Hát ru
LÊ GIANG
Nhà thơ Lê Giang
Hát ru là bài hát đầu tiên cho một con người mới cất tiếng khóc chào đời. Bài hát đó được cất lên từ nỗi sung sướng hay cơ cực, hân hoan hay buồn tủi... do chính người mẹ - người đã trực tiếp mang nặng đẻ đau sinh ra một hình hài. Điệu vỗ về ru ngủ ấy dường như không chỉ hòa tan trong sữa mẹ để nuôi con lớn lên từng ngày, mà khi còn trong bào thai, mẹ đã truyền từ cuống rốn điệu hát ru khi muốn tâm tình, khi âm thầm dỗ dành nựng nịu, khi mẹ còn hứa hẹn: "Nào, hãy ra đây với mẹ"; như bài hát ru của người mẹ Stiêng sau đây:
Mẹ dỗ con, con ơi đừng khóc
Mẹ ru con, con ơi ngủ đi
Mẹ địu con trên tấm lưng gầy
Bươm bướm bay, bay vào giấc ngủ
Đậu lên mũi, mùi chuối chín cây
Con bươm bướm lại cất cánh bay
Đậu lên mũi, mùi thơm mía ngọt...
Trên tấm lưng gầy, mẹ địu con lên nương rẫy, mẹ vừa vãi hạt giống gieo trồng xuống đất, vừa gieo vào lòng tuổi thơ ý nghĩa sống của một con người. Rằng không phải con chim nào bay lên trời cũng đều là chim ưng, mà quạ, diều, chim cắt, chim cú cũng bay lên trời cao! Và khi mẹ vừa đưa võng vừa may vá, mẹ lại gửi theo đường kim mối chỉ trong chiếc tã lót cho con - một trong những khuôn phép ở đời:
Ầu ơi... chim khôn chưa bắt đã bay.
Người khôn chưa nói giang tay đỡ lời.
ầu ơi... Trời còn khi nắng khi mưa.
Người ta cũng có sớm trưa thất thường.
Những người từng hát một đời bên bếp lửa, với đồng ruộng sau lưng, với dòng sông quê trước mặt, cho rằng trên đời này chỉ có ba bài hát: bài hát ru thứ nhất là bài hát ru bên nôi, bài hát ru thứ hai là bài hát khi mẹ mất con, còn bài thứ ba - đó là tất cả các bài hát còn lại. Có lẽ đúng như thế thật.
Chẳng mấy ai nghĩ rằng mình nên người là nhờ tiếng hát ru của mẹ. Và, cũng chẳng mấy ai nhớ câu ru nào mẹ đã ru mình. Nhưng, không ai sao lãng giọng hát của mẹ mình, hay tiếng cười hạnh phúc đưa dấu sắc lên cao, hoặc trầm buồn nhẫn nhục để lặn xuống một dấu huyền, dấu nặng như muốn chôn chặt tận đáy lòng.
Ầu ơi... thương nhau bụi cỏ cũng ngồi
Đám tranh cũng lội, rừng chồi cũng bãng.
Tiếng ru bên nhà láng giềng, tiếng ru trong mái ấm thuở ấu thơ dìu dắt từng bước, từng bước đi lẫm đẫm cho tới lúc con người bé bỏng kia biết chạy nhảy vui đùa, vẫn đuổi theo mang máng nhớ một tình quê nơi chôn nhau cắt rốn:
Chim than trái chín ăn xa,
Buồn tình nhớ gốc cây đa muốn về.
Người ta còn nói rằng, vô phước cho một người nào đó không hề được nghe câu ru của mẹ để dần dần được lớn lên, dần dần được trưởng thành. Tôi đã từng gặp bà Trần Thị Ba, 73 tuổi ở xã Trung Nhất, huyện Thốt Nốt, tỉnh Hậu Giang khi bà ngồi trên sạp tre, ru cháu ngoại trên chiếc võng đay. Trên võng cháu lim dim - dưới sạp tre con chó mực nằm cũng lim dim. Nghe bà cất tiếng, con heo nái đang ủi đất cũng chạy vào chui xuống sạp tre... ngủ ngon lành. Bà cười, bảo má dỗ một lúc "ba đứa" ngủ! Những người đi sưu tầm ca dao gặp má trưa hôm ấy nghe gió đồng hiu hiu quyện với câu ru khàn khàn đặc sánh:
Quạ kêu dưới đám ruộng dài,
Anh mê theo gái nói hoài anh không nghe
Thì dường như cũng muốn lăn ra, châu đầu lại với nhau trên chiếc sạp tre - cái sân khấu trọn đời của bà để đánh giấc li bì trong cõi tu tâm, để bỗng chốc hóa thành trẻ thơ vô tội. Bà chỉ tay ra con đường bao quanh cái thế giới nhỏ nhoi buồn tủi của bà, mà lòng bà tự hào - trai tráng trong xóm này nên thân nên người đều là những trẻ thơ ngày xưa má giữ, má đút cơm, má dỗ ngủ, bằng cái nghề "đi ở giữ em" của má.
Năm 1989, Quận 10 (TP Hồ Chí Minh) tổ chức liên hoan hát ru. Người được giải nhất là một người đàn bà nghèo, cũng giống như bà Trần Thị Ba, sống bằng nghề "thương con nít" nghĩa là đi giữ em: sạch sẽ, trán cao, phúc hậu, chất phác - những đức tính của nghệ sĩ hát ru! Chỉ phải tội: Đất xấu làm hại kiếp hoa. Số nghèo làm hại con nhà thông minh. Đó là lần đầu tiên bà cầm micro, nhưng chẳng có chút gì ngượng nghịu, người bà lắc lư theo nhịp võng, dây micro đã hóa thành một đầu võng. Bà như ru cho nhân tình thế thái - bà ru, bà ru... đó nghèo đây cũng phận nghèo, đôi ta như bọt với bèo thương nhau. Bà ru như cơn gió tốc mái tranh nghèo, như con sóng xô chiếc xuồng của bà lật úp, bà như đang nhóm lửa, bà săn sóc ngọn lửa ấm, bà nựng nịu những trẻ thơ, bà dỗ dành, bà cười thật đôn hậu với những kẻ mới chào đời còn đang bị chói ánh sáng của trần gian. Bà diễn tả xuất thần dù bài ca của bà có thể bà đã hát bằng cả cuộc đời bà đã sống.
Khi công bố kết quả bà đoạt giải nhất, hàng trăm nam nữ thanh niên được bà ru trong "chiếc nôi" bên cạnh nhà hát Hòa Bình hiện đại đứng cả lên vỗ tay hoài. Họ vừa khám phá một điệu đời của tình mẹ chăng? Người nhận giải nhì là cô sinh viên sư phạm, đẹp, thùy mị, tóc dài, mí mắt óng ánh nhũ bạc. Thật cảm động biết bao và cũng chẳng khó lý giải chút nào.
Những người sưu tầm dân ca đã tìm thấy từng cụm hát ru, mà các bà mẹ đã xâu lại như xâu chuỗi ngọc, chuỗi ngọc cho lòng hiếu thảo với cha mẹ, chuỗi ngọc cho lòng biết ơn cội nguồn, cho nhân nghĩa ở đời; chuỗi ngọc để người yêu tặng người yêu...
Trên đất nước chúng ta, tiếng chị ru em, cha mẹ ru con, ông bà ru cháu... vẫn thảnh thót trong phum sóc, bản làng, vẫn mùi mẫn trong xóm vườn sầm uất hay ở một làng chài ven sông. Có thể trẻ thơ những nơi ấy thiếu thốn mọi bề, nhưng tiếng hát ru - phần thưởng quý báu của ông bà cha mẹ dành cho - các cháu ta không thiếu. Chúng ta cũng ước mong sao, hễ là trẻ thơ thì dù ở nông thôn hay thành thị, đều được hưởng tiếng hát ru của mẹ vất vả làm lụng; chiều xuống, trong mỗi gia đình đều âm vang tiếng hát ru con. Giờ phút sắp hết của một ngày là giờ đứa trẻ được gần mẹ, nô đùa với mẹ, cũng là giờ người mẹ được hạnh phúc gần con, được hát, được nựng con, được truyền tín hiệu đặc biệt từ lòng nhân ái, từ đức tính cao cả của người mẹ, và của tất cả những người ruột thịt trong gia đình.
Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010
BÀI HÁT ĐẦU TIÊN CHO MỘT CON NGƯỜI
Hát ru
LÊ GIANG
Nhà thơ Lê Giang
Hát ru là bài hát đầu tiên cho một con người mới cất tiếng khóc chào đời. Bài hát đó được cất lên từ nỗi sung sướng hay cơ cực, hân hoan hay buồn tủi... do chính người mẹ - người đã trực tiếp mang nặng đẻ đau sinh ra một hình hài. Điệu vỗ về ru ngủ ấy dường như không chỉ hòa tan trong sữa mẹ để nuôi con lớn lên từng ngày, mà khi còn trong bào thai, mẹ đã truyền từ cuống rốn điệu hát ru khi muốn tâm tình, khi âm thầm dỗ dành nựng nịu, khi mẹ còn hứa hẹn: "Nào, hãy ra đây với mẹ"; như bài hát ru của người mẹ Stiêng sau đây:
Mẹ dỗ con, con ơi đừng khóc
Mẹ ru con, con ơi ngủ đi
Mẹ địu con trên tấm lưng gầy
Bươm bướm bay, bay vào giấc ngủ
Đậu lên mũi, mùi chuối chín cây
Con bươm bướm lại cất cánh bay
Đậu lên mũi, mùi thơm mía ngọt...
Trên tấm lưng gầy, mẹ địu con lên nương rẫy, mẹ vừa vãi hạt giống gieo trồng xuống đất, vừa gieo vào lòng tuổi thơ ý nghĩa sống của một con người. Rằng không phải con chim nào bay lên trời cũng đều là chim ưng, mà quạ, diều, chim cắt, chim cú cũng bay lên trời cao! Và khi mẹ vừa đưa võng vừa may vá, mẹ lại gửi theo đường kim mối chỉ trong chiếc tã lót cho con - một trong những khuôn phép ở đời:
Ầu ơi... chim khôn chưa bắt đã bay.
Người khôn chưa nói giang tay đỡ lời.
ầu ơi... Trời còn khi nắng khi mưa.
Người ta cũng có sớm trưa thất thường.
Những người từng hát một đời bên bếp lửa, với đồng ruộng sau lưng, với dòng sông quê trước mặt, cho rằng trên đời này chỉ có ba bài hát: bài hát ru thứ nhất là bài hát ru bên nôi, bài hát ru thứ hai là bài hát khi mẹ mất con, còn bài thứ ba - đó là tất cả các bài hát còn lại. Có lẽ đúng như thế thật.
Chẳng mấy ai nghĩ rằng mình nên người là nhờ tiếng hát ru của mẹ. Và, cũng chẳng mấy ai nhớ câu ru nào mẹ đã ru mình. Nhưng, không ai sao lãng giọng hát của mẹ mình, hay tiếng cười hạnh phúc đưa dấu sắc lên cao, hoặc trầm buồn nhẫn nhục để lặn xuống một dấu huyền, dấu nặng như muốn chôn chặt tận đáy lòng.
Ầu ơi... thương nhau bụi cỏ cũng ngồi
Đám tranh cũng lội, rừng chồi cũng bãng.
Tiếng ru bên nhà láng giềng, tiếng ru trong mái ấm thuở ấu thơ dìu dắt từng bước, từng bước đi lẫm đẫm cho tới lúc con người bé bỏng kia biết chạy nhảy vui đùa, vẫn đuổi theo mang máng nhớ một tình quê nơi chôn nhau cắt rốn:
Chim than trái chín ăn xa,
Buồn tình nhớ gốc cây đa muốn về.
Người ta còn nói rằng, vô phước cho một người nào đó không hề được nghe câu ru của mẹ để dần dần được lớn lên, dần dần được trưởng thành. Tôi đã từng gặp bà Trần Thị Ba, 73 tuổi ở xã Trung Nhất, huyện Thốt Nốt, tỉnh Hậu Giang khi bà ngồi trên sạp tre, ru cháu ngoại trên chiếc võng đay. Trên võng cháu lim dim - dưới sạp tre con chó mực nằm cũng lim dim. Nghe bà cất tiếng, con heo nái đang ủi đất cũng chạy vào chui xuống sạp tre... ngủ ngon lành. Bà cười, bảo má dỗ một lúc "ba đứa" ngủ! Những người đi sưu tầm ca dao gặp má trưa hôm ấy nghe gió đồng hiu hiu quyện với câu ru khàn khàn đặc sánh:
Quạ kêu dưới đám ruộng dài,
Anh mê theo gái nói hoài anh không nghe
Thì dường như cũng muốn lăn ra, châu đầu lại với nhau trên chiếc sạp tre - cái sân khấu trọn đời của bà để đánh giấc li bì trong cõi tu tâm, để bỗng chốc hóa thành trẻ thơ vô tội. Bà chỉ tay ra con đường bao quanh cái thế giới nhỏ nhoi buồn tủi của bà, mà lòng bà tự hào - trai tráng trong xóm này nên thân nên người đều là những trẻ thơ ngày xưa má giữ, má đút cơm, má dỗ ngủ, bằng cái nghề "đi ở giữ em" của má.
Năm 1989, Quận 10 (TP Hồ Chí Minh) tổ chức liên hoan hát ru. Người được giải nhất là một người đàn bà nghèo, cũng giống như bà Trần Thị Ba, sống bằng nghề "thương con nít" nghĩa là đi giữ em: sạch sẽ, trán cao, phúc hậu, chất phác - những đức tính của nghệ sĩ hát ru! Chỉ phải tội: Đất xấu làm hại kiếp hoa. Số nghèo làm hại con nhà thông minh. Đó là lần đầu tiên bà cầm micro, nhưng chẳng có chút gì ngượng nghịu, người bà lắc lư theo nhịp võng, dây micro đã hóa thành một đầu võng. Bà như ru cho nhân tình thế thái - bà ru, bà ru... đó nghèo đây cũng phận nghèo, đôi ta như bọt với bèo thương nhau. Bà ru như cơn gió tốc mái tranh nghèo, như con sóng xô chiếc xuồng của bà lật úp, bà như đang nhóm lửa, bà săn sóc ngọn lửa ấm, bà nựng nịu những trẻ thơ, bà dỗ dành, bà cười thật đôn hậu với những kẻ mới chào đời còn đang bị chói ánh sáng của trần gian. Bà diễn tả xuất thần dù bài ca của bà có thể bà đã hát bằng cả cuộc đời bà đã sống.
Khi công bố kết quả bà đoạt giải nhất, hàng trăm nam nữ thanh niên được bà ru trong "chiếc nôi" bên cạnh nhà hát Hòa Bình hiện đại đứng cả lên vỗ tay hoài. Họ vừa khám phá một điệu đời của tình mẹ chăng? Người nhận giải nhì là cô sinh viên sư phạm, đẹp, thùy mị, tóc dài, mí mắt óng ánh nhũ bạc. Thật cảm động biết bao và cũng chẳng khó lý giải chút nào.
Những người sưu tầm dân ca đã tìm thấy từng cụm hát ru, mà các bà mẹ đã xâu lại như xâu chuỗi ngọc, chuỗi ngọc cho lòng hiếu thảo với cha mẹ, chuỗi ngọc cho lòng biết ơn cội nguồn, cho nhân nghĩa ở đời; chuỗi ngọc để người yêu tặng người yêu...
Trên đất nước chúng ta, tiếng chị ru em, cha mẹ ru con, ông bà ru cháu... vẫn thảnh thót trong phum sóc, bản làng, vẫn mùi mẫn trong xóm vườn sầm uất hay ở một làng chài ven sông. Có thể trẻ thơ những nơi ấy thiếu thốn mọi bề, nhưng tiếng hát ru - phần thưởng quý báu của ông bà cha mẹ dành cho - các cháu ta không thiếu. Chúng ta cũng ước mong sao, hễ là trẻ thơ thì dù ở nông thôn hay thành thị, đều được hưởng tiếng hát ru của mẹ vất vả làm lụng; chiều xuống, trong mỗi gia đình đều âm vang tiếng hát ru con. Giờ phút sắp hết của một ngày là giờ đứa trẻ được gần mẹ, nô đùa với mẹ, cũng là giờ người mẹ được hạnh phúc gần con, được hát, được nựng con, được truyền tín hiệu đặc biệt từ lòng nhân ái, từ đức tính cao cả của người mẹ, và của tất cả những người ruột thịt trong gia đình.
LÊ GIANG
Nhà thơ Lê Giang
Hát ru là bài hát đầu tiên cho một con người mới cất tiếng khóc chào đời. Bài hát đó được cất lên từ nỗi sung sướng hay cơ cực, hân hoan hay buồn tủi... do chính người mẹ - người đã trực tiếp mang nặng đẻ đau sinh ra một hình hài. Điệu vỗ về ru ngủ ấy dường như không chỉ hòa tan trong sữa mẹ để nuôi con lớn lên từng ngày, mà khi còn trong bào thai, mẹ đã truyền từ cuống rốn điệu hát ru khi muốn tâm tình, khi âm thầm dỗ dành nựng nịu, khi mẹ còn hứa hẹn: "Nào, hãy ra đây với mẹ"; như bài hát ru của người mẹ Stiêng sau đây:
Mẹ dỗ con, con ơi đừng khóc
Mẹ ru con, con ơi ngủ đi
Mẹ địu con trên tấm lưng gầy
Bươm bướm bay, bay vào giấc ngủ
Đậu lên mũi, mùi chuối chín cây
Con bươm bướm lại cất cánh bay
Đậu lên mũi, mùi thơm mía ngọt...
Trên tấm lưng gầy, mẹ địu con lên nương rẫy, mẹ vừa vãi hạt giống gieo trồng xuống đất, vừa gieo vào lòng tuổi thơ ý nghĩa sống của một con người. Rằng không phải con chim nào bay lên trời cũng đều là chim ưng, mà quạ, diều, chim cắt, chim cú cũng bay lên trời cao! Và khi mẹ vừa đưa võng vừa may vá, mẹ lại gửi theo đường kim mối chỉ trong chiếc tã lót cho con - một trong những khuôn phép ở đời:
Ầu ơi... chim khôn chưa bắt đã bay.
Người khôn chưa nói giang tay đỡ lời.
ầu ơi... Trời còn khi nắng khi mưa.
Người ta cũng có sớm trưa thất thường.
Những người từng hát một đời bên bếp lửa, với đồng ruộng sau lưng, với dòng sông quê trước mặt, cho rằng trên đời này chỉ có ba bài hát: bài hát ru thứ nhất là bài hát ru bên nôi, bài hát ru thứ hai là bài hát khi mẹ mất con, còn bài thứ ba - đó là tất cả các bài hát còn lại. Có lẽ đúng như thế thật.
Chẳng mấy ai nghĩ rằng mình nên người là nhờ tiếng hát ru của mẹ. Và, cũng chẳng mấy ai nhớ câu ru nào mẹ đã ru mình. Nhưng, không ai sao lãng giọng hát của mẹ mình, hay tiếng cười hạnh phúc đưa dấu sắc lên cao, hoặc trầm buồn nhẫn nhục để lặn xuống một dấu huyền, dấu nặng như muốn chôn chặt tận đáy lòng.
Ầu ơi... thương nhau bụi cỏ cũng ngồi
Đám tranh cũng lội, rừng chồi cũng bãng.
Tiếng ru bên nhà láng giềng, tiếng ru trong mái ấm thuở ấu thơ dìu dắt từng bước, từng bước đi lẫm đẫm cho tới lúc con người bé bỏng kia biết chạy nhảy vui đùa, vẫn đuổi theo mang máng nhớ một tình quê nơi chôn nhau cắt rốn:
Chim than trái chín ăn xa,
Buồn tình nhớ gốc cây đa muốn về.
Người ta còn nói rằng, vô phước cho một người nào đó không hề được nghe câu ru của mẹ để dần dần được lớn lên, dần dần được trưởng thành. Tôi đã từng gặp bà Trần Thị Ba, 73 tuổi ở xã Trung Nhất, huyện Thốt Nốt, tỉnh Hậu Giang khi bà ngồi trên sạp tre, ru cháu ngoại trên chiếc võng đay. Trên võng cháu lim dim - dưới sạp tre con chó mực nằm cũng lim dim. Nghe bà cất tiếng, con heo nái đang ủi đất cũng chạy vào chui xuống sạp tre... ngủ ngon lành. Bà cười, bảo má dỗ một lúc "ba đứa" ngủ! Những người đi sưu tầm ca dao gặp má trưa hôm ấy nghe gió đồng hiu hiu quyện với câu ru khàn khàn đặc sánh:
Quạ kêu dưới đám ruộng dài,
Anh mê theo gái nói hoài anh không nghe
Thì dường như cũng muốn lăn ra, châu đầu lại với nhau trên chiếc sạp tre - cái sân khấu trọn đời của bà để đánh giấc li bì trong cõi tu tâm, để bỗng chốc hóa thành trẻ thơ vô tội. Bà chỉ tay ra con đường bao quanh cái thế giới nhỏ nhoi buồn tủi của bà, mà lòng bà tự hào - trai tráng trong xóm này nên thân nên người đều là những trẻ thơ ngày xưa má giữ, má đút cơm, má dỗ ngủ, bằng cái nghề "đi ở giữ em" của má.
Năm 1989, Quận 10 (TP Hồ Chí Minh) tổ chức liên hoan hát ru. Người được giải nhất là một người đàn bà nghèo, cũng giống như bà Trần Thị Ba, sống bằng nghề "thương con nít" nghĩa là đi giữ em: sạch sẽ, trán cao, phúc hậu, chất phác - những đức tính của nghệ sĩ hát ru! Chỉ phải tội: Đất xấu làm hại kiếp hoa. Số nghèo làm hại con nhà thông minh. Đó là lần đầu tiên bà cầm micro, nhưng chẳng có chút gì ngượng nghịu, người bà lắc lư theo nhịp võng, dây micro đã hóa thành một đầu võng. Bà như ru cho nhân tình thế thái - bà ru, bà ru... đó nghèo đây cũng phận nghèo, đôi ta như bọt với bèo thương nhau. Bà ru như cơn gió tốc mái tranh nghèo, như con sóng xô chiếc xuồng của bà lật úp, bà như đang nhóm lửa, bà săn sóc ngọn lửa ấm, bà nựng nịu những trẻ thơ, bà dỗ dành, bà cười thật đôn hậu với những kẻ mới chào đời còn đang bị chói ánh sáng của trần gian. Bà diễn tả xuất thần dù bài ca của bà có thể bà đã hát bằng cả cuộc đời bà đã sống.
Khi công bố kết quả bà đoạt giải nhất, hàng trăm nam nữ thanh niên được bà ru trong "chiếc nôi" bên cạnh nhà hát Hòa Bình hiện đại đứng cả lên vỗ tay hoài. Họ vừa khám phá một điệu đời của tình mẹ chăng? Người nhận giải nhì là cô sinh viên sư phạm, đẹp, thùy mị, tóc dài, mí mắt óng ánh nhũ bạc. Thật cảm động biết bao và cũng chẳng khó lý giải chút nào.
Những người sưu tầm dân ca đã tìm thấy từng cụm hát ru, mà các bà mẹ đã xâu lại như xâu chuỗi ngọc, chuỗi ngọc cho lòng hiếu thảo với cha mẹ, chuỗi ngọc cho lòng biết ơn cội nguồn, cho nhân nghĩa ở đời; chuỗi ngọc để người yêu tặng người yêu...
Trên đất nước chúng ta, tiếng chị ru em, cha mẹ ru con, ông bà ru cháu... vẫn thảnh thót trong phum sóc, bản làng, vẫn mùi mẫn trong xóm vườn sầm uất hay ở một làng chài ven sông. Có thể trẻ thơ những nơi ấy thiếu thốn mọi bề, nhưng tiếng hát ru - phần thưởng quý báu của ông bà cha mẹ dành cho - các cháu ta không thiếu. Chúng ta cũng ước mong sao, hễ là trẻ thơ thì dù ở nông thôn hay thành thị, đều được hưởng tiếng hát ru của mẹ vất vả làm lụng; chiều xuống, trong mỗi gia đình đều âm vang tiếng hát ru con. Giờ phút sắp hết của một ngày là giờ đứa trẻ được gần mẹ, nô đùa với mẹ, cũng là giờ người mẹ được hạnh phúc gần con, được hát, được nựng con, được truyền tín hiệu đặc biệt từ lòng nhân ái, từ đức tính cao cả của người mẹ, và của tất cả những người ruột thịt trong gia đình.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét