Có Công Mài Sắt, Có Ngày Nên Kim
Đến như sắt mài mãi cũng thành kim, thì bất cứ việc gì cũng có thể làm được, miền là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian lao vất vả. Lời giáo huấn biểu hiện qua câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim", một mặt, được nhận thức qua ngôn từ của nó mà mấu chốt là sự đối lập giữa hai hình ảnh "sắt" và "kim"; mặt khác, thông qua sự liên hội tới giai thoại về cuộc đời của nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc - nhà thơ Lý Bạch.
Tương truyền, thuở niên thiếu, Lý Bạch là cậu bé không chịu khó học hành, ham chơi như bao đứa trẻ bình thường khác. Một hôm, cậu bé chán học, lẻn sang chơi ở chân núi phía Đông. Kỳ lạ quá ! Trước mặt cậu bé là một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn. "Bà già tóc bạc đến dường kia mà lại chăm chắm mài một thanh sắt làm gì nhỉ ?" Cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh cụ già rồi cất tiếng hỏi :
- Cụ ơi ! Cụ mài sắt để làm gì vậy ?
Bà lão ngoảnh mặt lên, hiền từ trả lời :
- Để làm kim khâu, cháu ạ.
- Làm kim khâu ư ? Thanh sắt thì làm thế nào mà trở thành cái kim khâu được ? Cậu bé chất vấn bà lão.
- Mài mãi cũng phải được. Kể có công mài sắt thì có ngày nên kim chứ - Bà lão trả lời một cách tin tưởng như vậy.
Lý Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại. "Liệu hôm nay có xong được không hở cụ ?" Bà lão thong thả trả lời hòa nhịp với động tác mài kim : "Hôm nay không xong thì mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong thì sang năm tiếp tục mài, ngày lại ngày, già nhất định mài xong".
Nghe đến đây, Lý Bạch chợt hiểu ra và im lặng. Về nhà, Lý Bạch thường ngẫm nghĩ về những lời của bà lão mà càng chuyên tâm học tập. Chẳng bao lâu, Lý Bạch trở thành nhà thơ lỗi lạc với những áng thơ Đường tuyệt mỹ, có một không hai trong nền văn học Trung Quốc. Từ đó, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ "chỉ yếu công phu thâm, thiết chữ ma thành châm" với nghĩa là "có công mài sắt, có ngày nên kim". Thoạt đầu, nó như một nhận xét về cuộc đời, văn nghiệp của Lý Bạch : từ chỗ lười học, nhờ sự tỉnh ngộ qua cuộc gặp gỡ với cụ già mà siêng năng, kiên trì học tập và cuối cùng trở thành tài. Nhưng dần dần câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim" được lưu truyền rộng rãi, vượt qua phạm vi của một cuộc đời, một sự nghiệp, trở thành một lời dạy, lời giáo huấn mọi người về ý chí bền bỉ trong công việc nói riêng, trong cuộc đời nói chung.
Đánh Trống Bỏ Dùi
Thoạt nghe, tưởng chừng thành ngữ "đánh trống bỏ dùi" chẳng có vấn đề gì về mặt chữ nghĩa, vậy mà chính nó là một thành ngữ khá phức tạp, không đơn giản như nhiều người vẫn hiểu. Tất cả cũng tại một chữ "dùi" !
Thông thường, nhiều người diễn giải rằng "đánh trống bỏ dùi" là dùng dùi để đánh trống và đánh xong thì đem vất dùi đi. Từ đó mà suy ra nghĩa của thành ngữ. Có người còn suy ra là người đánh trống, khi xong công việc thì chỉ mang trống về, chỉ giữ gìn lấy trống mà vất dùi lại, chẳng tiếc gì thứ "rẻ tiền" đó nữa.
Trách ai tham trống bỏ dùi
(Ca dao)
Nhưng lại có một cách hiểu khác về chữ "dùi". "Dùi" là tên gọi những tiếng trống lẻ sau những hồi trống dài, liên tục. Như vậy, "dùi" còn mang ý nghĩa như "tiếng" do phép hoán dụ, dùng phương tiện hành động chỉ kết quả hành động. Trong thổ ngữ Nghệ Tỉnh, "dùi" và "tiếng" song song tồn tại bên nhau và có khả năng thay thế cho nhau: "ba hồi chín dùi = ba hồi chín tiếng". Đáng lưu ý là những "dùi" trống riêng lẻ này rất quan trọng vì chúng là tín hiệu góp phần phân biệt quy định các hiệu lệnh khác nhau của hồi trống "ba hồi chín dùi" có nội dung thông báo khác với hiệu lệnh "ba hồi ba dùi". Đánh trống mà bỏ (không đánh) những "dùi" lẻ này thì người nghe không thể biết đó là hiệu lệnh gì để đáp ứng yêu cầu kịp thời. Ấy vậy là làm việc không chu đáo và thiếu trách nhiệm.
Trâu Chậm Uống Nước Đục
VN có thành ngữ "Trâu chậm uống nước đục" tuy lối nói có khác, nhưng ý nghĩa thì tương đồng với thành ngữ của Tàu "Tiệp túc tiên đăng" (nhanh chân thì trèo lên được trước), hoặc "Tiệp túc tiên đắc" (nhanh chân thì được trước). Các thành ngữ này được dùng để nói về trường hợp người nhanh chân sẽ đạt được mục đích trước, kẻ chậm chân tất phải thiệt thòi.
Trong lịch sử Tàu, triều đại nhà Tần là triều đại có chính sách cực kỳ tàn bạo, nào là đốt sách chôn học trò, nào là sưu cao thuế nặng, giao dịch khó khăn, khiến dân oán hận vô cùng.
Cuối đời Tần, các anh hùng hào kiệt trong thiên hạ nổi lên khắp nơi, chống lại nhà Tần và tranh giành thiên hạ.
Lưu Bang có một đại tướng là Hàn Tín, đã đánh bại Tề Vương Điền Quảng, đánh chiếm đất Lâm Chuy, bình định được đất Tề. Lúc đó Lưu Bang lại đang bị Hạng Võ vây tại đất Huỳnh Dương (tức vùng Tây Nam huyện Huỳnh Trạng ngày nay). Rồi Lưu Bang sợ Hàn Tín bội phản, bèn sai Trương Lương tới tuyên sắc chỉ lập Hàn Tín làm Tề Vương.
Mưu sĩ của Hàn Tín là Khoái Thông khuyên Hàn Tín nên phản lại Lưu Bang, rồi liên lạc với Hạng Võ, chia ba thiên hạ, sau đó sẽ tính việc thống nhất giang sơn. Tuy nhiên, Hàn Tín không nghe.
Về sau, Hàn Tín bị giáng xuống làm Hoài Âm Hầu, lúc đó mới ngầm liên lạc với Trần Hy, đang đóng quân tại Cự Lộc (tức địa phận Vọng huyện, thuộc tỉnh Hà Bắc ngày nay), hẹn là lật đổ Lưu Bang. Nhưng âm mưu bại lộ, Lưu Bang đem binh đáh Trần Hy, còn Hàn Tín thì bị vợ của Lưu Bang bắt sai đem giết. Lúc sắp bị hành quyết, Hàn Tín than rằng :
- Ta hối hận không nghe lời Khoái Thông, để đến nổi ngày nay phải chết về tay một con đàn bà tầm thường.
Sau khi diệt được Trần Hy trở về, Lưu Bang biết chuyện, bèn sai bắt Khoái Thông để đem chém. Khoái Thông kêu oan và nói rằng :
- Con chó kia mà còn biết chủ nó, ai không phải chủ nó thì nó cắn nó sủa, huống hồ là ngườị Lúc đó tôi chỉ biết có Hàn Tín mà không biết có chúa công. Nhà Tần đã sụp đổ, anh hùng trong thiên hạ đang tranh đoạt nhau, người nào có tài và hành động mau chân lẹ tay thì người đó được thiên hạ vậy ("Ư thị cao tài tật túc giả tiên đắc yên"). Thiên hạ đại loạn, ngươi nào cũng muốn làm công việc mà chúa công làm, thì tại sao chúa công lại định giết tôi ?
Lưu Bang ngẫm nghĩ rồi cho là đúng, bèn tha cho Khoái Thông.
Sự tích trên đây được chép trong Sử ký của Tư Mã Thiên. Từ câu nói "Cao tài tật túc tiên đắc yên" (có tài cao mà nhanh chân thì được trước vậy) của Khoái Thông, người đời sau rút ra thành ngữ "Tiệp túc tiên đăng (nhanh chân thì trèo lên được trước), hoặc "Tiệp túc tiên đắc (nhanh chân thì được trước) để nói về trường hợp một người làm việc mau lẹ, quyết định sớm sủa, thì đạt đượ c mục đích trước những người khác.
Bát Cơm Phiếu Mẫu Phiếu Mẫu.”
Trong thời Hán Sở tranh hùng, có một nhân vật tên Hàn Tín, ông ta đã được xem là viên tướng độc nhất từ cỗ chí kim đã áp dụng đến toán học trong phép dụng binh, Hàn Tín chỉ ngồi tại đại bản doanh Trung nguyên mà dẹp yên đưọc giặc Sở tại Hoa Hạ.
Thuở thiếu thời, Hàn Tín lúc hàn vi, anh ta còn là ngưòi đi câu cá ở các sông rạch mang về Hoài Âm bán đi để độ nhật qua ngày. Muà Ðông đến rét mưót, Hàn Tín không đi câu đưọc, đói meo... Bấy giờ, có một bà lão tên Phiếu Mẫu thưong tình động lòng trước cảnh “thất nghiệp” cuả chàng trai Hàn Tín, bà ta kêu chàng đến nhà, bà già cũng nghèo rớt mồng tơi, nấu gạo thành cơm trắng cho Hàn Tín ăn với tưong đậu nành, dưa để sống qua ngày...
Về sau, thời thế tạo nên anh hùng. Anh chàng câu cá Hàn Tín giờ đây trờ nên vị tưóng lãnh lỗi lạc, bình đưọc thiên hạ. Hàn Tín đã được Hán Cao Tổ phong vưong cho tưóc vị “Nguyên Nhung Bình Sở’ tại quê quán mà Hàn Tín đã sinh sống thuở hàn vi. Làm tưóng quyền oai hiển hách, giầu có, quanh mình có quân lính hầu, nhưng Hàn Tín vẫn không quên ơn bà già Phiếu Mẫu đã cho mình những bát cơm dưa... Hàn Tín trở về quê, thân hành đến tận nhà bà cụ Phiếu Mẫu thăm viếng tạ ơn. Bà cụ già nay nhận được những bát vàng bạc, châu ngọc từ Hàn Tín.
Bệnh nhà giàu
Có người bỗng dưng trở nên giàu có, sang sớm đi ra vườn ngắm hoa xong trở vào rên rỉ kêu đau.
Người vợ hỏi bị bệnh gì?
Ông ta đáp:” Sáng nay ra ngắm hoa, bị nước sương ở hoa tường vi giọt trúng nên đau, còn không nhanh mời thầy điều trị cho ta!”
Ngưới vợ nói: “ mình à! Mình quên rằng năm đó tôi cùng mình đi xin ăn bên ngoài, ở dưới rừng tre ngà bị mưa lớn ướt dầm một đêm mà có sao đâu, nay nước sương buổi sáng có đáng gì?”
(Quảng Tiết Phủ)
Đàn gảy tai trâu
Công Minh Nghi đàn cho trâu nghe khúc điệu “Thanh giác” cao nhã, con trâu vẫn thản nhiên cúi đầu gặm cỏ như trước. Không phải con trâu không nghe, mà vì khúc điệu đó không thích hợp cho nó nghe. Sau đó, Công Minh Nghi thay đổi cách đàn, mô phỏng tiếng muỗi, tiếng ruồi trâu, tiếng nghé con kêu tìm mẹ, lúc này con trâu lập tức ve vẫn đuôi, vểnh tai, đi đi lại lại lắng nghe.
(Mâu Tử)
Ăn đông ngủ tây
Có truyền thuyết như sau: Người nước Tề có cô con gái, có hai nhà trai cùng đến cầu hôn một lúc. Chàng trai ở nhà đông xấu mà giàu, chàng trai ở nhà tây đẹp mà nghèo.
Cha mẹ cô gái do dự không quyết định được, bèn hỏi ý của con mình muốn chọn ai, nói: “Con thích lấy ai, nếu cảm thấy khó nói, thì dùng cách phanh một cánh tay ra làm hiệu để ta biết được ý của con”.
Cô gái bèn phanh cả hai cánh tay ra.
Cha mẹ cô gái lấy làm lạ, hỏi rõ nguyên do. Cô gái trả lời: Muốn ăn ở nhà đông, ngủ ở nhà tây”.
Đó chính là câu chuyện truyền thuyết “Phanh hai tay”.
Nguyên văn câu chữ Hán như sau :
Đông gia thực phạn, Tây gia miên
東 家 飲 飯 西 家 眠
(Phong Tục Thông)
Lòng lang dạ sói
Có người nhà giàu ngẫu nhiên bắt được hai con sói con, đem về nuôi chung với chó trong nhà, sói con cũng sống hòa hợp với sói nhà, thời gian lâu sau cũng thuần phục, người chủ lại quên mất nó là sói.
Một hôm, người chủ nằm ngủ ban ngày ở sảnh đường, bỗng nghe bầy chó cất tiếng sủa oang oang, người chủ giật mình thức giấc, thấy chung quanh không có người, lại nằm xuống định ngủ tiếp, chó lại cất tiếng sủa vang như trước, người chủ nhà giả vờ ngủ để đợi xem. Thì ra hai con chó sói kia đợi chủ nhân ngủ say, muốn nhảy vào cắn cổ chủ nhân, bầy chó ngăn cản không cho sói xông tới. Cuối cùng, người chủ giết hai con sói, lột da nó.
(Kỷ Vân- đời Thanh)
Ông ba phải
Thời Hậu Hán có người tên Tư Mã Huy, ông ta vốn không hề nói xấu người khác. Khi nói chuyện với ai, bất kể tốt hay xấu, đều nói tốt cả. Có người hỏi ông ta có khoẻ không, ông ta trả lời “Tốt”. Có người kể với ông ta về chuyện con chết,” ông ta cũng đáp lại: “Rất tốt”.
Người vợ bèn quở trách:” Người ta cho rằng mình có đức hạnh, mới muốn thổ lộ tâm tình với mình, tai sao khi nghe con người ta chết, mình lại nói rất tốt?”
Tư Mã Huy nói:” Những lời bà nói cũng rất tốt!”
Danh từ “ông ba phải” mà người ta nói ngày nay, cũng từ đó mà ra.
(Cổ kim đàm khái)
Cỡi Ngựa Xem Hoa
Có một cô nàng nọ đã đến tuổi cặp kê mà vẫn chưa có ai. Lý do là môi của cô có khuyết điểm, bị hở hàm ếch. Và ở vùng khác, cũng có một anh chàng kia, tuối đã lớn mà chưa có người nâng khăn sửa túi vì anh bị tật ở chân. Cả hai đều nhờ đến mai mối, mong tìm được người thương. Bà mai mà hai người này nhờ lại là một người, bởi vậy câu chuyện mới tiếp tục và làm cho hai người xa lạ kia tiến gần lại với nhau. Bà xếp đặt cho hai người một cuộc hẹn. Đó là vào hội chợ hoa.
Chợ hoa lần ấy, người ta thấy một chàng thư sinh cưỡi chú tuấn mã thong dong vào vườn hoa. Laị còn thấy một cô gái thật đẹp nép nửa mặt vào trong cánh quạt, đang e lệ khẽ nâng từng cánh tầm xuân
Sau đó hai người hình như là quen nhau, dù hơi xấu hổ khi biết được khuyết điểm của nhau
Câu "cưỡi ngựa xem hoa" ra đời từ đó
Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010
Điển tích (tt)
Có Công Mài Sắt, Có Ngày Nên Kim
Đến như sắt mài mãi cũng thành kim, thì bất cứ việc gì cũng có thể làm được, miền là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian lao vất vả. Lời giáo huấn biểu hiện qua câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim", một mặt, được nhận thức qua ngôn từ của nó mà mấu chốt là sự đối lập giữa hai hình ảnh "sắt" và "kim"; mặt khác, thông qua sự liên hội tới giai thoại về cuộc đời của nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc - nhà thơ Lý Bạch.
Tương truyền, thuở niên thiếu, Lý Bạch là cậu bé không chịu khó học hành, ham chơi như bao đứa trẻ bình thường khác. Một hôm, cậu bé chán học, lẻn sang chơi ở chân núi phía Đông. Kỳ lạ quá ! Trước mặt cậu bé là một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn. "Bà già tóc bạc đến dường kia mà lại chăm chắm mài một thanh sắt làm gì nhỉ ?" Cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh cụ già rồi cất tiếng hỏi :
- Cụ ơi ! Cụ mài sắt để làm gì vậy ?
Bà lão ngoảnh mặt lên, hiền từ trả lời :
- Để làm kim khâu, cháu ạ.
- Làm kim khâu ư ? Thanh sắt thì làm thế nào mà trở thành cái kim khâu được ? Cậu bé chất vấn bà lão.
- Mài mãi cũng phải được. Kể có công mài sắt thì có ngày nên kim chứ - Bà lão trả lời một cách tin tưởng như vậy.
Lý Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại. "Liệu hôm nay có xong được không hở cụ ?" Bà lão thong thả trả lời hòa nhịp với động tác mài kim : "Hôm nay không xong thì mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong thì sang năm tiếp tục mài, ngày lại ngày, già nhất định mài xong".
Nghe đến đây, Lý Bạch chợt hiểu ra và im lặng. Về nhà, Lý Bạch thường ngẫm nghĩ về những lời của bà lão mà càng chuyên tâm học tập. Chẳng bao lâu, Lý Bạch trở thành nhà thơ lỗi lạc với những áng thơ Đường tuyệt mỹ, có một không hai trong nền văn học Trung Quốc. Từ đó, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ "chỉ yếu công phu thâm, thiết chữ ma thành châm" với nghĩa là "có công mài sắt, có ngày nên kim". Thoạt đầu, nó như một nhận xét về cuộc đời, văn nghiệp của Lý Bạch : từ chỗ lười học, nhờ sự tỉnh ngộ qua cuộc gặp gỡ với cụ già mà siêng năng, kiên trì học tập và cuối cùng trở thành tài. Nhưng dần dần câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim" được lưu truyền rộng rãi, vượt qua phạm vi của một cuộc đời, một sự nghiệp, trở thành một lời dạy, lời giáo huấn mọi người về ý chí bền bỉ trong công việc nói riêng, trong cuộc đời nói chung.
Đánh Trống Bỏ Dùi
Thoạt nghe, tưởng chừng thành ngữ "đánh trống bỏ dùi" chẳng có vấn đề gì về mặt chữ nghĩa, vậy mà chính nó là một thành ngữ khá phức tạp, không đơn giản như nhiều người vẫn hiểu. Tất cả cũng tại một chữ "dùi" !
Thông thường, nhiều người diễn giải rằng "đánh trống bỏ dùi" là dùng dùi để đánh trống và đánh xong thì đem vất dùi đi. Từ đó mà suy ra nghĩa của thành ngữ. Có người còn suy ra là người đánh trống, khi xong công việc thì chỉ mang trống về, chỉ giữ gìn lấy trống mà vất dùi lại, chẳng tiếc gì thứ "rẻ tiền" đó nữa.
Trách ai tham trống bỏ dùi
(Ca dao)
Nhưng lại có một cách hiểu khác về chữ "dùi". "Dùi" là tên gọi những tiếng trống lẻ sau những hồi trống dài, liên tục. Như vậy, "dùi" còn mang ý nghĩa như "tiếng" do phép hoán dụ, dùng phương tiện hành động chỉ kết quả hành động. Trong thổ ngữ Nghệ Tỉnh, "dùi" và "tiếng" song song tồn tại bên nhau và có khả năng thay thế cho nhau: "ba hồi chín dùi = ba hồi chín tiếng". Đáng lưu ý là những "dùi" trống riêng lẻ này rất quan trọng vì chúng là tín hiệu góp phần phân biệt quy định các hiệu lệnh khác nhau của hồi trống "ba hồi chín dùi" có nội dung thông báo khác với hiệu lệnh "ba hồi ba dùi". Đánh trống mà bỏ (không đánh) những "dùi" lẻ này thì người nghe không thể biết đó là hiệu lệnh gì để đáp ứng yêu cầu kịp thời. Ấy vậy là làm việc không chu đáo và thiếu trách nhiệm.
Trâu Chậm Uống Nước Đục
VN có thành ngữ "Trâu chậm uống nước đục" tuy lối nói có khác, nhưng ý nghĩa thì tương đồng với thành ngữ của Tàu "Tiệp túc tiên đăng" (nhanh chân thì trèo lên được trước), hoặc "Tiệp túc tiên đắc" (nhanh chân thì được trước). Các thành ngữ này được dùng để nói về trường hợp người nhanh chân sẽ đạt được mục đích trước, kẻ chậm chân tất phải thiệt thòi.
Trong lịch sử Tàu, triều đại nhà Tần là triều đại có chính sách cực kỳ tàn bạo, nào là đốt sách chôn học trò, nào là sưu cao thuế nặng, giao dịch khó khăn, khiến dân oán hận vô cùng.
Cuối đời Tần, các anh hùng hào kiệt trong thiên hạ nổi lên khắp nơi, chống lại nhà Tần và tranh giành thiên hạ.
Lưu Bang có một đại tướng là Hàn Tín, đã đánh bại Tề Vương Điền Quảng, đánh chiếm đất Lâm Chuy, bình định được đất Tề. Lúc đó Lưu Bang lại đang bị Hạng Võ vây tại đất Huỳnh Dương (tức vùng Tây Nam huyện Huỳnh Trạng ngày nay). Rồi Lưu Bang sợ Hàn Tín bội phản, bèn sai Trương Lương tới tuyên sắc chỉ lập Hàn Tín làm Tề Vương.
Mưu sĩ của Hàn Tín là Khoái Thông khuyên Hàn Tín nên phản lại Lưu Bang, rồi liên lạc với Hạng Võ, chia ba thiên hạ, sau đó sẽ tính việc thống nhất giang sơn. Tuy nhiên, Hàn Tín không nghe.
Về sau, Hàn Tín bị giáng xuống làm Hoài Âm Hầu, lúc đó mới ngầm liên lạc với Trần Hy, đang đóng quân tại Cự Lộc (tức địa phận Vọng huyện, thuộc tỉnh Hà Bắc ngày nay), hẹn là lật đổ Lưu Bang. Nhưng âm mưu bại lộ, Lưu Bang đem binh đáh Trần Hy, còn Hàn Tín thì bị vợ của Lưu Bang bắt sai đem giết. Lúc sắp bị hành quyết, Hàn Tín than rằng :
- Ta hối hận không nghe lời Khoái Thông, để đến nổi ngày nay phải chết về tay một con đàn bà tầm thường.
Sau khi diệt được Trần Hy trở về, Lưu Bang biết chuyện, bèn sai bắt Khoái Thông để đem chém. Khoái Thông kêu oan và nói rằng :
- Con chó kia mà còn biết chủ nó, ai không phải chủ nó thì nó cắn nó sủa, huống hồ là ngườị Lúc đó tôi chỉ biết có Hàn Tín mà không biết có chúa công. Nhà Tần đã sụp đổ, anh hùng trong thiên hạ đang tranh đoạt nhau, người nào có tài và hành động mau chân lẹ tay thì người đó được thiên hạ vậy ("Ư thị cao tài tật túc giả tiên đắc yên"). Thiên hạ đại loạn, ngươi nào cũng muốn làm công việc mà chúa công làm, thì tại sao chúa công lại định giết tôi ?
Lưu Bang ngẫm nghĩ rồi cho là đúng, bèn tha cho Khoái Thông.
Sự tích trên đây được chép trong Sử ký của Tư Mã Thiên. Từ câu nói "Cao tài tật túc tiên đắc yên" (có tài cao mà nhanh chân thì được trước vậy) của Khoái Thông, người đời sau rút ra thành ngữ "Tiệp túc tiên đăng (nhanh chân thì trèo lên được trước), hoặc "Tiệp túc tiên đắc (nhanh chân thì được trước) để nói về trường hợp một người làm việc mau lẹ, quyết định sớm sủa, thì đạt đượ c mục đích trước những người khác.
Bát Cơm Phiếu Mẫu Phiếu Mẫu.”
Trong thời Hán Sở tranh hùng, có một nhân vật tên Hàn Tín, ông ta đã được xem là viên tướng độc nhất từ cỗ chí kim đã áp dụng đến toán học trong phép dụng binh, Hàn Tín chỉ ngồi tại đại bản doanh Trung nguyên mà dẹp yên đưọc giặc Sở tại Hoa Hạ.
Thuở thiếu thời, Hàn Tín lúc hàn vi, anh ta còn là ngưòi đi câu cá ở các sông rạch mang về Hoài Âm bán đi để độ nhật qua ngày. Muà Ðông đến rét mưót, Hàn Tín không đi câu đưọc, đói meo... Bấy giờ, có một bà lão tên Phiếu Mẫu thưong tình động lòng trước cảnh “thất nghiệp” cuả chàng trai Hàn Tín, bà ta kêu chàng đến nhà, bà già cũng nghèo rớt mồng tơi, nấu gạo thành cơm trắng cho Hàn Tín ăn với tưong đậu nành, dưa để sống qua ngày...
Về sau, thời thế tạo nên anh hùng. Anh chàng câu cá Hàn Tín giờ đây trờ nên vị tưóng lãnh lỗi lạc, bình đưọc thiên hạ. Hàn Tín đã được Hán Cao Tổ phong vưong cho tưóc vị “Nguyên Nhung Bình Sở’ tại quê quán mà Hàn Tín đã sinh sống thuở hàn vi. Làm tưóng quyền oai hiển hách, giầu có, quanh mình có quân lính hầu, nhưng Hàn Tín vẫn không quên ơn bà già Phiếu Mẫu đã cho mình những bát cơm dưa... Hàn Tín trở về quê, thân hành đến tận nhà bà cụ Phiếu Mẫu thăm viếng tạ ơn. Bà cụ già nay nhận được những bát vàng bạc, châu ngọc từ Hàn Tín.
Bệnh nhà giàu
Có người bỗng dưng trở nên giàu có, sang sớm đi ra vườn ngắm hoa xong trở vào rên rỉ kêu đau.
Người vợ hỏi bị bệnh gì?
Ông ta đáp:” Sáng nay ra ngắm hoa, bị nước sương ở hoa tường vi giọt trúng nên đau, còn không nhanh mời thầy điều trị cho ta!”
Ngưới vợ nói: “ mình à! Mình quên rằng năm đó tôi cùng mình đi xin ăn bên ngoài, ở dưới rừng tre ngà bị mưa lớn ướt dầm một đêm mà có sao đâu, nay nước sương buổi sáng có đáng gì?”
(Quảng Tiết Phủ)
Đàn gảy tai trâu
Công Minh Nghi đàn cho trâu nghe khúc điệu “Thanh giác” cao nhã, con trâu vẫn thản nhiên cúi đầu gặm cỏ như trước. Không phải con trâu không nghe, mà vì khúc điệu đó không thích hợp cho nó nghe. Sau đó, Công Minh Nghi thay đổi cách đàn, mô phỏng tiếng muỗi, tiếng ruồi trâu, tiếng nghé con kêu tìm mẹ, lúc này con trâu lập tức ve vẫn đuôi, vểnh tai, đi đi lại lại lắng nghe.
(Mâu Tử)
Ăn đông ngủ tây
Có truyền thuyết như sau: Người nước Tề có cô con gái, có hai nhà trai cùng đến cầu hôn một lúc. Chàng trai ở nhà đông xấu mà giàu, chàng trai ở nhà tây đẹp mà nghèo.
Cha mẹ cô gái do dự không quyết định được, bèn hỏi ý của con mình muốn chọn ai, nói: “Con thích lấy ai, nếu cảm thấy khó nói, thì dùng cách phanh một cánh tay ra làm hiệu để ta biết được ý của con”.
Cô gái bèn phanh cả hai cánh tay ra.
Cha mẹ cô gái lấy làm lạ, hỏi rõ nguyên do. Cô gái trả lời: Muốn ăn ở nhà đông, ngủ ở nhà tây”.
Đó chính là câu chuyện truyền thuyết “Phanh hai tay”.
Nguyên văn câu chữ Hán như sau :
Đông gia thực phạn, Tây gia miên
東 家 飲 飯 西 家 眠
(Phong Tục Thông)
Lòng lang dạ sói
Có người nhà giàu ngẫu nhiên bắt được hai con sói con, đem về nuôi chung với chó trong nhà, sói con cũng sống hòa hợp với sói nhà, thời gian lâu sau cũng thuần phục, người chủ lại quên mất nó là sói.
Một hôm, người chủ nằm ngủ ban ngày ở sảnh đường, bỗng nghe bầy chó cất tiếng sủa oang oang, người chủ giật mình thức giấc, thấy chung quanh không có người, lại nằm xuống định ngủ tiếp, chó lại cất tiếng sủa vang như trước, người chủ nhà giả vờ ngủ để đợi xem. Thì ra hai con chó sói kia đợi chủ nhân ngủ say, muốn nhảy vào cắn cổ chủ nhân, bầy chó ngăn cản không cho sói xông tới. Cuối cùng, người chủ giết hai con sói, lột da nó.
(Kỷ Vân- đời Thanh)
Ông ba phải
Thời Hậu Hán có người tên Tư Mã Huy, ông ta vốn không hề nói xấu người khác. Khi nói chuyện với ai, bất kể tốt hay xấu, đều nói tốt cả. Có người hỏi ông ta có khoẻ không, ông ta trả lời “Tốt”. Có người kể với ông ta về chuyện con chết,” ông ta cũng đáp lại: “Rất tốt”.
Người vợ bèn quở trách:” Người ta cho rằng mình có đức hạnh, mới muốn thổ lộ tâm tình với mình, tai sao khi nghe con người ta chết, mình lại nói rất tốt?”
Tư Mã Huy nói:” Những lời bà nói cũng rất tốt!”
Danh từ “ông ba phải” mà người ta nói ngày nay, cũng từ đó mà ra.
(Cổ kim đàm khái)
Cỡi Ngựa Xem Hoa
Có một cô nàng nọ đã đến tuổi cặp kê mà vẫn chưa có ai. Lý do là môi của cô có khuyết điểm, bị hở hàm ếch. Và ở vùng khác, cũng có một anh chàng kia, tuối đã lớn mà chưa có người nâng khăn sửa túi vì anh bị tật ở chân. Cả hai đều nhờ đến mai mối, mong tìm được người thương. Bà mai mà hai người này nhờ lại là một người, bởi vậy câu chuyện mới tiếp tục và làm cho hai người xa lạ kia tiến gần lại với nhau. Bà xếp đặt cho hai người một cuộc hẹn. Đó là vào hội chợ hoa.
Chợ hoa lần ấy, người ta thấy một chàng thư sinh cưỡi chú tuấn mã thong dong vào vườn hoa. Laị còn thấy một cô gái thật đẹp nép nửa mặt vào trong cánh quạt, đang e lệ khẽ nâng từng cánh tầm xuân
Sau đó hai người hình như là quen nhau, dù hơi xấu hổ khi biết được khuyết điểm của nhau
Câu "cưỡi ngựa xem hoa" ra đời từ đó
Đến như sắt mài mãi cũng thành kim, thì bất cứ việc gì cũng có thể làm được, miền là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian lao vất vả. Lời giáo huấn biểu hiện qua câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim", một mặt, được nhận thức qua ngôn từ của nó mà mấu chốt là sự đối lập giữa hai hình ảnh "sắt" và "kim"; mặt khác, thông qua sự liên hội tới giai thoại về cuộc đời của nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc - nhà thơ Lý Bạch.
Tương truyền, thuở niên thiếu, Lý Bạch là cậu bé không chịu khó học hành, ham chơi như bao đứa trẻ bình thường khác. Một hôm, cậu bé chán học, lẻn sang chơi ở chân núi phía Đông. Kỳ lạ quá ! Trước mặt cậu bé là một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn. "Bà già tóc bạc đến dường kia mà lại chăm chắm mài một thanh sắt làm gì nhỉ ?" Cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh cụ già rồi cất tiếng hỏi :
- Cụ ơi ! Cụ mài sắt để làm gì vậy ?
Bà lão ngoảnh mặt lên, hiền từ trả lời :
- Để làm kim khâu, cháu ạ.
- Làm kim khâu ư ? Thanh sắt thì làm thế nào mà trở thành cái kim khâu được ? Cậu bé chất vấn bà lão.
- Mài mãi cũng phải được. Kể có công mài sắt thì có ngày nên kim chứ - Bà lão trả lời một cách tin tưởng như vậy.
Lý Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại. "Liệu hôm nay có xong được không hở cụ ?" Bà lão thong thả trả lời hòa nhịp với động tác mài kim : "Hôm nay không xong thì mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong thì sang năm tiếp tục mài, ngày lại ngày, già nhất định mài xong".
Nghe đến đây, Lý Bạch chợt hiểu ra và im lặng. Về nhà, Lý Bạch thường ngẫm nghĩ về những lời của bà lão mà càng chuyên tâm học tập. Chẳng bao lâu, Lý Bạch trở thành nhà thơ lỗi lạc với những áng thơ Đường tuyệt mỹ, có một không hai trong nền văn học Trung Quốc. Từ đó, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ "chỉ yếu công phu thâm, thiết chữ ma thành châm" với nghĩa là "có công mài sắt, có ngày nên kim". Thoạt đầu, nó như một nhận xét về cuộc đời, văn nghiệp của Lý Bạch : từ chỗ lười học, nhờ sự tỉnh ngộ qua cuộc gặp gỡ với cụ già mà siêng năng, kiên trì học tập và cuối cùng trở thành tài. Nhưng dần dần câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim" được lưu truyền rộng rãi, vượt qua phạm vi của một cuộc đời, một sự nghiệp, trở thành một lời dạy, lời giáo huấn mọi người về ý chí bền bỉ trong công việc nói riêng, trong cuộc đời nói chung.
Đánh Trống Bỏ Dùi
Thoạt nghe, tưởng chừng thành ngữ "đánh trống bỏ dùi" chẳng có vấn đề gì về mặt chữ nghĩa, vậy mà chính nó là một thành ngữ khá phức tạp, không đơn giản như nhiều người vẫn hiểu. Tất cả cũng tại một chữ "dùi" !
Thông thường, nhiều người diễn giải rằng "đánh trống bỏ dùi" là dùng dùi để đánh trống và đánh xong thì đem vất dùi đi. Từ đó mà suy ra nghĩa của thành ngữ. Có người còn suy ra là người đánh trống, khi xong công việc thì chỉ mang trống về, chỉ giữ gìn lấy trống mà vất dùi lại, chẳng tiếc gì thứ "rẻ tiền" đó nữa.
Trách ai tham trống bỏ dùi
(Ca dao)
Nhưng lại có một cách hiểu khác về chữ "dùi". "Dùi" là tên gọi những tiếng trống lẻ sau những hồi trống dài, liên tục. Như vậy, "dùi" còn mang ý nghĩa như "tiếng" do phép hoán dụ, dùng phương tiện hành động chỉ kết quả hành động. Trong thổ ngữ Nghệ Tỉnh, "dùi" và "tiếng" song song tồn tại bên nhau và có khả năng thay thế cho nhau: "ba hồi chín dùi = ba hồi chín tiếng". Đáng lưu ý là những "dùi" trống riêng lẻ này rất quan trọng vì chúng là tín hiệu góp phần phân biệt quy định các hiệu lệnh khác nhau của hồi trống "ba hồi chín dùi" có nội dung thông báo khác với hiệu lệnh "ba hồi ba dùi". Đánh trống mà bỏ (không đánh) những "dùi" lẻ này thì người nghe không thể biết đó là hiệu lệnh gì để đáp ứng yêu cầu kịp thời. Ấy vậy là làm việc không chu đáo và thiếu trách nhiệm.
Trâu Chậm Uống Nước Đục
VN có thành ngữ "Trâu chậm uống nước đục" tuy lối nói có khác, nhưng ý nghĩa thì tương đồng với thành ngữ của Tàu "Tiệp túc tiên đăng" (nhanh chân thì trèo lên được trước), hoặc "Tiệp túc tiên đắc" (nhanh chân thì được trước). Các thành ngữ này được dùng để nói về trường hợp người nhanh chân sẽ đạt được mục đích trước, kẻ chậm chân tất phải thiệt thòi.
Trong lịch sử Tàu, triều đại nhà Tần là triều đại có chính sách cực kỳ tàn bạo, nào là đốt sách chôn học trò, nào là sưu cao thuế nặng, giao dịch khó khăn, khiến dân oán hận vô cùng.
Cuối đời Tần, các anh hùng hào kiệt trong thiên hạ nổi lên khắp nơi, chống lại nhà Tần và tranh giành thiên hạ.
Lưu Bang có một đại tướng là Hàn Tín, đã đánh bại Tề Vương Điền Quảng, đánh chiếm đất Lâm Chuy, bình định được đất Tề. Lúc đó Lưu Bang lại đang bị Hạng Võ vây tại đất Huỳnh Dương (tức vùng Tây Nam huyện Huỳnh Trạng ngày nay). Rồi Lưu Bang sợ Hàn Tín bội phản, bèn sai Trương Lương tới tuyên sắc chỉ lập Hàn Tín làm Tề Vương.
Mưu sĩ của Hàn Tín là Khoái Thông khuyên Hàn Tín nên phản lại Lưu Bang, rồi liên lạc với Hạng Võ, chia ba thiên hạ, sau đó sẽ tính việc thống nhất giang sơn. Tuy nhiên, Hàn Tín không nghe.
Về sau, Hàn Tín bị giáng xuống làm Hoài Âm Hầu, lúc đó mới ngầm liên lạc với Trần Hy, đang đóng quân tại Cự Lộc (tức địa phận Vọng huyện, thuộc tỉnh Hà Bắc ngày nay), hẹn là lật đổ Lưu Bang. Nhưng âm mưu bại lộ, Lưu Bang đem binh đáh Trần Hy, còn Hàn Tín thì bị vợ của Lưu Bang bắt sai đem giết. Lúc sắp bị hành quyết, Hàn Tín than rằng :
- Ta hối hận không nghe lời Khoái Thông, để đến nổi ngày nay phải chết về tay một con đàn bà tầm thường.
Sau khi diệt được Trần Hy trở về, Lưu Bang biết chuyện, bèn sai bắt Khoái Thông để đem chém. Khoái Thông kêu oan và nói rằng :
- Con chó kia mà còn biết chủ nó, ai không phải chủ nó thì nó cắn nó sủa, huống hồ là ngườị Lúc đó tôi chỉ biết có Hàn Tín mà không biết có chúa công. Nhà Tần đã sụp đổ, anh hùng trong thiên hạ đang tranh đoạt nhau, người nào có tài và hành động mau chân lẹ tay thì người đó được thiên hạ vậy ("Ư thị cao tài tật túc giả tiên đắc yên"). Thiên hạ đại loạn, ngươi nào cũng muốn làm công việc mà chúa công làm, thì tại sao chúa công lại định giết tôi ?
Lưu Bang ngẫm nghĩ rồi cho là đúng, bèn tha cho Khoái Thông.
Sự tích trên đây được chép trong Sử ký của Tư Mã Thiên. Từ câu nói "Cao tài tật túc tiên đắc yên" (có tài cao mà nhanh chân thì được trước vậy) của Khoái Thông, người đời sau rút ra thành ngữ "Tiệp túc tiên đăng (nhanh chân thì trèo lên được trước), hoặc "Tiệp túc tiên đắc (nhanh chân thì được trước) để nói về trường hợp một người làm việc mau lẹ, quyết định sớm sủa, thì đạt đượ c mục đích trước những người khác.
Bát Cơm Phiếu Mẫu Phiếu Mẫu.”
Trong thời Hán Sở tranh hùng, có một nhân vật tên Hàn Tín, ông ta đã được xem là viên tướng độc nhất từ cỗ chí kim đã áp dụng đến toán học trong phép dụng binh, Hàn Tín chỉ ngồi tại đại bản doanh Trung nguyên mà dẹp yên đưọc giặc Sở tại Hoa Hạ.
Thuở thiếu thời, Hàn Tín lúc hàn vi, anh ta còn là ngưòi đi câu cá ở các sông rạch mang về Hoài Âm bán đi để độ nhật qua ngày. Muà Ðông đến rét mưót, Hàn Tín không đi câu đưọc, đói meo... Bấy giờ, có một bà lão tên Phiếu Mẫu thưong tình động lòng trước cảnh “thất nghiệp” cuả chàng trai Hàn Tín, bà ta kêu chàng đến nhà, bà già cũng nghèo rớt mồng tơi, nấu gạo thành cơm trắng cho Hàn Tín ăn với tưong đậu nành, dưa để sống qua ngày...
Về sau, thời thế tạo nên anh hùng. Anh chàng câu cá Hàn Tín giờ đây trờ nên vị tưóng lãnh lỗi lạc, bình đưọc thiên hạ. Hàn Tín đã được Hán Cao Tổ phong vưong cho tưóc vị “Nguyên Nhung Bình Sở’ tại quê quán mà Hàn Tín đã sinh sống thuở hàn vi. Làm tưóng quyền oai hiển hách, giầu có, quanh mình có quân lính hầu, nhưng Hàn Tín vẫn không quên ơn bà già Phiếu Mẫu đã cho mình những bát cơm dưa... Hàn Tín trở về quê, thân hành đến tận nhà bà cụ Phiếu Mẫu thăm viếng tạ ơn. Bà cụ già nay nhận được những bát vàng bạc, châu ngọc từ Hàn Tín.
Bệnh nhà giàu
Có người bỗng dưng trở nên giàu có, sang sớm đi ra vườn ngắm hoa xong trở vào rên rỉ kêu đau.
Người vợ hỏi bị bệnh gì?
Ông ta đáp:” Sáng nay ra ngắm hoa, bị nước sương ở hoa tường vi giọt trúng nên đau, còn không nhanh mời thầy điều trị cho ta!”
Ngưới vợ nói: “ mình à! Mình quên rằng năm đó tôi cùng mình đi xin ăn bên ngoài, ở dưới rừng tre ngà bị mưa lớn ướt dầm một đêm mà có sao đâu, nay nước sương buổi sáng có đáng gì?”
(Quảng Tiết Phủ)
Đàn gảy tai trâu
Công Minh Nghi đàn cho trâu nghe khúc điệu “Thanh giác” cao nhã, con trâu vẫn thản nhiên cúi đầu gặm cỏ như trước. Không phải con trâu không nghe, mà vì khúc điệu đó không thích hợp cho nó nghe. Sau đó, Công Minh Nghi thay đổi cách đàn, mô phỏng tiếng muỗi, tiếng ruồi trâu, tiếng nghé con kêu tìm mẹ, lúc này con trâu lập tức ve vẫn đuôi, vểnh tai, đi đi lại lại lắng nghe.
(Mâu Tử)
Ăn đông ngủ tây
Có truyền thuyết như sau: Người nước Tề có cô con gái, có hai nhà trai cùng đến cầu hôn một lúc. Chàng trai ở nhà đông xấu mà giàu, chàng trai ở nhà tây đẹp mà nghèo.
Cha mẹ cô gái do dự không quyết định được, bèn hỏi ý của con mình muốn chọn ai, nói: “Con thích lấy ai, nếu cảm thấy khó nói, thì dùng cách phanh một cánh tay ra làm hiệu để ta biết được ý của con”.
Cô gái bèn phanh cả hai cánh tay ra.
Cha mẹ cô gái lấy làm lạ, hỏi rõ nguyên do. Cô gái trả lời: Muốn ăn ở nhà đông, ngủ ở nhà tây”.
Đó chính là câu chuyện truyền thuyết “Phanh hai tay”.
Nguyên văn câu chữ Hán như sau :
Đông gia thực phạn, Tây gia miên
東 家 飲 飯 西 家 眠
(Phong Tục Thông)
Lòng lang dạ sói
Có người nhà giàu ngẫu nhiên bắt được hai con sói con, đem về nuôi chung với chó trong nhà, sói con cũng sống hòa hợp với sói nhà, thời gian lâu sau cũng thuần phục, người chủ lại quên mất nó là sói.
Một hôm, người chủ nằm ngủ ban ngày ở sảnh đường, bỗng nghe bầy chó cất tiếng sủa oang oang, người chủ giật mình thức giấc, thấy chung quanh không có người, lại nằm xuống định ngủ tiếp, chó lại cất tiếng sủa vang như trước, người chủ nhà giả vờ ngủ để đợi xem. Thì ra hai con chó sói kia đợi chủ nhân ngủ say, muốn nhảy vào cắn cổ chủ nhân, bầy chó ngăn cản không cho sói xông tới. Cuối cùng, người chủ giết hai con sói, lột da nó.
(Kỷ Vân- đời Thanh)
Ông ba phải
Thời Hậu Hán có người tên Tư Mã Huy, ông ta vốn không hề nói xấu người khác. Khi nói chuyện với ai, bất kể tốt hay xấu, đều nói tốt cả. Có người hỏi ông ta có khoẻ không, ông ta trả lời “Tốt”. Có người kể với ông ta về chuyện con chết,” ông ta cũng đáp lại: “Rất tốt”.
Người vợ bèn quở trách:” Người ta cho rằng mình có đức hạnh, mới muốn thổ lộ tâm tình với mình, tai sao khi nghe con người ta chết, mình lại nói rất tốt?”
Tư Mã Huy nói:” Những lời bà nói cũng rất tốt!”
Danh từ “ông ba phải” mà người ta nói ngày nay, cũng từ đó mà ra.
(Cổ kim đàm khái)
Cỡi Ngựa Xem Hoa
Có một cô nàng nọ đã đến tuổi cặp kê mà vẫn chưa có ai. Lý do là môi của cô có khuyết điểm, bị hở hàm ếch. Và ở vùng khác, cũng có một anh chàng kia, tuối đã lớn mà chưa có người nâng khăn sửa túi vì anh bị tật ở chân. Cả hai đều nhờ đến mai mối, mong tìm được người thương. Bà mai mà hai người này nhờ lại là một người, bởi vậy câu chuyện mới tiếp tục và làm cho hai người xa lạ kia tiến gần lại với nhau. Bà xếp đặt cho hai người một cuộc hẹn. Đó là vào hội chợ hoa.
Chợ hoa lần ấy, người ta thấy một chàng thư sinh cưỡi chú tuấn mã thong dong vào vườn hoa. Laị còn thấy một cô gái thật đẹp nép nửa mặt vào trong cánh quạt, đang e lệ khẽ nâng từng cánh tầm xuân
Sau đó hai người hình như là quen nhau, dù hơi xấu hổ khi biết được khuyết điểm của nhau
Câu "cưỡi ngựa xem hoa" ra đời từ đó
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét