Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010

TẢN MẠN QUA MẤY CÂU CA DAO.

Kính gửi Tếu-Tử, Trúc-Lang, Ngọc-Dung…
Những người còn nặng lòng với ca-dao.
Nguyễn Phú Long


Ca-dao Việt-Nam là một thể loại văn-chương bình dân đại chúng, phần nhiều không dài, thường chỉ cần hai câu lục bát cũng đủ nói lên điều thiết yếu.

Không rõ bắt đầu từ thời nào, ai là kẻ xướng xuất, thể này thông dụng khắp bờ cõi, từ ải Nam quan đến mũi Cà-Mâu, có thể từ thời Hùng Vương mở nước, từ khi có tiếng nói… đến mãi bây giờ và chắc chắn còn kéo dài về sau, không hẹn mà cùng nhau, những kẻ tao nhân mặc khách, hàng dân giả đa tình mở miệng thành vần, buông lời hợp điệu tạo ra những câu lục bát tả tình tả cảnh, nêu lên những hình ảnh để gửi gấm tâm sự, ước mơ, tràn lan trong không gian và thời gian .
Đúng như mọi người đều đồng ý nó mang tính cách trữ tình, tươi vui, nhiều khi đi đến hài hước, õng ẹo, ỡm ờ, dí dỏm, bình dị, tuy dễ hiểu, nhưng cũng có đôi khi lắt léo, chữ dùng tùy địa phương kể luôn tiếng lóng.

Một điều không chối cãi được là thể thơ lục bát ngày nay vốn có nguồn gốc trong ca dao dân gian từ xa xưa để dần dần đã trở thành thể thơ đặc biệt dân tộc Việt-Nam khắp thế giới chẳng tìm đâu ra. Thể thơ này không có trong chương trình học vấn thuở trước, không ai dậy ai nhưng chắc chắn đã là người Việt-Nam thì thể nào trong đời cũng ít nhất có đôi dịp làm một vài câu thơ lục bát và lục bát càng về sau càng được các tác giả thơ nôm chau chuốt thêm như Tản-Đà chẳng hạn, nên khi đề cập tới Tính Dân Tộc Trần Ngọc Vượng đã nhận xét “ Đến Tản-Đà lục bát mới hoàn chỉnh.” ; Còn Phan Văn Diêu trong bài Ngôn Ngữ và Giọng Điệu Thơ… cũng đồng ý như thế khi viết “ Sau Nguyễn-Du có lẽ Tản-Đà là nhà thơ lục bát đặc sắc nhất.” thật là một điểm đáng hãnh diện. Tuy nhiên cần lưu ý một điều là theo nhà ngôn ngữ học Nguyễn-hưng-Quốc, trong tác phẩm Thơ,…VV…và VV… thơ lục bát là thơ lục bát, ca dao là ca dao, thật hãn hữu mới có trường hợp nhầm lẫn: như hai câu thơ của Bàng Bá Lân mà ít lâu có người cứ tưởng là ca dao:

Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Tuy xưa kia lục bát không có trong trương trình học vấn, tuy đã là người Việt-Nam ai nấy đều có hơn một lần là tác giả một vài bài thơ lục bát, song ngày nay muốn làm thơ lục bát cũng có những luật lệ cần theo với những biến thể được giải thích viết thành sách một cách cặn kẽ cho người ham học dễ bề nghiên cứu.

Bình: hai, sáu, tám. Trắc tư
Phải lo giữ trọn kỳ dư mặc tình
Bằng không giữ được cho tinh
Hai trắc bốn bình thế lại càng xuôi…
Như vậy tóm tắt, thử hỏi ca dao là gì nếu không phải lời ca tiếng hát của làng xóm thôn quê nước ta trải dài qua lịch sử giống nòi. Ca-dao sử dụng hoàn cảnh nào, nơi nào cũng được, nó rất giầu nhạc tính, không cần âm nhạc phụ họa. ( Thuyết-Văn: Dao đồ ca tòng ngôn nhục thanh.). Người Việt-Nam thuở trước cả nam lẫn nữ thuộc ca dao rất nhiều, theo thiển ý không phải chỉ là để hát lên cho vui trong lúc làm việc mệt nhọc qua các điệu hò, lý, ru con…và phổ thông nhất là trong các điệu hát quan họ để giải trí trong những dịp hội hè lễ tết…tổng cộng có thể lên tới mấy ngàn điệu dân ca rải rắc khắp thôn cùng ngõ hẻm. Còn một điều thực dụng nữa là, cần thuộc, cần hiểu để những khi không mệt nhọc tùy cơ ứng biến cũng đem ra dùng với nhau mục đích cho đỡ khó khăn hơn là trình bầy theo lời nói thường:

Chồng em như cột đình xiêu
Như thân củi mục còn yêu nỗi gì.

Lại nữa, người con trai lúc nhìn thấy cô thiếu nữ xinh đẹp muốn chêu ghẹo hoặc muốn tính chuyện lâu dài trước hết đã thăm dò, bầy tỏ lòng mình bằng cách hát lên :

Thấy ai anh muốn lại gần
Cầu không tay vịn anh lần anh đi…

Hai câu ca dao này có vẻ bâng quơ, hát lên như gửi vào không gian cho mây cho gió và chắc chắn cô thiếu nữ hiểu đó chỉ là ca dao nhưng lúc nghe lại nghĩ như là câu nói của người trai hát lên là để bộc lộ nỗi lòng thầm kín với riêng mình, để rồi cúi đầu mỉm cười khoan khoái tự hỏi thầm: “yêu em chăng?”

Thí dụ trên đây đưa đến một nhận xét lý thú : mọi người đều biết mình không phải tác giả nhưng vẫn sử dụng ca dao y như mình là tác giả, còn về phía người nghe cũng biết tỏng đó là ca dao nhưng cũng đinh ninh câu hát đó như thể “người ta” muốn nói với riêng mình…Chúng ta mơ màng tưởng tượng được như vậy là vì ca dao chẳng phải môn văn học VIẾT và ĐỌC mà là NÓI với NGHE, cũng vì ca dao là loại văn chương nói và nghe, văn chương truyền khẩu nên ca dao không có tác giả, nó ít khi được trình bầy chỉ do một người hay một bên hát lên chẳng có người nghe, trong trường hợp này, người nghe không phải chỉ để thưởng thức mà còn để suy nghĩ xem mình sẽ phản ứng tham dự như thế nào, mình sẽ hát lên câu ca dao nào để trả lời. Nói cách khác, người hát ca dao tựa như người viết lá thư, người nghe chính là người nhận thư và sau đó lại hát lên câu ca dao như lá thư phúc đáp…..

Lại nữa, ca dao phát sinh, trưởng thành, di chuyển , biến hóa như sinh vật. Biến hóa vì nhớ không đúng một vài chữ trong câu văn nguyên thủy, biến hóa phần nào cho hợp với cảnh, tình, thủy thổ…ngõ hầu mang lấy hình thức khung cảnh, tình thế hiện tại…. bao đời ca dao được truyền khẩu từ người nọ qua người kia, vùng này sang vùng khác, đời trước tiếp nối đời sau…như thế…từ xưa đến nay…không có gì trở ngại.

Để chứng minh cho sự kiện này xin dẫn ra đây tóm tắt chuyện kể nơi tập sách PHONG TỤC MIỀN NAM QUA MẤY VẦN CA DAO của Đào-Văn-Hội như sau :

Đào-Văn-Hội sinh trưởng ở Tân An nên giới thiệu câu ca dao :

Ba phen quạ nói với diều
Ngả kinh ông Hóng có nhiều vịt con.

Ông Hóng là một cự phú thời Nguyễn-Ánh còn bôn đào, sông nước Đồng-Nai, một ngày kia chiến thuyền của ngài đến bỏ neo trên khúc sông Vàm Cỏ Tây chẩy ngang tỉnh Tân An. Nguyễn-Ánh thiếu lương thực, sai thị thần đến yêu cầu ông Hóng ở làng Bình-Lăng Tân-An tiếp tế cho “một bữa cháo”.

Ông Hóng mới đào một con kinh từ nhà ông ta thông ra sông Vàm Cỏ đặng thuyền của ông có thể chở lúa gạo ra sông tiếp tế cho Chúa Nguyễn. Con kinh ấy về sau được dân trong vùng gọi tên là kinh Ông Hóng.

Nhưng một người khác ở tỉnh An-Giang nói nơi ấy có câu :

Ba phen quạ nói với diều
Cù lao ông Chưởng còn nhiều cá tôm.

Cù lao này nằm trên sông Hậu Giang chẩy ngang tỉnh An-Giang.
Chưa hết, trong quyển Hương Hoa Đất Nước tác giả Trọng-Toàn lại
kể ra một câu khác, tương tự :

Ba phen quạ nói với diều
Vườn hoang cỏ rậm thì nhiều gà con.

Qua ba trường hợp trên không thể nói câu nào sai, ba câu đều đúng, cũng không thể nói câu nào “đạo văn” từ câu nào vì chẳng ai đặt vấn đề tác giả, người ta thay đổi đôi chút như thế cho đúng sự thực và có lẽ nhờ đặc điểm phóng khoáng dẽ dàng như vậy nên ca dao đã phổ biến rộng rãi cũng như sống mãi cùng người dân hiền hòa đời nọ sang đời kia. Tới đây chợt nhớ hai câu thơ của Dương-Khuê, nơi bài Hà- Nội Tức Cảnh do Học-giả Thái-Văn-Kiểm trình bầy trong một buổi diễn thuyết :

Phất phơ cành trúc trăng tà
Tiếng chuông Trấn-Võ canh gà Thọ-Xương.

Tiện thể ghi lại, và xin đừng nhầm với hai câu ca dao vô cùng thơ mộng của miền sông Hương núi Ngự:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên-Mụ canh gà Thọ Xương.

Như trên đã giới thiệu, tính chất của ca dao gồm cả ỡm ờ, dí dỏm. Nó dí dỏm, ỡm ờ cả trong những câu đề cập tới tục tĩu một cách thật tài tình :

Một rằng thương hai rằng thương
Có bốn cái chân giường gẫy một còn ba…

Trên phương diện này xin đặc biệt đề cập tới bài ca dao rất phổ biến mà tin chắc là ai cũng thuộc:

Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây…
Xây dọc anh lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Có rửa thì rửa chân tay
Đừng rửa lông mày chết cá ao anh...

Về tám câu ca dao rất phổ thông trên đây tôi có mấy thắc mắc từ lâu, thắc mắc vì chẳng hiểu tại sao câu thứ sáu đang nói xây hồ mà câu thứ tám lại là ao ; thắc mắc vì rửa chân tay thì được mà rửa lông mày thì lại …chết cá ao anh ???
Một vị cao niên người khô như con mắm nhưng làm thơ ướt át như mới vớt dưới nước lên, trong lúc trà dư tửu hậu nói với tôi hồ hay ao cũng là một chỗ đất chũng có nước, dù to dù nhỏ thì cũng được thôi, văn chương bình dân đâu có ai khắt khe bắt lỗi… mới lại biết đâu đó chẳng qua là người xưa muốn tránh…điệp tự !
Còn vấn đề “ đừng rửa lông mày chết cá ao anh” thì một vị cao niên khác, uyên bác hán học , luôn gọi tôi là “tiên sinh”, mà tôi đã từng gõ cửa học hỏi ba điều bốn chuyện nhiều phen, cũng bữa đó cho hay: Bài ca dao này thực ra còn hai câu chót:

Có chết thì chết cá mè ranh
Đừng chết cá trắm, chép mà anh bắt đền.

Tôi hơi ngạc nhiên vì chưa nghe bao giờ. Trong cuốn CA DAO HÀI HƯỚC của Đào-Thản tái bản tháng 8 năm 2001 , bài này cũng chỉ có 8 câu. Ông bạn vong niên còn lưu ý, trong hai câu cuối này, nêu lên toàn những loài cá mầu trắng, thân hình như chiếc lá, giống như cá diếc ! rất gợi hình, ví von… chúng khác hẳn loại cá xộp, cá quả, cá trê…mình tròn ! phải hiểu ngầm, ý tại ngôn ngoại, ngôn ngữ nhất là văn chương đôi khi không nói ra được sự thật, từ trước đến nay nhất là đối với những áng văn chương cổ, sắc đẹp của người đàn bà thường được mô tả theo lối so sánh, cách sơn đả ngưu…như trong truyện Kiều: “mây thua nước tóc tuyết nhường mầu da.” , “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.”. Ta cũng nghe ca tụng khi đối diện mỹ nhân: Trên trời thì chim sa, dưới nước thì cá lặn vân vân và vân vân… mới lại văn chương đâu phải khoa học mà đòi hỏi rõ ràng như hai với hai là bốn ! thí dụ như hai câu sau đây có ai đi hỏi “cái tỉnh tình tinh” là gì

Người xinh cái bóng cũng xinh
Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn.

Vâng, văn chương chẳng phải khoa học. Những điều nhận xét trên đây là những đóng góp, tham dự thật quý báu. Hơn nữa lại là văn chương đại chúng, tác giả phần lớn là những người bình dân ít học, ít dùng chữ Hán như các vị túc nho. Các vị này gặp trường hợp phải nói đến các danh từ tục thường dùng chữ nghĩa cao siêu cho nó thanh thoát nhẹ nhàng bớt, chẳng hạn: hậu môn , tiểu tiện, cửa mình….”Em ngồi bên cửa mình em…” ngoại trừ nhiều vị phô diễn tài năng để diễn tả những điều khó nói ấy trong văn thơ một cách độc đáo như:
Hồ-Xuân-Hương : Đầu sư chẳng phải gì bà vãi .
Bùi-Giáng ( ? ) :

Thu-Ba khen ngợi Thu Bồn
Thu-Bồn cảm động sờ tay Thu-Ba !

Tuy nhiên với tinh thần cầu học tôi chẳng muốn giữ thái độ:
Biết thì thưa thì thốt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
Xin mạo muội trình bầy mấy ý nghĩ thô thiển dù đúng dù sai, như là đóng góp thêm vào bài tản mạn cho thêm hào hứng .

Tới đây chẳng hát thì hò,
Chẳng phải như cò ngỏng cổ mà nghe.

Có điều gì không phải ước mong các vị am tường điều chỉnh bổ túc cho để chúng ta và nhất là các bạn trẻ có dịp học hỏi thì thật là hân hạnh.

Trước hết, đọc bài ca dao trên đây ta thấy mạch văn không liền từ đầu tới cuối. Hình như có một người xướng xuất sáu câu đầu và một người khác bổ túc những câu sau. Hai người này có thể ở những vùng đất khác nhau, ở những khoảng thời gian sau trước khác nhau, như trường hợp câu
“Bao phen quạ nói với diều…” nhưng cũng có thể cùng nhau hiện diện một lúc để “tán tỉnh “ cô gái trước mặt. Đây chỉ là sự phỏng đoán vì câu sáu không thấy vần với câu bẩy và giọng văn của sáu câu thứ nhất tao nhã, bóng bẩy, văn vẻ, trang trọng..chẳng như những câu còn lại lời nói nôm na, thẳng thắn thiếu hoa mỹ và chữ thứ hai của mỗi câu đều là vần trắc, hơi lạm dụng.
Xin đọc thêm một lần nữa hai câu này:

Có rửa thì rửa chân tay
Đừng rửa lông mày chết cá ao anh.

Câu trên thấy hai danh từ chỉ định những phần thân thể có thể đem rửa là chân và tay, chân tay thường dính bụi bậm đất cát không thải ra những chất gây cho cá chết. Vì vấn đề cân xứng, câu dưới nếu có hai danh từ chỉ định những phần thân thể không nên rửa thì câu ca dao lý thú hơn do đó tôi nghĩ có lẽ, Xin nhấn mạnh chữ có lẽ, lông mày không phải là một danh từ, chúng là hai danh từ riêng biệt : lông mày và mày. (Mắt phượng mày ngài, Truyện Kiều có câu “Làn thu thủy nét xuân sơn…” dịch từ câu chữ Hán: Nhỡn quang như thủy, my tự xuân sơn : mắt trong như nước mùa thu, mày như núi mùa xuân. ). Vì hạn hẹp số chữ và luật lệ trong câu thơ nên không thể đặt “Đừng rửa lông mày và mày chết cá ao anh.” nên ở giữa lông mày cần phải có một dấu phẩy, chết nỗi ca dao không phải là văn chương viết và đọc vậy thì làm sao đặt dấu phẩy vì đặt dấu phẩy ở đâu bây giờ ???

Thông thường ta hiểu tạo hóa ban cho mỗi người hai cái mày ở trên cặp mắt. Trên mày có những sợi lông gọi là lông mày nó thẳng, cứng, ngắn phái nữ thường tô vẽ, tỉa cho thêm phần hoa mỹ. Mặt khác, nơi cuốn Tùy-Bút của nhà văn lão thành Võ-Phiến lại thấy nêu hai câu thơ trong truyện Tây-Sương Ký của Trung-Hoa được Nhượng-Tống dịch như sau:

Mày xanh lồ lộ vẻ xinh
Nõn nà bộ ngực xuân tình đầy vơi.

Tiếp theo chưa biết nói gì, đang suy nghĩ xem mày xanh này nằm ở vị trí nào thì một người bạn khác, nghe được câu chuyện bèn sôt sắng bầy tỏ thêm ý kiến. Vị này rất hoạt động, viết đủ thể loại đặc biệt nhất là hồi ký, dùng văn chương ghi lại cuộc đời một cách rất trung thực, không giống như một số ít chính khách sau thời oanh liệt, ngồi rù viết hồi ký hay vẽ thêm hoa lá, ưa dùng vì, bởi, bị, tại….

Mầng răng ra rứa ví dù
Mầng ri thế nọ tuyệt mù thế kia.
( Mỗi Ngày, thơ Bùi-Giáng. )

Theo đó, phân tách lông mày thành hai danh từ lông và mày cũng chưa chắc đúng. Mày có thể là chỉ định từ để cho câu ca dao mang ý nghĩa:
Chớ rửa lông của mày mà chết cá ao anh.
Tuy nhiên người bạn đáng kính của tôi cũng cẩn thận rào đón là tất cả những “ phân tách triệt để “ kia cũng chỉ là “có thể “ . Ai mà đoán trúng được tim đen của người đặt ra mấy câu ca dao tuy bình dân nhưng thâm sâu, hiểm hóc đó.

Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà nham hiểm như cơi đựng trầu

Tới đây mấy thắc mắc cũng chưa được giải thích thỏa đáng, những điều trình bầy thật là thô thiển, là nhắc nhớ sơ sài, là nhời nói loanh quanh, như đám lính công thành bất lực, còn rất nhiều thiếu sót, nhầm lẫn…xin được kể như mớ tài liệu gom lại chưa kịp gạn lọc, san định đàng hoàng… như trên đã nói có điều gì không phải ước mong các vị am tường điều chỉnh bổ túc cho. Chưa đạt mục đích hữu ích thôi thì bài tản mạn về ca-dao này coi là để mua vui vậy, và rất tiếc, dù chỉ mua vui nhưng cũng chẳng kéo được…” một vài trống canh ! “

Nguyễn-phú-Long.

Vài dòng của nhà thơ Trúc Lang

Anh Long thân mến,
Thành thật cám ơn Anh đã nhắc đến tôi và Tếu Tử trong bài viết rất hay của Anh có gía trị về mặt tham khảọ Anh thắc mắc về 2 chữ Hồ, Ao. Thật ra là do dụng ý của tác giả. Hồ bán nguyệt do bàn tay người xây nơi thanh cảnh như Hồ Tịnh Tâm Thành Nội hoặc Cung Điện Lăng tẩm như Lăng Tự Đức, Chùa Từ Hiếu. Người ta không xây ao mà đào Ao hoặc do thiên nhiên mà có. Do đó giá trị của Ao thấp hơn Hồ Tác gỉa muốn dụng ý nêu cao gía trị của người đẹp dù có rửa ở Hồ hay Ao chỉ rửa chân tay, chớ đừng rửa lông mày mà đau lòng tim Anh. Ao là Ao lòng, cá là trái tim .
Bài viết Vào Xuân với Ca Dao của thi sĩ Hà Huyền Chi ngắn gọn súc tích mang tính cách văn chương nhưng tôi chỉ thắc mắc nhà Thơ dùng "4 chữ " thiên kinh địa nghĩa" tại sao không dùng "Kinh Thiên Động Địa" vừa bình dân vừa diễn tả sự kinh ngạc của Trời Đất.
Thân kính Trúc Lang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010

TẢN MẠN QUA MẤY CÂU CA DAO.

Kính gửi Tếu-Tử, Trúc-Lang, Ngọc-Dung…
Những người còn nặng lòng với ca-dao.
Nguyễn Phú Long


Ca-dao Việt-Nam là một thể loại văn-chương bình dân đại chúng, phần nhiều không dài, thường chỉ cần hai câu lục bát cũng đủ nói lên điều thiết yếu.

Không rõ bắt đầu từ thời nào, ai là kẻ xướng xuất, thể này thông dụng khắp bờ cõi, từ ải Nam quan đến mũi Cà-Mâu, có thể từ thời Hùng Vương mở nước, từ khi có tiếng nói… đến mãi bây giờ và chắc chắn còn kéo dài về sau, không hẹn mà cùng nhau, những kẻ tao nhân mặc khách, hàng dân giả đa tình mở miệng thành vần, buông lời hợp điệu tạo ra những câu lục bát tả tình tả cảnh, nêu lên những hình ảnh để gửi gấm tâm sự, ước mơ, tràn lan trong không gian và thời gian .
Đúng như mọi người đều đồng ý nó mang tính cách trữ tình, tươi vui, nhiều khi đi đến hài hước, õng ẹo, ỡm ờ, dí dỏm, bình dị, tuy dễ hiểu, nhưng cũng có đôi khi lắt léo, chữ dùng tùy địa phương kể luôn tiếng lóng.

Một điều không chối cãi được là thể thơ lục bát ngày nay vốn có nguồn gốc trong ca dao dân gian từ xa xưa để dần dần đã trở thành thể thơ đặc biệt dân tộc Việt-Nam khắp thế giới chẳng tìm đâu ra. Thể thơ này không có trong chương trình học vấn thuở trước, không ai dậy ai nhưng chắc chắn đã là người Việt-Nam thì thể nào trong đời cũng ít nhất có đôi dịp làm một vài câu thơ lục bát và lục bát càng về sau càng được các tác giả thơ nôm chau chuốt thêm như Tản-Đà chẳng hạn, nên khi đề cập tới Tính Dân Tộc Trần Ngọc Vượng đã nhận xét “ Đến Tản-Đà lục bát mới hoàn chỉnh.” ; Còn Phan Văn Diêu trong bài Ngôn Ngữ và Giọng Điệu Thơ… cũng đồng ý như thế khi viết “ Sau Nguyễn-Du có lẽ Tản-Đà là nhà thơ lục bát đặc sắc nhất.” thật là một điểm đáng hãnh diện. Tuy nhiên cần lưu ý một điều là theo nhà ngôn ngữ học Nguyễn-hưng-Quốc, trong tác phẩm Thơ,…VV…và VV… thơ lục bát là thơ lục bát, ca dao là ca dao, thật hãn hữu mới có trường hợp nhầm lẫn: như hai câu thơ của Bàng Bá Lân mà ít lâu có người cứ tưởng là ca dao:

Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Tuy xưa kia lục bát không có trong trương trình học vấn, tuy đã là người Việt-Nam ai nấy đều có hơn một lần là tác giả một vài bài thơ lục bát, song ngày nay muốn làm thơ lục bát cũng có những luật lệ cần theo với những biến thể được giải thích viết thành sách một cách cặn kẽ cho người ham học dễ bề nghiên cứu.

Bình: hai, sáu, tám. Trắc tư
Phải lo giữ trọn kỳ dư mặc tình
Bằng không giữ được cho tinh
Hai trắc bốn bình thế lại càng xuôi…
Như vậy tóm tắt, thử hỏi ca dao là gì nếu không phải lời ca tiếng hát của làng xóm thôn quê nước ta trải dài qua lịch sử giống nòi. Ca-dao sử dụng hoàn cảnh nào, nơi nào cũng được, nó rất giầu nhạc tính, không cần âm nhạc phụ họa. ( Thuyết-Văn: Dao đồ ca tòng ngôn nhục thanh.). Người Việt-Nam thuở trước cả nam lẫn nữ thuộc ca dao rất nhiều, theo thiển ý không phải chỉ là để hát lên cho vui trong lúc làm việc mệt nhọc qua các điệu hò, lý, ru con…và phổ thông nhất là trong các điệu hát quan họ để giải trí trong những dịp hội hè lễ tết…tổng cộng có thể lên tới mấy ngàn điệu dân ca rải rắc khắp thôn cùng ngõ hẻm. Còn một điều thực dụng nữa là, cần thuộc, cần hiểu để những khi không mệt nhọc tùy cơ ứng biến cũng đem ra dùng với nhau mục đích cho đỡ khó khăn hơn là trình bầy theo lời nói thường:

Chồng em như cột đình xiêu
Như thân củi mục còn yêu nỗi gì.

Lại nữa, người con trai lúc nhìn thấy cô thiếu nữ xinh đẹp muốn chêu ghẹo hoặc muốn tính chuyện lâu dài trước hết đã thăm dò, bầy tỏ lòng mình bằng cách hát lên :

Thấy ai anh muốn lại gần
Cầu không tay vịn anh lần anh đi…

Hai câu ca dao này có vẻ bâng quơ, hát lên như gửi vào không gian cho mây cho gió và chắc chắn cô thiếu nữ hiểu đó chỉ là ca dao nhưng lúc nghe lại nghĩ như là câu nói của người trai hát lên là để bộc lộ nỗi lòng thầm kín với riêng mình, để rồi cúi đầu mỉm cười khoan khoái tự hỏi thầm: “yêu em chăng?”

Thí dụ trên đây đưa đến một nhận xét lý thú : mọi người đều biết mình không phải tác giả nhưng vẫn sử dụng ca dao y như mình là tác giả, còn về phía người nghe cũng biết tỏng đó là ca dao nhưng cũng đinh ninh câu hát đó như thể “người ta” muốn nói với riêng mình…Chúng ta mơ màng tưởng tượng được như vậy là vì ca dao chẳng phải môn văn học VIẾT và ĐỌC mà là NÓI với NGHE, cũng vì ca dao là loại văn chương nói và nghe, văn chương truyền khẩu nên ca dao không có tác giả, nó ít khi được trình bầy chỉ do một người hay một bên hát lên chẳng có người nghe, trong trường hợp này, người nghe không phải chỉ để thưởng thức mà còn để suy nghĩ xem mình sẽ phản ứng tham dự như thế nào, mình sẽ hát lên câu ca dao nào để trả lời. Nói cách khác, người hát ca dao tựa như người viết lá thư, người nghe chính là người nhận thư và sau đó lại hát lên câu ca dao như lá thư phúc đáp…..

Lại nữa, ca dao phát sinh, trưởng thành, di chuyển , biến hóa như sinh vật. Biến hóa vì nhớ không đúng một vài chữ trong câu văn nguyên thủy, biến hóa phần nào cho hợp với cảnh, tình, thủy thổ…ngõ hầu mang lấy hình thức khung cảnh, tình thế hiện tại…. bao đời ca dao được truyền khẩu từ người nọ qua người kia, vùng này sang vùng khác, đời trước tiếp nối đời sau…như thế…từ xưa đến nay…không có gì trở ngại.

Để chứng minh cho sự kiện này xin dẫn ra đây tóm tắt chuyện kể nơi tập sách PHONG TỤC MIỀN NAM QUA MẤY VẦN CA DAO của Đào-Văn-Hội như sau :

Đào-Văn-Hội sinh trưởng ở Tân An nên giới thiệu câu ca dao :

Ba phen quạ nói với diều
Ngả kinh ông Hóng có nhiều vịt con.

Ông Hóng là một cự phú thời Nguyễn-Ánh còn bôn đào, sông nước Đồng-Nai, một ngày kia chiến thuyền của ngài đến bỏ neo trên khúc sông Vàm Cỏ Tây chẩy ngang tỉnh Tân An. Nguyễn-Ánh thiếu lương thực, sai thị thần đến yêu cầu ông Hóng ở làng Bình-Lăng Tân-An tiếp tế cho “một bữa cháo”.

Ông Hóng mới đào một con kinh từ nhà ông ta thông ra sông Vàm Cỏ đặng thuyền của ông có thể chở lúa gạo ra sông tiếp tế cho Chúa Nguyễn. Con kinh ấy về sau được dân trong vùng gọi tên là kinh Ông Hóng.

Nhưng một người khác ở tỉnh An-Giang nói nơi ấy có câu :

Ba phen quạ nói với diều
Cù lao ông Chưởng còn nhiều cá tôm.

Cù lao này nằm trên sông Hậu Giang chẩy ngang tỉnh An-Giang.
Chưa hết, trong quyển Hương Hoa Đất Nước tác giả Trọng-Toàn lại
kể ra một câu khác, tương tự :

Ba phen quạ nói với diều
Vườn hoang cỏ rậm thì nhiều gà con.

Qua ba trường hợp trên không thể nói câu nào sai, ba câu đều đúng, cũng không thể nói câu nào “đạo văn” từ câu nào vì chẳng ai đặt vấn đề tác giả, người ta thay đổi đôi chút như thế cho đúng sự thực và có lẽ nhờ đặc điểm phóng khoáng dẽ dàng như vậy nên ca dao đã phổ biến rộng rãi cũng như sống mãi cùng người dân hiền hòa đời nọ sang đời kia. Tới đây chợt nhớ hai câu thơ của Dương-Khuê, nơi bài Hà- Nội Tức Cảnh do Học-giả Thái-Văn-Kiểm trình bầy trong một buổi diễn thuyết :

Phất phơ cành trúc trăng tà
Tiếng chuông Trấn-Võ canh gà Thọ-Xương.

Tiện thể ghi lại, và xin đừng nhầm với hai câu ca dao vô cùng thơ mộng của miền sông Hương núi Ngự:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên-Mụ canh gà Thọ Xương.

Như trên đã giới thiệu, tính chất của ca dao gồm cả ỡm ờ, dí dỏm. Nó dí dỏm, ỡm ờ cả trong những câu đề cập tới tục tĩu một cách thật tài tình :

Một rằng thương hai rằng thương
Có bốn cái chân giường gẫy một còn ba…

Trên phương diện này xin đặc biệt đề cập tới bài ca dao rất phổ biến mà tin chắc là ai cũng thuộc:

Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây…
Xây dọc anh lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Có rửa thì rửa chân tay
Đừng rửa lông mày chết cá ao anh...

Về tám câu ca dao rất phổ thông trên đây tôi có mấy thắc mắc từ lâu, thắc mắc vì chẳng hiểu tại sao câu thứ sáu đang nói xây hồ mà câu thứ tám lại là ao ; thắc mắc vì rửa chân tay thì được mà rửa lông mày thì lại …chết cá ao anh ???
Một vị cao niên người khô như con mắm nhưng làm thơ ướt át như mới vớt dưới nước lên, trong lúc trà dư tửu hậu nói với tôi hồ hay ao cũng là một chỗ đất chũng có nước, dù to dù nhỏ thì cũng được thôi, văn chương bình dân đâu có ai khắt khe bắt lỗi… mới lại biết đâu đó chẳng qua là người xưa muốn tránh…điệp tự !
Còn vấn đề “ đừng rửa lông mày chết cá ao anh” thì một vị cao niên khác, uyên bác hán học , luôn gọi tôi là “tiên sinh”, mà tôi đã từng gõ cửa học hỏi ba điều bốn chuyện nhiều phen, cũng bữa đó cho hay: Bài ca dao này thực ra còn hai câu chót:

Có chết thì chết cá mè ranh
Đừng chết cá trắm, chép mà anh bắt đền.

Tôi hơi ngạc nhiên vì chưa nghe bao giờ. Trong cuốn CA DAO HÀI HƯỚC của Đào-Thản tái bản tháng 8 năm 2001 , bài này cũng chỉ có 8 câu. Ông bạn vong niên còn lưu ý, trong hai câu cuối này, nêu lên toàn những loài cá mầu trắng, thân hình như chiếc lá, giống như cá diếc ! rất gợi hình, ví von… chúng khác hẳn loại cá xộp, cá quả, cá trê…mình tròn ! phải hiểu ngầm, ý tại ngôn ngoại, ngôn ngữ nhất là văn chương đôi khi không nói ra được sự thật, từ trước đến nay nhất là đối với những áng văn chương cổ, sắc đẹp của người đàn bà thường được mô tả theo lối so sánh, cách sơn đả ngưu…như trong truyện Kiều: “mây thua nước tóc tuyết nhường mầu da.” , “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.”. Ta cũng nghe ca tụng khi đối diện mỹ nhân: Trên trời thì chim sa, dưới nước thì cá lặn vân vân và vân vân… mới lại văn chương đâu phải khoa học mà đòi hỏi rõ ràng như hai với hai là bốn ! thí dụ như hai câu sau đây có ai đi hỏi “cái tỉnh tình tinh” là gì

Người xinh cái bóng cũng xinh
Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn.

Vâng, văn chương chẳng phải khoa học. Những điều nhận xét trên đây là những đóng góp, tham dự thật quý báu. Hơn nữa lại là văn chương đại chúng, tác giả phần lớn là những người bình dân ít học, ít dùng chữ Hán như các vị túc nho. Các vị này gặp trường hợp phải nói đến các danh từ tục thường dùng chữ nghĩa cao siêu cho nó thanh thoát nhẹ nhàng bớt, chẳng hạn: hậu môn , tiểu tiện, cửa mình….”Em ngồi bên cửa mình em…” ngoại trừ nhiều vị phô diễn tài năng để diễn tả những điều khó nói ấy trong văn thơ một cách độc đáo như:
Hồ-Xuân-Hương : Đầu sư chẳng phải gì bà vãi .
Bùi-Giáng ( ? ) :

Thu-Ba khen ngợi Thu Bồn
Thu-Bồn cảm động sờ tay Thu-Ba !

Tuy nhiên với tinh thần cầu học tôi chẳng muốn giữ thái độ:
Biết thì thưa thì thốt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
Xin mạo muội trình bầy mấy ý nghĩ thô thiển dù đúng dù sai, như là đóng góp thêm vào bài tản mạn cho thêm hào hứng .

Tới đây chẳng hát thì hò,
Chẳng phải như cò ngỏng cổ mà nghe.

Có điều gì không phải ước mong các vị am tường điều chỉnh bổ túc cho để chúng ta và nhất là các bạn trẻ có dịp học hỏi thì thật là hân hạnh.

Trước hết, đọc bài ca dao trên đây ta thấy mạch văn không liền từ đầu tới cuối. Hình như có một người xướng xuất sáu câu đầu và một người khác bổ túc những câu sau. Hai người này có thể ở những vùng đất khác nhau, ở những khoảng thời gian sau trước khác nhau, như trường hợp câu
“Bao phen quạ nói với diều…” nhưng cũng có thể cùng nhau hiện diện một lúc để “tán tỉnh “ cô gái trước mặt. Đây chỉ là sự phỏng đoán vì câu sáu không thấy vần với câu bẩy và giọng văn của sáu câu thứ nhất tao nhã, bóng bẩy, văn vẻ, trang trọng..chẳng như những câu còn lại lời nói nôm na, thẳng thắn thiếu hoa mỹ và chữ thứ hai của mỗi câu đều là vần trắc, hơi lạm dụng.
Xin đọc thêm một lần nữa hai câu này:

Có rửa thì rửa chân tay
Đừng rửa lông mày chết cá ao anh.

Câu trên thấy hai danh từ chỉ định những phần thân thể có thể đem rửa là chân và tay, chân tay thường dính bụi bậm đất cát không thải ra những chất gây cho cá chết. Vì vấn đề cân xứng, câu dưới nếu có hai danh từ chỉ định những phần thân thể không nên rửa thì câu ca dao lý thú hơn do đó tôi nghĩ có lẽ, Xin nhấn mạnh chữ có lẽ, lông mày không phải là một danh từ, chúng là hai danh từ riêng biệt : lông mày và mày. (Mắt phượng mày ngài, Truyện Kiều có câu “Làn thu thủy nét xuân sơn…” dịch từ câu chữ Hán: Nhỡn quang như thủy, my tự xuân sơn : mắt trong như nước mùa thu, mày như núi mùa xuân. ). Vì hạn hẹp số chữ và luật lệ trong câu thơ nên không thể đặt “Đừng rửa lông mày và mày chết cá ao anh.” nên ở giữa lông mày cần phải có một dấu phẩy, chết nỗi ca dao không phải là văn chương viết và đọc vậy thì làm sao đặt dấu phẩy vì đặt dấu phẩy ở đâu bây giờ ???

Thông thường ta hiểu tạo hóa ban cho mỗi người hai cái mày ở trên cặp mắt. Trên mày có những sợi lông gọi là lông mày nó thẳng, cứng, ngắn phái nữ thường tô vẽ, tỉa cho thêm phần hoa mỹ. Mặt khác, nơi cuốn Tùy-Bút của nhà văn lão thành Võ-Phiến lại thấy nêu hai câu thơ trong truyện Tây-Sương Ký của Trung-Hoa được Nhượng-Tống dịch như sau:

Mày xanh lồ lộ vẻ xinh
Nõn nà bộ ngực xuân tình đầy vơi.

Tiếp theo chưa biết nói gì, đang suy nghĩ xem mày xanh này nằm ở vị trí nào thì một người bạn khác, nghe được câu chuyện bèn sôt sắng bầy tỏ thêm ý kiến. Vị này rất hoạt động, viết đủ thể loại đặc biệt nhất là hồi ký, dùng văn chương ghi lại cuộc đời một cách rất trung thực, không giống như một số ít chính khách sau thời oanh liệt, ngồi rù viết hồi ký hay vẽ thêm hoa lá, ưa dùng vì, bởi, bị, tại….

Mầng răng ra rứa ví dù
Mầng ri thế nọ tuyệt mù thế kia.
( Mỗi Ngày, thơ Bùi-Giáng. )

Theo đó, phân tách lông mày thành hai danh từ lông và mày cũng chưa chắc đúng. Mày có thể là chỉ định từ để cho câu ca dao mang ý nghĩa:
Chớ rửa lông của mày mà chết cá ao anh.
Tuy nhiên người bạn đáng kính của tôi cũng cẩn thận rào đón là tất cả những “ phân tách triệt để “ kia cũng chỉ là “có thể “ . Ai mà đoán trúng được tim đen của người đặt ra mấy câu ca dao tuy bình dân nhưng thâm sâu, hiểm hóc đó.

Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà nham hiểm như cơi đựng trầu

Tới đây mấy thắc mắc cũng chưa được giải thích thỏa đáng, những điều trình bầy thật là thô thiển, là nhắc nhớ sơ sài, là nhời nói loanh quanh, như đám lính công thành bất lực, còn rất nhiều thiếu sót, nhầm lẫn…xin được kể như mớ tài liệu gom lại chưa kịp gạn lọc, san định đàng hoàng… như trên đã nói có điều gì không phải ước mong các vị am tường điều chỉnh bổ túc cho. Chưa đạt mục đích hữu ích thôi thì bài tản mạn về ca-dao này coi là để mua vui vậy, và rất tiếc, dù chỉ mua vui nhưng cũng chẳng kéo được…” một vài trống canh ! “

Nguyễn-phú-Long.

Vài dòng của nhà thơ Trúc Lang

Anh Long thân mến,
Thành thật cám ơn Anh đã nhắc đến tôi và Tếu Tử trong bài viết rất hay của Anh có gía trị về mặt tham khảọ Anh thắc mắc về 2 chữ Hồ, Ao. Thật ra là do dụng ý của tác giả. Hồ bán nguyệt do bàn tay người xây nơi thanh cảnh như Hồ Tịnh Tâm Thành Nội hoặc Cung Điện Lăng tẩm như Lăng Tự Đức, Chùa Từ Hiếu. Người ta không xây ao mà đào Ao hoặc do thiên nhiên mà có. Do đó giá trị của Ao thấp hơn Hồ Tác gỉa muốn dụng ý nêu cao gía trị của người đẹp dù có rửa ở Hồ hay Ao chỉ rửa chân tay, chớ đừng rửa lông mày mà đau lòng tim Anh. Ao là Ao lòng, cá là trái tim .
Bài viết Vào Xuân với Ca Dao của thi sĩ Hà Huyền Chi ngắn gọn súc tích mang tính cách văn chương nhưng tôi chỉ thắc mắc nhà Thơ dùng "4 chữ " thiên kinh địa nghĩa" tại sao không dùng "Kinh Thiên Động Địa" vừa bình dân vừa diễn tả sự kinh ngạc của Trời Đất.
Thân kính Trúc Lang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét