
A. Tạ Duy Anh
B. Tô Hoài
C. Đoàn Giỏi
D. Võ Quảng
Câu 2: Trong câu " Này, em không để chúng nó yên à?” có phó từ:
A. Chỉ mức độ
B. Chỉ khả năng
C. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
D. Chỉ sự phủ định
Câu 3: Chi tiết nào sau đây không phù hợp khi tả cảnh mùa đông?
A. Bầu trời có màu xám xịt.
B. Cây cối trơ trọi, khẳng khiu
C. Ánh nắng chan hoà khắp nơi.
D. Không khí lạnh lẽo, ẩm ướt.
Câu 4: Từ nào sau đây viết dúng chính tả?
A. Chiền miên
B. Giập dềnh
C. Sét nét
D. Trót lọt
Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau?
" Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
( Hồ Chí Minh)
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. So sánh và nhân hoá
D. A và C sai
Câu 6: Trong câu " Kiến hành quân đầy đường", tác giả đã sử dụng kiểu nhân hoá nào?
A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
B. Trò chuyện xưng hô với vật như với người.
C. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 7: Nhân vật chính trong truyện " Buổi học cuối cùng" là ai?
A. Thầy giáo Ha-men và cậu bé Phrăng
B. Cậu bé Phrăng
C. Cụ già Hode
D. Thầy giáo Ha-men
Câu 8: Trường hợp nào sau đây không sử dụng nhân hoá?
A. Cây dừa sải tay bơi.
B. Ông trời mặc áo giáp đen ra trận.
C. Muôn nghìn cây mía múa gươm.
D. Chó sủa gâu gâu.
Câu 9: Văn bản "Bức tranh của em gái tôi "được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 10: Câu " Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn" là câu văn miêu tả:
A. Vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên trên sông Thu Bồn.
B. Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn.
C. Vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng của thiên nhiên trên sông Thu Bồn.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 11: Văn bản " Bức tranh của em gái tôi" thuộc thể loại nào sau đây?
A. Tiểu thuyết
B. Tuỳ bút
C. Truyện ngắn
D. Truyện vừa
Câu 12: Có mấy phó từ trong câu văn sau?
" Không trông thấy tôi nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang." ( Tô Hoài)
A. Năm
B. Hai
C. Ba
D. Bốn

II/ TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)

1) Câu hỏi- Bài tập: (2 điểm)

a. Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" là gì? (1 điểm)

b. Tìm một ví dụ về phép nhân hoá và cho biết đó là kiểu nhân hoá nào? ( 1 điểm)

2) Tự luận: (5 điểm)

Đề: Tả lại quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.





ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6

I. TRẮC NGHIỆM ( 3ĐIỂM):
1. B
2. D
3. C
4. D
5. B
6. C
7. A
8. D
9. A
10. B
11. C
12. C
II. T7U5 LUẬN


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - KHỐI 7
MÔN NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 6O PHÚT
I.TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM):

Câu 1: Đoạn văn sau có mấy câu đặc biệt?
“Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ.Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu.Một hồi còi…”
A. Hai câu
B. Một câu
C. Ba câu
D. D. Không có câu nào
Câu 2 : Câu đặc biệt trên có tác dụng gì ?
A. Bộc lộ cảm xúc.
B. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
C. Xác định thời gian, nơi chốn.
D. Gọi đáp.
Câu 3 : Trong các câu sau, câu nào là câu không có trạng ngữ ?
A. Mùa xuân ,cây gạo gọi đến không biết bao nhiêu là chim.
B. Vì anh, tôi mới đến đây.
C. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nằm thóc.
D. Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau.
Câu 4 : Dòng nào sau đây không nói về tác dụng của câu đặc biệt ?
A. Bộc lộ cảm xúc.
B. Gọi đáp.
C. Liệt kê, nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật hiện tượng.
D. Làm cho lời nói được ngắn gọn.
Câu 5 : Em hiểu thế nào là tục ngữ?
A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định ,có vần điệu, hình ảnh.
B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân ta.
C. Là một thể loại của văn học dân gian.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 6: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?
A. Khoai đất lạ, mạ đất quen.
B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
C. Một nắng hai sương.
D. Thứ nhất cày ải thứ nhì rải phân.
Câu 7: Những câu tục ngữ trong bài học thường được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.

Câu 8: Bài văn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " được viết trong thời kì nào?
A. Thời kì kháng chiến chống Pháp.
B. Thời kì chống giặc ngoại xâm Phương Bắc.
C. Thời kì kháng chiến chống Mĩ.
D. Năm 1951.
Câu 9: Phương pháp luận trong bài văn " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " là:
A. Chứng minh.
B. Bình luận.
C. Giải thích.
D. Thuyết minh
Câu 10: Vấn đề được nói đến trong câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công” là:
A. Nhớ ơn
B. Kiên trì
C. Yêu thương
D. Đoàn kết
Câu 11: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” chứng minh sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?
A. Trong sinh hoạt
B. Trong lời nói, bài viết
C. Trong quan hệ với mọi người
D. Cả A, B và C
Câu 12: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ là của tác giả nào?
A. Đặng Thai Mai
B. Phạm Văn Đồng
C. Hoài Thanh
D. Minh Hương

II TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)

1) Câu hỏi: (2 điểm)

a. Chép thuộc lòng 4 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. ( 1 điểm)
b. Thêm trạng ngữ thích hợp cho các câu sau: ( 1 điểm)
- …………………., lá bàng đỏ như màu đồng hun.
- …………………, các em học sinh làm bài nghiêm túc.
- …………………., trăm hoa đua nở.
- …………………., học sinh chăm chú nghe giảng bài.

2)Tập làm văn: (5 điểm):

Đề: Chứng minh tính đúng dắn của câu tục ngữ: “ Có chí thì nên”


ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI 7

I. TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM)

1.B, 2.B, 3.D, 4.D, 5.D, 6.C, 7.D, 8.D,9.A, 10.B, 11.D, 12.B

II TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)

1) Câu hỏi: (2 điểm)

a. HS chép đúng 4 câu tục ngữ như yêu câu. (1 đ) Sai 2 từ trừ 0,25 đ. Sai 3 từ trừ 0,5 đ. Sai 4 từ không tính điểm.

b. HS thêm được trạng ngữ thích hợp vào chổ trống, mỗi câu đúng 0.25 đ.

2) Tập Làm Văn ( 5 đ)

A. Yêu cầu chung:

- HS nắm vững kiểu bài chứng minh, xác định được vấn đề cần chứng minh, lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng, cụ thể, thuyết phục.
- Biết kếp hợp các phương pháp chứng minh phù hợp. Văn viết trôi chảy, từ dùng chính xác. Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, dễ đọc. Không sai phạm lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Bài làm đủ 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài của bài văn lập luận chứng minh.

B. Gợi ý biểu điểm:

- Điểm 5: Bài làm tốt, đáp ứng được các yêu cầu trên.

- Điểm 4: Bài làm khá tốt. Đúng thể loại, nội dung. Bố cục rõ ràng, trình tự hợp lý.

- Điểm 3: Bài làm trung bình, đúng yêu cầu thể loại. Xác định đúng vấn đề cần chứng minh. Đủ ý, đủ bố cục nhưng luận cứ còn ít, chung chung, chưa cụ thể. Lập luận thiếu chặt chẽ. Mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. Diễn đạt đôi chỗ còn vụng.

- Điểm 2: Bài làm yếu, không có bố cục. Thiếu luận cứ. Lập luận không chặt chẽ. Diễn đạt lủng củng. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 1: Lạc đề hay chỉ viết vài dòng chiếu lệ.

- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét