NGHỆ THUẬT HÁT XẨM
Xẩm có thể nói là loại hình âm nhạc kể chuyện bám sát văn học dân gian, nội dung đề cập đến những vấn đề của đời sống nhất so với các loại hình âm nhạc dân gian khác như ca trù, chầu văn, chèo…Phần lớn phần lời của các bài xẩm là do các nghệ sĩ xẩm tự chế, là những tự sự về thân phận của mình, nỗi khổ của những người nghèo khó, cảnh đời ngang trái. Hay có những chuyện vui nhẹ nhàng, hóm hỉnh, mang tính chất châm biếm các thói hư tật xấu, lên án những hủ tục, tố cáo tội ác của kẻ áp bức, thống trị. Có thể coi những người hát xẩm là những người kể chuyện rất tài ba.
Hát xẩm thường tụ nhau thành những nhóm nhỏ từ 2 - 3 hoặc 4 người, gồm vợ chồng, con cái, hoặc anh em, bè bạn... Trong số này, trưởng nhóm thường là người cầm đàn bầu - hoặc nhị, hồ - tự chơi, tự đệm và hát chính. Những người khác đều phải biết chơi tối thiểu một nhạc cụ. Điều đáng nói là trên sân khấu của nghệ thuật hát xẩm thường cùng lúc diễn ra ba công việc: biểu diễn, sáng tác và truyền nghề. Khi một người được tuyển chọn tham gia với nhóm hát, ông trưởng nhóm phải huấn luyện cho người đó chơi nhạc cụ hoặc cách hát xướng, cách phổ thơ, soạn thơ... suốt cả quá trình biểu diễn.
Các làn điệu chính của Hát xẩm gồm có: xẩm chợ, chênh bong, riềm huê, ba bậc, phồn huê, hò bốn mùa, hát ai, thập ân. Sau này, khi người hát xẩm ở thôn quê lên các thành thị hát kiếm sống (đặc trưng là Hà Nội) mới sáng tạo thêm các làn điệu mới như xẩm tàu điện, bến xe(thực ra đây cũng không thể liệt vào làn điệu của xẩm được), chỉ là các nghệ sĩ dựa trên các lối hát cũ mà hát nhanh lên, bóng bẩy hơn để phù hợp với không gian sống sôi động, và hát xẩm những bài thơ nổi tiếng thời đó để phục vụ một lớp người có trình độ học vấn ở thành thị, và dùng các chỗ mình hay biểu diễn mà gọi cái lối hát mới đó.
Những nghệ nhân, nhà nghiên cứu
Gần đây, khi công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn dân ca được chú trọng, các nghệ nhân hát xẩm hiếm hoi còn lại như bà Hà Thị Cầu đã được tổ chức truyền lại cho thế hệ sau loại hình dân ca này. Sau mấy chục năm gián đoạn, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (22 tháng 2 âm lịch), lễ giổ tổ nghề hát xẩm cũng đã được phục hồi và tổ chức một cách trọng thể tại Quốc tử giám, Hà Nội.
Một số nghệ nhân và nhà nghiên cứu:
* Nghệ nhân hát xẩm:
- Vũ Đức Sắc (Hà Nội)
- Thân Đức Chinh (Bắc Giang),
- NSUT Hà Thị Cầu (Ninh Bình),
- Nguyễn Văn Khôi (Hà Tây), Minh Sen,
- Tô Quốc Phương (Thanh Hoá)...
* Nhà nghiên cứu:
- Vũ Ngọc Phan,
- Trần Văn Khê,
- Trần Việt Ngữ,
- Hoàng Kiều,
- Thao Giang...
Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010
Hát xẩm
NGHỆ THUẬT HÁT XẨM
Xẩm có thể nói là loại hình âm nhạc kể chuyện bám sát văn học dân gian, nội dung đề cập đến những vấn đề của đời sống nhất so với các loại hình âm nhạc dân gian khác như ca trù, chầu văn, chèo…Phần lớn phần lời của các bài xẩm là do các nghệ sĩ xẩm tự chế, là những tự sự về thân phận của mình, nỗi khổ của những người nghèo khó, cảnh đời ngang trái. Hay có những chuyện vui nhẹ nhàng, hóm hỉnh, mang tính chất châm biếm các thói hư tật xấu, lên án những hủ tục, tố cáo tội ác của kẻ áp bức, thống trị. Có thể coi những người hát xẩm là những người kể chuyện rất tài ba.
Hát xẩm thường tụ nhau thành những nhóm nhỏ từ 2 - 3 hoặc 4 người, gồm vợ chồng, con cái, hoặc anh em, bè bạn... Trong số này, trưởng nhóm thường là người cầm đàn bầu - hoặc nhị, hồ - tự chơi, tự đệm và hát chính. Những người khác đều phải biết chơi tối thiểu một nhạc cụ. Điều đáng nói là trên sân khấu của nghệ thuật hát xẩm thường cùng lúc diễn ra ba công việc: biểu diễn, sáng tác và truyền nghề. Khi một người được tuyển chọn tham gia với nhóm hát, ông trưởng nhóm phải huấn luyện cho người đó chơi nhạc cụ hoặc cách hát xướng, cách phổ thơ, soạn thơ... suốt cả quá trình biểu diễn.
Các làn điệu chính của Hát xẩm gồm có: xẩm chợ, chênh bong, riềm huê, ba bậc, phồn huê, hò bốn mùa, hát ai, thập ân. Sau này, khi người hát xẩm ở thôn quê lên các thành thị hát kiếm sống (đặc trưng là Hà Nội) mới sáng tạo thêm các làn điệu mới như xẩm tàu điện, bến xe(thực ra đây cũng không thể liệt vào làn điệu của xẩm được), chỉ là các nghệ sĩ dựa trên các lối hát cũ mà hát nhanh lên, bóng bẩy hơn để phù hợp với không gian sống sôi động, và hát xẩm những bài thơ nổi tiếng thời đó để phục vụ một lớp người có trình độ học vấn ở thành thị, và dùng các chỗ mình hay biểu diễn mà gọi cái lối hát mới đó.
Những nghệ nhân, nhà nghiên cứu
Gần đây, khi công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn dân ca được chú trọng, các nghệ nhân hát xẩm hiếm hoi còn lại như bà Hà Thị Cầu đã được tổ chức truyền lại cho thế hệ sau loại hình dân ca này. Sau mấy chục năm gián đoạn, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (22 tháng 2 âm lịch), lễ giổ tổ nghề hát xẩm cũng đã được phục hồi và tổ chức một cách trọng thể tại Quốc tử giám, Hà Nội.
Một số nghệ nhân và nhà nghiên cứu:
* Nghệ nhân hát xẩm:
- Vũ Đức Sắc (Hà Nội)
- Thân Đức Chinh (Bắc Giang),
- NSUT Hà Thị Cầu (Ninh Bình),
- Nguyễn Văn Khôi (Hà Tây), Minh Sen,
- Tô Quốc Phương (Thanh Hoá)...
* Nhà nghiên cứu:
- Vũ Ngọc Phan,
- Trần Văn Khê,
- Trần Việt Ngữ,
- Hoàng Kiều,
- Thao Giang...
Xẩm có thể nói là loại hình âm nhạc kể chuyện bám sát văn học dân gian, nội dung đề cập đến những vấn đề của đời sống nhất so với các loại hình âm nhạc dân gian khác như ca trù, chầu văn, chèo…Phần lớn phần lời của các bài xẩm là do các nghệ sĩ xẩm tự chế, là những tự sự về thân phận của mình, nỗi khổ của những người nghèo khó, cảnh đời ngang trái. Hay có những chuyện vui nhẹ nhàng, hóm hỉnh, mang tính chất châm biếm các thói hư tật xấu, lên án những hủ tục, tố cáo tội ác của kẻ áp bức, thống trị. Có thể coi những người hát xẩm là những người kể chuyện rất tài ba.
Hát xẩm thường tụ nhau thành những nhóm nhỏ từ 2 - 3 hoặc 4 người, gồm vợ chồng, con cái, hoặc anh em, bè bạn... Trong số này, trưởng nhóm thường là người cầm đàn bầu - hoặc nhị, hồ - tự chơi, tự đệm và hát chính. Những người khác đều phải biết chơi tối thiểu một nhạc cụ. Điều đáng nói là trên sân khấu của nghệ thuật hát xẩm thường cùng lúc diễn ra ba công việc: biểu diễn, sáng tác và truyền nghề. Khi một người được tuyển chọn tham gia với nhóm hát, ông trưởng nhóm phải huấn luyện cho người đó chơi nhạc cụ hoặc cách hát xướng, cách phổ thơ, soạn thơ... suốt cả quá trình biểu diễn.
Các làn điệu chính của Hát xẩm gồm có: xẩm chợ, chênh bong, riềm huê, ba bậc, phồn huê, hò bốn mùa, hát ai, thập ân. Sau này, khi người hát xẩm ở thôn quê lên các thành thị hát kiếm sống (đặc trưng là Hà Nội) mới sáng tạo thêm các làn điệu mới như xẩm tàu điện, bến xe(thực ra đây cũng không thể liệt vào làn điệu của xẩm được), chỉ là các nghệ sĩ dựa trên các lối hát cũ mà hát nhanh lên, bóng bẩy hơn để phù hợp với không gian sống sôi động, và hát xẩm những bài thơ nổi tiếng thời đó để phục vụ một lớp người có trình độ học vấn ở thành thị, và dùng các chỗ mình hay biểu diễn mà gọi cái lối hát mới đó.
Những nghệ nhân, nhà nghiên cứu
Gần đây, khi công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn dân ca được chú trọng, các nghệ nhân hát xẩm hiếm hoi còn lại như bà Hà Thị Cầu đã được tổ chức truyền lại cho thế hệ sau loại hình dân ca này. Sau mấy chục năm gián đoạn, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (22 tháng 2 âm lịch), lễ giổ tổ nghề hát xẩm cũng đã được phục hồi và tổ chức một cách trọng thể tại Quốc tử giám, Hà Nội.
Một số nghệ nhân và nhà nghiên cứu:
* Nghệ nhân hát xẩm:
- Vũ Đức Sắc (Hà Nội)
- Thân Đức Chinh (Bắc Giang),
- NSUT Hà Thị Cầu (Ninh Bình),
- Nguyễn Văn Khôi (Hà Tây), Minh Sen,
- Tô Quốc Phương (Thanh Hoá)...
* Nhà nghiên cứu:
- Vũ Ngọc Phan,
- Trần Văn Khê,
- Trần Việt Ngữ,
- Hoàng Kiều,
- Thao Giang...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét