Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

Nguồn gốc Chèo


Nguồn gốc và thời điểm hình thành chèo
Việt Nam có cả một kho tàng sân khấu cổ truyền gồm nhiều kịch chủng như: múa rối, tuồng, chèo; mà mỗi loại lại có những đặc điểm nghệ thuật độc đáo, sinh sắc, không thể lẫn lộn. Nẩy sinh và lớn lên trong xã hội nông nghiệp lạc hậu, chúng tiến triển tương ứng với trình độ và nhu cầu nhiều mặt của mỗi thời kỳ lịch sử, mặc nhiên trong những món ăn tinh thần không thể thiếu của đông đảo con dân đất Việt, trong đó sân khấu chèo giữ một vị trí hết sức quan trọng. Ðể chèo có được vị thế như ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau quay trở lại nguồn gốc của nó.

1. Những ý kiến đã phát biểu về nguồn gốc và sự hình thành chèo

Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc và sự hình thành của chèo, tuy nhiên có thể tóm tắt một số ý kiến đã phát biểu từ trước đến nay, về nguồn gốc và thời điểm xuất hiện của Chèo như sau:

- Chèo có nguồn gốc ngoại lai, bắt đầu từ sự kiện quân ta cầm giữ nghệ nhân Lý Nguyên Cát ở trận Tây Kết;

- Chèo khởi lên từ Trịnh Trọng Tử cho quân hát khúc Long ngân đang khi đưa tang vua Trần Nhân Tông:

- Danh xưng chèo do ghi Nôm, dịch chữ Hán ra; hoặc từ chữ Trào (trào lộng) mà ra; hoặc chữ chèo do phát âm sai mà thành chèo; do phiên Nôm, dịch Hán đồng dạng những chữ chào (chào mừng), chữ chầu (chầu thần thánh), chữ triều (triều đình, đọc thành trào đình)...

- Chèo chỉ động tác chèo thuyền, đề nói nguồn gốc chèo xuất phát từ trò tang lễ và lao động;

- Chèo là hình thức sân khấu thuần tuý dân tộc, bắt nguồn từ kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian phong phú lâu đời Việt Nam;

- Về thời điểm thành hình, có những ý kiến cho chèo có ở nước ta từ thời tiền sử, thế kỷ thứ IV trước Công nguyên đến thế kỷ thứ I sau Công nguyên; hoặc thế kỷ thứ X (thời nhà Ðinh); hoặc thế kỷ XIV (cuối nhà Trần);...

Chèo : Luyện năm Cung
2. Chúng tôi không tán thành nhóm ý kiến cho rằng chèo bắt đầu thành hình từ khi có nghệ nhân Trung Quốc Lý Nguyên Cát (hay Hứa Tông Ðạo), hoặc bất cứ nguồn gốc ngoại lai nào

Dựa trên những gì ghi khắc trong sử sách, bi ký qua các đời Ðinh, Tiền Lê, Lý đến cuối Trần, đã có thể rút ra mấy nhận xét.

Một. Các hình thái hát (kết hợp) múa, các trò hề riễu đã tồn tại ở xã hội ta khá phong phú và ngày một phát triển:

- Ðời Ðinh tương truyền có Phạm Thị Chân, Ðào Văn Xó

- Ðời Lý với tầng lớp tăng lữ đông đảo có thế lực, kết hợp lại qua với quý tộc cũ mới, thêm Nho giáo, rồi qua chiến tranh giữ nước mà chín muồi dần tinh thần dân tộc đưa tới ra đời chữ Nôm với sự liên kết giữa tăng lữ Từ Ðạo Hạnh, nho sĩ Mai Sinh, nghệ nhân Sai ất (hay Phan Khất?). Và rằng phần lớn các vua Lý đều thích múa hát với Ðào Thị, Ðỗ Anh Vũ...

- Ðời Trần, Nho giáo ngày một lấn át Phật Giáo, Ðạo Giáo, nẩy sinh tầng lớp nho sỹ vừa sử dụng tốt chữ Hán, vừa mầy mò xây dựng chữ Nôm, vừa chan hoà với văn hoá dân gian, như Chu Văn An, Nguyễn Thuyên, Dư Nhuận Chi, Nguyễn Sỹ Cố, Trần Nhật Duật,...

Hai. Sự xuất hiện những mảnh trò có tích đơn giản, những nghệ nhân vươn lên chuyên nghiệp nhiều loại, như giáp (kép), đào, lão, mụ, hề, những trò nhại (về hào phú, trưởng giả), những bài giáo (như giáo trống, giáo hương,...) để từ đấy tổ chức Giáo phường, tập hợp người nghề, lần đầu tiên cho nhà nước quản lý, với những phường trò, phường hát,...

Ba. Trong bối cảnh ấy, một Tây Vương Mẫu hiến bàn đào hát tiếng Trung Quốc, ăn vận kiểu Trung Quốc, biểu diễn với dàn nhạc Trung Quốc, không thể xoá nhoà tất cả, để có thể coi là khởi điểm cho sự ra đời một kịch chủng thuần tuý dân tộc như Chèo. Những cung cách tiến hành biểu diễn tiết mục ấy, với sắc thái và âm hưởng như sử sách miêu tả, xét các mặt nghệ thuật hát, múa, diễn kỹ, không ai có thể nhận thấy là chèo.

Có chăng, với số điểm mới trong tiết mục (như quần áo lại kiểu, âm nhạc lạ tai, sân khấu hẳn hoi, nghệ nhân ra diễn, lại vào, lại ra diễn...) sẽ góp phần thúc đẩy nghệ thuật bản địa thích ứng nhanh hơn với tình hình và yêu cầu thưởng thức của nhân dân đương thời.

3. Từ trước đến nay, chúng tôi vẫn cho rằng, chèo bắt nguồn từ kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian, dân tộc, với sự đóng góp quan trọng của giới trí thức bình dân và quý tộc, từng tồn tại lâu đời trên đất nước Việt Nam, đúng ra là vùng trung châu và đồng bằng miền Bắc

Khi nói chèo bắt nguồn từ kho tàng dân ca cổ truyền Bắc Bộ, lưu ý rằng, không phải loại dân ca nào cũng có thể phát triển thành chèo, mà chỉ những loại hát nói đậm đặc chất tự sự mới tiềm ẩn khả năng đó, chí ít cũng có số hình thái mang âm hưởng gợi nhắc đến chèo. Tất nhiên, những nghệ nhân chèo lành nghề có thể "chèo - hoá" không mấy khó khăn bất cứ làn điệu hoặc bài dân ca nào.

Có vẻ như cổ xưa, mấy loại dân ca đồng bằng miền Bắc, như Hát đúm, Hát ví, Hát trống quân... với cấu trúc giai điệu ngắn gọn thẳng đuột, phụ thuộc vào ngữ điệu, tiết nhịp câu dân dao 6/8, thêm dăm ba tiếng đệm lót vào đầu, chen giữa hoặc vào cuối cho thành về trống vế mái. Về sau, tuỳ địa phương, tuỳ người hát, chúng có chuyển hoá chút ít hoặc thêm chữ để thành những câu thất tự, bát tự, cửu tự hoặc thêm nội dung làm câu hát dài ra; hoặc thêm đảo nhịp, nghịch nhịp cho câu hát thêm vui nhộn; hoặc gia tăng loại câu đố đó thêm lề lối các loại dân ca khác, đặt vào "giọng vặt", làm buổi hát là sự tập hợp sắc màu cho "xôm trò" hơn là một cách phát triển nghệ thuật.

Những loại dân ca cổ hơn thì qua lề thói sinh hoạt và tiến trình thực hiện, đủ nói sự phát triển từng thời kỳ với số hiện tượng nghệ thuật khá gần gũi với chèo.

Như Hát Xoan (Phú Thọ) mà các hội làng mấy huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Ðoan Hùng, Hạc Trì hàng năm mở đầu cầu thịnh đầu xuân, đều đón Phường Xoan về đình hát thờ và vui chơi. Việc Phường Xoan đi hát các làng không phải vì kế sinh nhai, mà do ràng buộc về tập tục "nước nghĩa" với nhau.

Các buổi hát xoan thường bắt đầu từ chập tối. Khi hát, đào thường đội khăn nhung, xống láng, áo the thâm, thắt lưng đen, có khi bao xanh hoặc hồng; kép thì khăn lượt hoặc khăn xếp, áo the thâm, quần trắng, cổ quàng giải khăn nhiễu điều. Sau hồi trống dạo, Trùm phường cùng ông Chủ tế hội làng ra trước hương án cất câu hát chúc (kiểu đọc sớ). Dứt tiếng, một kép trẻ đeo trước bụng chiếc trống nhỡ, vừa hát vừa nhún nhẩy, miệng Giáo trống, Giáo pháo. Rồi bốn đào xếp hàng ngang, tay càm quạt khuỳnh ra trước mặt vừa hát Thơ nhang vừa làm điệu bộ câu "Tiến nhang lên, lùi nhang xuống" và bắt vào Ðóng đám, chấm dứt 4 câu "vặt" mở đầu, để chính thức vào hát Quả cách (gọi tắt là hát cách), theo trật tự quy định từ quả 1 đến quả 14 (như Kiều giang cách, Nhàn ngâm cách, Tùng mai cách, Xuân thời cách, Chèo thuyền cách, Tứ mùa cách,...). Hát hết các quả lại chuyển sang hát các dọng "vặt", (như Bợm giá, Bỏ bộ, Xin hoa, Bắt cá, Hát phú,...). Xem chừng đã hòm hòm, ông Trùm và ông Chủ tế cất câu hát giã kết thúc đêm hát.

Trong bài Phú Năm canh thấy có những câu giống in mấy câu trong vở chèo Quan Âm, như:

Bây giờ hồ sang trống canh một,
Chim bay về chân núi Lịch San,
Ve gợi sầu nhắn nhủ đê đàn,
Sông lai láng, buồn về góc bể....

Và còn không ít câu gợi nhắc văn vở Lưu Bình Dương Lễ....

Hay như Hát dậm (Hà Nam cũ) mà hàng năm, làng Quyến Sơn (Kim Bảng) mở hội để tưởng vọng công tích Lý Thường Kiệt đánh giặc Chiêm thuở nào, thì Phường dậm lại tụ họp nhau tập dượt hàng tháng trước. Hát dậm cũng nằm trong phạm trù hát tờ và vui chơi, có những hình thái diễn xuất không mấy khác Hát xoan, chẳng những thế, còn gây cảm giác "cổ" hơn.

Nằm trong các sinh hoạt dân ca cổ, như Hát cửa đình, hát quan họ, hát dậm,... thường thấy đưa vào vô số giọng "vặt" mang tên hát bỏ bộ, tức là hát có điệu bộ, mà nhiều khi thực chất là những trò diễn giản đơn, hồn nhiên, ở mức hoạt cảnh và nếu thêm tích thì còn sơ lược, có tính chất minh hoạ. Nhưng thú vị thay, chúng lại mang những gì gần gũi nhau, trước hết về sự hài hước dung tục, anh em với hề chèo.

Song xét mặt ca nhạc, thì gần gũi với hát chèo hơn cả có lẽ là hát xẩm, loại nghệ thuật "đặc biệt" của lớp người mù loà có năng khiếu văn nghệ, mà dân gian gọi là xẩm. Bất chấp mọi điều kiện hết sức khó khăn, xẩm là biết tổ chức nhau lại thành Làng, Phường hoặc Hội, có ông (bà) Trùm (do làng bầu) và số nghệ nhân giỏi nghề có uy tín, trông coi cắt đặt công việc làm nghề, hàng năm có họp bàn xem xét mọi mặt, bầu người cầm đầu, giải quyết các vụ việc tranh chấp, dạy dỗ bọn trẻ...

Thành ra, hát xẩm từ yêu cầu của khách thưởng thức đòi người nghề phải thể hiện nội dung ngày một mở rộng (câu hát dài hơi hơn, tích chuyện đi sâu hơn, nhân vật nhiều hơn,...), nên mặc dầu ở tình cảnh mù loà, ngồi một chỗ vừa hát vừa đàn và làm điệu bộ, nó cũng đã gia tăng làn điệu với sắc thái nhiều đến kết cấu làn điệu của hát chèo. Dĩ nhiên, có thể nghĩ, là hát xẩm ra đời trước khi có hát chèo, là một trong nhiều nguồn góp phần cấu thành hát chèo; hoặc ngược lại, hát xẩm chỉ là bản sao vụng về của hát chèo trong điều kiện và hoàn cảnh rất ư hạn chế của lớp người tật nguyền; hoặc đây là mối liên quan ruột rà tất yếu không ai chối cãi giữa hai loại hình, bởi chính nghệ nhân xẩm xếp Hát xẩm và Chèo cùng loại trung ca, trong khi Tuồng vào loại võ ca, Ca trù vào loại văn ca.

Những điều vừa trình bày qua thực tế nghệ thuật của một phần kho tàng hát múa dân gian vùng trung chân và đồng bằng miền Bắc đã thấy chúng có những tố chất khả dĩ dẫn đến sự hình thành hoặc có ảnh hưởng qua lại đậm đặc hay nhẹ nhõm tới nghệ thuật chèo (cổ).

Ðã nói chèo bắt nguồn từ kho tàng dân ca, dân vũ, dân nhạc và trò diễn dân gian, bao gồm những trò nằm trong phạm trù tín ngưỡng, những trò trình diện, trình nghề luôn thấy trong các hội làng, mà nó cấu thành ngôn ngữ nghệ thuật, để thể hiện một kịch bản với vở diễn mang sắc thái hứa hẹn phong cách một loại hình cao hơn, hay nói cho đúng, là tạo dựng được số hình ảnh có tính cách nói lên đức độ, với nghệ thuật thể hiện phức tạp tinh tế hơn.

4. Hát múa thời Trần và Chèo thuyền bản

Chèo thuyền bản đánh dấu sự thành hình kịch chủng chèo, xuất hiện vào nửa sau đời Trần, khoảng cuối thế kỷ XIV, với sự đóng góp của tầng lớp trí thức bình dân-quý tộc. Những hình thái văn hoá nghệ thuật thành văn cũng như dân gian thời ấy khả dĩ xem là những yếu tố cấu thành chèo:

- Ðã có nghệ nhân hát múa (Phạm Thị Chân), nghệ nhân làm trò nhại (Ðào Văn Xó) từ thời Ðịnh;

- Ðã tổ chức giáo phường và định tên gọi đào, kép, hề ghi vào văn bản nhà nước từ thời Lý, với nhà sư Từ Ðạo Hạnh, sáng tác giáo trống, Sai ất làm trò cười;

- Thời Trần đã có những trí thức làm nghệ thuật nổi tiếng như (Tiến sĩ) Dư Nhuận Chi giỏi soạn bài hát, Thiên chương học sỹ Nguyễn Sỹ Cố giỏi nhạc giỏi đàn, rất có tài khôi hài,...

- Ðã có số tiết mục hát múa, trò diễn thể hiện một tích truyện đơn giản (Trang Vương và 6 người con), một loại người ở mức khái quát nhất định (các vai trình nghề: Thày Ðồ, Thày Ðạo,... cả những Thằng Ngô, con Bợm, Nhiêu Lập, Nhiêu Oanh,...).

Nói đến chèo thuyền bản là nói đến sự tích có 4 nhân vật do 3 người đóng vai. Nó đã có tích hẳn hoi, tuy còn ở dạng truyện huyền thoại nhưng mang ý nghĩ quan thiết đến đời sống con người.

Từ những cung cách thể hiện những trog giáo, chèo thuyền bản nêu lên một kiểu kể chuyện bằng sân khấu do chính những người sắm vai cung nhau thực hiện với số nét riêng.

So sánh các sinh hoạt hát múa và trò diễn dân gian đã nêu, nhất là qua kết cấu và chữ dùng trong đó thấy Giáo đò nếu không trước nhất, thì cũng ra đời cùng thời, với những giáo hương, giáo mõ, giáo trống, giáo đất, giáo pháo...Ðương nhiên, giáo đò có thể có câu cú chữ nghĩa trau tria hơn, do tăng lữ viết và được lưu truyền rộng khắp, được dùng nhiều.

Chèo Thuyền bản là bản chèo xưa nhất, ra đời vào thời kỳ khoảng giữa giáo đò với chèo thuyền lễ cách và trò diễn Mục liên địa tạng, đủ khả năng đánh dấu sự thành hình kịch chủng chèo.

Quá trình chuyển hóa và phát triển của chèo sân đình

ở đây đề cập đến những thời kỳ chuyển hóa phát triển của sân khấu chèo suốt gần 500 năm, từ sau khi đánh thắng quân Minh xâm lược qua các triều Lê (Mạc, Trịnh) Tây Sơn, Nguyễn đến lúc đất nước rơi vào tay đế quốc Pháp. Người xưa, xét hình thái nghệ thuật đã mệnh danh thời kỳ kéo dài gần 5 thế kỷ này là chèo sân đình, khán giả ngồi vây quanh ba mặt ngoài trời.

1. Thử phác quá trình chuyển hóa và phát triển của sân khấu kịch hát chèo qua thực tiễn nghệ thuật mấy vở truyền thống:

* Lưu Bình trò:

Lưu Bình trò có thể xuất hiện vào thế kỷ XVII. Có thể nói đây là vở ở dạng cổ nhất. Các bản đều có số lớp trò tuần tự như sau: Giáo đầu; Dương Lễ tới rủ bạn là Lưu Bình đi thi; Dương Lễ đậu "tam kỳ đệ nhất"; Lưu Bình thi trượt, về quê thì nhà cửa bị "cơn binh hỏa" cháy sạch, sang nhờ bạn, bị Dương Lễ sai Trù Phòng làm nhục; Dương Lễ cậy 1 trong 3 vợ đi nuôi bạn ăn học, nhưng chỉ có Châu Long, vợ 3 khẳng khái nhận lời; Quán Nghênh Hương, Lưu Bình gặp Châu Long; hai người về sống chung; Lưu Bình sau 3 năm dùi mài kinh sử, thi đậu về nhà thấy Châu Long; Lưu Bình buồn rầu, được Dương Lễ cho lính mời sang chơi; Ðôi bạn cũ gặp nhau, Lưu Bình than thở Nàng Ba ra hầu trà: Lưu Bình chợ hiểu thâm ý bạn, cúi đầu, vái Anh, kính Chị hát Kết trò.

Sự khác nhau giữa các bản trò thường do sau này thêm vào trò diễn ý nghĩa sâu hơn và cũng hấp dẫn hơn. Như có bản thêm vào lớp Thày Ðò dạy học tiếp theo lớp Dương Lễ sang rủ bạn đi thi (nay đổi là đi học); có bản thêm lớp Vợ chồng nhà Xẩm chen giữa lớp Lưu Bình gặp gỡ Châu Long ở Quán Nghênh Hương. Nhiều bản vở mở rộng 2 câu kết làm Vãn trò nhấn thêm chủ đề bằng hữu, Vợ chồng. Kể thêm vô số câu pha trò của Trù, Phòng dinh Dương Lễ, của chú Hề đi theo Lưu Bình, tất cả như cố ý nhắc nhở, cảnh tỉnh những học trò "cả tháng rông dài; một ngày kinh sử"......

Nhưng so chiếu một số mặt nghệ thuật giữa các bản trò, thấy có những điểm đáng lưu ý:

ở lớp giáo đầu, Lưu Bình chỉ dẫn chung chung:

Nhớ xưa tích cũ,
Có hai chàng Dương Lễ Lưu Bình
Bạn đồng khoa đèn sách học hành.....

Rồi sau nói: "Ðây đã đến Kinh Kỳ Kẻ chợ" và "bên kia Tây Hán có tên học trò Lưu Bình đỗ "tam kỳ đệ nhất"; còn các bản Lưu Bình lại nói:

Có hai chàng Dương Lễ Lưu Bình,
Kẻ Sơn Tây, người Bắc Ninh...

Vở này được nhà nghề truyền ngôn là "văn chương nghĩa lý", gồm phần lớn thơ thất ngôn, thỉnh thoảng chen đôi câu ngữ ngôn. Riêng Lưu Bình trò thấy một lần viết theo thể 4/8 lồng cho sử rầu:

Công danh bởi trời,
Kim lan nghĩa cũ, trách trời sao nên

Về nghệ thuật Lưu Bình trò được nhà nghề xếp vào loại trò nhời, sử dụng chủ yếu nói sử cùng với các dạng sử rầu, than sử, mà "cao" nhất là sử chuyện đã thành điệu, chen vào những ngâm thơ, nói vần, nói thường biền ngẫu. ở đây không có sự biến đòi giải quyết gay gắt, dùng nhân vật ở vào thế đối phó trực diện, mà là những hành vi và lời lẽ thuyết phục nhau, xoay quanh mấy quan hệ bình thường nhưng "đặc biệt" giữa bạn bè, vợ chồng, tớ thầy.

Lưu Bình trò hoàn thiện dần một cách kết cấu bản trò theo dạng sân khấu kể chuyện riêng, ở chỗ các sự biến xẩy ra tuần tự, được nghệ nhân thể hiện bằng nói lối và hát kết hợp mà lộ dần tính cách, thật ra là đức độ mỗi lúc dầy thêm, cho đến khi đạt yêu cầu mà soạn giả đề ra cho tích trò và cũng phân thành những lớp giáo đầu, lớp vào trò, thân trò với số lớp ruột trò, lớp kết trò, rồi sau cùng lớp vãn trò.

Nhìn vào quá trình chuyển hóa sáng tạo nghệ thuật thấy Lưu Bình trò đã đóng góp số lớp riêng giá trị cho vốn nghề truyền thống ngày càng sắc sảo và thâm thúy về Hề, về giá trị thơ văn và chất trữ tình khi miêu tả quan hệ vợ chồng cả chân và giả làm cho tiết mục trở thành vở trò nhời mẫu mực của nghề Tổ.

Ðoán định Lưu Bình trò có thể xuất hiện khoảng thế kỷ XVII là từ những lẽ đó, mà chưa nại đến nguyên nhân làm cháy nhà chàng Lưu ("qua cơn binh hỏa" hay tại "nạn hỏa tai"?). Nghệ nhân các thế hệ sau, cả các nho sỹ, các nhà khoa cử, sẽ bồi đắp sáng tạo thêm về nhiều mặt nghệ thuật, nhất là mặt hài hước với số câu, đoạn pha trò sắc bén, châm chích "gán" vào miệng chú Trù Phòng, chú hề gậy, cố ý nhấn đậm chủ đề bằng hữu để chuyển thành chèo Lưu Bình Dương Lễ của thế kỷ XIX sau này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

Nguồn gốc Chèo


Nguồn gốc và thời điểm hình thành chèo
Việt Nam có cả một kho tàng sân khấu cổ truyền gồm nhiều kịch chủng như: múa rối, tuồng, chèo; mà mỗi loại lại có những đặc điểm nghệ thuật độc đáo, sinh sắc, không thể lẫn lộn. Nẩy sinh và lớn lên trong xã hội nông nghiệp lạc hậu, chúng tiến triển tương ứng với trình độ và nhu cầu nhiều mặt của mỗi thời kỳ lịch sử, mặc nhiên trong những món ăn tinh thần không thể thiếu của đông đảo con dân đất Việt, trong đó sân khấu chèo giữ một vị trí hết sức quan trọng. Ðể chèo có được vị thế như ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau quay trở lại nguồn gốc của nó.

1. Những ý kiến đã phát biểu về nguồn gốc và sự hình thành chèo

Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc và sự hình thành của chèo, tuy nhiên có thể tóm tắt một số ý kiến đã phát biểu từ trước đến nay, về nguồn gốc và thời điểm xuất hiện của Chèo như sau:

- Chèo có nguồn gốc ngoại lai, bắt đầu từ sự kiện quân ta cầm giữ nghệ nhân Lý Nguyên Cát ở trận Tây Kết;

- Chèo khởi lên từ Trịnh Trọng Tử cho quân hát khúc Long ngân đang khi đưa tang vua Trần Nhân Tông:

- Danh xưng chèo do ghi Nôm, dịch chữ Hán ra; hoặc từ chữ Trào (trào lộng) mà ra; hoặc chữ chèo do phát âm sai mà thành chèo; do phiên Nôm, dịch Hán đồng dạng những chữ chào (chào mừng), chữ chầu (chầu thần thánh), chữ triều (triều đình, đọc thành trào đình)...

- Chèo chỉ động tác chèo thuyền, đề nói nguồn gốc chèo xuất phát từ trò tang lễ và lao động;

- Chèo là hình thức sân khấu thuần tuý dân tộc, bắt nguồn từ kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian phong phú lâu đời Việt Nam;

- Về thời điểm thành hình, có những ý kiến cho chèo có ở nước ta từ thời tiền sử, thế kỷ thứ IV trước Công nguyên đến thế kỷ thứ I sau Công nguyên; hoặc thế kỷ thứ X (thời nhà Ðinh); hoặc thế kỷ XIV (cuối nhà Trần);...

Chèo : Luyện năm Cung
2. Chúng tôi không tán thành nhóm ý kiến cho rằng chèo bắt đầu thành hình từ khi có nghệ nhân Trung Quốc Lý Nguyên Cát (hay Hứa Tông Ðạo), hoặc bất cứ nguồn gốc ngoại lai nào

Dựa trên những gì ghi khắc trong sử sách, bi ký qua các đời Ðinh, Tiền Lê, Lý đến cuối Trần, đã có thể rút ra mấy nhận xét.

Một. Các hình thái hát (kết hợp) múa, các trò hề riễu đã tồn tại ở xã hội ta khá phong phú và ngày một phát triển:

- Ðời Ðinh tương truyền có Phạm Thị Chân, Ðào Văn Xó

- Ðời Lý với tầng lớp tăng lữ đông đảo có thế lực, kết hợp lại qua với quý tộc cũ mới, thêm Nho giáo, rồi qua chiến tranh giữ nước mà chín muồi dần tinh thần dân tộc đưa tới ra đời chữ Nôm với sự liên kết giữa tăng lữ Từ Ðạo Hạnh, nho sĩ Mai Sinh, nghệ nhân Sai ất (hay Phan Khất?). Và rằng phần lớn các vua Lý đều thích múa hát với Ðào Thị, Ðỗ Anh Vũ...

- Ðời Trần, Nho giáo ngày một lấn át Phật Giáo, Ðạo Giáo, nẩy sinh tầng lớp nho sỹ vừa sử dụng tốt chữ Hán, vừa mầy mò xây dựng chữ Nôm, vừa chan hoà với văn hoá dân gian, như Chu Văn An, Nguyễn Thuyên, Dư Nhuận Chi, Nguyễn Sỹ Cố, Trần Nhật Duật,...

Hai. Sự xuất hiện những mảnh trò có tích đơn giản, những nghệ nhân vươn lên chuyên nghiệp nhiều loại, như giáp (kép), đào, lão, mụ, hề, những trò nhại (về hào phú, trưởng giả), những bài giáo (như giáo trống, giáo hương,...) để từ đấy tổ chức Giáo phường, tập hợp người nghề, lần đầu tiên cho nhà nước quản lý, với những phường trò, phường hát,...

Ba. Trong bối cảnh ấy, một Tây Vương Mẫu hiến bàn đào hát tiếng Trung Quốc, ăn vận kiểu Trung Quốc, biểu diễn với dàn nhạc Trung Quốc, không thể xoá nhoà tất cả, để có thể coi là khởi điểm cho sự ra đời một kịch chủng thuần tuý dân tộc như Chèo. Những cung cách tiến hành biểu diễn tiết mục ấy, với sắc thái và âm hưởng như sử sách miêu tả, xét các mặt nghệ thuật hát, múa, diễn kỹ, không ai có thể nhận thấy là chèo.

Có chăng, với số điểm mới trong tiết mục (như quần áo lại kiểu, âm nhạc lạ tai, sân khấu hẳn hoi, nghệ nhân ra diễn, lại vào, lại ra diễn...) sẽ góp phần thúc đẩy nghệ thuật bản địa thích ứng nhanh hơn với tình hình và yêu cầu thưởng thức của nhân dân đương thời.

3. Từ trước đến nay, chúng tôi vẫn cho rằng, chèo bắt nguồn từ kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian, dân tộc, với sự đóng góp quan trọng của giới trí thức bình dân và quý tộc, từng tồn tại lâu đời trên đất nước Việt Nam, đúng ra là vùng trung châu và đồng bằng miền Bắc

Khi nói chèo bắt nguồn từ kho tàng dân ca cổ truyền Bắc Bộ, lưu ý rằng, không phải loại dân ca nào cũng có thể phát triển thành chèo, mà chỉ những loại hát nói đậm đặc chất tự sự mới tiềm ẩn khả năng đó, chí ít cũng có số hình thái mang âm hưởng gợi nhắc đến chèo. Tất nhiên, những nghệ nhân chèo lành nghề có thể "chèo - hoá" không mấy khó khăn bất cứ làn điệu hoặc bài dân ca nào.

Có vẻ như cổ xưa, mấy loại dân ca đồng bằng miền Bắc, như Hát đúm, Hát ví, Hát trống quân... với cấu trúc giai điệu ngắn gọn thẳng đuột, phụ thuộc vào ngữ điệu, tiết nhịp câu dân dao 6/8, thêm dăm ba tiếng đệm lót vào đầu, chen giữa hoặc vào cuối cho thành về trống vế mái. Về sau, tuỳ địa phương, tuỳ người hát, chúng có chuyển hoá chút ít hoặc thêm chữ để thành những câu thất tự, bát tự, cửu tự hoặc thêm nội dung làm câu hát dài ra; hoặc thêm đảo nhịp, nghịch nhịp cho câu hát thêm vui nhộn; hoặc gia tăng loại câu đố đó thêm lề lối các loại dân ca khác, đặt vào "giọng vặt", làm buổi hát là sự tập hợp sắc màu cho "xôm trò" hơn là một cách phát triển nghệ thuật.

Những loại dân ca cổ hơn thì qua lề thói sinh hoạt và tiến trình thực hiện, đủ nói sự phát triển từng thời kỳ với số hiện tượng nghệ thuật khá gần gũi với chèo.

Như Hát Xoan (Phú Thọ) mà các hội làng mấy huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Ðoan Hùng, Hạc Trì hàng năm mở đầu cầu thịnh đầu xuân, đều đón Phường Xoan về đình hát thờ và vui chơi. Việc Phường Xoan đi hát các làng không phải vì kế sinh nhai, mà do ràng buộc về tập tục "nước nghĩa" với nhau.

Các buổi hát xoan thường bắt đầu từ chập tối. Khi hát, đào thường đội khăn nhung, xống láng, áo the thâm, thắt lưng đen, có khi bao xanh hoặc hồng; kép thì khăn lượt hoặc khăn xếp, áo the thâm, quần trắng, cổ quàng giải khăn nhiễu điều. Sau hồi trống dạo, Trùm phường cùng ông Chủ tế hội làng ra trước hương án cất câu hát chúc (kiểu đọc sớ). Dứt tiếng, một kép trẻ đeo trước bụng chiếc trống nhỡ, vừa hát vừa nhún nhẩy, miệng Giáo trống, Giáo pháo. Rồi bốn đào xếp hàng ngang, tay càm quạt khuỳnh ra trước mặt vừa hát Thơ nhang vừa làm điệu bộ câu "Tiến nhang lên, lùi nhang xuống" và bắt vào Ðóng đám, chấm dứt 4 câu "vặt" mở đầu, để chính thức vào hát Quả cách (gọi tắt là hát cách), theo trật tự quy định từ quả 1 đến quả 14 (như Kiều giang cách, Nhàn ngâm cách, Tùng mai cách, Xuân thời cách, Chèo thuyền cách, Tứ mùa cách,...). Hát hết các quả lại chuyển sang hát các dọng "vặt", (như Bợm giá, Bỏ bộ, Xin hoa, Bắt cá, Hát phú,...). Xem chừng đã hòm hòm, ông Trùm và ông Chủ tế cất câu hát giã kết thúc đêm hát.

Trong bài Phú Năm canh thấy có những câu giống in mấy câu trong vở chèo Quan Âm, như:

Bây giờ hồ sang trống canh một,
Chim bay về chân núi Lịch San,
Ve gợi sầu nhắn nhủ đê đàn,
Sông lai láng, buồn về góc bể....

Và còn không ít câu gợi nhắc văn vở Lưu Bình Dương Lễ....

Hay như Hát dậm (Hà Nam cũ) mà hàng năm, làng Quyến Sơn (Kim Bảng) mở hội để tưởng vọng công tích Lý Thường Kiệt đánh giặc Chiêm thuở nào, thì Phường dậm lại tụ họp nhau tập dượt hàng tháng trước. Hát dậm cũng nằm trong phạm trù hát tờ và vui chơi, có những hình thái diễn xuất không mấy khác Hát xoan, chẳng những thế, còn gây cảm giác "cổ" hơn.

Nằm trong các sinh hoạt dân ca cổ, như Hát cửa đình, hát quan họ, hát dậm,... thường thấy đưa vào vô số giọng "vặt" mang tên hát bỏ bộ, tức là hát có điệu bộ, mà nhiều khi thực chất là những trò diễn giản đơn, hồn nhiên, ở mức hoạt cảnh và nếu thêm tích thì còn sơ lược, có tính chất minh hoạ. Nhưng thú vị thay, chúng lại mang những gì gần gũi nhau, trước hết về sự hài hước dung tục, anh em với hề chèo.

Song xét mặt ca nhạc, thì gần gũi với hát chèo hơn cả có lẽ là hát xẩm, loại nghệ thuật "đặc biệt" của lớp người mù loà có năng khiếu văn nghệ, mà dân gian gọi là xẩm. Bất chấp mọi điều kiện hết sức khó khăn, xẩm là biết tổ chức nhau lại thành Làng, Phường hoặc Hội, có ông (bà) Trùm (do làng bầu) và số nghệ nhân giỏi nghề có uy tín, trông coi cắt đặt công việc làm nghề, hàng năm có họp bàn xem xét mọi mặt, bầu người cầm đầu, giải quyết các vụ việc tranh chấp, dạy dỗ bọn trẻ...

Thành ra, hát xẩm từ yêu cầu của khách thưởng thức đòi người nghề phải thể hiện nội dung ngày một mở rộng (câu hát dài hơi hơn, tích chuyện đi sâu hơn, nhân vật nhiều hơn,...), nên mặc dầu ở tình cảnh mù loà, ngồi một chỗ vừa hát vừa đàn và làm điệu bộ, nó cũng đã gia tăng làn điệu với sắc thái nhiều đến kết cấu làn điệu của hát chèo. Dĩ nhiên, có thể nghĩ, là hát xẩm ra đời trước khi có hát chèo, là một trong nhiều nguồn góp phần cấu thành hát chèo; hoặc ngược lại, hát xẩm chỉ là bản sao vụng về của hát chèo trong điều kiện và hoàn cảnh rất ư hạn chế của lớp người tật nguyền; hoặc đây là mối liên quan ruột rà tất yếu không ai chối cãi giữa hai loại hình, bởi chính nghệ nhân xẩm xếp Hát xẩm và Chèo cùng loại trung ca, trong khi Tuồng vào loại võ ca, Ca trù vào loại văn ca.

Những điều vừa trình bày qua thực tế nghệ thuật của một phần kho tàng hát múa dân gian vùng trung chân và đồng bằng miền Bắc đã thấy chúng có những tố chất khả dĩ dẫn đến sự hình thành hoặc có ảnh hưởng qua lại đậm đặc hay nhẹ nhõm tới nghệ thuật chèo (cổ).

Ðã nói chèo bắt nguồn từ kho tàng dân ca, dân vũ, dân nhạc và trò diễn dân gian, bao gồm những trò nằm trong phạm trù tín ngưỡng, những trò trình diện, trình nghề luôn thấy trong các hội làng, mà nó cấu thành ngôn ngữ nghệ thuật, để thể hiện một kịch bản với vở diễn mang sắc thái hứa hẹn phong cách một loại hình cao hơn, hay nói cho đúng, là tạo dựng được số hình ảnh có tính cách nói lên đức độ, với nghệ thuật thể hiện phức tạp tinh tế hơn.

4. Hát múa thời Trần và Chèo thuyền bản

Chèo thuyền bản đánh dấu sự thành hình kịch chủng chèo, xuất hiện vào nửa sau đời Trần, khoảng cuối thế kỷ XIV, với sự đóng góp của tầng lớp trí thức bình dân-quý tộc. Những hình thái văn hoá nghệ thuật thành văn cũng như dân gian thời ấy khả dĩ xem là những yếu tố cấu thành chèo:

- Ðã có nghệ nhân hát múa (Phạm Thị Chân), nghệ nhân làm trò nhại (Ðào Văn Xó) từ thời Ðịnh;

- Ðã tổ chức giáo phường và định tên gọi đào, kép, hề ghi vào văn bản nhà nước từ thời Lý, với nhà sư Từ Ðạo Hạnh, sáng tác giáo trống, Sai ất làm trò cười;

- Thời Trần đã có những trí thức làm nghệ thuật nổi tiếng như (Tiến sĩ) Dư Nhuận Chi giỏi soạn bài hát, Thiên chương học sỹ Nguyễn Sỹ Cố giỏi nhạc giỏi đàn, rất có tài khôi hài,...

- Ðã có số tiết mục hát múa, trò diễn thể hiện một tích truyện đơn giản (Trang Vương và 6 người con), một loại người ở mức khái quát nhất định (các vai trình nghề: Thày Ðồ, Thày Ðạo,... cả những Thằng Ngô, con Bợm, Nhiêu Lập, Nhiêu Oanh,...).

Nói đến chèo thuyền bản là nói đến sự tích có 4 nhân vật do 3 người đóng vai. Nó đã có tích hẳn hoi, tuy còn ở dạng truyện huyền thoại nhưng mang ý nghĩ quan thiết đến đời sống con người.

Từ những cung cách thể hiện những trog giáo, chèo thuyền bản nêu lên một kiểu kể chuyện bằng sân khấu do chính những người sắm vai cung nhau thực hiện với số nét riêng.

So sánh các sinh hoạt hát múa và trò diễn dân gian đã nêu, nhất là qua kết cấu và chữ dùng trong đó thấy Giáo đò nếu không trước nhất, thì cũng ra đời cùng thời, với những giáo hương, giáo mõ, giáo trống, giáo đất, giáo pháo...Ðương nhiên, giáo đò có thể có câu cú chữ nghĩa trau tria hơn, do tăng lữ viết và được lưu truyền rộng khắp, được dùng nhiều.

Chèo Thuyền bản là bản chèo xưa nhất, ra đời vào thời kỳ khoảng giữa giáo đò với chèo thuyền lễ cách và trò diễn Mục liên địa tạng, đủ khả năng đánh dấu sự thành hình kịch chủng chèo.

Quá trình chuyển hóa và phát triển của chèo sân đình

ở đây đề cập đến những thời kỳ chuyển hóa phát triển của sân khấu chèo suốt gần 500 năm, từ sau khi đánh thắng quân Minh xâm lược qua các triều Lê (Mạc, Trịnh) Tây Sơn, Nguyễn đến lúc đất nước rơi vào tay đế quốc Pháp. Người xưa, xét hình thái nghệ thuật đã mệnh danh thời kỳ kéo dài gần 5 thế kỷ này là chèo sân đình, khán giả ngồi vây quanh ba mặt ngoài trời.

1. Thử phác quá trình chuyển hóa và phát triển của sân khấu kịch hát chèo qua thực tiễn nghệ thuật mấy vở truyền thống:

* Lưu Bình trò:

Lưu Bình trò có thể xuất hiện vào thế kỷ XVII. Có thể nói đây là vở ở dạng cổ nhất. Các bản đều có số lớp trò tuần tự như sau: Giáo đầu; Dương Lễ tới rủ bạn là Lưu Bình đi thi; Dương Lễ đậu "tam kỳ đệ nhất"; Lưu Bình thi trượt, về quê thì nhà cửa bị "cơn binh hỏa" cháy sạch, sang nhờ bạn, bị Dương Lễ sai Trù Phòng làm nhục; Dương Lễ cậy 1 trong 3 vợ đi nuôi bạn ăn học, nhưng chỉ có Châu Long, vợ 3 khẳng khái nhận lời; Quán Nghênh Hương, Lưu Bình gặp Châu Long; hai người về sống chung; Lưu Bình sau 3 năm dùi mài kinh sử, thi đậu về nhà thấy Châu Long; Lưu Bình buồn rầu, được Dương Lễ cho lính mời sang chơi; Ðôi bạn cũ gặp nhau, Lưu Bình than thở Nàng Ba ra hầu trà: Lưu Bình chợ hiểu thâm ý bạn, cúi đầu, vái Anh, kính Chị hát Kết trò.

Sự khác nhau giữa các bản trò thường do sau này thêm vào trò diễn ý nghĩa sâu hơn và cũng hấp dẫn hơn. Như có bản thêm vào lớp Thày Ðò dạy học tiếp theo lớp Dương Lễ sang rủ bạn đi thi (nay đổi là đi học); có bản thêm lớp Vợ chồng nhà Xẩm chen giữa lớp Lưu Bình gặp gỡ Châu Long ở Quán Nghênh Hương. Nhiều bản vở mở rộng 2 câu kết làm Vãn trò nhấn thêm chủ đề bằng hữu, Vợ chồng. Kể thêm vô số câu pha trò của Trù, Phòng dinh Dương Lễ, của chú Hề đi theo Lưu Bình, tất cả như cố ý nhắc nhở, cảnh tỉnh những học trò "cả tháng rông dài; một ngày kinh sử"......

Nhưng so chiếu một số mặt nghệ thuật giữa các bản trò, thấy có những điểm đáng lưu ý:

ở lớp giáo đầu, Lưu Bình chỉ dẫn chung chung:

Nhớ xưa tích cũ,
Có hai chàng Dương Lễ Lưu Bình
Bạn đồng khoa đèn sách học hành.....

Rồi sau nói: "Ðây đã đến Kinh Kỳ Kẻ chợ" và "bên kia Tây Hán có tên học trò Lưu Bình đỗ "tam kỳ đệ nhất"; còn các bản Lưu Bình lại nói:

Có hai chàng Dương Lễ Lưu Bình,
Kẻ Sơn Tây, người Bắc Ninh...

Vở này được nhà nghề truyền ngôn là "văn chương nghĩa lý", gồm phần lớn thơ thất ngôn, thỉnh thoảng chen đôi câu ngữ ngôn. Riêng Lưu Bình trò thấy một lần viết theo thể 4/8 lồng cho sử rầu:

Công danh bởi trời,
Kim lan nghĩa cũ, trách trời sao nên

Về nghệ thuật Lưu Bình trò được nhà nghề xếp vào loại trò nhời, sử dụng chủ yếu nói sử cùng với các dạng sử rầu, than sử, mà "cao" nhất là sử chuyện đã thành điệu, chen vào những ngâm thơ, nói vần, nói thường biền ngẫu. ở đây không có sự biến đòi giải quyết gay gắt, dùng nhân vật ở vào thế đối phó trực diện, mà là những hành vi và lời lẽ thuyết phục nhau, xoay quanh mấy quan hệ bình thường nhưng "đặc biệt" giữa bạn bè, vợ chồng, tớ thầy.

Lưu Bình trò hoàn thiện dần một cách kết cấu bản trò theo dạng sân khấu kể chuyện riêng, ở chỗ các sự biến xẩy ra tuần tự, được nghệ nhân thể hiện bằng nói lối và hát kết hợp mà lộ dần tính cách, thật ra là đức độ mỗi lúc dầy thêm, cho đến khi đạt yêu cầu mà soạn giả đề ra cho tích trò và cũng phân thành những lớp giáo đầu, lớp vào trò, thân trò với số lớp ruột trò, lớp kết trò, rồi sau cùng lớp vãn trò.

Nhìn vào quá trình chuyển hóa sáng tạo nghệ thuật thấy Lưu Bình trò đã đóng góp số lớp riêng giá trị cho vốn nghề truyền thống ngày càng sắc sảo và thâm thúy về Hề, về giá trị thơ văn và chất trữ tình khi miêu tả quan hệ vợ chồng cả chân và giả làm cho tiết mục trở thành vở trò nhời mẫu mực của nghề Tổ.

Ðoán định Lưu Bình trò có thể xuất hiện khoảng thế kỷ XVII là từ những lẽ đó, mà chưa nại đến nguyên nhân làm cháy nhà chàng Lưu ("qua cơn binh hỏa" hay tại "nạn hỏa tai"?). Nghệ nhân các thế hệ sau, cả các nho sỹ, các nhà khoa cử, sẽ bồi đắp sáng tạo thêm về nhiều mặt nghệ thuật, nhất là mặt hài hước với số câu, đoạn pha trò sắc bén, châm chích "gán" vào miệng chú Trù Phòng, chú hề gậy, cố ý nhấn đậm chủ đề bằng hữu để chuyển thành chèo Lưu Bình Dương Lễ của thế kỷ XIX sau này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét