Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Bình bài thơ " Ông Đồ"

TT0 - Đông tàn, xuân đến, lòng người lại nao nức đón chờ và hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới. Thi sĩ, nhạc sĩ có lẽ là những người đầu tiên nhận biết được những tín hiệu mùa xuân.

Nếu như nhạc sĩ Văn Cao mượn hình ảnh những cánh én dặt dìu kéo về chở theo Mùa xuân đầu tiên, thì Hàn Mặc Tử trong bài Mùa xuân chín lại nhìn thấy “trên giàn thiên lý bóng xuân sang”… Hoa đào nở, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.

Hình ảnh ông đồ già trong chiếc áo the, khăn xếp và guốc mộc cũ kỹ đã như một thực chứng hiển nhiên cho những mùa xuân cổ điển. Hãy nghe nhà thơ Đoàn Văn Cừ miêu tả trong bài thơ Chợ Tết:

Một thầy khóa gò lưng trên tấm phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ…

Ông đồ trong thơ Đoàn Văn Cừ ung dung, thư thái là thế! Còn ông đồ của Vũ Đình Liên lạc lõng với thời cuộc, ngồi hẩm hiu bên đường vắng trong mùa Tết mới:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Phải chăng tác giả muốn bày tỏ nỗi ray rứt của những người đứng giữa ngã ba đường, đứng giữa những đổi thay mang tính lịch sử của thi ca, để rồi phải chọn lựa một lối đi thuận theo chiều xoay chuyển mang tính quy luật của đời sống. Thái độ của nhà thơ là thái độ của người trầm tĩnh và đầy lòng thương cảm:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Cũng cần nói thêm về hoàn cảnh ra đời của bài thơ để thấy được giá trị nhân bản sâu sắc và nỗi lòng hoài cổ của tác giả. Hình ảnh Ông đồ mà nhà thơ miêu tả trong bài còn là “di tích tiều tụy của một thời tàn” – như chính tác giả đã thừa nhận khi xót xa trước sự suy vong của nền Nho học.

Vũ Đình Liên hoài tiếc vì ông nhìn vào những mặt tích cực của Nho gia Khổng giáo – hay nói cách khác, ông lưu tâm tới những nét văn hóa tốt đẹp trong cái gọi là lỗi thời, ruỗng, mục. Lớp bụi thời gian dù có phủ lấp lên những vết tích cũ, xưa – nhưng những giá trị tinh thần đáng được lưu giữ vẫn mãi tồn tại trong tâm thức mỗi chúng ta, và, bao giờ cũng vậy, những giá trị ấy cũng luôn được đặt về đúng chỗ của nó.

Nhà thơ BÙI THANH TUẤN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Bình bài thơ " Ông Đồ"

TT0 - Đông tàn, xuân đến, lòng người lại nao nức đón chờ và hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới. Thi sĩ, nhạc sĩ có lẽ là những người đầu tiên nhận biết được những tín hiệu mùa xuân.

Nếu như nhạc sĩ Văn Cao mượn hình ảnh những cánh én dặt dìu kéo về chở theo Mùa xuân đầu tiên, thì Hàn Mặc Tử trong bài Mùa xuân chín lại nhìn thấy “trên giàn thiên lý bóng xuân sang”… Hoa đào nở, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.

Hình ảnh ông đồ già trong chiếc áo the, khăn xếp và guốc mộc cũ kỹ đã như một thực chứng hiển nhiên cho những mùa xuân cổ điển. Hãy nghe nhà thơ Đoàn Văn Cừ miêu tả trong bài thơ Chợ Tết:

Một thầy khóa gò lưng trên tấm phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ…

Ông đồ trong thơ Đoàn Văn Cừ ung dung, thư thái là thế! Còn ông đồ của Vũ Đình Liên lạc lõng với thời cuộc, ngồi hẩm hiu bên đường vắng trong mùa Tết mới:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Phải chăng tác giả muốn bày tỏ nỗi ray rứt của những người đứng giữa ngã ba đường, đứng giữa những đổi thay mang tính lịch sử của thi ca, để rồi phải chọn lựa một lối đi thuận theo chiều xoay chuyển mang tính quy luật của đời sống. Thái độ của nhà thơ là thái độ của người trầm tĩnh và đầy lòng thương cảm:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Cũng cần nói thêm về hoàn cảnh ra đời của bài thơ để thấy được giá trị nhân bản sâu sắc và nỗi lòng hoài cổ của tác giả. Hình ảnh Ông đồ mà nhà thơ miêu tả trong bài còn là “di tích tiều tụy của một thời tàn” – như chính tác giả đã thừa nhận khi xót xa trước sự suy vong của nền Nho học.

Vũ Đình Liên hoài tiếc vì ông nhìn vào những mặt tích cực của Nho gia Khổng giáo – hay nói cách khác, ông lưu tâm tới những nét văn hóa tốt đẹp trong cái gọi là lỗi thời, ruỗng, mục. Lớp bụi thời gian dù có phủ lấp lên những vết tích cũ, xưa – nhưng những giá trị tinh thần đáng được lưu giữ vẫn mãi tồn tại trong tâm thức mỗi chúng ta, và, bao giờ cũng vậy, những giá trị ấy cũng luôn được đặt về đúng chỗ của nó.

Nhà thơ BÙI THANH TUẤN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét