Nhìn lại lịch sử chúng ta thấy rằng việc đầu tư cho thuỷ lợi, giao thông vận tải dưới triều Nguyễn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong ngân sách tài chính thời bấy giờ. Ðiều này được đề cập trong nhiều cứ liệu lịch sử, tiêu biểu nhất là đã có đến gần 60 lần các vua đầu triều Nguyễn ban chỉ dụ về việc đào sông, nạo vét sông ngòi, kênh rạch...ở 15 tỉnh trong cả nước được đề cập trong Khâm Ðịnh Ðại Nam Hội Diễn Sự Lệ. Khi nhận xét về phương pháp trị thuỷ, vào năm 1883 vua Minh Mạng ra chỉ dụ rằng "... các con sông và tất cả ngòi lạch cống nước, phần nhiều nhân dân trồng hoa màu (hai bên) lấp dần, sông cái chảy không thông, dòng nước chảy tuỳ tiện (...) Nay tha thiết hiển dụ tất cả các bề tôi trong ngoài rằng, nếu phương pháp trị thuỷ như thế nào, có thể cho dòng nước thuận dòng, đề phòng bền vững mãi mãi".
Tất cả những điều ấy nói lên tầm quan trọng của hệ thống sông ngòi trong nhiều mặt, không những có vai trò và tác dụng to lớn về giao thông vận tải, thuỷ lợi mà còn tác động tích cực đến nông nghiệp, quốc phòng và cuối cùng là môi trường sinh thái. Chính việc đáp ứng khả năng thành công vào những mục tiêu ấy nên hệ thống sông đào dưới triều Nguyễn được xem như là những thành tựu trong công cuộc quy hoạch thuỷ đạo thời bấy giờ.
Thực tế cho thấy khoảng 30 năm trong 3 đời vua đầu triều Nguyễn từ năm Gia Long thứ 13 (1814) đến năm Thiệu TRị thứ 4 (1844), các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị đã cho đào 8 con sông lớn trên lãnh thổ Việt Nam , không kể các dòng sông nhỏ, hệ thống kênh rạch và ngay cả Hộ Hà Thành bên ngoài kinh thành Huế.
Vào thời Gia Long (1802 - 1820) có đào 3 con sông lớn ở các tỉnh miền Trung và phía Nam. Có thể xem sông Lợi Nông (còn gọi là sông An Cựu )là con sông đào lớn nhất dưới thời Nguyễn. Sông được đào từ năm Gia Long thứ 13 (1814). Bắt đầu từ phía Ðông Nam của Phú Xuân thời bấy giờ nối với sông Hương, sông Lợi Nông được đào kéo dài khoảng 35 dặm (gần 20 km) quanh co theo các làng mạc rồi đổ vào đầm Hà Trung.
Bốn năm sau khi sông Lợi Nông được đào, năm 1818, vua Gia Long lại tiếp tục ra chỉ dụ cho đào sông Thoại Hà (còn gọi là Tam Khê). Trấn thủ Vĩnh Thanh Nguyễn Văn Thoại được giao chỉ huy khoảng1.500 người đào sông, có cả người Việt lẫn người Khơme. Sông Thoại Hà ngày nay thường được gọi là kênh Long Xuyên - Rạch Giá.
Sau đó khoảng 1 năm, sông Vĩnh Tế được đào, công việc diễn ra trong 5 năm, kéo dài đến thời Minh Mạng. Sông Vĩnh Tế đào chảy thông từ địa phận tỉnh Châu Ðốc đến Hà Tiên. Với chiều dài 91 km, rộng trung bình ước khoảng 40m, con sông này tiêu tốn rất nhiều sức người sức của.
Có lẽ thời Minh Mạng là có nhiều sông đào nhất. Chỉ trong năm 1824, sau khi kết thúc việc đào sông Vĩnh Tế, vua Minh Mạng lại ra chỉ dụ cho đào sông Vĩnh Ðiện ở Quảng Nam, sông Vĩnh Ðịnh ở Quảng Trị và 10 năm sau nhà vua cho đào sông Cửu Yên thuộc tỉnh Hưng Yên với mục đích làm giảm thế nước sông Hồng, nhất là về mùa mưa lũ. Sau đó 1 năm vua Minh Mạng lại cho đào sông Phổ Lợi (Huế). Con sông này thông từ sông cũ là La ý đến hạ lưu sông Diên Trường với độ dài khoảng 25 dặm (độ 11 km).
So với hai thời vua trước, đến thời Thiệu Trị chỉ có một con sông được xem là tương đối lớn trong hệ thống sông đào Việt Nam dưới thời Nguyễn. Ðó là sông Tân Châu. Con sông này thông từ cửa sông Chu Giang ngang qua sông Tiền Giang rồi chảy qua đồn Tân Châu với chiều dài trên 40 dặm (khoảng 17 km).
Tám con sông đào lớn ở Việt Nam vào thế kỷ XIX có thể được xem như những thành tựu nổi bật trong công tác trị thuỷ của Nhà nguyễn vào giai đoạn này. Qua sử liệu chúng ta còn có thể biết thêm vào thế kỷ XIX, nhân dân Việt Nam đã đào được khoảng 500 ngàn km đường sông với những quy mô lớn nhỏ khác nhau. Ðiều đó còn nói lên những nỗ lực và quyết tâm trong công cuộc trị thuỷ ngày xưa.
Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010
Sông đào dưới triều Nguyễn
Nhìn lại lịch sử chúng ta thấy rằng việc đầu tư cho thuỷ lợi, giao thông vận tải dưới triều Nguyễn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong ngân sách tài chính thời bấy giờ. Ðiều này được đề cập trong nhiều cứ liệu lịch sử, tiêu biểu nhất là đã có đến gần 60 lần các vua đầu triều Nguyễn ban chỉ dụ về việc đào sông, nạo vét sông ngòi, kênh rạch...ở 15 tỉnh trong cả nước được đề cập trong Khâm Ðịnh Ðại Nam Hội Diễn Sự Lệ. Khi nhận xét về phương pháp trị thuỷ, vào năm 1883 vua Minh Mạng ra chỉ dụ rằng "... các con sông và tất cả ngòi lạch cống nước, phần nhiều nhân dân trồng hoa màu (hai bên) lấp dần, sông cái chảy không thông, dòng nước chảy tuỳ tiện (...) Nay tha thiết hiển dụ tất cả các bề tôi trong ngoài rằng, nếu phương pháp trị thuỷ như thế nào, có thể cho dòng nước thuận dòng, đề phòng bền vững mãi mãi".
Tất cả những điều ấy nói lên tầm quan trọng của hệ thống sông ngòi trong nhiều mặt, không những có vai trò và tác dụng to lớn về giao thông vận tải, thuỷ lợi mà còn tác động tích cực đến nông nghiệp, quốc phòng và cuối cùng là môi trường sinh thái. Chính việc đáp ứng khả năng thành công vào những mục tiêu ấy nên hệ thống sông đào dưới triều Nguyễn được xem như là những thành tựu trong công cuộc quy hoạch thuỷ đạo thời bấy giờ.
Thực tế cho thấy khoảng 30 năm trong 3 đời vua đầu triều Nguyễn từ năm Gia Long thứ 13 (1814) đến năm Thiệu TRị thứ 4 (1844), các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị đã cho đào 8 con sông lớn trên lãnh thổ Việt Nam , không kể các dòng sông nhỏ, hệ thống kênh rạch và ngay cả Hộ Hà Thành bên ngoài kinh thành Huế.
Vào thời Gia Long (1802 - 1820) có đào 3 con sông lớn ở các tỉnh miền Trung và phía Nam. Có thể xem sông Lợi Nông (còn gọi là sông An Cựu )là con sông đào lớn nhất dưới thời Nguyễn. Sông được đào từ năm Gia Long thứ 13 (1814). Bắt đầu từ phía Ðông Nam của Phú Xuân thời bấy giờ nối với sông Hương, sông Lợi Nông được đào kéo dài khoảng 35 dặm (gần 20 km) quanh co theo các làng mạc rồi đổ vào đầm Hà Trung.
Bốn năm sau khi sông Lợi Nông được đào, năm 1818, vua Gia Long lại tiếp tục ra chỉ dụ cho đào sông Thoại Hà (còn gọi là Tam Khê). Trấn thủ Vĩnh Thanh Nguyễn Văn Thoại được giao chỉ huy khoảng1.500 người đào sông, có cả người Việt lẫn người Khơme. Sông Thoại Hà ngày nay thường được gọi là kênh Long Xuyên - Rạch Giá.
Sau đó khoảng 1 năm, sông Vĩnh Tế được đào, công việc diễn ra trong 5 năm, kéo dài đến thời Minh Mạng. Sông Vĩnh Tế đào chảy thông từ địa phận tỉnh Châu Ðốc đến Hà Tiên. Với chiều dài 91 km, rộng trung bình ước khoảng 40m, con sông này tiêu tốn rất nhiều sức người sức của.
Có lẽ thời Minh Mạng là có nhiều sông đào nhất. Chỉ trong năm 1824, sau khi kết thúc việc đào sông Vĩnh Tế, vua Minh Mạng lại ra chỉ dụ cho đào sông Vĩnh Ðiện ở Quảng Nam, sông Vĩnh Ðịnh ở Quảng Trị và 10 năm sau nhà vua cho đào sông Cửu Yên thuộc tỉnh Hưng Yên với mục đích làm giảm thế nước sông Hồng, nhất là về mùa mưa lũ. Sau đó 1 năm vua Minh Mạng lại cho đào sông Phổ Lợi (Huế). Con sông này thông từ sông cũ là La ý đến hạ lưu sông Diên Trường với độ dài khoảng 25 dặm (độ 11 km).
So với hai thời vua trước, đến thời Thiệu Trị chỉ có một con sông được xem là tương đối lớn trong hệ thống sông đào Việt Nam dưới thời Nguyễn. Ðó là sông Tân Châu. Con sông này thông từ cửa sông Chu Giang ngang qua sông Tiền Giang rồi chảy qua đồn Tân Châu với chiều dài trên 40 dặm (khoảng 17 km).
Tám con sông đào lớn ở Việt Nam vào thế kỷ XIX có thể được xem như những thành tựu nổi bật trong công tác trị thuỷ của Nhà nguyễn vào giai đoạn này. Qua sử liệu chúng ta còn có thể biết thêm vào thế kỷ XIX, nhân dân Việt Nam đã đào được khoảng 500 ngàn km đường sông với những quy mô lớn nhỏ khác nhau. Ðiều đó còn nói lên những nỗ lực và quyết tâm trong công cuộc trị thuỷ ngày xưa.
Tất cả những điều ấy nói lên tầm quan trọng của hệ thống sông ngòi trong nhiều mặt, không những có vai trò và tác dụng to lớn về giao thông vận tải, thuỷ lợi mà còn tác động tích cực đến nông nghiệp, quốc phòng và cuối cùng là môi trường sinh thái. Chính việc đáp ứng khả năng thành công vào những mục tiêu ấy nên hệ thống sông đào dưới triều Nguyễn được xem như là những thành tựu trong công cuộc quy hoạch thuỷ đạo thời bấy giờ.
Thực tế cho thấy khoảng 30 năm trong 3 đời vua đầu triều Nguyễn từ năm Gia Long thứ 13 (1814) đến năm Thiệu TRị thứ 4 (1844), các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị đã cho đào 8 con sông lớn trên lãnh thổ Việt Nam , không kể các dòng sông nhỏ, hệ thống kênh rạch và ngay cả Hộ Hà Thành bên ngoài kinh thành Huế.
Vào thời Gia Long (1802 - 1820) có đào 3 con sông lớn ở các tỉnh miền Trung và phía Nam. Có thể xem sông Lợi Nông (còn gọi là sông An Cựu )là con sông đào lớn nhất dưới thời Nguyễn. Sông được đào từ năm Gia Long thứ 13 (1814). Bắt đầu từ phía Ðông Nam của Phú Xuân thời bấy giờ nối với sông Hương, sông Lợi Nông được đào kéo dài khoảng 35 dặm (gần 20 km) quanh co theo các làng mạc rồi đổ vào đầm Hà Trung.
Bốn năm sau khi sông Lợi Nông được đào, năm 1818, vua Gia Long lại tiếp tục ra chỉ dụ cho đào sông Thoại Hà (còn gọi là Tam Khê). Trấn thủ Vĩnh Thanh Nguyễn Văn Thoại được giao chỉ huy khoảng1.500 người đào sông, có cả người Việt lẫn người Khơme. Sông Thoại Hà ngày nay thường được gọi là kênh Long Xuyên - Rạch Giá.
Sau đó khoảng 1 năm, sông Vĩnh Tế được đào, công việc diễn ra trong 5 năm, kéo dài đến thời Minh Mạng. Sông Vĩnh Tế đào chảy thông từ địa phận tỉnh Châu Ðốc đến Hà Tiên. Với chiều dài 91 km, rộng trung bình ước khoảng 40m, con sông này tiêu tốn rất nhiều sức người sức của.
Có lẽ thời Minh Mạng là có nhiều sông đào nhất. Chỉ trong năm 1824, sau khi kết thúc việc đào sông Vĩnh Tế, vua Minh Mạng lại ra chỉ dụ cho đào sông Vĩnh Ðiện ở Quảng Nam, sông Vĩnh Ðịnh ở Quảng Trị và 10 năm sau nhà vua cho đào sông Cửu Yên thuộc tỉnh Hưng Yên với mục đích làm giảm thế nước sông Hồng, nhất là về mùa mưa lũ. Sau đó 1 năm vua Minh Mạng lại cho đào sông Phổ Lợi (Huế). Con sông này thông từ sông cũ là La ý đến hạ lưu sông Diên Trường với độ dài khoảng 25 dặm (độ 11 km).
So với hai thời vua trước, đến thời Thiệu Trị chỉ có một con sông được xem là tương đối lớn trong hệ thống sông đào Việt Nam dưới thời Nguyễn. Ðó là sông Tân Châu. Con sông này thông từ cửa sông Chu Giang ngang qua sông Tiền Giang rồi chảy qua đồn Tân Châu với chiều dài trên 40 dặm (khoảng 17 km).
Tám con sông đào lớn ở Việt Nam vào thế kỷ XIX có thể được xem như những thành tựu nổi bật trong công tác trị thuỷ của Nhà nguyễn vào giai đoạn này. Qua sử liệu chúng ta còn có thể biết thêm vào thế kỷ XIX, nhân dân Việt Nam đã đào được khoảng 500 ngàn km đường sông với những quy mô lớn nhỏ khác nhau. Ðiều đó còn nói lên những nỗ lực và quyết tâm trong công cuộc trị thuỷ ngày xưa.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét