Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010
200 năm ngày sinh Darwin
Vừa qua, trên thế giới đã có hơn 300 thành phố và địa phương tổ chức kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Charles Robert Darwin (12/2/1809 – 19/4/1882) và những di sản khoa học vô cùng to lớn mà ông để lại cho đời. Để hiểu thêm về một nhà khoa học có thể nói là vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học từ cổ chí kim, bài viết này sẽ bàn qua vài nét chính về hai công trình làm nên tên tuổi của ông và cũng gây ra nhiều tranh luận dai dẳng cho đến ngày hôm nay: đó là lí thuyết tiến hóa và chọn lọc tự nhiên.
Thân thế
Charles Robert Darwin sinh ra tại làng Shrewsbury, hạt Shropshire (Anh) trong một gia đình trưởng giả gồm 6 anh chị em (ông là người thứ năm). Cha ông là bác sĩ Robert Darwin, và ông nội là Erasmus Darwin, cũng là một bác sĩ, triết gia, nhà thơ, và nhà tự nhiên học có tiếng. Năm 1825, tức mới 16 tuổi, Darwin thực tập nghề y, làm phụ tá cho cha ông điều trị những người nghèo ở hạt Shropshire. Sau đó, ông theo học y khoa tại trường Đại học Edingburgh. Học một thời gian ông cảm thấy chán nản, rồi bắt đầu bỏ bê học hành, nhưng ông lại tìm được một sở thích mới là đọc sách về các loài vật. Cha ông rất giận khi biết Charles bỏ bê học hành theo đuổi một thú vui mà cha ông cho là vô bổ đó.
Theo lời của cha, ông chuyển từ Đại học Edingburgh đến Đại học Cambridge để học văn khoa, với kì vọng trở thành tu sĩ sau này. Năm 1828 ông đến Cambridge, nhưng thay vì chú tâm theo học, ông lại chạy theo những thú vui mới như cưỡi ngựa và săn bắn. Ở đây ông quen với một nhà tự nhiên học rất nổi tiếng đương thời là Giáo sư John Stevens Henslow. Đến kì thi năm 1831, Darwin đạt kết quả tốt, đứng hạng 10 trong số 178 sinh viên.
Năm 1831, qua giới thiệu của Giáo sư Henslow, Charles Darwin được tham gia chuyến viễn du trên tàu Beagle. Chuyến du hành thám hiểm dự trù chỉ 2 năm, nhưng trong thực tế kéo dài đến 5 năm trời qua gần 65.000 km. Khi đến Brazil ông kinh ngạc và thích thú trước sự đa dạng của rừng Amazon, nhưng rất ghét thái độ của những tay thực dân đối với người nô lệ bản xứ. Có người cho rằng chính vì ông ghét thái độ kì thị người bản xứ của người Âu châu đã nung nấu ý chí để ông chứng minh rằng những người da trắng này có cùng nguồn gốc với người nô lệ địa phương. Trong một trang nhật kí nổi tiếng, ông viết rằng: “Theo tôi, chúng ta phải ghi nhận rằng một người dù với những phẩm chất vương giả của mình… vẫn mang trên người cái dấu ấn không thể xóa bỏ của một cội nguồn cấp thấp.”
Trong thời gian thám hiểm và tàu ghé qua nhiều địa điểm khác nhau, ông quan sát hàng loạt hiện tượng và thu thập rất nhiều di vật. Nơi gây ấn tượng sâu sắc nhất cho ông là quần đảo Galapagos (cách đất liền Nam Mỹ khoảng 500 km), vì ở đây ông tìm thấy những con rùa khổng lồ, thằn lằn to lớn, sư tử biển, cua, v.v… mà ông không thấy ở bên Âu châu. Điều đặc biệt thú vị là các sinh vật này cũng có mặt ở một vài đảo chung quanh nhưng với hình dạng khác chút ít. Ông ghi chú rất chi tiết, cẩn thận, phân biệt rõ cái nào là quan sát thực tế, và cái nào là do ông suy luận. Thỉnh thoảng ông gửi các hiện vật này về Đại học Cambridge cùng với nhật kí cho gia đình biết ông đang làm gì và ở đâu.
Thời gian tham gia đoàn thám hiểm cũng chính là lúc ông nhận ra rằng những gì ông đọc trong Kinh thánh không phù hợp với thực tế của thế giới tự nhiên, và ông thai nghén lí thuyết tiến hóa từ đó. Ngay từ lúc đó ông đã lí giải rằng hình thể đất đai ngày nay đã trải qua những quá trình thay đổi lớn; các sinh vật tồn tại và sẽ thay đổi hình dạng trong các thế hệ sau; và các sinh vật này không phải được một đấng tối cao nào sáng tạo ra một cách độc lập, mà chúng tiến hóa từ các sinh vật khác.
Khi tàu Beagle về London vào ngày 2/10/1836, Darwin đã nổi tiếng trong giới khoa học, vì trước đó một năm Giáo sư Henslow hay sử dụng những hiện vật của Darwin để thuyết giảng trong các hội nghị khoa học. Trong thời gian ở London, ông đọc cuốn sách nổi tiếng về dân số của Linh mục Thomas Malthus, mà trong đó ông lí giải rằng dân số sẽ được quân bình hóa do các yếu tố bệnh tật, hạn chế tài nguyên, và chiến tranh. Chịu ảnh hưởng cách lí giải đó, Darwin suy luận rằng một cơ chế tương tự cũng vận hành trong thế giới tự nhiên, và ông gọi đó là “natural selection” – chọn lọc tự nhiên.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010
200 năm ngày sinh Darwin
Vừa qua, trên thế giới đã có hơn 300 thành phố và địa phương tổ chức kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Charles Robert Darwin (12/2/1809 – 19/4/1882) và những di sản khoa học vô cùng to lớn mà ông để lại cho đời. Để hiểu thêm về một nhà khoa học có thể nói là vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học từ cổ chí kim, bài viết này sẽ bàn qua vài nét chính về hai công trình làm nên tên tuổi của ông và cũng gây ra nhiều tranh luận dai dẳng cho đến ngày hôm nay: đó là lí thuyết tiến hóa và chọn lọc tự nhiên.
Thân thế
Charles Robert Darwin sinh ra tại làng Shrewsbury, hạt Shropshire (Anh) trong một gia đình trưởng giả gồm 6 anh chị em (ông là người thứ năm). Cha ông là bác sĩ Robert Darwin, và ông nội là Erasmus Darwin, cũng là một bác sĩ, triết gia, nhà thơ, và nhà tự nhiên học có tiếng. Năm 1825, tức mới 16 tuổi, Darwin thực tập nghề y, làm phụ tá cho cha ông điều trị những người nghèo ở hạt Shropshire. Sau đó, ông theo học y khoa tại trường Đại học Edingburgh. Học một thời gian ông cảm thấy chán nản, rồi bắt đầu bỏ bê học hành, nhưng ông lại tìm được một sở thích mới là đọc sách về các loài vật. Cha ông rất giận khi biết Charles bỏ bê học hành theo đuổi một thú vui mà cha ông cho là vô bổ đó.
Theo lời của cha, ông chuyển từ Đại học Edingburgh đến Đại học Cambridge để học văn khoa, với kì vọng trở thành tu sĩ sau này. Năm 1828 ông đến Cambridge, nhưng thay vì chú tâm theo học, ông lại chạy theo những thú vui mới như cưỡi ngựa và săn bắn. Ở đây ông quen với một nhà tự nhiên học rất nổi tiếng đương thời là Giáo sư John Stevens Henslow. Đến kì thi năm 1831, Darwin đạt kết quả tốt, đứng hạng 10 trong số 178 sinh viên.
Năm 1831, qua giới thiệu của Giáo sư Henslow, Charles Darwin được tham gia chuyến viễn du trên tàu Beagle. Chuyến du hành thám hiểm dự trù chỉ 2 năm, nhưng trong thực tế kéo dài đến 5 năm trời qua gần 65.000 km. Khi đến Brazil ông kinh ngạc và thích thú trước sự đa dạng của rừng Amazon, nhưng rất ghét thái độ của những tay thực dân đối với người nô lệ bản xứ. Có người cho rằng chính vì ông ghét thái độ kì thị người bản xứ của người Âu châu đã nung nấu ý chí để ông chứng minh rằng những người da trắng này có cùng nguồn gốc với người nô lệ địa phương. Trong một trang nhật kí nổi tiếng, ông viết rằng: “Theo tôi, chúng ta phải ghi nhận rằng một người dù với những phẩm chất vương giả của mình… vẫn mang trên người cái dấu ấn không thể xóa bỏ của một cội nguồn cấp thấp.”
Trong thời gian thám hiểm và tàu ghé qua nhiều địa điểm khác nhau, ông quan sát hàng loạt hiện tượng và thu thập rất nhiều di vật. Nơi gây ấn tượng sâu sắc nhất cho ông là quần đảo Galapagos (cách đất liền Nam Mỹ khoảng 500 km), vì ở đây ông tìm thấy những con rùa khổng lồ, thằn lằn to lớn, sư tử biển, cua, v.v… mà ông không thấy ở bên Âu châu. Điều đặc biệt thú vị là các sinh vật này cũng có mặt ở một vài đảo chung quanh nhưng với hình dạng khác chút ít. Ông ghi chú rất chi tiết, cẩn thận, phân biệt rõ cái nào là quan sát thực tế, và cái nào là do ông suy luận. Thỉnh thoảng ông gửi các hiện vật này về Đại học Cambridge cùng với nhật kí cho gia đình biết ông đang làm gì và ở đâu.
Thời gian tham gia đoàn thám hiểm cũng chính là lúc ông nhận ra rằng những gì ông đọc trong Kinh thánh không phù hợp với thực tế của thế giới tự nhiên, và ông thai nghén lí thuyết tiến hóa từ đó. Ngay từ lúc đó ông đã lí giải rằng hình thể đất đai ngày nay đã trải qua những quá trình thay đổi lớn; các sinh vật tồn tại và sẽ thay đổi hình dạng trong các thế hệ sau; và các sinh vật này không phải được một đấng tối cao nào sáng tạo ra một cách độc lập, mà chúng tiến hóa từ các sinh vật khác.
Khi tàu Beagle về London vào ngày 2/10/1836, Darwin đã nổi tiếng trong giới khoa học, vì trước đó một năm Giáo sư Henslow hay sử dụng những hiện vật của Darwin để thuyết giảng trong các hội nghị khoa học. Trong thời gian ở London, ông đọc cuốn sách nổi tiếng về dân số của Linh mục Thomas Malthus, mà trong đó ông lí giải rằng dân số sẽ được quân bình hóa do các yếu tố bệnh tật, hạn chế tài nguyên, và chiến tranh. Chịu ảnh hưởng cách lí giải đó, Darwin suy luận rằng một cơ chế tương tự cũng vận hành trong thế giới tự nhiên, và ông gọi đó là “natural selection” – chọn lọc tự nhiên.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét