Trang Thanh Hiền
Tranh lụa Việt Nam có thể đã có một lịch sử lâu đời, nhưng những tác phẩm vẽ trên chất liệu lụa cổ nhất hiện còn được lưu giữ đến ngày nay là ba tác phẩm chân dung Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan và Trịnh Đình Kiên. Chúng có niên đại khá muộn khoảng thế kỷ XVIII - XIX thuộc giai đoạn nghệ thuật thời Hậu Lê. Đây cũng là giai đoạn mà các tranh chân dung đặc biệt phát triển, và thường do các hoạ sĩ cung đình vẽ.
Các việc vẽ tranh như vậy vào triều Lê Trịnh đã được đặt thành những qui tắc chặt chẽ do Hoạ tất tượng cục (nơi lo các việc về mỹ thuật) đưa ra. Và không phải ai cũng được vẽ chân dung, chủ yếu là các quan lại, khanh hầu… Các bức tranh thường được vẽ ngay khi các nhân vật này còn sống và sẽ dùng nó để lưu giữ trong các từ đường sau khi họ khuất núi. Riêng bức Nguyễn Trãi hiện nay chưa xác định được niên đại cụ thể, nhưng có thể ông đã được người đời sau vẽ lại theo trí tưởng tượng, mặc dầu nhìn vào bức chân dung này người ta có thể dễ dàng hình dung ra một nhân vật trung hậu nhưng chịu nhiều oan khuất và dường như không hề có tính chất thần thánh hóa trên gương mặt nhân vật lịch sử này.
Chân dung Nguyễn Trãi
Các tranh chân dung thời này đa phần được vẽ trên giấy dó cao cấp, một số rất ít được vẽ trên lụa. Ba tác phẩm trên nằm trong số những tranh đặc biệt đó. Chất liệu lụa được sử dụng để vẽ tranh cũng khác xa với loại lụa mà các hoạ sĩ trường Cao đẳng Đông Dương sau này. Chúng thường là loại lụa khá dày, và thường không cần bồi phần hậu. Điều này cũng giúp cho các tác phẩm dường như không hề bị mối hoặc bọ cắn trong suốt nhiều thế kỷ. Tuy nhiên do vẽ những lớp màu dày trên mặt lụa và thường dùng theo dạng tranh cuộn, nên hiện trạng của chúng ngày nay ít nhiều đã bị bong tróc. Các màu của tranh lụa cũng như tranh giấy dó cổ xưa cũng khá phong phú. Vào thế kỷ XVII, XVIII, do triều đình chúa Trịnh ít nhiều đã có quan hệ với Tây phương, nên các màu trên các tranh giai đoạn này một phần được du nhập từ phương Tây vào như màu nước được dùng khá phổ biến. Ngoài ra các họa sĩ cung đình vẫn sử dụng một số màu có tính chất truyền thống như các màu được lấy từ tự nhiên, mực nho, bột đá, chu sa… Một số màu là màu bột của Trung Quốc. Màu thường được pha với một loại dầu thực vật hoặc hồ nếp để tạo độ kết dính. Ngoài ra, các hoạ sĩ còn sử dụng các loại vàng bạc xay nhuyễn để tạo các họa tiết như trên trang phục ở tranh Nguyễn Trãi. Kiểu đưa thêm các màu bằng kim loại quí này vào tranh cũng được dùng khá phổ biến, chúng có kỹ thuật tương tự như vẽ trên các sắc phong, với truyền thống khá lâu đời (khoảng thời Lê Sơ thế kỷ XV.
Chân dung Trịnh Đình Kiên
Cũng do đã có sự giao lưu nhất định với Tây phương, nên trong mỹ thuật Việt Nam giai đoạn này ít nhiều đã có những sự pha trộn giữa thẩm mỹ phương Đông và phương Tây, mặc dầu cái căn cốt vẫn là mạch nguồn truyền thống. Chúng ta có thể thấy được các biểu đạt rất rõ rệt kiểu phương Đông là lối nhìn ngay ngó thẳng, và hoàn toàn không có sự diễn tả không gian xa gần như ở tranh vẽ Nguyễn Trãi, hoặc lối vẽ theo kiểu không gian ước lệ như bức vẽ ông Trịnh Đình Kiên. Tác phẩm này có niên đại muộn hơn tranh Nguyễn Trãi, nên không gian phẳng dẹt đã được thêm vào chiếc bình phong vẽ thuỷ mặc ở phía sau lưng. Các nếp áo của vị Thụy Trung hầu này cũng được miêu tả như có khối nổi, chứ không đơn thuần là các nét đen tạo điểm phân cách như trên trang phục của Nguyễn Trãi. Đặc biệt là khuôn mặt và bàn tay, cách miêu tả có vờn khối này là sản phẩm của sự pha trộn của hai dòng thẩm mỹ Đông Tây, chứ không đơn giản là dạng gợi tả bằng nét kiểu phương Đông cổ truyền.
Mặc dầu là ít ỏi, nhưng các tác phẩm này phần nào giúp chúng ta hiểu biết một cách sâu sắc hơn về một nền nghệ thuật trong quá khứ, mà ở đó tranh lụa đã có được một vị thế nhất định.
Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010
NHỮNG BỨC TRANH LỤA CỔ NHẤT VIỆT NAM
Trang Thanh Hiền
Tranh lụa Việt Nam có thể đã có một lịch sử lâu đời, nhưng những tác phẩm vẽ trên chất liệu lụa cổ nhất hiện còn được lưu giữ đến ngày nay là ba tác phẩm chân dung Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan và Trịnh Đình Kiên. Chúng có niên đại khá muộn khoảng thế kỷ XVIII - XIX thuộc giai đoạn nghệ thuật thời Hậu Lê. Đây cũng là giai đoạn mà các tranh chân dung đặc biệt phát triển, và thường do các hoạ sĩ cung đình vẽ.
Các việc vẽ tranh như vậy vào triều Lê Trịnh đã được đặt thành những qui tắc chặt chẽ do Hoạ tất tượng cục (nơi lo các việc về mỹ thuật) đưa ra. Và không phải ai cũng được vẽ chân dung, chủ yếu là các quan lại, khanh hầu… Các bức tranh thường được vẽ ngay khi các nhân vật này còn sống và sẽ dùng nó để lưu giữ trong các từ đường sau khi họ khuất núi. Riêng bức Nguyễn Trãi hiện nay chưa xác định được niên đại cụ thể, nhưng có thể ông đã được người đời sau vẽ lại theo trí tưởng tượng, mặc dầu nhìn vào bức chân dung này người ta có thể dễ dàng hình dung ra một nhân vật trung hậu nhưng chịu nhiều oan khuất và dường như không hề có tính chất thần thánh hóa trên gương mặt nhân vật lịch sử này.
Chân dung Nguyễn Trãi
Các tranh chân dung thời này đa phần được vẽ trên giấy dó cao cấp, một số rất ít được vẽ trên lụa. Ba tác phẩm trên nằm trong số những tranh đặc biệt đó. Chất liệu lụa được sử dụng để vẽ tranh cũng khác xa với loại lụa mà các hoạ sĩ trường Cao đẳng Đông Dương sau này. Chúng thường là loại lụa khá dày, và thường không cần bồi phần hậu. Điều này cũng giúp cho các tác phẩm dường như không hề bị mối hoặc bọ cắn trong suốt nhiều thế kỷ. Tuy nhiên do vẽ những lớp màu dày trên mặt lụa và thường dùng theo dạng tranh cuộn, nên hiện trạng của chúng ngày nay ít nhiều đã bị bong tróc. Các màu của tranh lụa cũng như tranh giấy dó cổ xưa cũng khá phong phú. Vào thế kỷ XVII, XVIII, do triều đình chúa Trịnh ít nhiều đã có quan hệ với Tây phương, nên các màu trên các tranh giai đoạn này một phần được du nhập từ phương Tây vào như màu nước được dùng khá phổ biến. Ngoài ra các họa sĩ cung đình vẫn sử dụng một số màu có tính chất truyền thống như các màu được lấy từ tự nhiên, mực nho, bột đá, chu sa… Một số màu là màu bột của Trung Quốc. Màu thường được pha với một loại dầu thực vật hoặc hồ nếp để tạo độ kết dính. Ngoài ra, các hoạ sĩ còn sử dụng các loại vàng bạc xay nhuyễn để tạo các họa tiết như trên trang phục ở tranh Nguyễn Trãi. Kiểu đưa thêm các màu bằng kim loại quí này vào tranh cũng được dùng khá phổ biến, chúng có kỹ thuật tương tự như vẽ trên các sắc phong, với truyền thống khá lâu đời (khoảng thời Lê Sơ thế kỷ XV.
Chân dung Trịnh Đình Kiên
Cũng do đã có sự giao lưu nhất định với Tây phương, nên trong mỹ thuật Việt Nam giai đoạn này ít nhiều đã có những sự pha trộn giữa thẩm mỹ phương Đông và phương Tây, mặc dầu cái căn cốt vẫn là mạch nguồn truyền thống. Chúng ta có thể thấy được các biểu đạt rất rõ rệt kiểu phương Đông là lối nhìn ngay ngó thẳng, và hoàn toàn không có sự diễn tả không gian xa gần như ở tranh vẽ Nguyễn Trãi, hoặc lối vẽ theo kiểu không gian ước lệ như bức vẽ ông Trịnh Đình Kiên. Tác phẩm này có niên đại muộn hơn tranh Nguyễn Trãi, nên không gian phẳng dẹt đã được thêm vào chiếc bình phong vẽ thuỷ mặc ở phía sau lưng. Các nếp áo của vị Thụy Trung hầu này cũng được miêu tả như có khối nổi, chứ không đơn thuần là các nét đen tạo điểm phân cách như trên trang phục của Nguyễn Trãi. Đặc biệt là khuôn mặt và bàn tay, cách miêu tả có vờn khối này là sản phẩm của sự pha trộn của hai dòng thẩm mỹ Đông Tây, chứ không đơn giản là dạng gợi tả bằng nét kiểu phương Đông cổ truyền.
Mặc dầu là ít ỏi, nhưng các tác phẩm này phần nào giúp chúng ta hiểu biết một cách sâu sắc hơn về một nền nghệ thuật trong quá khứ, mà ở đó tranh lụa đã có được một vị thế nhất định.
Tranh lụa Việt Nam có thể đã có một lịch sử lâu đời, nhưng những tác phẩm vẽ trên chất liệu lụa cổ nhất hiện còn được lưu giữ đến ngày nay là ba tác phẩm chân dung Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan và Trịnh Đình Kiên. Chúng có niên đại khá muộn khoảng thế kỷ XVIII - XIX thuộc giai đoạn nghệ thuật thời Hậu Lê. Đây cũng là giai đoạn mà các tranh chân dung đặc biệt phát triển, và thường do các hoạ sĩ cung đình vẽ.
Các việc vẽ tranh như vậy vào triều Lê Trịnh đã được đặt thành những qui tắc chặt chẽ do Hoạ tất tượng cục (nơi lo các việc về mỹ thuật) đưa ra. Và không phải ai cũng được vẽ chân dung, chủ yếu là các quan lại, khanh hầu… Các bức tranh thường được vẽ ngay khi các nhân vật này còn sống và sẽ dùng nó để lưu giữ trong các từ đường sau khi họ khuất núi. Riêng bức Nguyễn Trãi hiện nay chưa xác định được niên đại cụ thể, nhưng có thể ông đã được người đời sau vẽ lại theo trí tưởng tượng, mặc dầu nhìn vào bức chân dung này người ta có thể dễ dàng hình dung ra một nhân vật trung hậu nhưng chịu nhiều oan khuất và dường như không hề có tính chất thần thánh hóa trên gương mặt nhân vật lịch sử này.
Chân dung Nguyễn Trãi
Các tranh chân dung thời này đa phần được vẽ trên giấy dó cao cấp, một số rất ít được vẽ trên lụa. Ba tác phẩm trên nằm trong số những tranh đặc biệt đó. Chất liệu lụa được sử dụng để vẽ tranh cũng khác xa với loại lụa mà các hoạ sĩ trường Cao đẳng Đông Dương sau này. Chúng thường là loại lụa khá dày, và thường không cần bồi phần hậu. Điều này cũng giúp cho các tác phẩm dường như không hề bị mối hoặc bọ cắn trong suốt nhiều thế kỷ. Tuy nhiên do vẽ những lớp màu dày trên mặt lụa và thường dùng theo dạng tranh cuộn, nên hiện trạng của chúng ngày nay ít nhiều đã bị bong tróc. Các màu của tranh lụa cũng như tranh giấy dó cổ xưa cũng khá phong phú. Vào thế kỷ XVII, XVIII, do triều đình chúa Trịnh ít nhiều đã có quan hệ với Tây phương, nên các màu trên các tranh giai đoạn này một phần được du nhập từ phương Tây vào như màu nước được dùng khá phổ biến. Ngoài ra các họa sĩ cung đình vẫn sử dụng một số màu có tính chất truyền thống như các màu được lấy từ tự nhiên, mực nho, bột đá, chu sa… Một số màu là màu bột của Trung Quốc. Màu thường được pha với một loại dầu thực vật hoặc hồ nếp để tạo độ kết dính. Ngoài ra, các hoạ sĩ còn sử dụng các loại vàng bạc xay nhuyễn để tạo các họa tiết như trên trang phục ở tranh Nguyễn Trãi. Kiểu đưa thêm các màu bằng kim loại quí này vào tranh cũng được dùng khá phổ biến, chúng có kỹ thuật tương tự như vẽ trên các sắc phong, với truyền thống khá lâu đời (khoảng thời Lê Sơ thế kỷ XV.
Chân dung Trịnh Đình Kiên
Cũng do đã có sự giao lưu nhất định với Tây phương, nên trong mỹ thuật Việt Nam giai đoạn này ít nhiều đã có những sự pha trộn giữa thẩm mỹ phương Đông và phương Tây, mặc dầu cái căn cốt vẫn là mạch nguồn truyền thống. Chúng ta có thể thấy được các biểu đạt rất rõ rệt kiểu phương Đông là lối nhìn ngay ngó thẳng, và hoàn toàn không có sự diễn tả không gian xa gần như ở tranh vẽ Nguyễn Trãi, hoặc lối vẽ theo kiểu không gian ước lệ như bức vẽ ông Trịnh Đình Kiên. Tác phẩm này có niên đại muộn hơn tranh Nguyễn Trãi, nên không gian phẳng dẹt đã được thêm vào chiếc bình phong vẽ thuỷ mặc ở phía sau lưng. Các nếp áo của vị Thụy Trung hầu này cũng được miêu tả như có khối nổi, chứ không đơn thuần là các nét đen tạo điểm phân cách như trên trang phục của Nguyễn Trãi. Đặc biệt là khuôn mặt và bàn tay, cách miêu tả có vờn khối này là sản phẩm của sự pha trộn của hai dòng thẩm mỹ Đông Tây, chứ không đơn giản là dạng gợi tả bằng nét kiểu phương Đông cổ truyền.
Mặc dầu là ít ỏi, nhưng các tác phẩm này phần nào giúp chúng ta hiểu biết một cách sâu sắc hơn về một nền nghệ thuật trong quá khứ, mà ở đó tranh lụa đã có được một vị thế nhất định.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét