Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010
Tặng các nhà toán học Việt Nam
Một nhà toán học lừng danh Nhật Bản viết công trình toán học đề “tặng những nhà toán học Việt Nam…”. Một nhà toán học Mỹ tổ chức diễn đàn ủng hộ Việt Nam ngay sau khi nhận Huy chương Fields…
GS - TSKH Hà Huy Khoái và GS Smale tại Viện Toán học Việt Nam
GS - TSKH Hà Huy Khoái và GS Smale tại Viện Toán học Việt Nam.
Sáng lập “Ủy ban Ngày Việt Nam”
Thiên tài toán học thường thể hiện tài năng ngay từ khi còn nhỏ. Điều đó đúng với rất nhiều trường hợp, nhưng không phải với Stephen Smale, nhà toán học sinh ngày 15-7-1930 tại Flint, Michigan, Mỹ. Khi Smale học trung học, người ta nói ông chỉ có khả năng đánh cờ. Khi vào Đại học Michigan, ông quan tâm nhiều nhất đến du lịch và hoạt động xã hội.
Vào nghiên cứu sinh, sau học kỳ thứ hai, ông bỏ hai môn thi, môn còn lại được điểm C. Ông T. H. Hildebrandt, người phụ trách lúc đó, nhắc nhở Smale là muốn tiếp tục làm nghiên cứu sinh thì phải cố gắng hơn. Hildebrandt nhận xét “Smale là nghiên cứu sinh chưa đạt yêu cầu”.
Dù vậy, thầy hướng dẫn Raoul Bott - khi đó còn chưa nổi tiếng – vẫn giao cho Smale, một trong những cậu học sinh đầu tiên của mình, nghiên cứu vấn đề rất hóc búa: Phân lớp đồng luân các đường cong đóng trên một đa tạp tùy ý.
Smale là nhà toán học lớn, tài năng trên nhiều lĩnh vực. Với ông, không hề có ranh giới giữa các ngành toán học, cũng không hề phân biệt toán lý thuyết với toán ứng dụng mà chỉ có một toán học duy nhất.
Smale quan tâm nhiều đến tin học lý thuyết. Những năm gần đây, Smale lại sáng tạo ra một lý thuyết mới, Lý thuyết Học tập (Learning Theory). Trong dịp đến thăm Viện Toán học Việt Nam năm 2004, ông đã thuyết trình một tuần về lý thuyết này. Còn quá sớm để nói về một lý thuyết mới, nhưng có lẽ những gì Smale sáng tạo ra đều là vấn đề cơ bản của toán học, và Lý thuyết Học tập không phải là ngoại lệ.
Năm 1996, Smale nhận Huy chương Quốc gia về khoa học vì “những công trình tiên phong trong nghiên cứu cơ bản, đưa lại tiến bộ nổi bật trong toán học lý thuyết và ứng dụng”. Nhiều người ngạc nhiên là Smale nhận huy chương này từ Tổng thống Mỹ Clinton, sau 30 năm nhận giải thưởng Fields.
Số là, sau khi nhận giải thưởng Fields, Smale không những không được ưu tiên hơn mà còn bị cắt quỹ nghiên cứu khoa học vì lý do chính trị. Smale tham gia đấu tranh đòi Mỹ chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam.
Ông đã tổ chức diễn đàn phản đối hành động của Mỹ ở Việt Nam bên lề Đại hội Toán học Quốc tế 1966 ở Moskva (Nga) nơi ông nhận giải thưởng Fields. Đây là năm Mỹ đẩy mạnh chiến tranh ở Việt Nam, chuyển từ chiến lược “chiến tranh đặc biệt” sang “chiến tranh cục bộ”.
Trở về Berkeley sau Đại hội Toán học Thế giới 1966, Smale thành lập “Ủy ban Ngày Việt Nam” trong phong trào “Nói tự do” (Free Speech Movement). Hoạt động của ông có ảnh hưởng to lớn trong tầng lớp trí thức phương Tây thời đó.
Thăm Việt Nam năm 2004, nói chuyện với sinh viên và các nhà toán học Việt Nam (tại Hội trường Đại học Bách khoa Hà Nội), ông nghẹn lời khi nhắc đến chiến tranh Việt Nam.
Lời đề tặng cảm động
Có lẽ không người làm toán nào lại không biết, hoặc ít nhất nghe nói đến “Định lý giải kỳ dị Hironaka”. M. Gromov, một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất hiện nay, nhận xét: Đó là một trong những định lý khó nhất, kỳ diệu nhất của thế giới.
Điều đặc biệt, là một trong những định lý dễ áp dụng nhất. Những ai nghiên cứu về hình học đại số, giải tích phức nhiều biến… đều có ít nhất một lần phải dùng đến định lý giải kỳ dị của Heisuke Hironaka.
Theo cách giải thích của Hironaka, mỗi sự vật, hiện tượng của tự nhiên và xã hội đều đặc trưng bởi các điểm kỳ dị của nó, những điểm mà tại đó có sự đổi trạng thái. Chẳng hạn, khi thấy nước trên một dòng sông đang chảy hiền hoà bỗng cuộn xoáy, ta biết ở đó phải có chướng ngại hay hố sâu nào đó. Chỉ cần nghiên cứu hiện tượng, sự vật tại lân cận các kỳ dị của nó, ta sẽ dễ dàng hiểu rõ bản chất.
Vì thế, lý thuyết kỳ dị là công cụ toán học hướng tới việc mô tả quá trình phát triển của sự vật, không thể nghiên cứu sự vật, hiện tượng nào mà không phải làm việc với các kỳ dị.
Hironaka đã nhiều lần sang thăm và giảng bài tại Việt Nam. Ông từng đăng một bài báo trong tạp chí Acta Mathematica Vietnamica với nhan đề “Làm nhẵn song phân hình không gian phức”. Bài báo ra năm 1977, với lời đề tặng cảm động: “Tặng những nhà toán học Việt Nam đã mất trong chiến tranh, sống trong chiến tranh và sinh ra trong chiến tranh”. GS Ngô Bảo Châu, người vừa nhận Giải thưởng Fields 2010, khi đó cũng nhận được lời đề tặng này.
Theo TPO
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010
Tặng các nhà toán học Việt Nam
Một nhà toán học lừng danh Nhật Bản viết công trình toán học đề “tặng những nhà toán học Việt Nam…”. Một nhà toán học Mỹ tổ chức diễn đàn ủng hộ Việt Nam ngay sau khi nhận Huy chương Fields…
GS - TSKH Hà Huy Khoái và GS Smale tại Viện Toán học Việt Nam
GS - TSKH Hà Huy Khoái và GS Smale tại Viện Toán học Việt Nam.
Sáng lập “Ủy ban Ngày Việt Nam”
Thiên tài toán học thường thể hiện tài năng ngay từ khi còn nhỏ. Điều đó đúng với rất nhiều trường hợp, nhưng không phải với Stephen Smale, nhà toán học sinh ngày 15-7-1930 tại Flint, Michigan, Mỹ. Khi Smale học trung học, người ta nói ông chỉ có khả năng đánh cờ. Khi vào Đại học Michigan, ông quan tâm nhiều nhất đến du lịch và hoạt động xã hội.
Vào nghiên cứu sinh, sau học kỳ thứ hai, ông bỏ hai môn thi, môn còn lại được điểm C. Ông T. H. Hildebrandt, người phụ trách lúc đó, nhắc nhở Smale là muốn tiếp tục làm nghiên cứu sinh thì phải cố gắng hơn. Hildebrandt nhận xét “Smale là nghiên cứu sinh chưa đạt yêu cầu”.
Dù vậy, thầy hướng dẫn Raoul Bott - khi đó còn chưa nổi tiếng – vẫn giao cho Smale, một trong những cậu học sinh đầu tiên của mình, nghiên cứu vấn đề rất hóc búa: Phân lớp đồng luân các đường cong đóng trên một đa tạp tùy ý.
Smale là nhà toán học lớn, tài năng trên nhiều lĩnh vực. Với ông, không hề có ranh giới giữa các ngành toán học, cũng không hề phân biệt toán lý thuyết với toán ứng dụng mà chỉ có một toán học duy nhất.
Smale quan tâm nhiều đến tin học lý thuyết. Những năm gần đây, Smale lại sáng tạo ra một lý thuyết mới, Lý thuyết Học tập (Learning Theory). Trong dịp đến thăm Viện Toán học Việt Nam năm 2004, ông đã thuyết trình một tuần về lý thuyết này. Còn quá sớm để nói về một lý thuyết mới, nhưng có lẽ những gì Smale sáng tạo ra đều là vấn đề cơ bản của toán học, và Lý thuyết Học tập không phải là ngoại lệ.
Năm 1996, Smale nhận Huy chương Quốc gia về khoa học vì “những công trình tiên phong trong nghiên cứu cơ bản, đưa lại tiến bộ nổi bật trong toán học lý thuyết và ứng dụng”. Nhiều người ngạc nhiên là Smale nhận huy chương này từ Tổng thống Mỹ Clinton, sau 30 năm nhận giải thưởng Fields.
Số là, sau khi nhận giải thưởng Fields, Smale không những không được ưu tiên hơn mà còn bị cắt quỹ nghiên cứu khoa học vì lý do chính trị. Smale tham gia đấu tranh đòi Mỹ chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam.
Ông đã tổ chức diễn đàn phản đối hành động của Mỹ ở Việt Nam bên lề Đại hội Toán học Quốc tế 1966 ở Moskva (Nga) nơi ông nhận giải thưởng Fields. Đây là năm Mỹ đẩy mạnh chiến tranh ở Việt Nam, chuyển từ chiến lược “chiến tranh đặc biệt” sang “chiến tranh cục bộ”.
Trở về Berkeley sau Đại hội Toán học Thế giới 1966, Smale thành lập “Ủy ban Ngày Việt Nam” trong phong trào “Nói tự do” (Free Speech Movement). Hoạt động của ông có ảnh hưởng to lớn trong tầng lớp trí thức phương Tây thời đó.
Thăm Việt Nam năm 2004, nói chuyện với sinh viên và các nhà toán học Việt Nam (tại Hội trường Đại học Bách khoa Hà Nội), ông nghẹn lời khi nhắc đến chiến tranh Việt Nam.
Lời đề tặng cảm động
Có lẽ không người làm toán nào lại không biết, hoặc ít nhất nghe nói đến “Định lý giải kỳ dị Hironaka”. M. Gromov, một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất hiện nay, nhận xét: Đó là một trong những định lý khó nhất, kỳ diệu nhất của thế giới.
Điều đặc biệt, là một trong những định lý dễ áp dụng nhất. Những ai nghiên cứu về hình học đại số, giải tích phức nhiều biến… đều có ít nhất một lần phải dùng đến định lý giải kỳ dị của Heisuke Hironaka.
Theo cách giải thích của Hironaka, mỗi sự vật, hiện tượng của tự nhiên và xã hội đều đặc trưng bởi các điểm kỳ dị của nó, những điểm mà tại đó có sự đổi trạng thái. Chẳng hạn, khi thấy nước trên một dòng sông đang chảy hiền hoà bỗng cuộn xoáy, ta biết ở đó phải có chướng ngại hay hố sâu nào đó. Chỉ cần nghiên cứu hiện tượng, sự vật tại lân cận các kỳ dị của nó, ta sẽ dễ dàng hiểu rõ bản chất.
Vì thế, lý thuyết kỳ dị là công cụ toán học hướng tới việc mô tả quá trình phát triển của sự vật, không thể nghiên cứu sự vật, hiện tượng nào mà không phải làm việc với các kỳ dị.
Hironaka đã nhiều lần sang thăm và giảng bài tại Việt Nam. Ông từng đăng một bài báo trong tạp chí Acta Mathematica Vietnamica với nhan đề “Làm nhẵn song phân hình không gian phức”. Bài báo ra năm 1977, với lời đề tặng cảm động: “Tặng những nhà toán học Việt Nam đã mất trong chiến tranh, sống trong chiến tranh và sinh ra trong chiến tranh”. GS Ngô Bảo Châu, người vừa nhận Giải thưởng Fields 2010, khi đó cũng nhận được lời đề tặng này.
Theo TPO
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét