Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

Nét đẹp tiếng Việt: Sự khác biệt từ cách xưng trong gia đình

(Đài Thị Nhung)

Danh từ tiếng Việt chỉ những tương quan trong gia đình, trong dòng họ, cũng phức tạp hơn tiếng Pháp, tiếng Anh. Bạn nào đã từng dịch những tác phẩm tiếng Anh, tiếng Pháp sang tiếng Việt, chắc đã gặp những khó khăn loại này.

Trong tiếng Anh, những chữ "brother", "sister", "uncle", "aunt", có nghĩa không xác định tương quan. Trong tiếng Pháp, những chữ "frère", "soeur", "oncle", "tante", cũng giống như vậy. Nhưng trong tiếng Việt, những tương quan ấy lại được phân biệt rất rõ: Lớn hơn thì phải gọi là "anh", là "chị"; nhỏ hơn thì gọi là "em".
Anh của cha thì gọi là "bác"; em của cha thì gọi là "chú". Anh em trai của mẹ thì gọi là "cậu". Chị và em gái của cha thì gọi là "cô". Chị và em gái của mẹ thì gọi là "dì". Người Bắc, gọi anh và chị của mẹ là "bác". Chồng của cô, dì thì gọi là "dượng"; người Bắc gọi là "chú". Vợ của bác thì gọi là "bác gái"; vợ của chú thì gọi là "thím"; vợ của cậu thì gọi là "mợ".

Vậy, gặp những trường hợp đó thì phải dịch thế nào cho thỏa đáng, nếu người dịch không biết tương quan cụ thể? Nguyên văn Anh, Pháp chỉ cần viết "uncle", "oncle", "aunt", "tante" ... là được độc giả chấp nhận, không đòi hỏi người viết phải nói rõ hơn. Nhưng khi dịch sang tiếng Việt, mà người dịch không biết rõ mối tương quan gia đình kia cụ thể là như thế nào, thì không thể dịch được. Trong tiếng Việt, không có chữ nào có nghĩa bao gồm như những chữ Anh, chữ Pháp kia.
Xin nêu một thí dụ cụ thể: Người sáng lập giải thưởng văn chương Goncourt của Pháp là nhà văn Edmond Huot de Goncourt. Ông này có một người em trai, nhỏ hơn 8 tuổi và qua đời trước 26 năm, cũng là nhà văn, tên là Jules Huot de Goncourt. Nếu viết bằng tiếng Pháp, hoặc tiếng Anh, để nói về hai nhà văn anh em này, khi đề cập người này và nhắc đến người kia, người ta chỉ cần viết "son frère", hoặc "his brother", là đủ. Nhưng khi dịch ra tiếng Việt, ở những chỗ ấy, phải nói rõ là "anh ông ta", hay "em ông ta", chớ không thể nào nói theo kiểu không xác định lớn nhỏ, là "người anh em của ông ta" được.
Vì thế, nếu không biết Edmond là anh, Jules là em, thì không thể nào viết chỗ này bằng tiếng Việt cho thỏa đáng. Những chữ "soeur", "sister" cũng gây khó khăn cỡ đó. Với những chữ "oncle", "uncle", "tante", "aunt", sự khó khăn còn lớn hơn. Chẳng hạn, gặp chữ "his aunt", cứ dịch bừa là "cô của anh ta", trong khi người được đề cập là "dì", hoặc "thím", hoặc "mợ", thì sao?
Cái phong phú, cái rõ ràng của tiếng Việt, đôi khi cũng là cái phiền phức!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

Nét đẹp tiếng Việt: Sự khác biệt từ cách xưng trong gia đình

(Đài Thị Nhung)

Danh từ tiếng Việt chỉ những tương quan trong gia đình, trong dòng họ, cũng phức tạp hơn tiếng Pháp, tiếng Anh. Bạn nào đã từng dịch những tác phẩm tiếng Anh, tiếng Pháp sang tiếng Việt, chắc đã gặp những khó khăn loại này.

Trong tiếng Anh, những chữ "brother", "sister", "uncle", "aunt", có nghĩa không xác định tương quan. Trong tiếng Pháp, những chữ "frère", "soeur", "oncle", "tante", cũng giống như vậy. Nhưng trong tiếng Việt, những tương quan ấy lại được phân biệt rất rõ: Lớn hơn thì phải gọi là "anh", là "chị"; nhỏ hơn thì gọi là "em".
Anh của cha thì gọi là "bác"; em của cha thì gọi là "chú". Anh em trai của mẹ thì gọi là "cậu". Chị và em gái của cha thì gọi là "cô". Chị và em gái của mẹ thì gọi là "dì". Người Bắc, gọi anh và chị của mẹ là "bác". Chồng của cô, dì thì gọi là "dượng"; người Bắc gọi là "chú". Vợ của bác thì gọi là "bác gái"; vợ của chú thì gọi là "thím"; vợ của cậu thì gọi là "mợ".

Vậy, gặp những trường hợp đó thì phải dịch thế nào cho thỏa đáng, nếu người dịch không biết tương quan cụ thể? Nguyên văn Anh, Pháp chỉ cần viết "uncle", "oncle", "aunt", "tante" ... là được độc giả chấp nhận, không đòi hỏi người viết phải nói rõ hơn. Nhưng khi dịch sang tiếng Việt, mà người dịch không biết rõ mối tương quan gia đình kia cụ thể là như thế nào, thì không thể dịch được. Trong tiếng Việt, không có chữ nào có nghĩa bao gồm như những chữ Anh, chữ Pháp kia.
Xin nêu một thí dụ cụ thể: Người sáng lập giải thưởng văn chương Goncourt của Pháp là nhà văn Edmond Huot de Goncourt. Ông này có một người em trai, nhỏ hơn 8 tuổi và qua đời trước 26 năm, cũng là nhà văn, tên là Jules Huot de Goncourt. Nếu viết bằng tiếng Pháp, hoặc tiếng Anh, để nói về hai nhà văn anh em này, khi đề cập người này và nhắc đến người kia, người ta chỉ cần viết "son frère", hoặc "his brother", là đủ. Nhưng khi dịch ra tiếng Việt, ở những chỗ ấy, phải nói rõ là "anh ông ta", hay "em ông ta", chớ không thể nào nói theo kiểu không xác định lớn nhỏ, là "người anh em của ông ta" được.
Vì thế, nếu không biết Edmond là anh, Jules là em, thì không thể nào viết chỗ này bằng tiếng Việt cho thỏa đáng. Những chữ "soeur", "sister" cũng gây khó khăn cỡ đó. Với những chữ "oncle", "uncle", "tante", "aunt", sự khó khăn còn lớn hơn. Chẳng hạn, gặp chữ "his aunt", cứ dịch bừa là "cô của anh ta", trong khi người được đề cập là "dì", hoặc "thím", hoặc "mợ", thì sao?
Cái phong phú, cái rõ ràng của tiếng Việt, đôi khi cũng là cái phiền phức!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét