Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

THỜ KỲ XÂY DỰNG NỀN TỰ CHỦ (905 - 938)

THỜ KỲ XÂY DỰNG NỀN TỰ CHỦ (905 - 938)
Nói chuyện sau khi Phùng Hưng mất, nhà Đường tiếp tục đô hộ nước ta. Trong suốt 100 năm sau đó, dưới sự cai trị hà khắc của nhà Đường, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta bị đàn áp dã man. Tới năm 905, dưới sự lãnh đạo của Khúc Thừa Dụ, nhân dân ta bước đầu giành được nền tự chủ dân tộc...

1. Khúc Thừa Dụ (905-907)

Khúc Thừa Dụ quê ở Cúc Bồ (Ninh Thanh, Hải Dương), vốn là một hào phú, tính khoan hoà, được nhân dân kính phục. Thấy nhân dân ta vô cùng thống khổ dưới ách đô hộ của nhà Đường, ông khởi binh tiến công thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước tự xưng là Tiết độ sứ. Thế cùng, nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu đất Việt.

Ngày 23/7/907, Khúc Thừa Dụ mất, giao quyền lại cho con là Khúc Hạo.

2. Khúc Hạo (907-917)

Năm 907, nhà Đường mất, nhà Hậu Lương thay thế cũng phải công nhận Khúc Hạo là " An Nam đô hộ Tiết độ sứ".

Khúc Hạo chia nước ta thành 5 cấp hành chính: Lộ, phủ, châu, giáp, xã. Giáp, xã là cấp hành chính cơ sở lần đầu tiên được đặt ra ở nước ta.

Năm Đinh Sửu (917), Khúc Hạo mất, truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ.

3. Khúc Thừa Mỹ (917-923)

Khúc Thừa Mỹ thay cha nhậm chức Tiết độ sứ của nhà Lương, chứ không phục nhà Nam Hán. Năm 923, vua Nam Hán sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh và bắt được Khúc Thừa Mỹ, rồi sai Lý Tiến sang cùng với Lý Khắc Chính làm thứ sử Giao Châu.

4. Dương Đình Nghệ (Diên Nghệ) (931-938)

Dương Đình Nghệ người Ái Châu (Thanh Hoá), là tướng của họ Khúc đã khởi binh đánh đuổi Lý Khắc Chính và Lý Tiến giải phóng thành Đại La (Hà Nội) xưng là Tiết độ sứ vào năm 931.

Giành được quyền tự chủ 6 năm, Dương Đình Nghệ bị tên nha tướng là Kiều Công Tiễn ám hại đoạt chức Tiết độ sứ. Nhân dân ta vô cùng căm phẫn nổi lên chống lại tên phản bội, Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu chúa Nam Hán.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

THỜ KỲ XÂY DỰNG NỀN TỰ CHỦ (905 - 938)

THỜ KỲ XÂY DỰNG NỀN TỰ CHỦ (905 - 938)
Nói chuyện sau khi Phùng Hưng mất, nhà Đường tiếp tục đô hộ nước ta. Trong suốt 100 năm sau đó, dưới sự cai trị hà khắc của nhà Đường, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta bị đàn áp dã man. Tới năm 905, dưới sự lãnh đạo của Khúc Thừa Dụ, nhân dân ta bước đầu giành được nền tự chủ dân tộc...

1. Khúc Thừa Dụ (905-907)

Khúc Thừa Dụ quê ở Cúc Bồ (Ninh Thanh, Hải Dương), vốn là một hào phú, tính khoan hoà, được nhân dân kính phục. Thấy nhân dân ta vô cùng thống khổ dưới ách đô hộ của nhà Đường, ông khởi binh tiến công thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước tự xưng là Tiết độ sứ. Thế cùng, nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu đất Việt.

Ngày 23/7/907, Khúc Thừa Dụ mất, giao quyền lại cho con là Khúc Hạo.

2. Khúc Hạo (907-917)

Năm 907, nhà Đường mất, nhà Hậu Lương thay thế cũng phải công nhận Khúc Hạo là " An Nam đô hộ Tiết độ sứ".

Khúc Hạo chia nước ta thành 5 cấp hành chính: Lộ, phủ, châu, giáp, xã. Giáp, xã là cấp hành chính cơ sở lần đầu tiên được đặt ra ở nước ta.

Năm Đinh Sửu (917), Khúc Hạo mất, truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ.

3. Khúc Thừa Mỹ (917-923)

Khúc Thừa Mỹ thay cha nhậm chức Tiết độ sứ của nhà Lương, chứ không phục nhà Nam Hán. Năm 923, vua Nam Hán sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh và bắt được Khúc Thừa Mỹ, rồi sai Lý Tiến sang cùng với Lý Khắc Chính làm thứ sử Giao Châu.

4. Dương Đình Nghệ (Diên Nghệ) (931-938)

Dương Đình Nghệ người Ái Châu (Thanh Hoá), là tướng của họ Khúc đã khởi binh đánh đuổi Lý Khắc Chính và Lý Tiến giải phóng thành Đại La (Hà Nội) xưng là Tiết độ sứ vào năm 931.

Giành được quyền tự chủ 6 năm, Dương Đình Nghệ bị tên nha tướng là Kiều Công Tiễn ám hại đoạt chức Tiết độ sứ. Nhân dân ta vô cùng căm phẫn nổi lên chống lại tên phản bội, Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu chúa Nam Hán.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét