DÀN Ý CHI TIẾT
I- Mở bài :
- Giới thiệu Huy Cận - Một nhà lãng mạn trước cách mạng tháng Tám - Nhà thơ cách mạng sau cách mạng tháng Tám.
- Sớm hoà nhập vào cuộc sống mới, trong chuyến đi công tác ở Hồng Gai - sáng tác bài "Đoàn thuyền đánh cá".
- Đây là bài thơ có giá trị đặc sắc, đánh giá được sự thành công trong bút pháp của Huy Cận.
II-Thân bài :
A- Phân tích :
1) Cảnh đoàn thuyền ra khơi
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Hoàng hôn trên biển - bức tranh kỳ vĩ - biển chợt đỏ rực sáng hồng "như hòn lửa" - ánh sáng chợt loé lên rồi tắt - cả vũ trụ buông màn - sóng "cài then""đêm sập cửa" --> vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Lúc ấy : "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi" --> Đánh cá trong thời điểm bất thường gặp nhiều khó khăn.
- Người ngư dân vẫn cất cao tiếng hát tràn đầy niềm vui>
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Bút pháp lãng mạn - sản phảm của trí tưởng tượng --> Câu thơ đẹp, ý thơ phong phú hơn.
2) Cảnh lao động đánh cá trên biển :
- Biển giàu có bởi nguồn tài nguyên phong phú
"Hát rằng cá bạc biển đông lặng
...
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi !"
- Cá được so sánh với những con thoi lao nhanh giữa biển, và vì quá nhiều cá tạo thành một "đoàn thoi" để "dệt biển" - trí tưởng tượng phong phú mang vẻ đẹp riêng của biển - Đoàn cá được nhân hoá thành người thợ dệt lưới "Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!"
- Biển đẹp hùng vĩ và thơ mộng. Đánh cá trên biển như cuộc du ngoạn về đêm đầy lý thú.
"Thuyền ta ... biển bằng"
Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm - con người hoà vào vũ trụ, làm bạn với thiên nhiên --> lời thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt bay bổng.
- Biển sáng đẹp như một bức khảm đầy sắc màu lấp lánh với màu sắc của nhiều loại cá :
Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuối đen hồng.
- Bầu trời đầy trăng sao - ánh sao lùa vào vịnh Hạ Long "Đêm thở sao lùa nước Hạ Long". Bằng trí tưởng tượng và bút pháp lãng mạn bay bổng, Huy Cận đã gây cho ta sự cảm xúc bất ngờ.
- Con người trên biển lao động rất hăng say nhiệt tình.
Ra đậu dựm xa dò bụng biển.
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Muốn chinh phục được thiên nhiên, những con người mới không nề nguy hiểm, ngoài biển khơi, họ như những chiến sĩ "dàn thế trận". Làm việc vất vả nhưng lại rất lạc quan, họ đang cất cao tiếng hát gọi cá :
"Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao"
Thật là lãng mạn. Đánh bắt cá mà chỉ cần hát là cá vào, lại có trăng cùng làm việc "gõ thuyền" gọi cá - Đó chính là niềm ước muốn khao khát chinh phục thiên nhiên.
- Hinh ảnh người ngư dân hiện lên thật đẹp - vẻ đẹp của người lao động mới.
"Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng".
Ta có thể hình dung được những bắp thịt cuồn cuộn nổi lên, làn da sạm nắng dày dạn gió sương, vẻ mặt tươi vui rạng rỡ --> con người làm chủ thiên nhiên làm củ biển cả.
- Biển lại rất ân tình : Cho ta cá như lòng mẹ nuôi lớn con người bao đời nay --> cách so sánh gây xúc động lòng người.
- Công việc đánh cá về đêm trên biển đã kết thúc thời hạn.
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng.
Họ đã thu về kết quả tốt đẹp : Cá đấy khoang, kéo nặng tay. Họ chuẩn bị chào dón một ngày mới.
"Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
3) Cảnh đoàn thuyền trở về.
- Đoàn thuyền trở về lại cất cao tiếng hát chào mừng thắng lợi
"Câu hát căng buồm với gió khơi".
- Con người đang cùng thiên nhiên đua tài "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời" --> Cách nói khoa trương nâng con người lên tầm cao ngang bằng vũ trụ.
- Đoàn thuyền trở về trong cảnh trời bừng sáng. "Mặt trời đội biển nhô mau mới" - sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người trong sức sống của một ngày mới. Mỗi câu là một hình ảnh góp vào làm cho khổ thơ trở thành một bức tranh hùng vĩ và sống động - và đẹp nhất là hình ảnh "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi" --> Hình ảnh tượng trưng "mắt cá huy hoàng" đó là thành tích của một đêm làm việc cật lực, là hình ảnh tương lai rạng rỡ huy hoàng trong cuộc sống mới.
B- Đánh giá nhận xét :
Bài thơ có nghệ thuật đặc sắc độc đáo, chính trí tưởng tượng dồi dào, bút pháp lãng mạn giàu sức sống đã sáng tạo nên những hình ảnh đầy thú vị, đầy chất thơ, làm đẹp thêm lên những con người lao động và công việc lao động đánh bắt cá trên biển.
- Từ thể thơ, nhạc điệu trong thơ lúc sôi nổi say sưa, lúc thì ngân nga lâng lâng ... làm say lòng người. Bài thơ như lời hát đầy nhiệt tình của những con người yêu nghề, yêu biển hăng hái tích cực góp phần mình xây dựng xã hội mới ở những thời kỳ đầu của đất nước miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
III- Kết bài :
- Bài thơ tràn đầy chất lãng mạn trữ tình tạo nên sức sống phơi phới lôi cuốn mọi người. Với sự sáng tạo độc đáo Huy Cận đã đưa người đọc bước vào cuộc sống mới tràn đầy niềm tin, phấn khởi.
- Bài thơ luôn giữ được vị trí xứng đáng trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Đề : Phân tích và so sánh cảnh ra khơi và cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ "đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận.
DÀN Ý :
I. Mở bài :
- Giới thiệu tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá "; tác giả : Huy Cận ; hoàn cảnh : Xây dựng chủ nghiã xã hội.
- Đánh giá sơ bộ nội dung , nghệ thuật .
- Viết lại hai khổ thơ.
II. Thân bài :
- Ý 1 (nêu thơ) : Cảnh ra khơi (nghệ thuật + nội dung).
- Ý 2 (nêu thơ) : Cảnh trở về (nghệ thuật + nội dung)
- So sánh cảnh ra khơi và cảnh trở về.
a. Điểm giống nhau.
b. Điểm khác nhau.
III. Kết bài :
- Đánh giá chung tác phẩm.
- Mở rộng.
BÀI VIẾT THAM KHẢO :
"Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông như núi, như người Việt Nam"
Việt Nam có nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đề tài này chính là nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác ra những bài văn, bài thơ hay. Một trong số đó là "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận sáng tác năm 1958. Trong bài thơ này có lẽ hay nhất là những câu thơ vẽ lên cảnh ra khơi và cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá :
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
....................................................
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"
Cảnh ra đi vào lúc hoàng hôn của đoàn thuyền đánh cá thật đẹp ! Vẻ đẹp này đã được nhà thơ Huy Cận diễn tả bằng một bức tranh trong đó có cảnh mặt trời đang dần dần xuống biển "như hòn lửa". Chính nghệ thuật so sánh độc đáo này kết hợp với thể thơ dân tộc giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ đã làm ngây ngất người đọc, người xem khi đứng trước cảnh hoàng hôn rực rỡ của buổi chiều tà. Trong cảnh hoàng hôn lộng lẫy đó, chúng ta thấy "sóng đã cài then, đêm sập cửa", khi nhà thơ sử dụng nghệ thuật nhân hoá gán hành động "cài then" cho sóng và "sập cửa" cho đêm, khi nhà thơ thể hiện xuất sắc sự chuyển hoá của thiên nhiên đang bắt đầu về đêm. Thiên nhiên đã bắt đầu yên tĩnh thì lúc đó con người làm gì ? Hoạt động của con người đã được nhà thơ diễn tả bằng những câu thơ :
"Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi"
Cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá thật lôi cuốn, hấp dẫn. Cảnh đẹp này được thể hiện qua nghệ thuật tương phản được sử dụng một cách tài tình với hai hình ảnh đối lập nhau hoàn toàn : một bên là cảnh yên tĩnh nghỉ ngơi của con người và thiên nhiên , một bên là cảnh ồn ào náo nhiệt của đoàn thuyền đánh cá bắt đầu ra khơi. Đây chính là sự hăng say lao động của ngư dân Việt Nam, không quản ngại gian lao cực khổ trong công việc đánh cá, họ không ngần ngại khi ra đi trong đêm tối. Những người đánh cá chẳng những ra đi với tinh thần hăng say lao động mà họ còn ra đi với : "Câu hát căng buồm cùng gió khơi". Óc tưởng tượng của nhà thơ thật phong phú khi sử dụng bút pháp lãng mạn để đưa ra hình ảnh bất ngờ, thay vì nói "gió căng buồm" thì nhà thơ lại viết "câu hát căng buồm" để thể hiện tinh thần lạc quan vui tươi, phấn khởi mà người lao động đã mang theo ra khơi. Cảnh ra đi đẹp đẽ như vậy nhưng còn cảnh trở về thì sao ? Cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá được nhà thơ diễn tả :
"Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời"
Đoàn thuyền đánh cá đã ra đi và trở về vẫn với tinh thần lạc quan, phấn khởi, hy vọng mà nhà thơ đã cố tình thể hiện bằng hình ảnh : " Câu hát căng buồm với gió khơi" và chính nhờ tinh thần lạc quan, yêu đời này mà đoàn thuyền đánh cá đã "chạy đua cùng mặt trời". Hình ảnh nhân hoá đầy bất ngờ kết hợp với cách gieo vần hợp lý, sâu sắc, đầy hình ảnh cụ thể, đã thể hiện được sự vĩ đại to lớn của những con người lao động Việt Nam. Và đoàn thuyền đánh cá đã trở về khi :
"Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi".
Bình minh trên biển thật đẹp ! Vẻ đẹp này đã được diễn tả bằng hình ảnh gợi tả độc đáo mà Huy Cận đã sử dụng để vẽ lên một phong cảnh trong đó có cảnh mặt trời "đội biển" nhô màu mới. Vậy tại sao nhà thơ không dùng từ "nhô" lên hay "mọc" lên mà lại dùng từ "đội biển" ? Vì từ "mọc" lên hay "nhô" lên thường là sau một ngọn núi, còn từ "đội biển" mới diễn tả được chính xác nhất và cụ thể nhất cảnh mặt trời từ từ đội lên khỏi mặt biển. Và ánh mặt trời càng thêm chói lọi với muôn ngàn "mắt cá" phơi trên đoàn thuyền đang trở về.
Sau khi phân tích xong cảnh ra đi và cảnh trở về, chúng ta thử tìm hiểu hai cảnh này có điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau ?
Cảnh ra đi và cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá khác nhau về thời gian : đoàn thuyền ra đi khi trời tối, mặt trời đã tắt "sóng đã cài then, đêm sập cửa". Còn khi trở về lại vào lúc ánh ban mai xuất hiện, lúc "mặt trời đội biển nhô màu mới".
Tuy nhiên, cảnh ra đi và cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá đều giống nhau ở hình ảnh : " Câu hát căng buồm cùng gió khơi". Như thế, đoàn thuyền đánh cá ra đi và trở về cùng mang một tinh thần lạc quan, vui tươi, phấn khởi của những con người đã được giải phóng, đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước, hăng hái lao động để dem lại nhiều tài nguyên, xây dựng đất nước giàu đẹp.
Ở khổ thơ cuối xuất hiện thêm một hình ảnh mới :"Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi". Nhà thơ đã chọn điểm sáng để thể hiện kết quả rực rỡ của lao động khiến cho thơ thêm đẹp, thêm sáng.
Phân tích xong bài thơ với một niềm cảm xúc dạt dào, em rất thán phục Huy Cận vì đã để lại cho đời những câu thơ tuy đơn sơ, giản dị, nhưng giàu tình ý, giàu tính nghệ thuật. Em càng thán phục hơn nữa khi nhà thơ đã khơi dậy trong lòng chúng em một tình cảm yêu mến quê hương đất nước bằng cảnh đẹp của một đoàn thuyền ra khơi và trở về trong lời ca, tiếng hát.
Đất nước ta đẹp lắm ! Vẻ đẹp này chỉ được tăng thêm khi thế hệ trẻ chúng ta biết suy nghĩ và sẵn sàng tiếp bước cha anh góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, xây dựng nền văn học Việt Nam ngày càng dồi dào phong phú hơn.
Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010
Đề : Phân tích bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận.
DÀN Ý CHI TIẾT
I- Mở bài :
- Giới thiệu Huy Cận - Một nhà lãng mạn trước cách mạng tháng Tám - Nhà thơ cách mạng sau cách mạng tháng Tám.
- Sớm hoà nhập vào cuộc sống mới, trong chuyến đi công tác ở Hồng Gai - sáng tác bài "Đoàn thuyền đánh cá".
- Đây là bài thơ có giá trị đặc sắc, đánh giá được sự thành công trong bút pháp của Huy Cận.
II-Thân bài :
A- Phân tích :
1) Cảnh đoàn thuyền ra khơi
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Hoàng hôn trên biển - bức tranh kỳ vĩ - biển chợt đỏ rực sáng hồng "như hòn lửa" - ánh sáng chợt loé lên rồi tắt - cả vũ trụ buông màn - sóng "cài then""đêm sập cửa" --> vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Lúc ấy : "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi" --> Đánh cá trong thời điểm bất thường gặp nhiều khó khăn.
- Người ngư dân vẫn cất cao tiếng hát tràn đầy niềm vui>
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Bút pháp lãng mạn - sản phảm của trí tưởng tượng --> Câu thơ đẹp, ý thơ phong phú hơn.
2) Cảnh lao động đánh cá trên biển :
- Biển giàu có bởi nguồn tài nguyên phong phú
"Hát rằng cá bạc biển đông lặng
...
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi !"
- Cá được so sánh với những con thoi lao nhanh giữa biển, và vì quá nhiều cá tạo thành một "đoàn thoi" để "dệt biển" - trí tưởng tượng phong phú mang vẻ đẹp riêng của biển - Đoàn cá được nhân hoá thành người thợ dệt lưới "Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!"
- Biển đẹp hùng vĩ và thơ mộng. Đánh cá trên biển như cuộc du ngoạn về đêm đầy lý thú.
"Thuyền ta ... biển bằng"
Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm - con người hoà vào vũ trụ, làm bạn với thiên nhiên --> lời thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt bay bổng.
- Biển sáng đẹp như một bức khảm đầy sắc màu lấp lánh với màu sắc của nhiều loại cá :
Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuối đen hồng.
- Bầu trời đầy trăng sao - ánh sao lùa vào vịnh Hạ Long "Đêm thở sao lùa nước Hạ Long". Bằng trí tưởng tượng và bút pháp lãng mạn bay bổng, Huy Cận đã gây cho ta sự cảm xúc bất ngờ.
- Con người trên biển lao động rất hăng say nhiệt tình.
Ra đậu dựm xa dò bụng biển.
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Muốn chinh phục được thiên nhiên, những con người mới không nề nguy hiểm, ngoài biển khơi, họ như những chiến sĩ "dàn thế trận". Làm việc vất vả nhưng lại rất lạc quan, họ đang cất cao tiếng hát gọi cá :
"Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao"
Thật là lãng mạn. Đánh bắt cá mà chỉ cần hát là cá vào, lại có trăng cùng làm việc "gõ thuyền" gọi cá - Đó chính là niềm ước muốn khao khát chinh phục thiên nhiên.
- Hinh ảnh người ngư dân hiện lên thật đẹp - vẻ đẹp của người lao động mới.
"Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng".
Ta có thể hình dung được những bắp thịt cuồn cuộn nổi lên, làn da sạm nắng dày dạn gió sương, vẻ mặt tươi vui rạng rỡ --> con người làm chủ thiên nhiên làm củ biển cả.
- Biển lại rất ân tình : Cho ta cá như lòng mẹ nuôi lớn con người bao đời nay --> cách so sánh gây xúc động lòng người.
- Công việc đánh cá về đêm trên biển đã kết thúc thời hạn.
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng.
Họ đã thu về kết quả tốt đẹp : Cá đấy khoang, kéo nặng tay. Họ chuẩn bị chào dón một ngày mới.
"Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
3) Cảnh đoàn thuyền trở về.
- Đoàn thuyền trở về lại cất cao tiếng hát chào mừng thắng lợi
"Câu hát căng buồm với gió khơi".
- Con người đang cùng thiên nhiên đua tài "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời" --> Cách nói khoa trương nâng con người lên tầm cao ngang bằng vũ trụ.
- Đoàn thuyền trở về trong cảnh trời bừng sáng. "Mặt trời đội biển nhô mau mới" - sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người trong sức sống của một ngày mới. Mỗi câu là một hình ảnh góp vào làm cho khổ thơ trở thành một bức tranh hùng vĩ và sống động - và đẹp nhất là hình ảnh "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi" --> Hình ảnh tượng trưng "mắt cá huy hoàng" đó là thành tích của một đêm làm việc cật lực, là hình ảnh tương lai rạng rỡ huy hoàng trong cuộc sống mới.
B- Đánh giá nhận xét :
Bài thơ có nghệ thuật đặc sắc độc đáo, chính trí tưởng tượng dồi dào, bút pháp lãng mạn giàu sức sống đã sáng tạo nên những hình ảnh đầy thú vị, đầy chất thơ, làm đẹp thêm lên những con người lao động và công việc lao động đánh bắt cá trên biển.
- Từ thể thơ, nhạc điệu trong thơ lúc sôi nổi say sưa, lúc thì ngân nga lâng lâng ... làm say lòng người. Bài thơ như lời hát đầy nhiệt tình của những con người yêu nghề, yêu biển hăng hái tích cực góp phần mình xây dựng xã hội mới ở những thời kỳ đầu của đất nước miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
III- Kết bài :
- Bài thơ tràn đầy chất lãng mạn trữ tình tạo nên sức sống phơi phới lôi cuốn mọi người. Với sự sáng tạo độc đáo Huy Cận đã đưa người đọc bước vào cuộc sống mới tràn đầy niềm tin, phấn khởi.
- Bài thơ luôn giữ được vị trí xứng đáng trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Đề : Phân tích và so sánh cảnh ra khơi và cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ "đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận.
DÀN Ý :
I. Mở bài :
- Giới thiệu tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá "; tác giả : Huy Cận ; hoàn cảnh : Xây dựng chủ nghiã xã hội.
- Đánh giá sơ bộ nội dung , nghệ thuật .
- Viết lại hai khổ thơ.
II. Thân bài :
- Ý 1 (nêu thơ) : Cảnh ra khơi (nghệ thuật + nội dung).
- Ý 2 (nêu thơ) : Cảnh trở về (nghệ thuật + nội dung)
- So sánh cảnh ra khơi và cảnh trở về.
a. Điểm giống nhau.
b. Điểm khác nhau.
III. Kết bài :
- Đánh giá chung tác phẩm.
- Mở rộng.
BÀI VIẾT THAM KHẢO :
"Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông như núi, như người Việt Nam"
Việt Nam có nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đề tài này chính là nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác ra những bài văn, bài thơ hay. Một trong số đó là "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận sáng tác năm 1958. Trong bài thơ này có lẽ hay nhất là những câu thơ vẽ lên cảnh ra khơi và cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá :
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
....................................................
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"
Cảnh ra đi vào lúc hoàng hôn của đoàn thuyền đánh cá thật đẹp ! Vẻ đẹp này đã được nhà thơ Huy Cận diễn tả bằng một bức tranh trong đó có cảnh mặt trời đang dần dần xuống biển "như hòn lửa". Chính nghệ thuật so sánh độc đáo này kết hợp với thể thơ dân tộc giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ đã làm ngây ngất người đọc, người xem khi đứng trước cảnh hoàng hôn rực rỡ của buổi chiều tà. Trong cảnh hoàng hôn lộng lẫy đó, chúng ta thấy "sóng đã cài then, đêm sập cửa", khi nhà thơ sử dụng nghệ thuật nhân hoá gán hành động "cài then" cho sóng và "sập cửa" cho đêm, khi nhà thơ thể hiện xuất sắc sự chuyển hoá của thiên nhiên đang bắt đầu về đêm. Thiên nhiên đã bắt đầu yên tĩnh thì lúc đó con người làm gì ? Hoạt động của con người đã được nhà thơ diễn tả bằng những câu thơ :
"Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi"
Cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá thật lôi cuốn, hấp dẫn. Cảnh đẹp này được thể hiện qua nghệ thuật tương phản được sử dụng một cách tài tình với hai hình ảnh đối lập nhau hoàn toàn : một bên là cảnh yên tĩnh nghỉ ngơi của con người và thiên nhiên , một bên là cảnh ồn ào náo nhiệt của đoàn thuyền đánh cá bắt đầu ra khơi. Đây chính là sự hăng say lao động của ngư dân Việt Nam, không quản ngại gian lao cực khổ trong công việc đánh cá, họ không ngần ngại khi ra đi trong đêm tối. Những người đánh cá chẳng những ra đi với tinh thần hăng say lao động mà họ còn ra đi với : "Câu hát căng buồm cùng gió khơi". Óc tưởng tượng của nhà thơ thật phong phú khi sử dụng bút pháp lãng mạn để đưa ra hình ảnh bất ngờ, thay vì nói "gió căng buồm" thì nhà thơ lại viết "câu hát căng buồm" để thể hiện tinh thần lạc quan vui tươi, phấn khởi mà người lao động đã mang theo ra khơi. Cảnh ra đi đẹp đẽ như vậy nhưng còn cảnh trở về thì sao ? Cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá được nhà thơ diễn tả :
"Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời"
Đoàn thuyền đánh cá đã ra đi và trở về vẫn với tinh thần lạc quan, phấn khởi, hy vọng mà nhà thơ đã cố tình thể hiện bằng hình ảnh : " Câu hát căng buồm với gió khơi" và chính nhờ tinh thần lạc quan, yêu đời này mà đoàn thuyền đánh cá đã "chạy đua cùng mặt trời". Hình ảnh nhân hoá đầy bất ngờ kết hợp với cách gieo vần hợp lý, sâu sắc, đầy hình ảnh cụ thể, đã thể hiện được sự vĩ đại to lớn của những con người lao động Việt Nam. Và đoàn thuyền đánh cá đã trở về khi :
"Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi".
Bình minh trên biển thật đẹp ! Vẻ đẹp này đã được diễn tả bằng hình ảnh gợi tả độc đáo mà Huy Cận đã sử dụng để vẽ lên một phong cảnh trong đó có cảnh mặt trời "đội biển" nhô màu mới. Vậy tại sao nhà thơ không dùng từ "nhô" lên hay "mọc" lên mà lại dùng từ "đội biển" ? Vì từ "mọc" lên hay "nhô" lên thường là sau một ngọn núi, còn từ "đội biển" mới diễn tả được chính xác nhất và cụ thể nhất cảnh mặt trời từ từ đội lên khỏi mặt biển. Và ánh mặt trời càng thêm chói lọi với muôn ngàn "mắt cá" phơi trên đoàn thuyền đang trở về.
Sau khi phân tích xong cảnh ra đi và cảnh trở về, chúng ta thử tìm hiểu hai cảnh này có điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau ?
Cảnh ra đi và cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá khác nhau về thời gian : đoàn thuyền ra đi khi trời tối, mặt trời đã tắt "sóng đã cài then, đêm sập cửa". Còn khi trở về lại vào lúc ánh ban mai xuất hiện, lúc "mặt trời đội biển nhô màu mới".
Tuy nhiên, cảnh ra đi và cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá đều giống nhau ở hình ảnh : " Câu hát căng buồm cùng gió khơi". Như thế, đoàn thuyền đánh cá ra đi và trở về cùng mang một tinh thần lạc quan, vui tươi, phấn khởi của những con người đã được giải phóng, đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước, hăng hái lao động để dem lại nhiều tài nguyên, xây dựng đất nước giàu đẹp.
Ở khổ thơ cuối xuất hiện thêm một hình ảnh mới :"Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi". Nhà thơ đã chọn điểm sáng để thể hiện kết quả rực rỡ của lao động khiến cho thơ thêm đẹp, thêm sáng.
Phân tích xong bài thơ với một niềm cảm xúc dạt dào, em rất thán phục Huy Cận vì đã để lại cho đời những câu thơ tuy đơn sơ, giản dị, nhưng giàu tình ý, giàu tính nghệ thuật. Em càng thán phục hơn nữa khi nhà thơ đã khơi dậy trong lòng chúng em một tình cảm yêu mến quê hương đất nước bằng cảnh đẹp của một đoàn thuyền ra khơi và trở về trong lời ca, tiếng hát.
Đất nước ta đẹp lắm ! Vẻ đẹp này chỉ được tăng thêm khi thế hệ trẻ chúng ta biết suy nghĩ và sẵn sàng tiếp bước cha anh góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, xây dựng nền văn học Việt Nam ngày càng dồi dào phong phú hơn.
I- Mở bài :
- Giới thiệu Huy Cận - Một nhà lãng mạn trước cách mạng tháng Tám - Nhà thơ cách mạng sau cách mạng tháng Tám.
- Sớm hoà nhập vào cuộc sống mới, trong chuyến đi công tác ở Hồng Gai - sáng tác bài "Đoàn thuyền đánh cá".
- Đây là bài thơ có giá trị đặc sắc, đánh giá được sự thành công trong bút pháp của Huy Cận.
II-Thân bài :
A- Phân tích :
1) Cảnh đoàn thuyền ra khơi
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Hoàng hôn trên biển - bức tranh kỳ vĩ - biển chợt đỏ rực sáng hồng "như hòn lửa" - ánh sáng chợt loé lên rồi tắt - cả vũ trụ buông màn - sóng "cài then""đêm sập cửa" --> vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Lúc ấy : "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi" --> Đánh cá trong thời điểm bất thường gặp nhiều khó khăn.
- Người ngư dân vẫn cất cao tiếng hát tràn đầy niềm vui>
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Bút pháp lãng mạn - sản phảm của trí tưởng tượng --> Câu thơ đẹp, ý thơ phong phú hơn.
2) Cảnh lao động đánh cá trên biển :
- Biển giàu có bởi nguồn tài nguyên phong phú
"Hát rằng cá bạc biển đông lặng
...
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi !"
- Cá được so sánh với những con thoi lao nhanh giữa biển, và vì quá nhiều cá tạo thành một "đoàn thoi" để "dệt biển" - trí tưởng tượng phong phú mang vẻ đẹp riêng của biển - Đoàn cá được nhân hoá thành người thợ dệt lưới "Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!"
- Biển đẹp hùng vĩ và thơ mộng. Đánh cá trên biển như cuộc du ngoạn về đêm đầy lý thú.
"Thuyền ta ... biển bằng"
Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm - con người hoà vào vũ trụ, làm bạn với thiên nhiên --> lời thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt bay bổng.
- Biển sáng đẹp như một bức khảm đầy sắc màu lấp lánh với màu sắc của nhiều loại cá :
Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuối đen hồng.
- Bầu trời đầy trăng sao - ánh sao lùa vào vịnh Hạ Long "Đêm thở sao lùa nước Hạ Long". Bằng trí tưởng tượng và bút pháp lãng mạn bay bổng, Huy Cận đã gây cho ta sự cảm xúc bất ngờ.
- Con người trên biển lao động rất hăng say nhiệt tình.
Ra đậu dựm xa dò bụng biển.
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Muốn chinh phục được thiên nhiên, những con người mới không nề nguy hiểm, ngoài biển khơi, họ như những chiến sĩ "dàn thế trận". Làm việc vất vả nhưng lại rất lạc quan, họ đang cất cao tiếng hát gọi cá :
"Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao"
Thật là lãng mạn. Đánh bắt cá mà chỉ cần hát là cá vào, lại có trăng cùng làm việc "gõ thuyền" gọi cá - Đó chính là niềm ước muốn khao khát chinh phục thiên nhiên.
- Hinh ảnh người ngư dân hiện lên thật đẹp - vẻ đẹp của người lao động mới.
"Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng".
Ta có thể hình dung được những bắp thịt cuồn cuộn nổi lên, làn da sạm nắng dày dạn gió sương, vẻ mặt tươi vui rạng rỡ --> con người làm chủ thiên nhiên làm củ biển cả.
- Biển lại rất ân tình : Cho ta cá như lòng mẹ nuôi lớn con người bao đời nay --> cách so sánh gây xúc động lòng người.
- Công việc đánh cá về đêm trên biển đã kết thúc thời hạn.
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng.
Họ đã thu về kết quả tốt đẹp : Cá đấy khoang, kéo nặng tay. Họ chuẩn bị chào dón một ngày mới.
"Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
3) Cảnh đoàn thuyền trở về.
- Đoàn thuyền trở về lại cất cao tiếng hát chào mừng thắng lợi
"Câu hát căng buồm với gió khơi".
- Con người đang cùng thiên nhiên đua tài "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời" --> Cách nói khoa trương nâng con người lên tầm cao ngang bằng vũ trụ.
- Đoàn thuyền trở về trong cảnh trời bừng sáng. "Mặt trời đội biển nhô mau mới" - sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người trong sức sống của một ngày mới. Mỗi câu là một hình ảnh góp vào làm cho khổ thơ trở thành một bức tranh hùng vĩ và sống động - và đẹp nhất là hình ảnh "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi" --> Hình ảnh tượng trưng "mắt cá huy hoàng" đó là thành tích của một đêm làm việc cật lực, là hình ảnh tương lai rạng rỡ huy hoàng trong cuộc sống mới.
B- Đánh giá nhận xét :
Bài thơ có nghệ thuật đặc sắc độc đáo, chính trí tưởng tượng dồi dào, bút pháp lãng mạn giàu sức sống đã sáng tạo nên những hình ảnh đầy thú vị, đầy chất thơ, làm đẹp thêm lên những con người lao động và công việc lao động đánh bắt cá trên biển.
- Từ thể thơ, nhạc điệu trong thơ lúc sôi nổi say sưa, lúc thì ngân nga lâng lâng ... làm say lòng người. Bài thơ như lời hát đầy nhiệt tình của những con người yêu nghề, yêu biển hăng hái tích cực góp phần mình xây dựng xã hội mới ở những thời kỳ đầu của đất nước miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
III- Kết bài :
- Bài thơ tràn đầy chất lãng mạn trữ tình tạo nên sức sống phơi phới lôi cuốn mọi người. Với sự sáng tạo độc đáo Huy Cận đã đưa người đọc bước vào cuộc sống mới tràn đầy niềm tin, phấn khởi.
- Bài thơ luôn giữ được vị trí xứng đáng trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Đề : Phân tích và so sánh cảnh ra khơi và cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ "đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận.
DÀN Ý :
I. Mở bài :
- Giới thiệu tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá "; tác giả : Huy Cận ; hoàn cảnh : Xây dựng chủ nghiã xã hội.
- Đánh giá sơ bộ nội dung , nghệ thuật .
- Viết lại hai khổ thơ.
II. Thân bài :
- Ý 1 (nêu thơ) : Cảnh ra khơi (nghệ thuật + nội dung).
- Ý 2 (nêu thơ) : Cảnh trở về (nghệ thuật + nội dung)
- So sánh cảnh ra khơi và cảnh trở về.
a. Điểm giống nhau.
b. Điểm khác nhau.
III. Kết bài :
- Đánh giá chung tác phẩm.
- Mở rộng.
BÀI VIẾT THAM KHẢO :
"Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông như núi, như người Việt Nam"
Việt Nam có nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đề tài này chính là nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác ra những bài văn, bài thơ hay. Một trong số đó là "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận sáng tác năm 1958. Trong bài thơ này có lẽ hay nhất là những câu thơ vẽ lên cảnh ra khơi và cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá :
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
....................................................
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"
Cảnh ra đi vào lúc hoàng hôn của đoàn thuyền đánh cá thật đẹp ! Vẻ đẹp này đã được nhà thơ Huy Cận diễn tả bằng một bức tranh trong đó có cảnh mặt trời đang dần dần xuống biển "như hòn lửa". Chính nghệ thuật so sánh độc đáo này kết hợp với thể thơ dân tộc giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ đã làm ngây ngất người đọc, người xem khi đứng trước cảnh hoàng hôn rực rỡ của buổi chiều tà. Trong cảnh hoàng hôn lộng lẫy đó, chúng ta thấy "sóng đã cài then, đêm sập cửa", khi nhà thơ sử dụng nghệ thuật nhân hoá gán hành động "cài then" cho sóng và "sập cửa" cho đêm, khi nhà thơ thể hiện xuất sắc sự chuyển hoá của thiên nhiên đang bắt đầu về đêm. Thiên nhiên đã bắt đầu yên tĩnh thì lúc đó con người làm gì ? Hoạt động của con người đã được nhà thơ diễn tả bằng những câu thơ :
"Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi"
Cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá thật lôi cuốn, hấp dẫn. Cảnh đẹp này được thể hiện qua nghệ thuật tương phản được sử dụng một cách tài tình với hai hình ảnh đối lập nhau hoàn toàn : một bên là cảnh yên tĩnh nghỉ ngơi của con người và thiên nhiên , một bên là cảnh ồn ào náo nhiệt của đoàn thuyền đánh cá bắt đầu ra khơi. Đây chính là sự hăng say lao động của ngư dân Việt Nam, không quản ngại gian lao cực khổ trong công việc đánh cá, họ không ngần ngại khi ra đi trong đêm tối. Những người đánh cá chẳng những ra đi với tinh thần hăng say lao động mà họ còn ra đi với : "Câu hát căng buồm cùng gió khơi". Óc tưởng tượng của nhà thơ thật phong phú khi sử dụng bút pháp lãng mạn để đưa ra hình ảnh bất ngờ, thay vì nói "gió căng buồm" thì nhà thơ lại viết "câu hát căng buồm" để thể hiện tinh thần lạc quan vui tươi, phấn khởi mà người lao động đã mang theo ra khơi. Cảnh ra đi đẹp đẽ như vậy nhưng còn cảnh trở về thì sao ? Cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá được nhà thơ diễn tả :
"Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời"
Đoàn thuyền đánh cá đã ra đi và trở về vẫn với tinh thần lạc quan, phấn khởi, hy vọng mà nhà thơ đã cố tình thể hiện bằng hình ảnh : " Câu hát căng buồm với gió khơi" và chính nhờ tinh thần lạc quan, yêu đời này mà đoàn thuyền đánh cá đã "chạy đua cùng mặt trời". Hình ảnh nhân hoá đầy bất ngờ kết hợp với cách gieo vần hợp lý, sâu sắc, đầy hình ảnh cụ thể, đã thể hiện được sự vĩ đại to lớn của những con người lao động Việt Nam. Và đoàn thuyền đánh cá đã trở về khi :
"Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi".
Bình minh trên biển thật đẹp ! Vẻ đẹp này đã được diễn tả bằng hình ảnh gợi tả độc đáo mà Huy Cận đã sử dụng để vẽ lên một phong cảnh trong đó có cảnh mặt trời "đội biển" nhô màu mới. Vậy tại sao nhà thơ không dùng từ "nhô" lên hay "mọc" lên mà lại dùng từ "đội biển" ? Vì từ "mọc" lên hay "nhô" lên thường là sau một ngọn núi, còn từ "đội biển" mới diễn tả được chính xác nhất và cụ thể nhất cảnh mặt trời từ từ đội lên khỏi mặt biển. Và ánh mặt trời càng thêm chói lọi với muôn ngàn "mắt cá" phơi trên đoàn thuyền đang trở về.
Sau khi phân tích xong cảnh ra đi và cảnh trở về, chúng ta thử tìm hiểu hai cảnh này có điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau ?
Cảnh ra đi và cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá khác nhau về thời gian : đoàn thuyền ra đi khi trời tối, mặt trời đã tắt "sóng đã cài then, đêm sập cửa". Còn khi trở về lại vào lúc ánh ban mai xuất hiện, lúc "mặt trời đội biển nhô màu mới".
Tuy nhiên, cảnh ra đi và cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá đều giống nhau ở hình ảnh : " Câu hát căng buồm cùng gió khơi". Như thế, đoàn thuyền đánh cá ra đi và trở về cùng mang một tinh thần lạc quan, vui tươi, phấn khởi của những con người đã được giải phóng, đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước, hăng hái lao động để dem lại nhiều tài nguyên, xây dựng đất nước giàu đẹp.
Ở khổ thơ cuối xuất hiện thêm một hình ảnh mới :"Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi". Nhà thơ đã chọn điểm sáng để thể hiện kết quả rực rỡ của lao động khiến cho thơ thêm đẹp, thêm sáng.
Phân tích xong bài thơ với một niềm cảm xúc dạt dào, em rất thán phục Huy Cận vì đã để lại cho đời những câu thơ tuy đơn sơ, giản dị, nhưng giàu tình ý, giàu tính nghệ thuật. Em càng thán phục hơn nữa khi nhà thơ đã khơi dậy trong lòng chúng em một tình cảm yêu mến quê hương đất nước bằng cảnh đẹp của một đoàn thuyền ra khơi và trở về trong lời ca, tiếng hát.
Đất nước ta đẹp lắm ! Vẻ đẹp này chỉ được tăng thêm khi thế hệ trẻ chúng ta biết suy nghĩ và sẵn sàng tiếp bước cha anh góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, xây dựng nền văn học Việt Nam ngày càng dồi dào phong phú hơn.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét