Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011
HOÀI THANH: NHÀ THƠ TRONG PHÊ BÌNH THƠ
Theo các học giả và các nhà nghiên cứu, Hoài Thanh là một tài năng xuất sắc hiếm có trong lĩnh vực phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX, một nhà văn hóa lớn suốt một đời gắn bó thiết tha với dân tộc và văn hóa dân tộc…
Nhà văn Hoài Thanh thời
trung học
Có lẽ, với những người học văn và yêu mến văn chương thì “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh - Hoài Chân đã trở thành một cuốn sách không thể thiếu. Cho đến nay, “Thi nhân Việt Nam” đã được tái bản tới 32 lần.
Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có hơn 150 công trình nghiên cứu, bài viết với độ dày tổng cộng chừng 2.000 trang nghiên cứu về Hoài Thanh. Hầu hết những công trình và bài viết đều ghi nhận những đóng góp xuất sắc của ông trên phương diện phê bình văn học, nhất là trong lĩnh vực phê bình thơ.
Hoài Thanh, tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, sinh năm 1909 trong một gia đình nhà Nho sa sút ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông học rất giỏi và sớm giác ngộ cách mạng. Ông từng 2 lần bị giặc Pháp bắt, trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Đầu năm 1931, Hoài Thanh vào Huế, kiếm sống bằng nghề sửa morát cho nhà in Đắc Lập, sau đó ông chuyển sang nghề dạy học tư. Cũng chính thời điểm này, ông tìm được niềm đam mê mãnh liệt của cả cuộc đời mình: văn chương và các giá trị trong nền văn hóa dân tộc.
Hoài Thanh viết “Thi nhân Việt Nam” cùng Hoài Chân, xuất bản năm 1942 trong giai đoạn hết sức khó khăn. Ông phải cật lực đi dạy tư và vợ ông có lúc phải mở quán bán bánh kẹo hoặc bán sách để kiếm tiền nuôi các em, các con và người cha già bị bệnh hen thường xuyên phải dùng thuốc đắt tiền.
Nhưng gánh nặng mưu sinh không hề ảnh hưởng tới tình yêu văn học, tới những cuộc đàm đạo về văn học nghệ thuật của hai anh em Hoài Thanh - Hoài Chân cùng nhiều văn nghệ sĩ khác. Cũng chính tình yêu ấy đã sớm truyền vào những người con trai ông sau này.
Trong hồi ức của nhà phê bình văn học Từ Sơn - con trai của nhà văn Hoài Thanh thì ấn tượng về cha mình là một người lúc nào cũng suy nghĩ, làm việc nghiêm túc và rất ít nói. Nhưng mỗi câu nói của ông đều là một bài học, một lời nhắc nhở hữu ích với các con ngay cả khi các con đã trưởng thành. Ông là người sửa, uốn nắn từng câu chữ, dấu chấm, dấu phẩy cho các con từ ngày đầu đến với văn chương.
Hoài Thanh từng chia sẻ với con trai của mình: “Cha viết văn đã 50 năm nhưng công việc cha thích nhất là dạy học và bình thơ, bình thơ hay, vô luận là của ai”. Là một người cha nghiêm khắc, ít thổ lộ tình cảm bằng lời nhưng nếu đọc những dòng nhật ký của Hoài Thanh trong cuốn “Di chúc và di cảo” mới thấy ẩn chứa đằng sau con người trầm lắng ấy là một tâm hồn ấm áp và dạt dào yêu thương.
Với các con, ông luôn nêu cao tấm gương của tinh thần lạc quan và tình yêu cuộc sống. Đã có lúc ông rơi vào tâm trạng đau buồn và bế tắc: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu. nhưng càng đi sâu càng lạnh” (Thi nhân Việt Nam). Đó là bi kịch chung của lớp thanh niên trí thức nặng lòng yêu nước, yêu dân tộc, ghét thực dân phong kiến nhưng bơ vơ giữa ngã ba đường không tìm được người chỉ đường sáng suốt. Nhưng cũng chính ông đã tìm được ánh sáng, tình yêu cuộc sống từ thơ Bác Hồ, thơ Tố Hữu... Ông còn là tấm gương về tính trung thực. Với ông: sống, nghĩ và viết là một.
Đọc các tác phẩm của Hoài Thanh, với lời văn lãng mạn, bay bổng đẹp như thơ, rất dễ hình dung ông là một người lãng tử. Nhưng nhà phê bình văn học Từ Sơn cho biết, trong cuộc sống, ông lại có tính cách rất “đồ Nghệ”. Trong lá thư đầu tiên viết cho người bạn gái, sau này là người bạn đời của mình là Phan Thị Nga, ông viết: “Hai người hiểu nhau, tha thứ cho nhau, cùng nhau góp sức, góp tư tưởng, góp tính tình, không phải để gây hạnh phúc, mà để giành một phần việc ở đời, quan niệm của tôi về ái tình là thế!”.
Đằng sau tài năng Hoài Thanh là người vợ hết lòng yêu thương chồng con. Từ một người phụ nữ có năng khiếu văn chương, xông xáo, năng nổ viết bài cho báo “Phụ nữ tân văn”, “Ngày nay”… khi quyết định lấy ông, bà tình nguyện hy sinh sự nghiệp để chồng toàn tâm, toàn ý với văn chương. Ông hiểu những hy sinh thầm lặng ấy của bà, thổ lộ qua lời tự vấn trong nhật ký gửi các con: “Sự thực mẹ săn sóc cha, săn sóc các con một trăm phần, cha và các con chưa săn sóc mẹ được một phần”.
Hơn 50 năm gắn bó với văn chương, cả đời kiếm tìm và tôn vinh cái đẹp trong cuộc sống, văn chương và trong văn hóa Việt Nam, Hoài Thanh từng làm việc ở rất nhiều nơi với nhiều vị trí khác nhau như: Đại học Hà Nội, Tổng thư ký Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, Viện phó Viện Văn học và Chủ nhiệm Tuần báo Văn nghệ... Lúc nào ông cũng nêu cao tấm gương là một người đam mê công việc. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm phê bình văn học có ý nghĩa như “Thi nhân Việt Nam”, “Văn chương và hành động”, “Có một nền văn hóa Việt Nam”,... cùng rất nhiều tác phẩm, bài báo có giá trị khác.
Để ghi nhận công lao đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà, năm 2000, Nhà nước ta đã trao tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh cho cụm tác phẩm: “Phê bình và tiểu luận”, (3 tập), “Nói chuyện thơ kháng chiến” và “Thi nhân Việt Nam”.
Cuộc Sống Việt _ Theo CAND
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011
HOÀI THANH: NHÀ THƠ TRONG PHÊ BÌNH THƠ
Theo các học giả và các nhà nghiên cứu, Hoài Thanh là một tài năng xuất sắc hiếm có trong lĩnh vực phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX, một nhà văn hóa lớn suốt một đời gắn bó thiết tha với dân tộc và văn hóa dân tộc…
Nhà văn Hoài Thanh thời
trung học
Có lẽ, với những người học văn và yêu mến văn chương thì “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh - Hoài Chân đã trở thành một cuốn sách không thể thiếu. Cho đến nay, “Thi nhân Việt Nam” đã được tái bản tới 32 lần.
Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có hơn 150 công trình nghiên cứu, bài viết với độ dày tổng cộng chừng 2.000 trang nghiên cứu về Hoài Thanh. Hầu hết những công trình và bài viết đều ghi nhận những đóng góp xuất sắc của ông trên phương diện phê bình văn học, nhất là trong lĩnh vực phê bình thơ.
Hoài Thanh, tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, sinh năm 1909 trong một gia đình nhà Nho sa sút ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông học rất giỏi và sớm giác ngộ cách mạng. Ông từng 2 lần bị giặc Pháp bắt, trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Đầu năm 1931, Hoài Thanh vào Huế, kiếm sống bằng nghề sửa morát cho nhà in Đắc Lập, sau đó ông chuyển sang nghề dạy học tư. Cũng chính thời điểm này, ông tìm được niềm đam mê mãnh liệt của cả cuộc đời mình: văn chương và các giá trị trong nền văn hóa dân tộc.
Hoài Thanh viết “Thi nhân Việt Nam” cùng Hoài Chân, xuất bản năm 1942 trong giai đoạn hết sức khó khăn. Ông phải cật lực đi dạy tư và vợ ông có lúc phải mở quán bán bánh kẹo hoặc bán sách để kiếm tiền nuôi các em, các con và người cha già bị bệnh hen thường xuyên phải dùng thuốc đắt tiền.
Nhưng gánh nặng mưu sinh không hề ảnh hưởng tới tình yêu văn học, tới những cuộc đàm đạo về văn học nghệ thuật của hai anh em Hoài Thanh - Hoài Chân cùng nhiều văn nghệ sĩ khác. Cũng chính tình yêu ấy đã sớm truyền vào những người con trai ông sau này.
Trong hồi ức của nhà phê bình văn học Từ Sơn - con trai của nhà văn Hoài Thanh thì ấn tượng về cha mình là một người lúc nào cũng suy nghĩ, làm việc nghiêm túc và rất ít nói. Nhưng mỗi câu nói của ông đều là một bài học, một lời nhắc nhở hữu ích với các con ngay cả khi các con đã trưởng thành. Ông là người sửa, uốn nắn từng câu chữ, dấu chấm, dấu phẩy cho các con từ ngày đầu đến với văn chương.
Hoài Thanh từng chia sẻ với con trai của mình: “Cha viết văn đã 50 năm nhưng công việc cha thích nhất là dạy học và bình thơ, bình thơ hay, vô luận là của ai”. Là một người cha nghiêm khắc, ít thổ lộ tình cảm bằng lời nhưng nếu đọc những dòng nhật ký của Hoài Thanh trong cuốn “Di chúc và di cảo” mới thấy ẩn chứa đằng sau con người trầm lắng ấy là một tâm hồn ấm áp và dạt dào yêu thương.
Với các con, ông luôn nêu cao tấm gương của tinh thần lạc quan và tình yêu cuộc sống. Đã có lúc ông rơi vào tâm trạng đau buồn và bế tắc: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu. nhưng càng đi sâu càng lạnh” (Thi nhân Việt Nam). Đó là bi kịch chung của lớp thanh niên trí thức nặng lòng yêu nước, yêu dân tộc, ghét thực dân phong kiến nhưng bơ vơ giữa ngã ba đường không tìm được người chỉ đường sáng suốt. Nhưng cũng chính ông đã tìm được ánh sáng, tình yêu cuộc sống từ thơ Bác Hồ, thơ Tố Hữu... Ông còn là tấm gương về tính trung thực. Với ông: sống, nghĩ và viết là một.
Đọc các tác phẩm của Hoài Thanh, với lời văn lãng mạn, bay bổng đẹp như thơ, rất dễ hình dung ông là một người lãng tử. Nhưng nhà phê bình văn học Từ Sơn cho biết, trong cuộc sống, ông lại có tính cách rất “đồ Nghệ”. Trong lá thư đầu tiên viết cho người bạn gái, sau này là người bạn đời của mình là Phan Thị Nga, ông viết: “Hai người hiểu nhau, tha thứ cho nhau, cùng nhau góp sức, góp tư tưởng, góp tính tình, không phải để gây hạnh phúc, mà để giành một phần việc ở đời, quan niệm của tôi về ái tình là thế!”.
Đằng sau tài năng Hoài Thanh là người vợ hết lòng yêu thương chồng con. Từ một người phụ nữ có năng khiếu văn chương, xông xáo, năng nổ viết bài cho báo “Phụ nữ tân văn”, “Ngày nay”… khi quyết định lấy ông, bà tình nguyện hy sinh sự nghiệp để chồng toàn tâm, toàn ý với văn chương. Ông hiểu những hy sinh thầm lặng ấy của bà, thổ lộ qua lời tự vấn trong nhật ký gửi các con: “Sự thực mẹ săn sóc cha, săn sóc các con một trăm phần, cha và các con chưa săn sóc mẹ được một phần”.
Hơn 50 năm gắn bó với văn chương, cả đời kiếm tìm và tôn vinh cái đẹp trong cuộc sống, văn chương và trong văn hóa Việt Nam, Hoài Thanh từng làm việc ở rất nhiều nơi với nhiều vị trí khác nhau như: Đại học Hà Nội, Tổng thư ký Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, Viện phó Viện Văn học và Chủ nhiệm Tuần báo Văn nghệ... Lúc nào ông cũng nêu cao tấm gương là một người đam mê công việc. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm phê bình văn học có ý nghĩa như “Thi nhân Việt Nam”, “Văn chương và hành động”, “Có một nền văn hóa Việt Nam”,... cùng rất nhiều tác phẩm, bài báo có giá trị khác.
Để ghi nhận công lao đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà, năm 2000, Nhà nước ta đã trao tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh cho cụm tác phẩm: “Phê bình và tiểu luận”, (3 tập), “Nói chuyện thơ kháng chiến” và “Thi nhân Việt Nam”.
Cuộc Sống Việt _ Theo CAND
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét