Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

Trường phái ấn tượng

Trường phái ấn tượng - Impressionism(1874- 1886)

Xuất hiện từ cuối những năm 1800, khởi đầu cụ thể năm 1874, khi một nhóm họa sĩ tại Paris cùng trưng bày các bức họa nhỏ, bất nghi thức. Giới phê bình nghệ thuật đã dùng ngay tên tác phẩm của Claude Monet là Ấn tượng, Bình minh (Impression, Sunrise, sơn dầu, 1872) để đặt tên cho nhóm. Và thế là cái tên [[Impressionist - Các nhà ấn tượng đã trở thành cái tên được cả nhóm nghệ sĩ chấp nhận[1].

Điểm nổi bật của nhóṃ là màu sáng và tươi, với cái nhìn mới mẻ về thế giới, trong đó thế giới hiển thị qua các đốm màu lung linh đủ cung bậc.

Đa số các đề tài, đối tượng để vẽ của các họa sĩ Ấn Tượng đều là hiện đại, thể hiện các đại lộ và khu giải trí ở Paris, hay cảnh vật ngoại ô tràn ngập dân du lịch và giới kỹ nghệ.

Về kỹ thuật, có thể thấy các họa sĩ phá bỏ cách vẽ truyền thống với mọi đối tượng, dùng các nét vẽ ngắn, các đường quệt màu đa dạng (stroke, taché) để tóm bắt cái cảnh quan toàn diện của cảnh vật. "Họ thường cũng không chú ý nhiều đến chi tiết của từng vật thể hiện trên tranh. Đa số giới họa sĩ Ấn Tượng vẽ bằng sự đối lập - contrast - của mầu sắc, có khi va đập, đối chọi rất mạnh. Họ cũng bỏ bớt qui luật vẽ màu ấm lên trên nền xanh thẫm, từ chối áp dụng phương pháp vẽ cổ điển vốn coi trọng hiệu ứng sáng - tối thể hiện qua các màu hay tông màu sáng - tối"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

Trường phái ấn tượng

Trường phái ấn tượng - Impressionism(1874- 1886)

Xuất hiện từ cuối những năm 1800, khởi đầu cụ thể năm 1874, khi một nhóm họa sĩ tại Paris cùng trưng bày các bức họa nhỏ, bất nghi thức. Giới phê bình nghệ thuật đã dùng ngay tên tác phẩm của Claude Monet là Ấn tượng, Bình minh (Impression, Sunrise, sơn dầu, 1872) để đặt tên cho nhóm. Và thế là cái tên [[Impressionist - Các nhà ấn tượng đã trở thành cái tên được cả nhóm nghệ sĩ chấp nhận[1].

Điểm nổi bật của nhóṃ là màu sáng và tươi, với cái nhìn mới mẻ về thế giới, trong đó thế giới hiển thị qua các đốm màu lung linh đủ cung bậc.

Đa số các đề tài, đối tượng để vẽ của các họa sĩ Ấn Tượng đều là hiện đại, thể hiện các đại lộ và khu giải trí ở Paris, hay cảnh vật ngoại ô tràn ngập dân du lịch và giới kỹ nghệ.

Về kỹ thuật, có thể thấy các họa sĩ phá bỏ cách vẽ truyền thống với mọi đối tượng, dùng các nét vẽ ngắn, các đường quệt màu đa dạng (stroke, taché) để tóm bắt cái cảnh quan toàn diện của cảnh vật. "Họ thường cũng không chú ý nhiều đến chi tiết của từng vật thể hiện trên tranh. Đa số giới họa sĩ Ấn Tượng vẽ bằng sự đối lập - contrast - của mầu sắc, có khi va đập, đối chọi rất mạnh. Họ cũng bỏ bớt qui luật vẽ màu ấm lên trên nền xanh thẫm, từ chối áp dụng phương pháp vẽ cổ điển vốn coi trọng hiệu ứng sáng - tối thể hiện qua các màu hay tông màu sáng - tối"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét