Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Vòng tay yêu thương

Bà ngoại, bà năm nay cũng đã hơn 70 tuổi, nhìn khuôn mặt bà lúc nào cũng đợm buồn và lam lũ. Trong những ngày qua sống trong sự yêu thương của gia đình, bạn bè và của bà, càng nhìn bà càng thấy tủi thân, nước mắt ứa ra mà không sao kìm được. Cuộc đời bà lam lũ, bao nhiêu cay đắng ngọt bùi bà cũng từng trải, nhìn cháu suy sụp bà đã cứng rắn, bà không khóc, ngược lại bà luôn tạo cho không khí vui vẻ. Bà hiểu hơn ai hết giờ này cần để cháu bình tĩnh.

Cháu biết, bà phải cứng rắn không buồn để cháu bà có thêm nghị lực vượt qua khó khăn này. Mỗi lúc buồn chàu lại chạy xuống bà, tâm sự với bà và khóc trong vòng tay của bà. Bà luôn dang rộng vòng tay để che chở cho cháu, bà tạo cho cháu niềm tin, nghị lực vươn lên.

Trong mấy ngày qua, ngày nào cháu cũng xuống bà. Bà không nhắc đến chuyện buồn, bà dặn không cho ai nhắc chuyện buồn. Bà muốn cháu của bà luôn vui. Bà kể cho cháu nghe chuyện ngày thơ bé.

Bà kể cháu và dì bằng tuổi nhau, nhưng cháu nhanh nhẹn hơn dì, hay bắt nạt dì. Tuổi đi mẫu giáo thì cháu được mẹ gửi xuống bà và hai dì cháu cùng dẫn nhau đi nhà trẻ. Hôm nào đi cháu cũng bắt dì phải gọi cháu bằng chị, nếu ai bắt nạt dì thì đã có cháu đứng ra bảo vệ, sẵn sàng đánh nhau để bảo vệ người của mình. Cô giáo chọn người múa hát cháu cũng xung phong lên trước và người thứ hai tất nhiên phải là dì.

Lớn lên đi học cấp 1, tuy không ở dưới bà nhưng ngày nào dì cũng phải lên gọi chau đi học, hôm nào không gọi là ra trường cháu lại giận (cắt xít) và kêu mọi người cùng cắt xít dì, để dì khóc một mình. Dì không có lỗi nhưng lại phải đến làm quen trước. Nhưng mỗi lần ai bắt nạt dì thì cháu vẫn là người đầu tiên bảo vệ dì.

Khi vào cấp 2 tuy đã lớn nhưng hai dì cháu vẫn gắn bó với nhau, dì thì luôn nhường nhịn cháu còn cháu thì vẫn đánh đá như xưa, nhà mình nghèo, dì cứ phải nghỉ học hoài, lúc đó cháu đã nhận thức được sự nghèo của mình, đến khi lên lớp 7 dì bị ốm và đau mắt, phải nghỉ học và ở lại lớp cháu rất thương dì. Cháu không khóc nhưng cũng nhường nhịn dì nhiều hơn.

Sáng đi học, chiều đến cháu lại theo dì ra đồng bắt cua, bắt cáy. Cháu vốn không biết mò cua bắt ốc nhưng cháu vẫn trốn nhà theo dì và học cách bắt cua, khi bắt phải con rắn nước trong lỗ cháu đã khóc bỏ về và bắt dì phải chia đôi cua đã bắt được cho cháu và lần sau đi cháu ra quy định: Cháu cầm giỏ còn dì bắt, được về chia đôi. Hai dì cháu lại đua nhau cùng bạn bè ai bắt được nhiều. Dì thường xuyên đi mò cua bắt ốc nên dì bắt được nhiều, khi về chia cháu cũng lấy ít hơn nhưng dì lại chia đúng nửa cho cháu. Cháu chỉ đi theo nhưng cũng được chia công. Khi đi chăn trâu, chăn bò thì cháu không cho dì ngồi trên lưng trâu, người ngồi trên vẫn là cháu, cháu bắt nạt dì đủ chuyện dì cũng không giận mà nhường cháu hết.

Khi cháu học đến lớp 9, dì phải nghỉ học vì nhà nghèo hai dì cháu là hai người bạn thân. Chuyện gì cháu cũng tâm sự cùng dì và bảo vệ dì vì dì yếu đuối hơn cháu, không dám cãi ai điều gì dù dì đúng. Lúc đó dì đã bị hỏng một mắt. Mọi tình thương cháu dành cho dì, động viên dì vượt qua mặc cảm.


Đến tận bây giờ cùng thế, mọi chuyện hai dì cháu vẫn kể nhau nghe, cháu yêu ai, người đố thế nào cháu cũng cho dì biết trước. Dì nhìn người rất tinh, dì bảo yêu được là cháu yêu, bảo trông không đáng tin là cháu cũng từ chối. Ai đến tìm hiểu về dì để tính chuyện tình cảm cháu cũng rất khắt khe, đời dì đã khổ và thiệt thòi nên cháu không muốn ai đến lợi dụng tình cảm của dì. Tuy nhiên vẫn để dì tự lựa chọn và cháu âm thầm đi tìm hiểu. Dì không may mắn trong tình cảm vì dì mặc cảm với cái mắt của dì. Cháu động viên dì rất nhiều, cháu hứa lòng mình sau này khi làm ra tiền, cháu tiết kiệm để cho dì đi khám và chữa mắt. Năm ngoái cháu kiếm tiền cho bố mẹ, năm nay cháu kiếm tiền để giúp dì. Điều này cháu đã tâm sự cho bạn trai của cháu biết và anh ấy cũng đồng tình giúp cháu. Cháu muốn giúp dì tự tin hơn trong cuộc sống, cũng được yêu thương như mọi người, không vì đôi mắt mà mất đi niềm tin trong tình yêu. Cháu chưa làm được điều đó.

Chuyện ngày xưa êm đềm vầ thơ ngây quá bà nhỉ, mỗi ngày lớn là mỗi ngày va vấp trong dòng đời và mỗi ngày thêm khôn lớn. Bên bà cháu luôn được che chở bằng tình yêu thương tha thiết, chính dòng sữa bà đã nuôi cháu lớn khôn. Có phải dòng sữa ấy đang chảy trong lòng cháu nên mỗi lần buồn cháu luôn tìm đến bà mà khóc, mà nghe bà kể chuyện không nữa. Cháu chỉ biết rằng tìm đến bên bà cháu tìm thấy một chốn bình yên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Vòng tay yêu thương

Bà ngoại, bà năm nay cũng đã hơn 70 tuổi, nhìn khuôn mặt bà lúc nào cũng đợm buồn và lam lũ. Trong những ngày qua sống trong sự yêu thương của gia đình, bạn bè và của bà, càng nhìn bà càng thấy tủi thân, nước mắt ứa ra mà không sao kìm được. Cuộc đời bà lam lũ, bao nhiêu cay đắng ngọt bùi bà cũng từng trải, nhìn cháu suy sụp bà đã cứng rắn, bà không khóc, ngược lại bà luôn tạo cho không khí vui vẻ. Bà hiểu hơn ai hết giờ này cần để cháu bình tĩnh.

Cháu biết, bà phải cứng rắn không buồn để cháu bà có thêm nghị lực vượt qua khó khăn này. Mỗi lúc buồn chàu lại chạy xuống bà, tâm sự với bà và khóc trong vòng tay của bà. Bà luôn dang rộng vòng tay để che chở cho cháu, bà tạo cho cháu niềm tin, nghị lực vươn lên.

Trong mấy ngày qua, ngày nào cháu cũng xuống bà. Bà không nhắc đến chuyện buồn, bà dặn không cho ai nhắc chuyện buồn. Bà muốn cháu của bà luôn vui. Bà kể cho cháu nghe chuyện ngày thơ bé.

Bà kể cháu và dì bằng tuổi nhau, nhưng cháu nhanh nhẹn hơn dì, hay bắt nạt dì. Tuổi đi mẫu giáo thì cháu được mẹ gửi xuống bà và hai dì cháu cùng dẫn nhau đi nhà trẻ. Hôm nào đi cháu cũng bắt dì phải gọi cháu bằng chị, nếu ai bắt nạt dì thì đã có cháu đứng ra bảo vệ, sẵn sàng đánh nhau để bảo vệ người của mình. Cô giáo chọn người múa hát cháu cũng xung phong lên trước và người thứ hai tất nhiên phải là dì.

Lớn lên đi học cấp 1, tuy không ở dưới bà nhưng ngày nào dì cũng phải lên gọi chau đi học, hôm nào không gọi là ra trường cháu lại giận (cắt xít) và kêu mọi người cùng cắt xít dì, để dì khóc một mình. Dì không có lỗi nhưng lại phải đến làm quen trước. Nhưng mỗi lần ai bắt nạt dì thì cháu vẫn là người đầu tiên bảo vệ dì.

Khi vào cấp 2 tuy đã lớn nhưng hai dì cháu vẫn gắn bó với nhau, dì thì luôn nhường nhịn cháu còn cháu thì vẫn đánh đá như xưa, nhà mình nghèo, dì cứ phải nghỉ học hoài, lúc đó cháu đã nhận thức được sự nghèo của mình, đến khi lên lớp 7 dì bị ốm và đau mắt, phải nghỉ học và ở lại lớp cháu rất thương dì. Cháu không khóc nhưng cũng nhường nhịn dì nhiều hơn.

Sáng đi học, chiều đến cháu lại theo dì ra đồng bắt cua, bắt cáy. Cháu vốn không biết mò cua bắt ốc nhưng cháu vẫn trốn nhà theo dì và học cách bắt cua, khi bắt phải con rắn nước trong lỗ cháu đã khóc bỏ về và bắt dì phải chia đôi cua đã bắt được cho cháu và lần sau đi cháu ra quy định: Cháu cầm giỏ còn dì bắt, được về chia đôi. Hai dì cháu lại đua nhau cùng bạn bè ai bắt được nhiều. Dì thường xuyên đi mò cua bắt ốc nên dì bắt được nhiều, khi về chia cháu cũng lấy ít hơn nhưng dì lại chia đúng nửa cho cháu. Cháu chỉ đi theo nhưng cũng được chia công. Khi đi chăn trâu, chăn bò thì cháu không cho dì ngồi trên lưng trâu, người ngồi trên vẫn là cháu, cháu bắt nạt dì đủ chuyện dì cũng không giận mà nhường cháu hết.

Khi cháu học đến lớp 9, dì phải nghỉ học vì nhà nghèo hai dì cháu là hai người bạn thân. Chuyện gì cháu cũng tâm sự cùng dì và bảo vệ dì vì dì yếu đuối hơn cháu, không dám cãi ai điều gì dù dì đúng. Lúc đó dì đã bị hỏng một mắt. Mọi tình thương cháu dành cho dì, động viên dì vượt qua mặc cảm.


Đến tận bây giờ cùng thế, mọi chuyện hai dì cháu vẫn kể nhau nghe, cháu yêu ai, người đố thế nào cháu cũng cho dì biết trước. Dì nhìn người rất tinh, dì bảo yêu được là cháu yêu, bảo trông không đáng tin là cháu cũng từ chối. Ai đến tìm hiểu về dì để tính chuyện tình cảm cháu cũng rất khắt khe, đời dì đã khổ và thiệt thòi nên cháu không muốn ai đến lợi dụng tình cảm của dì. Tuy nhiên vẫn để dì tự lựa chọn và cháu âm thầm đi tìm hiểu. Dì không may mắn trong tình cảm vì dì mặc cảm với cái mắt của dì. Cháu động viên dì rất nhiều, cháu hứa lòng mình sau này khi làm ra tiền, cháu tiết kiệm để cho dì đi khám và chữa mắt. Năm ngoái cháu kiếm tiền cho bố mẹ, năm nay cháu kiếm tiền để giúp dì. Điều này cháu đã tâm sự cho bạn trai của cháu biết và anh ấy cũng đồng tình giúp cháu. Cháu muốn giúp dì tự tin hơn trong cuộc sống, cũng được yêu thương như mọi người, không vì đôi mắt mà mất đi niềm tin trong tình yêu. Cháu chưa làm được điều đó.

Chuyện ngày xưa êm đềm vầ thơ ngây quá bà nhỉ, mỗi ngày lớn là mỗi ngày va vấp trong dòng đời và mỗi ngày thêm khôn lớn. Bên bà cháu luôn được che chở bằng tình yêu thương tha thiết, chính dòng sữa bà đã nuôi cháu lớn khôn. Có phải dòng sữa ấy đang chảy trong lòng cháu nên mỗi lần buồn cháu luôn tìm đến bà mà khóc, mà nghe bà kể chuyện không nữa. Cháu chỉ biết rằng tìm đến bên bà cháu tìm thấy một chốn bình yên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét