Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

NHÀ TIỀN LÊ (980 - 1009)

NHÀ TIỀN LÊ (980 - 1009)
Lại nói chuyện sau khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị tên hoạn quan Đỗ Thích ám hại, vua mới lên ngôi là Đinh Phế Đế (Đinh Toàn) còn quá nhỏ (mới 6 tuổi), quân Tống liền lợi dụng cơ hội đó đem quân sang xâm lược. Vận nước nghìn cân treo sợi tóc! Trước tình hình đó, vì lợi ích của dân tộc, vì nguyện vọng của bá quan triều đình, thái hậu Dương Vân Nga (vợ Đinh Tiên Hoàng) đã trao áo "Long cổn" cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Chỉ trong vòng một tháng, quân và dân Đại Cồ Việt dưới sự lãnh đạo tài giỏi của Lê Hoàn đã dẹp tan quân Tống...


1. Lê Đại Hành (Lê Hoàn 980-1005)

Lê Hoàn sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá (có thuyết nói: Lê Hoàn sinh ở Thanh Liêm, Hà Nam) trong một gia đình nghèo khổ, bố là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen. Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và lập được nhiều chiến công khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp Nhà Đinh. Ông được Đinh Tiên Hoàng phong làm Thập Đạo tướng quân lúc vừa tròn 30 tuổi.

Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó, Nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi vua cho Lê Hoàn.

Lê Hoàn lên ngôi vua lấy niên hiệu là Lê Đại Hành. Vẫn lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư.

Sau khi chỉ huy quân dân cả nước đánh tan quân Tống sang xâm lược nước ta. Nhà vua lo xây dựng lực lượng bảo vệ Tổ quốc, mặt khác đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước.

Về đối ngoại thì dùng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết bảo vệ nền độc lập của đất nước.

Năm ất Tỵ (1005) Lê Đại Hành mất, làm Vua được 25 năm, thọ 65 tuổi.

2. Lê Trung Tông (Lê Long Việt, 1005)

Vua Lê Đại Hành có 4 hoàng tử: Long Du, Ngân Trích, Long Việt và Long Đĩnh.

Lê Đại Hành đã cho con thứ ba là Long Việt làm Thái tử. Khi vua Lê Đại Hành băng hà, các hoàng tử tranh ngôi, đánh nhau 7 tháng, đến khi Long Việt lên ngôi làm vua là Lê Trung Tông được 3 ngày thì bị em cùng mẹ là Long Đĩnh giết chết lúc 23 tuổi (983 - 1005).

3. Lê Ngọa Triều (Lê Long Đĩnh, 1005 - 1009)

Lê Long Đĩnh cướp ngôi của anh là Lê Trung Tông, lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế vẫn đóng đô ở Hoa Lư.

Lê Long Đĩnh đã làm việc càn dỡ giết Vua cướp ngôi, thích dâm đãng, tàn bạo, róc mía trên đầu nhà sư... Do chơi bời trác táng quá, nên khi ra thiết triều phải nằm, tục gọi là Lê Ngoạ Triều. Lê Ngoạ Triều làm vua được 4 năm (1005 - 1009) thì mất, thọ 24 tuổi. Long Đĩnh mất, con tên là Sạ còn bé, dưới sự đạo diễn của quan Chi Hậu Đào Cam Mộc, triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Như vậy Nhà Tiền Lê trải qua 3 đời Vua, tồn tại 29 năm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

NHÀ TIỀN LÊ (980 - 1009)

NHÀ TIỀN LÊ (980 - 1009)
Lại nói chuyện sau khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị tên hoạn quan Đỗ Thích ám hại, vua mới lên ngôi là Đinh Phế Đế (Đinh Toàn) còn quá nhỏ (mới 6 tuổi), quân Tống liền lợi dụng cơ hội đó đem quân sang xâm lược. Vận nước nghìn cân treo sợi tóc! Trước tình hình đó, vì lợi ích của dân tộc, vì nguyện vọng của bá quan triều đình, thái hậu Dương Vân Nga (vợ Đinh Tiên Hoàng) đã trao áo "Long cổn" cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Chỉ trong vòng một tháng, quân và dân Đại Cồ Việt dưới sự lãnh đạo tài giỏi của Lê Hoàn đã dẹp tan quân Tống...


1. Lê Đại Hành (Lê Hoàn 980-1005)

Lê Hoàn sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá (có thuyết nói: Lê Hoàn sinh ở Thanh Liêm, Hà Nam) trong một gia đình nghèo khổ, bố là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen. Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và lập được nhiều chiến công khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp Nhà Đinh. Ông được Đinh Tiên Hoàng phong làm Thập Đạo tướng quân lúc vừa tròn 30 tuổi.

Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó, Nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi vua cho Lê Hoàn.

Lê Hoàn lên ngôi vua lấy niên hiệu là Lê Đại Hành. Vẫn lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư.

Sau khi chỉ huy quân dân cả nước đánh tan quân Tống sang xâm lược nước ta. Nhà vua lo xây dựng lực lượng bảo vệ Tổ quốc, mặt khác đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước.

Về đối ngoại thì dùng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết bảo vệ nền độc lập của đất nước.

Năm ất Tỵ (1005) Lê Đại Hành mất, làm Vua được 25 năm, thọ 65 tuổi.

2. Lê Trung Tông (Lê Long Việt, 1005)

Vua Lê Đại Hành có 4 hoàng tử: Long Du, Ngân Trích, Long Việt và Long Đĩnh.

Lê Đại Hành đã cho con thứ ba là Long Việt làm Thái tử. Khi vua Lê Đại Hành băng hà, các hoàng tử tranh ngôi, đánh nhau 7 tháng, đến khi Long Việt lên ngôi làm vua là Lê Trung Tông được 3 ngày thì bị em cùng mẹ là Long Đĩnh giết chết lúc 23 tuổi (983 - 1005).

3. Lê Ngọa Triều (Lê Long Đĩnh, 1005 - 1009)

Lê Long Đĩnh cướp ngôi của anh là Lê Trung Tông, lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế vẫn đóng đô ở Hoa Lư.

Lê Long Đĩnh đã làm việc càn dỡ giết Vua cướp ngôi, thích dâm đãng, tàn bạo, róc mía trên đầu nhà sư... Do chơi bời trác táng quá, nên khi ra thiết triều phải nằm, tục gọi là Lê Ngoạ Triều. Lê Ngoạ Triều làm vua được 4 năm (1005 - 1009) thì mất, thọ 24 tuổi. Long Đĩnh mất, con tên là Sạ còn bé, dưới sự đạo diễn của quan Chi Hậu Đào Cam Mộc, triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Như vậy Nhà Tiền Lê trải qua 3 đời Vua, tồn tại 29 năm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét