Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010
THỜI KỲ BẮC THUỘC LẦN 2 (NĂM 43 - 543) - KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU
THỜI KỲ BẮC THUỘC LẦN 2 (NĂM 43 - 543) - KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU
Nhà Đông Hán mất, nước Trung Hoa phân làm ba nước (thời Tam Quốc): Bắc Nguỵ, Tây Thục và Đông Ngô. Nước ta lúc đó thuộc Đông Ngô. Đông Ngô cai trị nước ta bằng một chính sách vô cùng tàn bạo, nhân dân ta vô cùng đói khổ.
Năm 248, bà Triệu Thị Trinh và anh là Triệu Quốc Đạt phất cờ khởi nghĩa, tấn công quân Đông Ngô, phá tan các thành ấp của giặc.
Bà Triệu Thị Trinh, sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (225), anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân (Thanh Hoá).
Mỗi lần ra trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân oai phong lẫm liệt. Quân Ngô kinh hồn bạt vía đã phải thốt lên:
Hoành qua đường hổ dị,
Đối diện Bà Vương nan
Nghĩa là:
Vung giáo chống hổ dễ,
Giáp mặt Vua Bà khó.
Trong vòng 6 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết đất Giao Châu. Vua Ngô hốt hoảng phái ngay Lục Dận (cháu Lục Tốn thời Tam Quốc) là một danh tướng có nhiều kinh nghiệm trong chiến trận và rất quỷ quyệt sang đàn áp. Hắn đưa hàng vạn quân tinh nhuệ đàn áp cuộc khởi nghĩa, vừa đánh vừa đem của cải, chức tước ra dụ dỗ các thủ lĩnh người Việt. Một số kẻ đã làm tay sai cho giặc Ngô. Bà Triệu vẫn kiên cường chiến đấu và hy sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hoá), lúc đó Bà mới 23 tuổi.
Nhân dân ta vô cùng thương tiếc người nữ anh hùng, nay ở Phú Điền (Thanh Hoá) còn đền thờ Bà Triệu.
Thơ ca dân gian còn truyền tụng:
Tùng Sơn nắng quyện mây trời,
Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh.
Nước ta lại thuộc Đông Ngô đô hộ (từ 226 đến 265).
Năm 263, Lã Hưng, môt tướng của Đông Ngô, nổi dậy diệt Thái thú Giao Châu là Tôn Tư, giành quyền cai trị (từ 265-271) và theo Tây Tấn.
Năm 271, Đông Ngô diệt được Lã Hưng giành lại quyền cai trị Giao Châu. Từ năm 280 Tây Tấn diệt hẳn Đông Ngô, đất Giao Châu lại thuộc về Tây Tấn.
Nhà Tấn diệt Nguỵ, Thục, Ngô, rồi phong cho anh em thân thích ra trấn trị các phương, nhưng các thân Vương cứ đánh giết lẫn nhau làm cho nhà Tấn ngày càng suy yếu. Nhân cơ hội đó các nước Triệu, Tần, Yên, Lương, Hạ, Hán nổi dậy chiếm lấy cả vùng phía Bắc sông Trường Giang. Nhà Tấn chỉ còn lại vùng Đông Nam, phải dời về Kiến Nghiệp (Nam Kinh), từ đó gọi là Đông Tấn.
Năm 420, Lư Du cướp ngôi nhà Đông Tấn, lập ra nhà Tống ở phía Nam. Trung Quốc lúc đó phân chia ra thành Nam, Bắc triều.
Nam Triều gồm: Nhà Tống, Tề, Lương, Trần kế nhau cai trị.
Bắc Triều gồm: Nhà Nguỵ, Tề, Chu nối nhau cai trị.
Nhân dân ta bị sự đô hộ vô cùng tàn bạo của nhà Lương do Thứ sử Tiêu Tư cai trị, cực khổ trăm bề. Năm 542 Lý Bôn lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa, đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm thành Long Biên lập nên Nhà nước độc lập.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010
THỜI KỲ BẮC THUỘC LẦN 2 (NĂM 43 - 543) - KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU
THỜI KỲ BẮC THUỘC LẦN 2 (NĂM 43 - 543) - KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU
Nhà Đông Hán mất, nước Trung Hoa phân làm ba nước (thời Tam Quốc): Bắc Nguỵ, Tây Thục và Đông Ngô. Nước ta lúc đó thuộc Đông Ngô. Đông Ngô cai trị nước ta bằng một chính sách vô cùng tàn bạo, nhân dân ta vô cùng đói khổ.
Năm 248, bà Triệu Thị Trinh và anh là Triệu Quốc Đạt phất cờ khởi nghĩa, tấn công quân Đông Ngô, phá tan các thành ấp của giặc.
Bà Triệu Thị Trinh, sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (225), anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân (Thanh Hoá).
Mỗi lần ra trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân oai phong lẫm liệt. Quân Ngô kinh hồn bạt vía đã phải thốt lên:
Hoành qua đường hổ dị,
Đối diện Bà Vương nan
Nghĩa là:
Vung giáo chống hổ dễ,
Giáp mặt Vua Bà khó.
Trong vòng 6 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết đất Giao Châu. Vua Ngô hốt hoảng phái ngay Lục Dận (cháu Lục Tốn thời Tam Quốc) là một danh tướng có nhiều kinh nghiệm trong chiến trận và rất quỷ quyệt sang đàn áp. Hắn đưa hàng vạn quân tinh nhuệ đàn áp cuộc khởi nghĩa, vừa đánh vừa đem của cải, chức tước ra dụ dỗ các thủ lĩnh người Việt. Một số kẻ đã làm tay sai cho giặc Ngô. Bà Triệu vẫn kiên cường chiến đấu và hy sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hoá), lúc đó Bà mới 23 tuổi.
Nhân dân ta vô cùng thương tiếc người nữ anh hùng, nay ở Phú Điền (Thanh Hoá) còn đền thờ Bà Triệu.
Thơ ca dân gian còn truyền tụng:
Tùng Sơn nắng quyện mây trời,
Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh.
Nước ta lại thuộc Đông Ngô đô hộ (từ 226 đến 265).
Năm 263, Lã Hưng, môt tướng của Đông Ngô, nổi dậy diệt Thái thú Giao Châu là Tôn Tư, giành quyền cai trị (từ 265-271) và theo Tây Tấn.
Năm 271, Đông Ngô diệt được Lã Hưng giành lại quyền cai trị Giao Châu. Từ năm 280 Tây Tấn diệt hẳn Đông Ngô, đất Giao Châu lại thuộc về Tây Tấn.
Nhà Tấn diệt Nguỵ, Thục, Ngô, rồi phong cho anh em thân thích ra trấn trị các phương, nhưng các thân Vương cứ đánh giết lẫn nhau làm cho nhà Tấn ngày càng suy yếu. Nhân cơ hội đó các nước Triệu, Tần, Yên, Lương, Hạ, Hán nổi dậy chiếm lấy cả vùng phía Bắc sông Trường Giang. Nhà Tấn chỉ còn lại vùng Đông Nam, phải dời về Kiến Nghiệp (Nam Kinh), từ đó gọi là Đông Tấn.
Năm 420, Lư Du cướp ngôi nhà Đông Tấn, lập ra nhà Tống ở phía Nam. Trung Quốc lúc đó phân chia ra thành Nam, Bắc triều.
Nam Triều gồm: Nhà Tống, Tề, Lương, Trần kế nhau cai trị.
Bắc Triều gồm: Nhà Nguỵ, Tề, Chu nối nhau cai trị.
Nhân dân ta bị sự đô hộ vô cùng tàn bạo của nhà Lương do Thứ sử Tiêu Tư cai trị, cực khổ trăm bề. Năm 542 Lý Bôn lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa, đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm thành Long Biên lập nên Nhà nước độc lập.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét