Ở nước ta, nhất là ở miền Bắc từ Nghệ Tĩnh trở ra, mùa Xuân là mùa của hội hè đình đám. Ca dao ta có câu: Tháng Giêng ăn Tết ở nhà, Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè. Thế nhưng, không phải chỉ có “tháng Ba hội hè” mà hội hè trải dài suốt cả mùa Xuân. Đây là hội tháng Giêng: Nhân gian lễ Phật quanh năm, Không bằng lễ hội ngày Rằm tháng Giêng. Đây là hội tháng Hai: Ai là con cháu Rồng Tiên Tháng Hai mở hội Trường Yên thì về... Đây là hội tháng Ba: Tình cờ ta lại gặp ta, Vui bằng mở hội tháng Ba đền Sòng. Có những địa phương như vùng “quan họ” Bắc Ninh còn vạch ra lịch vui Xuân của từng làng để các làng tổ chức khỏi trùng nhau và dân chúng các vùng lân cận có thể tham gia: Mồng bốn là hội Kéo Co, Mồng năm hội Ó chẳng cho nhau về. Mồng sáu đi hội Bồ Đề, Mồng bảy trở về đi hội Đống Cao... Có một số hội Xuân lại được tổ chức vào thượng tuần tháng Tư: Ai ơi, mồng chín tháng Tư, Không đi hội Gióng cũng hư một đời! Hay: Mồng bảy hội Khám/ Mồng tám hội Dâu/ Mồng chín đâu đâu/ Trở về hội Gióng. Tại sao hội hè đình đám lại thường được tổ chức nhiều nhất là vào mùa Xuân và thứ đến là mùa Thu? Ngày trước, nước ta là một nước nông nghiệp theo phương pháp canh tác cổ truyền. Vào ngày mùa, người nông dân phải quần quật suốt ngày ngoài đồng ruộng. Do đó, họ cần phải có một khoảng thời gian nào đó để nghỉ ngơi, giải trí, thụ hưởng cái thành quả lao động dù ít oi của mình. Mùa Xuân chính là mùa lý tưởng nhất. “Hằng năm họ chỉ có hai dịp rảnh rỗi sau vụ cấy lúa Chiêm vào tháng Chạp và lúa Mùa vào tháng Bảy. Giêng, Hai và tháng Tám là lúc dân quê được nghỉ ngơi, lúa lúc này đã cấy xong và những hoa màu phụ cũng đã trồng, mùa gặt chưa tới và hoa màu phụ cũng chưa dỡ. Nhân dịp này các làng tổ chức hội hè cho dân chúng mua vui.” (1) Trong tác phẩm Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, nhà khảo cứu Đào Duy Anh cũng đưa ra nhận xét: “Trong làng thường năm có nhiều kỳ tế lễ để dân làng có dịp “ăn uống” và “vui chơi”. Những cuộc tế 1ễ lớn nhất là lễ Kỳ phúc về mùa Xuân và mùa Thu để cầu bình yên cho dân làng, lễ Nhập tịch hay vào đám vào khoảng tháng Giêng, tháng Hai, khi thường thì chiếu lệ tế lễ dăm bảy ngày, năm nào hòa cốc phong đăng dân gian làm ăn thịnh vượng hay nhân lễ rước sắc thần, hay nhân lễ khánh thành đình mới thì mở Đại hội, bày những cuộc vui chơi hát xướng đến nửa tháng hay cả tháng.” (2) Các lễ hội mùa Xuân ở nước ta có từ bao giờ? Thật khó mà trả lời cho xác đáng. Có một điều ta có thể xác nhận là ngay từ thời dân ta còn sống dưới chế độ bộ lạc quây quần ở vùng đất châu thổ sông Hồng ngày nay, tức thời đại Hùng Vương, thì đã manh nha hình thức của lễ hội mùa Xuân. Trong tác phẩm Việt Nam Cổ Văn Học Sử, tác giả Nguyễn Đổng Chi đã viết: “Vào những ngày hội hoặc ngày tế thần, thường thường là mùa Xuân xa ngày cấy hái, trai gái các bộ lạc thôn ấp thường tụ tập lại một nơi, đặt ra lời ví hát ghẹo nhau, trong khi gảy đờn, thổi sáo, đánh trống, múa nhảy hay là bày các trò vui.” (3) Thường thường lễ hội mùa Xuân được tổ chức ở chùa hay đình làng. Chùa là nơi thờ Phật. Đình, miếu là nơi thờ Thần. “Miếu là chỗ quỷ thần bằng y, đình là nơi thờ vọng, và để làm nơi công sở cho dân chúng hội họp.” (4) “Làng nào cũng có một cái nhà chung (tức là Đình Làng – ĐĐN chú thích) vừa là nơi thờ Thần, vừa là nơi tụ hội của dân. Đối với dân làng, thần Thành Hoàng là biểu hiệu của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ cùng hy vọng chung của cả làng, lại cũng là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vô hình, khiến cho hương thôn thành một đoàn thể có tổ chức và hệ thống chặt chịa.” (5) Đình miếu là nơi thờ thần Thành hoàng. Mỗi làng thờ một vị thần Thành hoàng, có làng thờ hai hoặc ba vị. Các vị Thành hoàng có thể là những nhân vật huyền thoại của dân tộc như Phù Đổng Thiên Vương, Chữ Đồng Tử, Liễu Hạnh Công chúa…hay các nhân vật lịch sử có công với dân tộc như Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo…Có làng thờ Thành hoàng là người đã có công xây dựng ra làng như Hoàng Cao Khải được thờ ở Thái Hà ấp, Nguyễn Công Trứ được làm Thành Hoàng ở nhiều đình làng thuộc hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Lại có nhiều làng, vì niềm tin đặc biệt vào những người thác sinh vào ngày giờ được xem là linh thiêng cũng được dân làng thờ làm thần Thành hoàng, lắm khi các vị thần này là những tà thần ăn trộm, thần tà dâm v.v... Trong các ngày lễ hội, ngoài các chính lễ được thực hiện một cách trang trọng như lễ mộc dục (tắm cho tượng thần thờ trong đình) các hình thức tế lễ…còn có một nghi thức đặc biệt gọi là “hèm”, người ta thường bày một trò tiêu biểu để nhắc lại tâm tính, sự nghiệp hoặc hành vi của vị thần làng thờ. Như sau đây chúng ta sẽ thấy trong sự tích “đánh giặc Ân” của Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương, sự tích “cờ lau tập trận” của Đinh Bộ Lĩnh tức vua Đinh Tiên Hoàng, hay trong lệ “rã đám” của làng La Khê ở Hà Đông. Cây có cội, nước có nguồn, người có tổ tông. Dân ta không bao giờ quên nguồn gốc tổ tông của mình. Thế nên đã từ ngàn xưa, dân ta không bao giờ quên được ngày giỗ Tổ Hùng Vương: Ai về Phú Thọ cùng ta, Vui ngày Giỗ Tổ tháng Ba mồng mười. Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ về Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba.
Hội đền Hùng
Và có lẽ cũng đã tự ngàn xưa, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được xem là ngày Quốc lễ. Hằng năm, tại Đền các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc phủ Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, dân làng Cổ Tích vẫn theo cổ lệ tổ chức hội Giỗ Tổ từ ngày đầu tháng Ba mãi đến ngày chính lễ là ngày 10 tháng Ba mới rã đám. Dân bốn phương trong nước lũ lượt đổ về đây dự Hội để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn các vị Vua Hùng đã dày công khai sáng Tổ Quốc Việt Nam. Vào ngày chính lễ mồng mười tháng Ba có Quốc tế do đại diện triều đình cử về làm chủ tế. Về sau chính quan đầu tỉnh Phú Thọ thay mặt triều đình đứng chủ tế. Trong thời gian từ ngày khai hội đến ngày mãn hội, có nhiều trò chơi được tổ chức cho dân bốn phương về thưởng thức như trò đu tiên, leo giây, thả diều, đánh còn v.v... Đu tiên mới dựng năm nay Cô nào hay hát kỳ này hát lên. Tháng Ba nô nức hội Đền Nhớ ngày Giỗ Tổ bốn nghìn năm nay. Dạo xem phong cảnh trời mây. Lô Đà, Tam Đảo cũng quay đầu về. Khắp nơi con cháu ba kỳ. Kẻ đi cầu phúc, người đi cầu tài. Sở cầu như ý ai ai. Xin rằng nhớ lấy mồng mười tháng Ba. Ngày Giỗ Tổ cũng còn là dịp hẹn hò của bà con gần xa gặp nhau để nhắc nhở nhau giữ gìn nước Tổ, cầu chúc cho nhau những lời tốt đẹp mặn nồng: Đến dây sum họp vui cười, Trước là lễ Tổ viếng nơi mộ phần. Sau là tài tử giai nhân Hàn huyên kể nỗi kẻ gần người xa. Gần xa ta cũng một nhà. Cũng dòng Hồng Lạc, cũng là viêm bang. Chúc rằng: phú quí thọ khang. Tổ cho phúc trạch bình an muôn nhà Rời đất Tổ Phú Thọ, chúng ta hãy cùng nhau về thăm vùng đất phát tích vị anh hùng huyền thoại của Dân tộc: Đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương: Ai ơi, mồng chín tháng Tư, Không đi hội Gióng cũng hư một đời. Làng Gióng tức làng Phù Đổng thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hội đền Phù Đổng Thiên Vương tục gọi là hội Gióng được tổ chức vào ngày mồng 9 tháng Tư với sự tham dự của dân 4 làng thuộc tổng Phù Đổng: Phù Đổng, Phù Dực, Đồng Viên và Đồng Xuyên. Hội tổ chức cuộc rước lịch sử với những hình ảnh thật rực rỡ diễn lại sự tích “đánh giặc Ân” của cậu bé làng Gióng mà về sau được các vua phong tặng là Phù Đổng Thiên Vương. Trước ngày hội Gióng, các địa phương kế cận đã có hội Khám và hội Dâu: Mồng bảy hội Khám, Mồng tám hội Dâu, Mồng chín đâu đâu Thì về hội Gióng. Hay: Râm râm hội Khám, U ám hội Dâu, Vỡ đầu hội Gióng. Lại có câu: Dù ai buôn bán trăm nghề Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu. Khám tức làng Vân Khám xứ Kinh Bắc. Dâu tức làng Dâu nay là xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. Thiên Ứng Tự nằm trên đất làng Dâu nên dân gian quen gọi là chùa Dâu. Chùa Dâu nổi tiếng với bốn pho tượng gọi là tượng Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện. Chùa thờ Phật mẫu Man Nương, một nhân vật huyền thoại của Phật Giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc lần thứ nhất, dưới đời Sĩ Nhiếp làm Thái thú đất Giao Chỉ (187-226). Hội Dâu được tổ chức mỗi năm hai lần : một lần vào ngày 17 tháng Giêng tương truyền là ngày sinh của Man Nương với tục thi làm bánh dầy thật hấp dẫn. Ngày hội chính thức được tổ chức vào ngày Phật Đản (cũ) tức là ngày mồng tám tháng Tư với đám rước tượng Tứ Pháp thật linh đình, ngoạn mục. Theo kinh nghiệm của dân chúng địa phương, vào những ngày đầu tháng Tư, bầu trời thường có mây đen vần vũ và sau đó là những cơn mưa đầu mùa Hạ, do đó mới có câu “râm râm hội Khám, u ám hội Dâu”. Hơn nữa, như trong tên gọi Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (mây, mưa, sấm, chớp) đã cho ta thấy hệ thống chùa Tứ Pháp trong giai đoạn hình thành đã nói lên một nhu cầu thiết yếu củasinh hoạt nông nghiệp: Mưa, và vì vậy, một số trò diễn trong các lễ hội mùa Xuân của hệ thống Tứ Pháp thường mang hình thức “rước nước cầu mưa” : Ba bà trẩy hội chùa Un, Mưa gió ùn ùn , thiên hạ lại dễ làm ăn. Tục lệ rước tượng Tứ Pháp với những điệu múa dân gian đầy màu sắc ngoạn mục vào ngày mồng 8 tháng Tư luôn luôn là một hình ảnh đầy sức quyến ru: Dù ai buôn bán đâu đâu Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về. Dù ai buôn bán trăm nghề, Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu. Hội Gióng là nơi qui tụ nhiều khách thập phương đến để xem diễn lại sự tích “Thánh Gióng đánh giặc Ân” và để tưởng nhớ lại công ơn của vị anh hùng Dân Tộc. Trẻ con trong làng và quanh vùng cũng bắt chước “diễn trận” nên mới sinh ra cái cảnh “vỡ đầu hội Gióng”. Lại có câu: Mồng bảy hội Khám, Mồng tám hội Dâu, Mồng mười hội Bưởi không đâu vui bằng. Làng Bưởi là tên Nôm của làng Đại Bái, nay thuộc huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc. Làng này xưa nổi tiếng về nghề gò đồng, thờ ông Nguyễn Công Truyền làm tổ sư, gọi là Đại Bái tiên sư. Làng này có tục lệ tế Tiên sư thật đặc biệt, đó là lễ thắp hương của những người đồng niên canh. “Tất cả dân làng và những người làng đã đi cư ngụ nơi khác, nếu có điều kiện về lại quê hương đều theo một quy ước chung: cứ đến tuổi 49 là tuổi ra lềnh, người nào cũng có nhiệm vụ thắp hương hàng ngày ở đền thờ Tổ. Lần lượt năm nay số người đồng hương đến lễ, năm sau sẽ là tốp người kế tiếp vào tuổi ấy, ra thắp hương từ sáng sớm. Người ở xa không về được, có thể gửi hương về nhờ bạn cùng lứa tuổi mình thắp hộ.” (6) Rời hội Bưởi của xứ Hà Bắc, chúng ta hãy về Hà Nam tham dự ngày hội tưởng nhớ công ơn của Triệu Quang Phục tức Triệu Việt Vương (549-571) người đã có công lãnh đạo dân ta kháng chiến chống lại tướng nhà Lương của Trung Hoa là Trần Bá Tiên, một tên Thái thú tàn ác đang cai trị đất Giao Châu: Làng Đọi bơi trải, Làng Nội lãi lèn, Làng Chiền chạy ngựa. Ba làng này thuộc xã Chung Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trên bờ sông Long Xuyên chảy qua ba làng có đền thờ Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục. Hằng năm vào những ngày đầu tháng Giêng, ba làng này mở hội Xuân để tưởng nhớ Triệu Việt Vương. Dân làng Đọ tổ chức bơi thuyền trải, một loại thuyền nhỏ và dài, còn gọi là thuyền ngo. Dân làng Nội thi hát “lãi lèn”, một điệu dân ca cổ của dân huyện Lý Nhân. Dân làng Chiền có tục thi múa ngựa giấy. Nước ta có nhiều sông ngòi – sông thiên nhiên và sông đào. Do đó, tục đua thuyền vào các ngày lễ hội thường được nhiều làng thực hiện. Thuyền đua có hai hình thức: hoặc thuyền trải hoặc thuyền rồng – tức loại thuyền có chạm đầu rồng ở đầu thuyền hay cả hình rồng suốt lườn thuyền: Cầu Quan vui lắm ai ơi, Trên thì chợ họp, dưới bơi thuyền rồng. Cầu Quan xưa là huyện lị của huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây có chợ Thượng họp ngay trên bờ một con sông đào từ thời nhà Lê. Xưa kia, hằng năm đến đầu mùa Xuân, Cầu Quan có hội đua thuyền rồng cho trai tráng trong làng thi tài. Dân chúng kéo về chợ Thượng vào ngày đầu Xuân vừa mở hàng phiên chợ Tết, vừa được xem bơi thuyền rồng. Hoặc như: Quyển Sơn vui thú nhất đời, Dốc lòng trên giặm, dưới bơi ta về. Làng Quyển Sơn nằm trên bờ sông Đáy thuộc huyện Kim Bảng, tình Hà Nam là nơi có nhiều thắng cảnh kỳ thú. Hàng năm làng tổ chức hội Xuân vào tháng Giêng với tục thi hát giặm – một thể điệu dân ca miền Bắc và bắc Trung Phần, và thi bơi trải. Làng Đạo Chân tức Kẻ Dầu tỉnh Bắc Ninh cũng có tục đua thuyền : Kẻ Dầu có quán Đình Thanh, Kẻ Hạc ta có ba đình, ba voi. Mười tám cất thuyền xuống bơi, Mười chín giã bánh, hai mươi rước Thần. Rước Thần tức rước tượng thần Thành hoàng của làng. Rời xứ Kinh Bắc đa tình, chúng ta hãy về thăm Ninh Bình, nơi dấy nghiệp của vị Vua đầu tiên của nước Việt Nam độc lập: Đinh Tiên Hoàng. Ai là con cháu Rồng Tiên, Tháng Hai mở hội Trường Yên thì về. Về thăm đất cũ Đinh Lê, Non xanh, nước biếc bốn bề như xưa. Làng Trường Yên thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình là nơi có đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Hằng năm làng mở hội Xuân từ ngày 15 đến ngày 20 tháng Hai. Trong những ngày hội có nhiều trò vui chơi như thi thơ, hát chèo, chọi gà, bơi thuyền và đặc biệt nhất là diễn lại sự tích “cờ lau tập trận” của Đinh Bộ Lĩnh thuở hàn vi. Một số trẻ mục đồng được làng lựa chọn khoanh tay làm kiệu rước một trẻ mục đồng khác đóng vai Đinh Bộ Lĩnh. Trong cuộc diễn, họ cùng hát lại bài ca tương truyền là đã có từ thời Đinh Bộ Lĩnh còn chăn trâu và tổ chức tập trận bằng cờ lau: Cỏ cây ấy, nước non này, Nước non quanh quất, cỏ cây xanh rì. Rừng hoang, cỏ rậm để chi, Phen này ta quyết dọn đi cho rồi. Này này chúng bạn ta ơi! Ở trên là một số lễ hội mùa Xuân tiêu biểu nói lên lòng tín mộ và tri ân các bậc anh hùng liệt nữ đã dày công xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam thân yêu qua suốt dọc trường kỳ lịch sử của Dân Tộc. Có thể nói từ thời Quốc Tổ Hùng Vương qua thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bố Cái Đại Vương... thời kỳ Độc Lập với Ngộ Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung... đến thời kỳ kháng Pháp với Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu... hầu như không có một vị anh hùng Dân Tộc nào lại không được dân ta sùng bái, hương khói phụng thờ. “Việc thờ cúng các danh nhân anh hùng chẳng những do lòng biết ơn các Ngài mà còn do thành tâm cầu xin các Ngài phù giúp dân làng họăc tiếp tục góp công bảo vệ đất nước.” (7) Trong hàng các nhân vật huyền thoại được dân ta thờ phụng như Phù Đổng Thiên Vương, Chữ Đồng Tử, Tản Viên Sơn Thần thì Liễu Hạnh Công Chúa “tuy phải sinh sau ba vị kia cả ngàn năm, Thánh mẫu Liễu Hạnh lại được sùng kính tôn thờ như tín ngưỡng dân gian lan rộng khắp nơi, từ Phủ Giầy Nam Định đến chù Thiên Minh Lạng Sơn, vào đền Sòng Thanh Hóa, ra Tây Hồ Thăng Long, vào Sóc Hương Nghệ An đâu đâu cũng hiển linh thiêng liêng.” (8) Đã có nhiều câu ca dao ghi lại ngày hội Thánh mẫu Liễu Hạnh: Tháng Tám giỗ Cha, Tháng Ba giỗ Mẹ. Hay: Nhất hội Hương Tích, Nhì hội Phủ Giầy. Giỗ Cha tức giỗ Đức Thánh Trần. Đức Thánh Trần là tên gọi cung kính của dân gian đối với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng Dân Tộc đã ba lần lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống cuộc xâm lăng của giặc Nguyên dưới thời nhà Trần vào thế kỷ thứ 13. Đền Thánh mẫu Liễu Hạnh tục gọi là đền Phủ Giầy toạ lạc tại xã Vân Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Hằng năm đền mở hội từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 3 tháng Ba mới rã đám. Hội Phủ Giày còn gọi là ngày hội Thánh Vân Hương thu hút hàng trăm ngàn người ở khắp các tỉnh miền trung du Bắc Việt và bắc Trung Việt. Đây được xem là ngày Hội Xuân lớn nhất đất Bắc và thời trước được xem là ngày quốc lễ. Vào ngày khai Hội, triều đình cử một vị quan Khâm Sai Đại Thần hoặc là quan Tổng Đốc Nam Định đứng làm chủ tế. Trong suốt thời gian lễ hội có nhiều trò vui chơi như ca hát, kéo chữ, đánh cờ... đặc biệt nhất là các cuộc tế lễ rất linh đình thu hút khá đông các “đồng cô, bóng cậu”. Tưng bừng và hấp dẫn nhất, đó là đám rước Thánh mẫu từ đền Phủ Giầy đến xã Phù Chính ở chân núi Gôi vào ngày mồng 6 tháng Ba. Đây là một đám rước đầy màu sắc và hương vị: màu sắc của cờ xì, áo quần, hương vị của các loại hoa quả và hương đèn của một rừng người kéo dài hàng năm bảy cây số ngàn. Ở Thanh Hóa có đền Sòng thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh cũng là nơi được dân chúng đến chiêm bái rất đông, nhất là vào ngày húy kị mồng 8 tháng Ba của Đức Thánh Mẫu. Đền Sòng cũng tổ chức những trò vui chơi như ở đền Phủ Giầy. Phần lớn đệ tử của Mẫu Liễu Hạnh đến đền Sòng để cầu trừ tà ma và tật bệnh: Tình cờ ta lại gặp ta Vui bằng mở hội tháng ba đền Sòng Đạo Phật du nhập vào nước ta ngay từ những thế kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ nhất. Rồi từ thời kỳ nước nhà giành được Độc Lập (939), nhất là vào đời nhà Lý (1010-1225) và nhà Trần (1225-1400), đạo Phật đã giữ một địa vị quan trọng trong đời sống tâm linh và thế tục của dân tộc ta. Do đó, tinh thần Phật Giáo đã thấm nhuần vào tâm hồn dân tộc một cách sâu sắc. Có thể nói trong thời kỳ nầy, và ngay cả nhiều thế kỷ về sau, người Việt Nam nào cũng có thể tự xem mình là con Phật. Hầu như làng nào cũng có một ngôi chùa, chí ít cũng là một ngôi thảo am để thờ Phật, làm nơi lui tới chiêm bái của thiện nam tín nữ. “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Khi đến lứa tuổi bốn, năm mươi trở lên, các bà thường đến chùa vào ngày mộng Một, ngày Rằm để nghe câu kinh, tiếng kệ. “Tục ta tin rằng trong ngày Rằm tháng Giêng, Đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các tín đồ Phật Giáo. Trong dịp nầy, chùa nào cũng đông người đến chiêm bái.” (9) Thế nên trong dân gian đã có câu: Nhân gian lễ Phật quanh năm, Không bằng lễ hội ngày Rằm tháng Giêng. Đất Bắc là nơi có nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng, quanh năm không lúc nào vắng hương khói. Đặc biệt là vào những ngày lễ hội mùa Xuân, khách thập phương qui tụ về chùa càng đông, hoặc để dâng hương lễ Phật, hoặc để nghe các sư giảng Pháp, hoặc đến chùa để ngoạn cảnh và thưởng thức các thú vui trong các dịp hội Xuân. Ngôi chùa nổi tiếng vì phong cảnh đẹp bậc nhất đất Bắc đó là chùa Hương: Bối Khê, Tiên Lữ, Chùa Thầy Đẹp thì tuyệt đẹp chưa tày chùa Hương.
Hội chùa Hương
Tiên Lữ còn gọi là chùa Trăm Gian ở tỉnh Sơn Tây. Chùa Thầy nằm trên núi Sài Sơn cũng thuộc tỉnh Sơn Tây. Chùa Hương tức chùa Hương Tích, dân địa phương vẫn gọi bằng cái tên nôm na quen thuộc là chùa Trong để đối với chùa Ngoài chức chùa Thiên Trù nằm ở đầu lối vào cửa động. Chùa Hương Tích nằm trong một cái động thạch nhũ cùng tên được mệnh danh là “Nam Thiên Đệ Nhất Động” được khắc ngay lối vào cửa động với nét chữ sắc sảo, bay bướm của ông Chúa đa tình Trịnh Sâm tức Tĩnh Đô Vương (1767-1782). “Trong ngôn ngữ thường dùng, chùa Hương gần như đồng nghĩa với toàn bộ cảnh đẹp Hương Sơn. Nói “đi chùa Hương” tức là nói “vào thăm cảnh Hương Sơn nói chung” chứ không riêng gì động Hương Tích.” (10) Quả vậy, chùa Hương là điểm chính của một tập hợp nhiều thắng cảnh mang di tích Phật Giáo của vùng núi non Hương Sơn. Từ chùa Ngoài (Thiên Trù) vào đến chùa Trong (Hương Tích) khách hành hương ngoạn cảnh lần lượt viếng thăm các thắng cảnh ngoạn mục khác : đó là chùa Tiên nằm trên núi Tiên, chùa Giải Oan với suối nước trong thiên nhiên tuyệt vời, rồi am Phật Tích, động Tuyết Quỳnh, đến đền Trần Song tức cửa Võng thờ Bà Chúa Thượng Ngàn. Chùa Hương nằm trong địa phận tỉnh Hà Đông. Lễ Hội chính thức là vào ngày Rằm tháng Hai, nhưng theo tục lệ, ngay từ ngày 6 tháng Giêng người ta đã làm lễ mở cửa rừng cho dân chúng vào làm ăn và khách thập phương ngoạn cảnh chùa vào những ngày đầu năm. Hội Chùa Hương thu hút khá đông khách thập phương trước là để lễ Phật, sau là để ngoạn cảnh. Ngày Xuân con én xôn xao Nam thanh, nữ tú ra vào chùa Hương Chim đưa lối, vượn đưa đường Nam Mô Di Phật bốn phương chùa này! Còn khách đa tình tìm đến nơi nước non kỳ thú nầy để giải tỏa tâm tình: Ai đi trẩy hội chùa Hương Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm Mớ rau sắng, quả mơ non Mơ chua, sắng ngọt biết còn thương chăng? Hội chùa Hương quyến rũ lòng người nhờ phong cảnh thiên nhiên kỳ thú thì hội chùa Thầy cũng làm say đắm lòng người bởi phong cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ không kém: Nhớ ngày mồng bảy tháng Ba, Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy. Chùa Thầy tức Thiên Phúc Tự nằm trên núi Thầy tức Sài Sơn thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Chùa Thầy, tên gọi của dân gian địa phương là chùa Cả – là ngôi chùa chính trong vùng có nhiều di tích kiến trúc Phật Giáo nổi tiếng, gồm có chùa Thầy tức chùa Cả , chùa Cao, chùa Một Mái hay chùa Bụt Mọc, hang Thánh Hóa, hang Cắc Cớ... Hàng năm chùa Thầy tổ chức hội Xuân từ ngày mồng 5 đến ngày mồng 7 tháng Ba. Ngày mồng 7 tháng Ba được xem là ngày Thiền Sư Từ Đạo Hạnh sau khi tu hành đắc đạo đã “hóa” trong một hang động mà về sau dân gian đã gọi là hang Thánh Hóa. Vào ngày khai hội, một đàn tràng được dựng lên trước sân chùa Thầy. Các nhà Sư trình diễn điệu “múa lượn” nhịp nhàng theo dàn nhạc đệm và tiếng chuông, tiếng mõ tụng kinh. Sau thời lễ Phật khai hội là những trò vui Xuân. Khách thập phương tạo nên một dòng người đầy sắc và hương đi từ chùa Cả, qua chùa Cao... đến hang Thánh Hóa, hang Cắc Cớ, động Gió Lùa rồi lại quay về chùa Cả để xem trò “múa rối nước” – một nghệ thuật dân gian độc đáo. Tương truyền Từ Đạo Hạnh là Tổ sư của trò “múa rối nước” nầy. Hội Láng được tổ chức ở ngôi chùa làng Láng nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long. Chùa Láng cũng thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh và cũng khai hội vào ngày mồng 7 tháng Ba. Điểm đặc biệt của hội Láng là diễn lại sự tích của Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Pháp sư Đại Điên. Tương truyền Pháp sư Đại Điên dùng bùa phép đánh chết Từ Vinh là thân phụ của Từ Đạo Hạnh. Để trả mối phụ thù, Từ Đạo Hạnh cũng đã luyện tập bùa phép và cuối cùng đã triệt hạ được Pháp sư Đại Điên. Do sự tích nầy nên vào ngày Hội, dân làng Láng rước kiệu Từ Đạo Hạnh đi ngang qua đình làng Thụy Hương là nơi thờ Pháp sư Đại Điên, đám rước hướng ngọn cờ vào đền Đại Điên, đốt pháo thăng thiên giả bộ gây sự để diễn lại sự tích xung đột thuở sinh thời giữa hai ông. Cũng bởi chùa Thầy khá nổi tiếng, nên những chùa quanh vùng cũng muốn tạo một sự so sánh để được tiếng thơm lây: Nhất vui là hội chùa Thầy Vui thì vui vậy chẳng tày chùa Ngo Chùa Ngo khánh đá chuông đồng Muốn chơi thì trả của chồng mà chơi. Những kẻ yêu nhau cũng muốn được so sánh với niềm vui của hội chùa Thầy : Nhất vui là hội chùa Thầy Vui thì vui vậy sao tày đôi ta! Lại có câu: Chẳng vui cung hội chùa Thầy Chẳng trong cũng thể Hồ Tây xứ Đoài! Xứ Đoài là tên gọi nôm na của tỉnh Sơn Tây ngày xưa. Hồ Tây nằm trong kinh thành Thăng Long, nhưng bờ phía tây của hồ này lại thuộc địa phận tỉnh Sơn Tây ngày xưa. Động chùa Thầy có hang Cắc Cớ thật nổi tiếng và hấp dẫn: Động chùa Thầy có hang Cắc Cớ Trai chưa vợ thì nhớ chùa Thầy Lại có câu: Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy Hay: Mồng bảy tháng Ba Vui thay Cắc Cớ Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy Gái không chồng nhớ ngày mà đi! Đã đi hội chùa Thầy phải nhớ đời hang Cắc Cớ – dân địa phương còn gọi là hang Thần. Mà cắc cớ thật! Bởi lẽ, muốn vào thăm hang Cắc Cớ, khách phải men theo con đường độc đạo sát vách hang mà đi, vô ý sẩy chân là sa xuống vực sâu. Kẻ xuôi, người ngược, muốn qua mặt nhau phải ôm lấy nhau để khỏi phải sẩy chân xuống hố! “Trai chưa vợ nhớ hội cchùa Thầy” và “Gái không chồng nhớ ngày mà đi” là vì vậy đó ! Cũng thuộc tỉnh Sơn Tây còn có một ngôi chùa nữa cũng thật nổi tiếng, đó là chùa Tây Phương: Ấy ngày mồng sáu tháng Ba Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây ! Chùa Tây tức chùa Tây Phương, tên chữ là Sùng Phước Tự, nằm trên núi Tây Phương thuộc huyện Thạch Thất. Đây là ngôi chùa cổ khá nổi tiếng với pho tượng Tuyết Sơn và 77 pho tượng lớn nhỏ khác được điêu khắc bằng gỗ mít. Chùa có lối kiến trúc thật đặc biệt với ba dãy nhà có mái hai tầng. Chùa mở hội vào ngày mồng 6 tháng Ba thu hút đông đảo khách thập phương đến lễ Phật và chiêm bái các pho tượng quý hiếm. Ở Thái Bình cũng có một ngôi cổ tự nổi tiếng không kém. Đó là chùa Keo, tên chữ là Thần Quang Tự, tọa lạc tại làng Giao Thủy, tục gọi là làng Keo. Chùa Keo được quốc sư Dương Không Lộ (1016-1094) người làng Giao Thủy cho xây dựng vào năm 1061 dưới thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072). Chùa Keo tổ chức một năm hai lần hội : Hội Xuân tổ chức vào ngày mồng 4 Tết với các lễ nghi và trò chơi mang đặc tính nông nghiệp như thi thổi cơm, thi bắt vịt, thi ném pháo... Hội Thu được xem là hội chính tổ chức từ ngày 13 đến ngày Rằm tháng Chín. Đây là một ngày hội Chùa thật tưng bừng với nhiều nghi thức trọng thể từ lễ dựng phướn, lễ tắm tượng, lễ rước tượng Tổ Dương Không Lộ đến cuộc thi bơi thuyền rồng trên sông Trà Lĩnh. Thế nên dân gian đã truyền tụng câu ca dao: Cho dù cha đánh, mẹ treo Cũng không bỏ hội chùa Keo hôm rằm! Ở Hà Nôi có chùa Liên Trì, tục gọi là chùa Quan Thượng do Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội, Ninh Bình) Nguyễn Đăng Giai, thường gọi là quan Thượng Giai, cho xây vào năm 1846. Chùa xây cạnh Hồ Tây, trong chùa có đào 9 cái giếng nên còn gọi là chùa Cửu Tỉnh. Vào những ngày đầu Xuân, dân chúng Hà Thành lũ lượt kéo nhau về chùa để lễ Phật. Rất tiếc là chùa đã bị người Pháp cho triệt hạ để lấy đất xây phủ Thống Sứ. Ngày nay chỉ còn lại ngọn tháp gọi là tháp Liên Trì: Gần xa nao nức tưng bừng Vào chùa Quan Thượng xem bằng động tiên. Lầu chuông, gác tía đôi bên, Trông ra chợ Mới, Tràng Tiền kinh đô. Khen ai khéo họa địa đồ, Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn Gươm. Phong quang cảnh trí trăm đường, Trong xây chín giếng, ngoài tường lục lăng... Ở Bắc Ninh, các hội hát “quan họ” thường gắn liền với các sinh hoạt của chùa chiền, tức Hội Chùa. Bắt đầu từ ngày mồng 4 Tết, các làng lần lượt kế tiếp nhau mở hội Xuân. Trong 2 tháng Giêng và Hai, có nơi sang tháng Ba, các làng phân bố các ngày hội Xuân sao cho không trùng nhau để dân chúng có dịp tham gia nhiều hội của nhiều làng khác nhau: Mồng bốn là hội Kéo Co Mồng Nam hội Ó chẳng cho nhau về. Mồng sáu đi hội Bồ Đề, Mồng bảy trở về đi hội Đống Cao... Làng Hữu Chấp huyện Võ Giàng và làng Tích Sơn huyện Tam Dương đều mở hội vào ngày mồng bốn Tết với tục nam nữ “kéo co”. Làng Ó tức làng Vân Ổ huyện Võ Giàng. Ở Sơn Tây các hội “quan họ” cũng được phân bố như ở Bắc Ninh: Mười một thì hội Hương Nha Mười hai Gia Dụ, mười ba hội Hiền... Hát “quan họ” đối với dân chúng miền Bắc quả có một sức quyến rũ kỳ lạ. Ta hãy nghe một cô gái Bắc Ninh mô tả niềm say mê hát “quan họ” như thế nào: Mồng năm hội Ó, Quan họ dồn về. Hội vui lắm lắm, Chưa kịp đi tắm, Chưa kịp chải đầu. Trầu chưa kịp têm, Cau chưa kịp bổ. Miếng lành, miếng sổ, Miếng lại quên vôi. Người có yêu tôi, Thì người cầm lấy. Trong các hội “quan họ” Bắc Ninh, tuy không phải là “hội Cả” nhưng hội Lim lại rất nổi tiếng: Hôm nay là buổi hội Lim, Nhớ em nên phải đi tìm em đây. Nhất niên nhất lệ một ngày, Đôi ta tỏ nỗi niềm tây tự tình!
Hội Lim
Hội Lim được tổ chức trên đồi Lim, tức Hồng Vân Sơn, nằm trên địa phận 3 xã : Duệ Đông, Lũng Sơn và Lũng Giang, tổng Nội Duệ, huyện Tiên Du. Trên núi có chùa gọi là Hồng Vân Tự với quả đại hồng chung đúc từ đời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) và lăng ngài Hiếu Trung Hầu, một vị hoạn quan dưới thời Lê Cảnh Hưng. Vì không con cái, Ngài hiến dâng tài sản để xây đình cho mấy xã thuộc tổng Nội Duệ. Thế nên, để nhớ công ơn Ngài, hàng năm đến ngày 13 tháng Giêng, dân Nội Duệ mở hội Xuân tại lăng của Ngài. Ngày hội nầy được gọi là ngày Hội Lim. Ngoài các trò chơi Xuân, hội nổi tiếng với tục hát “quan họ”. Hội Lim đã thu hút khá đông khách thập phương về tham dự, đặc biệt là các chàng trai trẻ đất Hà Nội. Sở dĩ Hội Lim đã thu hút được nhiều người, một phần do phong cảnh hữu tình của đồi Lim, nhưng phần khác có lẽ vì sức quyến rũ mê hồn của các cô gái vùng nầy. Tục ngữ đã chẳng có câu: “Trai Cầu Vồng, Yên Thế; Gái Nội Duệ, Cầu Lim” đó sao! Và sau đây là một số hội Xuân mang những sắc thái phong tục kỳ lạ. Đáng kể hơn cả là tục “rã đám” của làng La: Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy, Vui thì vui vậy chẳng tày rã La! Làng Đăm là tên thông tục của làng Tây Tựu xưa thuộc tỉnh Hà Đông. Làng này có hội Tế Thần vào ngày mồng 9 tháng Ba. Trong ngày lễ hội này, làng Đăm có lệ thi bởi trải thật linh đình. Làng Giá là tên thông tục của làng Yên Sở thuộc huyện Đan Phượng, Hà Đông. Đình làng này thờ Lý Nam Đế (544-548) làm Thành Hoàng. Trong lễ hội đầu năm, dân làng Giá tổ chức cuộc rước Thần thật trọng thể. Hội Thầy tức hội chùa Thầy. Làng La tức làng La Khê thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Theo thần tích, Thành hoàng làng La Khê nguyên là một tay đạo chích lại dâm bôn, chết nhằm giờ thiêng nên được dân làng thờ phụng. Làng vào đám hội Xuân từ ngày mồng 6 đến ngày 12 tháng Giêng. Ngoài các cuộc tế lễ, rước xách và các trò vui Xuân bình thường, làng lại có một tục lệ thật kỳ lạ : tục “rã đám”. Vào ngày 12 tháng Giêng, làng tổ chức rước thần Thành Hoàng vào lúc chạng vạng với sự tham dự đông đủ của dân làng. Khi kiệu rước thần vào đình làng, đèn đuốc được thắp lên để tế lễ. Cuộc tế vừa dứt, tất cả đèn đuốc trong đình, ngoài sân đều tắt. Trong bóng đêm, mọi người không kể già trẻ đều được tha hồ sờ soạng nhau, ôm ấp nhau. Đó là “hèm” diễn lại trò của thần “ăn trộm dâm bôn” mà ! Họ “tự do” cho đến khi đèn đuốc được thắp lên trở lại. Lệ “rã đám” của làng La chấm dứt! Dân làng La vẫn tin đây là một biểu lộ mang tính cách tín ngưỡng. Họ tin rằng, nếu làng không thực hiện lệ “rã đám” như thường lệ, trong năm đó dân làng sẽ gặp nhiều điều không may mắn! Dân làng Văn Trưng, tục gọi là làng Dưng thuộc phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên lại bày tỏ hình thức luyến ái bằng một cách khác với tục “bắt chạch trong chum”. Dân gian đã có câu ca dao nói lên sự hấp dẫn kỳ thú của tục lệ này: Bỏ con bỏ cháu, Không ai bỏ hội mồng sáu chợ Dưng! Xưa làng Văn Trưng có một ngôi chợ thật lớn, mỗi tháng họp sáu phiên thu hút đông đảo dân chúng quanh vùng, tục gọi là chợ Dưng. Chợ Dưng nằm gần đình làng. Chợ Dưng mở phiên đầu năm vào ngày mồng 6 tháng Giêng. Đây cũng là ngày làng cho tổ chức hội Xuân với nhiều trò chơi thú vị như leo cầu phao, chơi cờ bỏi, đốt pháo thi, đua thuyền trên đầm Dưng, và đặc biệt nhất là tục “bắt chạch trong chum”. Vào ngày hội, một dãy chum độ 5 hay 6 chiếc được đặt trước sân đình làng. Miệng chum nhỏ vừa đủ cho một cánh tay thò vào trong. Nước chứa hai phần chum. Trong chum thả một con cá chạch. Khách tham dự : mỗi chum cho một đôi trai gái đã quen thân nhau từ trước. Các cặp này, một tay phải ôm choàng lấy nhau, tay còn lại thay phiên nhau khoắng vào chum để bắt chạch. Các chàng trai lợi dụng cơ hội ngàn vàng này để sờ soạng nhũ hoa của các cô gái. Các cô không hề phản đối. Mà ngay cả cha mẹ họ chứng kiến cuộc thi cũng khuyến khích họ tự do biểu lộ tình cảm. Tục lệ mà ! Cặp nào bắt được chạch mang ra khỏi chum trước thì thắng cuộc. Làng Dưng ở Vĩnh Yên có tục thi “bắt chạch trong chum” thì làng Me ở Sơn Tây có tục thi “đánh cá” ở ao làng. Đây là một hội Xuân cũng khá hấp dẫn, đến nỗi dân địa phương đã hãnh diện so sánh trò vui của làng Me với những hội Xuân nổi tiếng khắp một vùng đất Bắc: Nhất hội Hương Tích, Nhì hội Phủ Giầy, Vui thì vui vậy chẳng tày đánh cá làng Me! Làng Me là tên thông tục của làng Cung Thuận, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây. Làng Cung Thuận thờ Tản Viên Sơn Thần. Hàng năm làng mở hội Xuân từ ngày mồng 2 đến ngày mồng 10 tháng Hai với nhiều trò vui như hát đúm – một thể loại dân ca của địa phương, tổ tôm điếm... và đặc biệt nhất là tục “đánh cá” được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Hai. Đình làng có một cái ao thật lớn được thả các loài cá như: trôi, mè, trắm, chép. Suốt năm không ai được đánh bắt cá ở ao làng. Để rồi vào sáng sớm ngày mồng 4 tháng Hai, hàng trăm trai tráng trong làng với nơm, vó trong tay đứng chực sẵn quanh ao. Sau lưng họ là người nhà và dân chúng quanh vùng đứng xem. Hồi trống báo hiệu cuộc thi bắt đầu vừa dứt, tất cả trai tráng dự thi nhảy ào xuống ao thi nhau đánh bắt cá. Tiếng nơm, vó khuấy trong nước, tiếng reo mùng của kẻ bắt được cá hòa lẫn với tiếng reo hò cổ vũ của khách đi xem vang dậy cả một góc trời. Sau nửa buổi, một tràng pháo nổ giòn báo hiệu cuộc thi chấm dứt. Tất cả cá bắt được đem nộp cho làng. Ai nhiều cá được thưởng. Ai ít cá bị phạt. Người bị phạt phải nhận cá của làng đem nướng để tế Thần. Lễ xong, số cá còn lại được đem chia đều cho tất cả các gia đình trong làng. Làng Me có tục thi đánh cá ở ao làng rồi lấy cá chia cho dân làng thì làng Sơn Đồng ở Hà Đông lại có tục dùng lễ vật cúng Thần để biếu cho các làng lân cận: Sơn Đồng có tục “múa mo”, Bánh dầy, bánh cuốn đem cho các làng. Hàng năm làng Sơn Đồng thường tổ chức hội Xuân thật linh đình vào ngày mồng 6 tháng Hai. Trong các lễ vật dùng để cúng Thần phải có bánh dầy và bánh cuốn. Sau khi tế Thần xong, bánh dầy và bánh cuốn được đem biếu cho các làng lân cận để cầu mong năm sau làm ăn sung túc hơn. Ngoài tục lệ biếu xén này, làng còn có tục “múa mo” vào ngày Hội. Đây là một tục lệ mang màu sắc tín ngưỡng: câu mong sự sinh sản. “Múa mo” chỉ dành riêng cho trai chưa vợ, gái chưa chồng. Trai cầm kiếm vót bằng tre được sơn son. Gái cầm bông cũng được vót bằng tre tạo xơ thành 4 tầng nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng. Họ vừa múa, vừa hát theo điệu “chầu văn” với ý nguyện cầu mong tình duyên và sự sinh sôi sung mãn. Ngày xưa, vào những năm trời làm hạn hán, ở Triều đình cũng như trong dân gian đều tổ chức lễ “đảo vũ” (cầu mưa) thật trọng thể để cầu xin trời mưa. Làng Diềm ở Bắc Ninh tổ chức hội Xuân vào ngày Rằm tháng Giêng tại đình làng Diềm. Cạnh đình có một cái miếu thờ Vua Bà, một nhân vật huyền thoại được dân làng Diềm rất sùng bái. Vào ngày hội, ban ngày tổ chức các trò chơi, đặc biệt là trò chơi cướp quả cầu nước, ban đêm hát “quan họ” ngay ở sân đình làng. Thế nhưng, vào những năm hạn hán, cần phải làm lễ “đảo vũ” để cầu trời mưa thì hội “quan họ” lại được tổ chức ở miếu thờ Vua Bà thay vì ở đình làng với lời hát như sau : Trước đền có một cây đa, Vương mẫu hạ giới thực bà chúa Tiên. Trăm năm hương hỏa còn truyền, Dân vì hạn hán mở đền cầu mưa... Ý niệm về Quê Cha Đất Tổ vẫn hằng in sâu trong tâm khảm của con dân đất Việt. Xưa dân 13 trại ở kinh đô Thăng Long có lệ trở về quê cũ là làng Lệ Mật để mở hội Xuân: Đợi ngày hăm ba tháng Ba Dân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê. Kinh quán, cựu quán đề huề, Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây. Lệ Mật xưa là một ngôi làng nhỏ bé nằm xa về phía tả ngạn sông Hồng (còn được gọi là sông Nhị). Theo thần tích đình làng Lệ Mật thì vào thời nhà Lý (1010-1225) có một chàng trai họ Hoàng người làng Lệ Mật đã có công trạng cứu một nàng công chúa khỏi bị chết đuối trên sông Thiên Đức tức sông Đuống. Để đền công cho chàng trai, nhà vua muốn ban chức tước cùng ngọc ngà châu báu cho chàng. Thế nhưng, chàng đã khéo léo từ chối mọi sự đền ơn hậu hĩnh cho cá nhân chàng, và chàng chỉ xin cho dân làng Lệ Mật được đến khai khẩn vùng đất bỏ hoang ở phía tây kinh đô Thăng Long và lập ra 13 trại. Dân 13 trại luôn nghĩ là mình có 2 quê hương: một ở Lệ Mật là cựu quán và một ở Thang Long là kinh quán. Hàng năm, đến ngày 23 tháng Ba là ngày húy kị của vị Thần Hoàng họ Hoàng, dân kinh quán lại vê cựu quán Lệ Mật để làm giỗ vị ân nhân họ Hoàng đồng thời mở hội Xuân thật tưng bừng với dân làng Lệ Mật. Tương truyền vào ngày này, cá ở Hồ Tây kinh đô Thăng Long đã nương theo mây bay về đầy giếng nước ở đình làng Lệ Mật (!). Lễ Hội Mùa Xuân là dịp để cho dân làng có cơ hội nghỉ ngơi vui chơi sau những tháng ngày làm lụng vất vả : Bao giờ cho đến tháng Hai, Cho làng vào đám, cho ai xem chèo. Lễ Hội Mùa Xuân là dịp để cho dân làng tỏ lòng tôn kính và đặt niềm tin tưởng vào các đấng thần linh mà làng đã thờ phụng với những điều ước ao tốt đẹp: Làng ta mở hội vui mừng, Chuông kêu, trống gióng vang lừng đôi bên. Long ngai Thánh ngự ở trên, Tả văn, hữu võ, bốn bên rồng chầu. Sinh ra nam tử công hầu, Sinh ra con gái vào chầu thánh quân. Lễ hội mùa Xuân cũng còn là dịp để trai gái bộc lộ niềm khát khao luyến ái tự do, không bị ràng buộc bởi những lễ nghi phiền toái của Nho Giáo: Ăn chơi cho hết tháng Hai, Cho làng đóng đám, cho trai dọn đình. Trong thì chiêng trống rập rình, Ngoài thì trai gái trự tình cùng nhau. Trên đây là một số Lễ Hội Mùa Xuân được nhắc đến qua một số ca dao mà chúng tôi sưu tầm được. Những lê hội này phần lớn đã trở thành dĩ vãng từ những năm cuối cùng của cuộc Thế Chiến Thứ hai (1939-1945). Có nhiều lễ hội đã biến mất không biết từ bao giờ và chỉ còn ghi lại trong sách vở cũ hoặc chỉ còn lưu lại trong trí nhớ dân gian qua mấy vần ca dao ngắn ngủi. Ngày nay, dù ở rải rác khắp thế giới, người Việt Nam chúng ta vẫn tổ chức Lễ Hội Mùa Xuân, thực chất là những hội chợ Tết, không còn những trò vui Xuân mang sắc thái địa phương làng xã như xưa nữa. Có một diều may mắn là chúng ta vẫn còn giữ được ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Giỗ Trận Đống Đa, ngày Giỗ Hai Bà Trưng... dù rằng những lễ hội này chỉ được tổ chức một cách hạn chế về khung cảnh cũng như nhân sự. ĐÀO ĐỨC NHUẬN (Nguồn: E-cadao.com) |
Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011
MỘT SỐ LỄ HỘI MÙA XUÂN QUA MẤY VẦN CA DAO
Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011
MỘT SỐ LỄ HỘI MÙA XUÂN QUA MẤY VẦN CA DAO
Ở nước ta, nhất là ở miền Bắc từ Nghệ Tĩnh trở ra, mùa Xuân là mùa của hội hè đình đám. Ca dao ta có câu: Tháng Giêng ăn Tết ở nhà, Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè. Thế nhưng, không phải chỉ có “tháng Ba hội hè” mà hội hè trải dài suốt cả mùa Xuân. Đây là hội tháng Giêng: Nhân gian lễ Phật quanh năm, Không bằng lễ hội ngày Rằm tháng Giêng. Đây là hội tháng Hai: Ai là con cháu Rồng Tiên Tháng Hai mở hội Trường Yên thì về... Đây là hội tháng Ba: Tình cờ ta lại gặp ta, Vui bằng mở hội tháng Ba đền Sòng. Có những địa phương như vùng “quan họ” Bắc Ninh còn vạch ra lịch vui Xuân của từng làng để các làng tổ chức khỏi trùng nhau và dân chúng các vùng lân cận có thể tham gia: Mồng bốn là hội Kéo Co, Mồng năm hội Ó chẳng cho nhau về. Mồng sáu đi hội Bồ Đề, Mồng bảy trở về đi hội Đống Cao... Có một số hội Xuân lại được tổ chức vào thượng tuần tháng Tư: Ai ơi, mồng chín tháng Tư, Không đi hội Gióng cũng hư một đời! Hay: Mồng bảy hội Khám/ Mồng tám hội Dâu/ Mồng chín đâu đâu/ Trở về hội Gióng. Tại sao hội hè đình đám lại thường được tổ chức nhiều nhất là vào mùa Xuân và thứ đến là mùa Thu? Ngày trước, nước ta là một nước nông nghiệp theo phương pháp canh tác cổ truyền. Vào ngày mùa, người nông dân phải quần quật suốt ngày ngoài đồng ruộng. Do đó, họ cần phải có một khoảng thời gian nào đó để nghỉ ngơi, giải trí, thụ hưởng cái thành quả lao động dù ít oi của mình. Mùa Xuân chính là mùa lý tưởng nhất. “Hằng năm họ chỉ có hai dịp rảnh rỗi sau vụ cấy lúa Chiêm vào tháng Chạp và lúa Mùa vào tháng Bảy. Giêng, Hai và tháng Tám là lúc dân quê được nghỉ ngơi, lúa lúc này đã cấy xong và những hoa màu phụ cũng đã trồng, mùa gặt chưa tới và hoa màu phụ cũng chưa dỡ. Nhân dịp này các làng tổ chức hội hè cho dân chúng mua vui.” (1) Trong tác phẩm Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, nhà khảo cứu Đào Duy Anh cũng đưa ra nhận xét: “Trong làng thường năm có nhiều kỳ tế lễ để dân làng có dịp “ăn uống” và “vui chơi”. Những cuộc tế 1ễ lớn nhất là lễ Kỳ phúc về mùa Xuân và mùa Thu để cầu bình yên cho dân làng, lễ Nhập tịch hay vào đám vào khoảng tháng Giêng, tháng Hai, khi thường thì chiếu lệ tế lễ dăm bảy ngày, năm nào hòa cốc phong đăng dân gian làm ăn thịnh vượng hay nhân lễ rước sắc thần, hay nhân lễ khánh thành đình mới thì mở Đại hội, bày những cuộc vui chơi hát xướng đến nửa tháng hay cả tháng.” (2) Các lễ hội mùa Xuân ở nước ta có từ bao giờ? Thật khó mà trả lời cho xác đáng. Có một điều ta có thể xác nhận là ngay từ thời dân ta còn sống dưới chế độ bộ lạc quây quần ở vùng đất châu thổ sông Hồng ngày nay, tức thời đại Hùng Vương, thì đã manh nha hình thức của lễ hội mùa Xuân. Trong tác phẩm Việt Nam Cổ Văn Học Sử, tác giả Nguyễn Đổng Chi đã viết: “Vào những ngày hội hoặc ngày tế thần, thường thường là mùa Xuân xa ngày cấy hái, trai gái các bộ lạc thôn ấp thường tụ tập lại một nơi, đặt ra lời ví hát ghẹo nhau, trong khi gảy đờn, thổi sáo, đánh trống, múa nhảy hay là bày các trò vui.” (3) Thường thường lễ hội mùa Xuân được tổ chức ở chùa hay đình làng. Chùa là nơi thờ Phật. Đình, miếu là nơi thờ Thần. “Miếu là chỗ quỷ thần bằng y, đình là nơi thờ vọng, và để làm nơi công sở cho dân chúng hội họp.” (4) “Làng nào cũng có một cái nhà chung (tức là Đình Làng – ĐĐN chú thích) vừa là nơi thờ Thần, vừa là nơi tụ hội của dân. Đối với dân làng, thần Thành Hoàng là biểu hiệu của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ cùng hy vọng chung của cả làng, lại cũng là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vô hình, khiến cho hương thôn thành một đoàn thể có tổ chức và hệ thống chặt chịa.” (5) Đình miếu là nơi thờ thần Thành hoàng. Mỗi làng thờ một vị thần Thành hoàng, có làng thờ hai hoặc ba vị. Các vị Thành hoàng có thể là những nhân vật huyền thoại của dân tộc như Phù Đổng Thiên Vương, Chữ Đồng Tử, Liễu Hạnh Công chúa…hay các nhân vật lịch sử có công với dân tộc như Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo…Có làng thờ Thành hoàng là người đã có công xây dựng ra làng như Hoàng Cao Khải được thờ ở Thái Hà ấp, Nguyễn Công Trứ được làm Thành Hoàng ở nhiều đình làng thuộc hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Lại có nhiều làng, vì niềm tin đặc biệt vào những người thác sinh vào ngày giờ được xem là linh thiêng cũng được dân làng thờ làm thần Thành hoàng, lắm khi các vị thần này là những tà thần ăn trộm, thần tà dâm v.v... Trong các ngày lễ hội, ngoài các chính lễ được thực hiện một cách trang trọng như lễ mộc dục (tắm cho tượng thần thờ trong đình) các hình thức tế lễ…còn có một nghi thức đặc biệt gọi là “hèm”, người ta thường bày một trò tiêu biểu để nhắc lại tâm tính, sự nghiệp hoặc hành vi của vị thần làng thờ. Như sau đây chúng ta sẽ thấy trong sự tích “đánh giặc Ân” của Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương, sự tích “cờ lau tập trận” của Đinh Bộ Lĩnh tức vua Đinh Tiên Hoàng, hay trong lệ “rã đám” của làng La Khê ở Hà Đông. Cây có cội, nước có nguồn, người có tổ tông. Dân ta không bao giờ quên nguồn gốc tổ tông của mình. Thế nên đã từ ngàn xưa, dân ta không bao giờ quên được ngày giỗ Tổ Hùng Vương: Ai về Phú Thọ cùng ta, Vui ngày Giỗ Tổ tháng Ba mồng mười. Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ về Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba.
Hội đền Hùng
Và có lẽ cũng đã tự ngàn xưa, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được xem là ngày Quốc lễ. Hằng năm, tại Đền các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc phủ Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, dân làng Cổ Tích vẫn theo cổ lệ tổ chức hội Giỗ Tổ từ ngày đầu tháng Ba mãi đến ngày chính lễ là ngày 10 tháng Ba mới rã đám. Dân bốn phương trong nước lũ lượt đổ về đây dự Hội để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn các vị Vua Hùng đã dày công khai sáng Tổ Quốc Việt Nam. Vào ngày chính lễ mồng mười tháng Ba có Quốc tế do đại diện triều đình cử về làm chủ tế. Về sau chính quan đầu tỉnh Phú Thọ thay mặt triều đình đứng chủ tế. Trong thời gian từ ngày khai hội đến ngày mãn hội, có nhiều trò chơi được tổ chức cho dân bốn phương về thưởng thức như trò đu tiên, leo giây, thả diều, đánh còn v.v... Đu tiên mới dựng năm nay Cô nào hay hát kỳ này hát lên. Tháng Ba nô nức hội Đền Nhớ ngày Giỗ Tổ bốn nghìn năm nay. Dạo xem phong cảnh trời mây. Lô Đà, Tam Đảo cũng quay đầu về. Khắp nơi con cháu ba kỳ. Kẻ đi cầu phúc, người đi cầu tài. Sở cầu như ý ai ai. Xin rằng nhớ lấy mồng mười tháng Ba. Ngày Giỗ Tổ cũng còn là dịp hẹn hò của bà con gần xa gặp nhau để nhắc nhở nhau giữ gìn nước Tổ, cầu chúc cho nhau những lời tốt đẹp mặn nồng: Đến dây sum họp vui cười, Trước là lễ Tổ viếng nơi mộ phần. Sau là tài tử giai nhân Hàn huyên kể nỗi kẻ gần người xa. Gần xa ta cũng một nhà. Cũng dòng Hồng Lạc, cũng là viêm bang. Chúc rằng: phú quí thọ khang. Tổ cho phúc trạch bình an muôn nhà Rời đất Tổ Phú Thọ, chúng ta hãy cùng nhau về thăm vùng đất phát tích vị anh hùng huyền thoại của Dân tộc: Đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương: Ai ơi, mồng chín tháng Tư, Không đi hội Gióng cũng hư một đời. Làng Gióng tức làng Phù Đổng thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hội đền Phù Đổng Thiên Vương tục gọi là hội Gióng được tổ chức vào ngày mồng 9 tháng Tư với sự tham dự của dân 4 làng thuộc tổng Phù Đổng: Phù Đổng, Phù Dực, Đồng Viên và Đồng Xuyên. Hội tổ chức cuộc rước lịch sử với những hình ảnh thật rực rỡ diễn lại sự tích “đánh giặc Ân” của cậu bé làng Gióng mà về sau được các vua phong tặng là Phù Đổng Thiên Vương. Trước ngày hội Gióng, các địa phương kế cận đã có hội Khám và hội Dâu: Mồng bảy hội Khám, Mồng tám hội Dâu, Mồng chín đâu đâu Thì về hội Gióng. Hay: Râm râm hội Khám, U ám hội Dâu, Vỡ đầu hội Gióng. Lại có câu: Dù ai buôn bán trăm nghề Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu. Khám tức làng Vân Khám xứ Kinh Bắc. Dâu tức làng Dâu nay là xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc. Thiên Ứng Tự nằm trên đất làng Dâu nên dân gian quen gọi là chùa Dâu. Chùa Dâu nổi tiếng với bốn pho tượng gọi là tượng Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện. Chùa thờ Phật mẫu Man Nương, một nhân vật huyền thoại của Phật Giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc lần thứ nhất, dưới đời Sĩ Nhiếp làm Thái thú đất Giao Chỉ (187-226). Hội Dâu được tổ chức mỗi năm hai lần : một lần vào ngày 17 tháng Giêng tương truyền là ngày sinh của Man Nương với tục thi làm bánh dầy thật hấp dẫn. Ngày hội chính thức được tổ chức vào ngày Phật Đản (cũ) tức là ngày mồng tám tháng Tư với đám rước tượng Tứ Pháp thật linh đình, ngoạn mục. Theo kinh nghiệm của dân chúng địa phương, vào những ngày đầu tháng Tư, bầu trời thường có mây đen vần vũ và sau đó là những cơn mưa đầu mùa Hạ, do đó mới có câu “râm râm hội Khám, u ám hội Dâu”. Hơn nữa, như trong tên gọi Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (mây, mưa, sấm, chớp) đã cho ta thấy hệ thống chùa Tứ Pháp trong giai đoạn hình thành đã nói lên một nhu cầu thiết yếu củasinh hoạt nông nghiệp: Mưa, và vì vậy, một số trò diễn trong các lễ hội mùa Xuân của hệ thống Tứ Pháp thường mang hình thức “rước nước cầu mưa” : Ba bà trẩy hội chùa Un, Mưa gió ùn ùn , thiên hạ lại dễ làm ăn. Tục lệ rước tượng Tứ Pháp với những điệu múa dân gian đầy màu sắc ngoạn mục vào ngày mồng 8 tháng Tư luôn luôn là một hình ảnh đầy sức quyến ru: Dù ai buôn bán đâu đâu Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về. Dù ai buôn bán trăm nghề, Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu. Hội Gióng là nơi qui tụ nhiều khách thập phương đến để xem diễn lại sự tích “Thánh Gióng đánh giặc Ân” và để tưởng nhớ lại công ơn của vị anh hùng Dân Tộc. Trẻ con trong làng và quanh vùng cũng bắt chước “diễn trận” nên mới sinh ra cái cảnh “vỡ đầu hội Gióng”. Lại có câu: Mồng bảy hội Khám, Mồng tám hội Dâu, Mồng mười hội Bưởi không đâu vui bằng. Làng Bưởi là tên Nôm của làng Đại Bái, nay thuộc huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc. Làng này xưa nổi tiếng về nghề gò đồng, thờ ông Nguyễn Công Truyền làm tổ sư, gọi là Đại Bái tiên sư. Làng này có tục lệ tế Tiên sư thật đặc biệt, đó là lễ thắp hương của những người đồng niên canh. “Tất cả dân làng và những người làng đã đi cư ngụ nơi khác, nếu có điều kiện về lại quê hương đều theo một quy ước chung: cứ đến tuổi 49 là tuổi ra lềnh, người nào cũng có nhiệm vụ thắp hương hàng ngày ở đền thờ Tổ. Lần lượt năm nay số người đồng hương đến lễ, năm sau sẽ là tốp người kế tiếp vào tuổi ấy, ra thắp hương từ sáng sớm. Người ở xa không về được, có thể gửi hương về nhờ bạn cùng lứa tuổi mình thắp hộ.” (6) Rời hội Bưởi của xứ Hà Bắc, chúng ta hãy về Hà Nam tham dự ngày hội tưởng nhớ công ơn của Triệu Quang Phục tức Triệu Việt Vương (549-571) người đã có công lãnh đạo dân ta kháng chiến chống lại tướng nhà Lương của Trung Hoa là Trần Bá Tiên, một tên Thái thú tàn ác đang cai trị đất Giao Châu: Làng Đọi bơi trải, Làng Nội lãi lèn, Làng Chiền chạy ngựa. Ba làng này thuộc xã Chung Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trên bờ sông Long Xuyên chảy qua ba làng có đền thờ Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục. Hằng năm vào những ngày đầu tháng Giêng, ba làng này mở hội Xuân để tưởng nhớ Triệu Việt Vương. Dân làng Đọ tổ chức bơi thuyền trải, một loại thuyền nhỏ và dài, còn gọi là thuyền ngo. Dân làng Nội thi hát “lãi lèn”, một điệu dân ca cổ của dân huyện Lý Nhân. Dân làng Chiền có tục thi múa ngựa giấy. Nước ta có nhiều sông ngòi – sông thiên nhiên và sông đào. Do đó, tục đua thuyền vào các ngày lễ hội thường được nhiều làng thực hiện. Thuyền đua có hai hình thức: hoặc thuyền trải hoặc thuyền rồng – tức loại thuyền có chạm đầu rồng ở đầu thuyền hay cả hình rồng suốt lườn thuyền: Cầu Quan vui lắm ai ơi, Trên thì chợ họp, dưới bơi thuyền rồng. Cầu Quan xưa là huyện lị của huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây có chợ Thượng họp ngay trên bờ một con sông đào từ thời nhà Lê. Xưa kia, hằng năm đến đầu mùa Xuân, Cầu Quan có hội đua thuyền rồng cho trai tráng trong làng thi tài. Dân chúng kéo về chợ Thượng vào ngày đầu Xuân vừa mở hàng phiên chợ Tết, vừa được xem bơi thuyền rồng. Hoặc như: Quyển Sơn vui thú nhất đời, Dốc lòng trên giặm, dưới bơi ta về. Làng Quyển Sơn nằm trên bờ sông Đáy thuộc huyện Kim Bảng, tình Hà Nam là nơi có nhiều thắng cảnh kỳ thú. Hàng năm làng tổ chức hội Xuân vào tháng Giêng với tục thi hát giặm – một thể điệu dân ca miền Bắc và bắc Trung Phần, và thi bơi trải. Làng Đạo Chân tức Kẻ Dầu tỉnh Bắc Ninh cũng có tục đua thuyền : Kẻ Dầu có quán Đình Thanh, Kẻ Hạc ta có ba đình, ba voi. Mười tám cất thuyền xuống bơi, Mười chín giã bánh, hai mươi rước Thần. Rước Thần tức rước tượng thần Thành hoàng của làng. Rời xứ Kinh Bắc đa tình, chúng ta hãy về thăm Ninh Bình, nơi dấy nghiệp của vị Vua đầu tiên của nước Việt Nam độc lập: Đinh Tiên Hoàng. Ai là con cháu Rồng Tiên, Tháng Hai mở hội Trường Yên thì về. Về thăm đất cũ Đinh Lê, Non xanh, nước biếc bốn bề như xưa. Làng Trường Yên thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình là nơi có đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Hằng năm làng mở hội Xuân từ ngày 15 đến ngày 20 tháng Hai. Trong những ngày hội có nhiều trò vui chơi như thi thơ, hát chèo, chọi gà, bơi thuyền và đặc biệt nhất là diễn lại sự tích “cờ lau tập trận” của Đinh Bộ Lĩnh thuở hàn vi. Một số trẻ mục đồng được làng lựa chọn khoanh tay làm kiệu rước một trẻ mục đồng khác đóng vai Đinh Bộ Lĩnh. Trong cuộc diễn, họ cùng hát lại bài ca tương truyền là đã có từ thời Đinh Bộ Lĩnh còn chăn trâu và tổ chức tập trận bằng cờ lau: Cỏ cây ấy, nước non này, Nước non quanh quất, cỏ cây xanh rì. Rừng hoang, cỏ rậm để chi, Phen này ta quyết dọn đi cho rồi. Này này chúng bạn ta ơi! Ở trên là một số lễ hội mùa Xuân tiêu biểu nói lên lòng tín mộ và tri ân các bậc anh hùng liệt nữ đã dày công xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam thân yêu qua suốt dọc trường kỳ lịch sử của Dân Tộc. Có thể nói từ thời Quốc Tổ Hùng Vương qua thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bố Cái Đại Vương... thời kỳ Độc Lập với Ngộ Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung... đến thời kỳ kháng Pháp với Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu... hầu như không có một vị anh hùng Dân Tộc nào lại không được dân ta sùng bái, hương khói phụng thờ. “Việc thờ cúng các danh nhân anh hùng chẳng những do lòng biết ơn các Ngài mà còn do thành tâm cầu xin các Ngài phù giúp dân làng họăc tiếp tục góp công bảo vệ đất nước.” (7) Trong hàng các nhân vật huyền thoại được dân ta thờ phụng như Phù Đổng Thiên Vương, Chữ Đồng Tử, Tản Viên Sơn Thần thì Liễu Hạnh Công Chúa “tuy phải sinh sau ba vị kia cả ngàn năm, Thánh mẫu Liễu Hạnh lại được sùng kính tôn thờ như tín ngưỡng dân gian lan rộng khắp nơi, từ Phủ Giầy Nam Định đến chù Thiên Minh Lạng Sơn, vào đền Sòng Thanh Hóa, ra Tây Hồ Thăng Long, vào Sóc Hương Nghệ An đâu đâu cũng hiển linh thiêng liêng.” (8) Đã có nhiều câu ca dao ghi lại ngày hội Thánh mẫu Liễu Hạnh: Tháng Tám giỗ Cha, Tháng Ba giỗ Mẹ. Hay: Nhất hội Hương Tích, Nhì hội Phủ Giầy. Giỗ Cha tức giỗ Đức Thánh Trần. Đức Thánh Trần là tên gọi cung kính của dân gian đối với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng Dân Tộc đã ba lần lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống cuộc xâm lăng của giặc Nguyên dưới thời nhà Trần vào thế kỷ thứ 13. Đền Thánh mẫu Liễu Hạnh tục gọi là đền Phủ Giầy toạ lạc tại xã Vân Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Hằng năm đền mở hội từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 3 tháng Ba mới rã đám. Hội Phủ Giày còn gọi là ngày hội Thánh Vân Hương thu hút hàng trăm ngàn người ở khắp các tỉnh miền trung du Bắc Việt và bắc Trung Việt. Đây được xem là ngày Hội Xuân lớn nhất đất Bắc và thời trước được xem là ngày quốc lễ. Vào ngày khai Hội, triều đình cử một vị quan Khâm Sai Đại Thần hoặc là quan Tổng Đốc Nam Định đứng làm chủ tế. Trong suốt thời gian lễ hội có nhiều trò vui chơi như ca hát, kéo chữ, đánh cờ... đặc biệt nhất là các cuộc tế lễ rất linh đình thu hút khá đông các “đồng cô, bóng cậu”. Tưng bừng và hấp dẫn nhất, đó là đám rước Thánh mẫu từ đền Phủ Giầy đến xã Phù Chính ở chân núi Gôi vào ngày mồng 6 tháng Ba. Đây là một đám rước đầy màu sắc và hương vị: màu sắc của cờ xì, áo quần, hương vị của các loại hoa quả và hương đèn của một rừng người kéo dài hàng năm bảy cây số ngàn. Ở Thanh Hóa có đền Sòng thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh cũng là nơi được dân chúng đến chiêm bái rất đông, nhất là vào ngày húy kị mồng 8 tháng Ba của Đức Thánh Mẫu. Đền Sòng cũng tổ chức những trò vui chơi như ở đền Phủ Giầy. Phần lớn đệ tử của Mẫu Liễu Hạnh đến đền Sòng để cầu trừ tà ma và tật bệnh: Tình cờ ta lại gặp ta Vui bằng mở hội tháng ba đền Sòng Đạo Phật du nhập vào nước ta ngay từ những thế kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ nhất. Rồi từ thời kỳ nước nhà giành được Độc Lập (939), nhất là vào đời nhà Lý (1010-1225) và nhà Trần (1225-1400), đạo Phật đã giữ một địa vị quan trọng trong đời sống tâm linh và thế tục của dân tộc ta. Do đó, tinh thần Phật Giáo đã thấm nhuần vào tâm hồn dân tộc một cách sâu sắc. Có thể nói trong thời kỳ nầy, và ngay cả nhiều thế kỷ về sau, người Việt Nam nào cũng có thể tự xem mình là con Phật. Hầu như làng nào cũng có một ngôi chùa, chí ít cũng là một ngôi thảo am để thờ Phật, làm nơi lui tới chiêm bái của thiện nam tín nữ. “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Khi đến lứa tuổi bốn, năm mươi trở lên, các bà thường đến chùa vào ngày mộng Một, ngày Rằm để nghe câu kinh, tiếng kệ. “Tục ta tin rằng trong ngày Rằm tháng Giêng, Đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các tín đồ Phật Giáo. Trong dịp nầy, chùa nào cũng đông người đến chiêm bái.” (9) Thế nên trong dân gian đã có câu: Nhân gian lễ Phật quanh năm, Không bằng lễ hội ngày Rằm tháng Giêng. Đất Bắc là nơi có nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng, quanh năm không lúc nào vắng hương khói. Đặc biệt là vào những ngày lễ hội mùa Xuân, khách thập phương qui tụ về chùa càng đông, hoặc để dâng hương lễ Phật, hoặc để nghe các sư giảng Pháp, hoặc đến chùa để ngoạn cảnh và thưởng thức các thú vui trong các dịp hội Xuân. Ngôi chùa nổi tiếng vì phong cảnh đẹp bậc nhất đất Bắc đó là chùa Hương: Bối Khê, Tiên Lữ, Chùa Thầy Đẹp thì tuyệt đẹp chưa tày chùa Hương.
Hội chùa Hương
Tiên Lữ còn gọi là chùa Trăm Gian ở tỉnh Sơn Tây. Chùa Thầy nằm trên núi Sài Sơn cũng thuộc tỉnh Sơn Tây. Chùa Hương tức chùa Hương Tích, dân địa phương vẫn gọi bằng cái tên nôm na quen thuộc là chùa Trong để đối với chùa Ngoài chức chùa Thiên Trù nằm ở đầu lối vào cửa động. Chùa Hương Tích nằm trong một cái động thạch nhũ cùng tên được mệnh danh là “Nam Thiên Đệ Nhất Động” được khắc ngay lối vào cửa động với nét chữ sắc sảo, bay bướm của ông Chúa đa tình Trịnh Sâm tức Tĩnh Đô Vương (1767-1782). “Trong ngôn ngữ thường dùng, chùa Hương gần như đồng nghĩa với toàn bộ cảnh đẹp Hương Sơn. Nói “đi chùa Hương” tức là nói “vào thăm cảnh Hương Sơn nói chung” chứ không riêng gì động Hương Tích.” (10) Quả vậy, chùa Hương là điểm chính của một tập hợp nhiều thắng cảnh mang di tích Phật Giáo của vùng núi non Hương Sơn. Từ chùa Ngoài (Thiên Trù) vào đến chùa Trong (Hương Tích) khách hành hương ngoạn cảnh lần lượt viếng thăm các thắng cảnh ngoạn mục khác : đó là chùa Tiên nằm trên núi Tiên, chùa Giải Oan với suối nước trong thiên nhiên tuyệt vời, rồi am Phật Tích, động Tuyết Quỳnh, đến đền Trần Song tức cửa Võng thờ Bà Chúa Thượng Ngàn. Chùa Hương nằm trong địa phận tỉnh Hà Đông. Lễ Hội chính thức là vào ngày Rằm tháng Hai, nhưng theo tục lệ, ngay từ ngày 6 tháng Giêng người ta đã làm lễ mở cửa rừng cho dân chúng vào làm ăn và khách thập phương ngoạn cảnh chùa vào những ngày đầu năm. Hội Chùa Hương thu hút khá đông khách thập phương trước là để lễ Phật, sau là để ngoạn cảnh. Ngày Xuân con én xôn xao Nam thanh, nữ tú ra vào chùa Hương Chim đưa lối, vượn đưa đường Nam Mô Di Phật bốn phương chùa này! Còn khách đa tình tìm đến nơi nước non kỳ thú nầy để giải tỏa tâm tình: Ai đi trẩy hội chùa Hương Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm Mớ rau sắng, quả mơ non Mơ chua, sắng ngọt biết còn thương chăng? Hội chùa Hương quyến rũ lòng người nhờ phong cảnh thiên nhiên kỳ thú thì hội chùa Thầy cũng làm say đắm lòng người bởi phong cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ không kém: Nhớ ngày mồng bảy tháng Ba, Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy. Chùa Thầy tức Thiên Phúc Tự nằm trên núi Thầy tức Sài Sơn thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Chùa Thầy, tên gọi của dân gian địa phương là chùa Cả – là ngôi chùa chính trong vùng có nhiều di tích kiến trúc Phật Giáo nổi tiếng, gồm có chùa Thầy tức chùa Cả , chùa Cao, chùa Một Mái hay chùa Bụt Mọc, hang Thánh Hóa, hang Cắc Cớ... Hàng năm chùa Thầy tổ chức hội Xuân từ ngày mồng 5 đến ngày mồng 7 tháng Ba. Ngày mồng 7 tháng Ba được xem là ngày Thiền Sư Từ Đạo Hạnh sau khi tu hành đắc đạo đã “hóa” trong một hang động mà về sau dân gian đã gọi là hang Thánh Hóa. Vào ngày khai hội, một đàn tràng được dựng lên trước sân chùa Thầy. Các nhà Sư trình diễn điệu “múa lượn” nhịp nhàng theo dàn nhạc đệm và tiếng chuông, tiếng mõ tụng kinh. Sau thời lễ Phật khai hội là những trò vui Xuân. Khách thập phương tạo nên một dòng người đầy sắc và hương đi từ chùa Cả, qua chùa Cao... đến hang Thánh Hóa, hang Cắc Cớ, động Gió Lùa rồi lại quay về chùa Cả để xem trò “múa rối nước” – một nghệ thuật dân gian độc đáo. Tương truyền Từ Đạo Hạnh là Tổ sư của trò “múa rối nước” nầy. Hội Láng được tổ chức ở ngôi chùa làng Láng nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long. Chùa Láng cũng thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh và cũng khai hội vào ngày mồng 7 tháng Ba. Điểm đặc biệt của hội Láng là diễn lại sự tích của Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Pháp sư Đại Điên. Tương truyền Pháp sư Đại Điên dùng bùa phép đánh chết Từ Vinh là thân phụ của Từ Đạo Hạnh. Để trả mối phụ thù, Từ Đạo Hạnh cũng đã luyện tập bùa phép và cuối cùng đã triệt hạ được Pháp sư Đại Điên. Do sự tích nầy nên vào ngày Hội, dân làng Láng rước kiệu Từ Đạo Hạnh đi ngang qua đình làng Thụy Hương là nơi thờ Pháp sư Đại Điên, đám rước hướng ngọn cờ vào đền Đại Điên, đốt pháo thăng thiên giả bộ gây sự để diễn lại sự tích xung đột thuở sinh thời giữa hai ông. Cũng bởi chùa Thầy khá nổi tiếng, nên những chùa quanh vùng cũng muốn tạo một sự so sánh để được tiếng thơm lây: Nhất vui là hội chùa Thầy Vui thì vui vậy chẳng tày chùa Ngo Chùa Ngo khánh đá chuông đồng Muốn chơi thì trả của chồng mà chơi. Những kẻ yêu nhau cũng muốn được so sánh với niềm vui của hội chùa Thầy : Nhất vui là hội chùa Thầy Vui thì vui vậy sao tày đôi ta! Lại có câu: Chẳng vui cung hội chùa Thầy Chẳng trong cũng thể Hồ Tây xứ Đoài! Xứ Đoài là tên gọi nôm na của tỉnh Sơn Tây ngày xưa. Hồ Tây nằm trong kinh thành Thăng Long, nhưng bờ phía tây của hồ này lại thuộc địa phận tỉnh Sơn Tây ngày xưa. Động chùa Thầy có hang Cắc Cớ thật nổi tiếng và hấp dẫn: Động chùa Thầy có hang Cắc Cớ Trai chưa vợ thì nhớ chùa Thầy Lại có câu: Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy Hay: Mồng bảy tháng Ba Vui thay Cắc Cớ Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy Gái không chồng nhớ ngày mà đi! Đã đi hội chùa Thầy phải nhớ đời hang Cắc Cớ – dân địa phương còn gọi là hang Thần. Mà cắc cớ thật! Bởi lẽ, muốn vào thăm hang Cắc Cớ, khách phải men theo con đường độc đạo sát vách hang mà đi, vô ý sẩy chân là sa xuống vực sâu. Kẻ xuôi, người ngược, muốn qua mặt nhau phải ôm lấy nhau để khỏi phải sẩy chân xuống hố! “Trai chưa vợ nhớ hội cchùa Thầy” và “Gái không chồng nhớ ngày mà đi” là vì vậy đó ! Cũng thuộc tỉnh Sơn Tây còn có một ngôi chùa nữa cũng thật nổi tiếng, đó là chùa Tây Phương: Ấy ngày mồng sáu tháng Ba Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây ! Chùa Tây tức chùa Tây Phương, tên chữ là Sùng Phước Tự, nằm trên núi Tây Phương thuộc huyện Thạch Thất. Đây là ngôi chùa cổ khá nổi tiếng với pho tượng Tuyết Sơn và 77 pho tượng lớn nhỏ khác được điêu khắc bằng gỗ mít. Chùa có lối kiến trúc thật đặc biệt với ba dãy nhà có mái hai tầng. Chùa mở hội vào ngày mồng 6 tháng Ba thu hút đông đảo khách thập phương đến lễ Phật và chiêm bái các pho tượng quý hiếm. Ở Thái Bình cũng có một ngôi cổ tự nổi tiếng không kém. Đó là chùa Keo, tên chữ là Thần Quang Tự, tọa lạc tại làng Giao Thủy, tục gọi là làng Keo. Chùa Keo được quốc sư Dương Không Lộ (1016-1094) người làng Giao Thủy cho xây dựng vào năm 1061 dưới thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072). Chùa Keo tổ chức một năm hai lần hội : Hội Xuân tổ chức vào ngày mồng 4 Tết với các lễ nghi và trò chơi mang đặc tính nông nghiệp như thi thổi cơm, thi bắt vịt, thi ném pháo... Hội Thu được xem là hội chính tổ chức từ ngày 13 đến ngày Rằm tháng Chín. Đây là một ngày hội Chùa thật tưng bừng với nhiều nghi thức trọng thể từ lễ dựng phướn, lễ tắm tượng, lễ rước tượng Tổ Dương Không Lộ đến cuộc thi bơi thuyền rồng trên sông Trà Lĩnh. Thế nên dân gian đã truyền tụng câu ca dao: Cho dù cha đánh, mẹ treo Cũng không bỏ hội chùa Keo hôm rằm! Ở Hà Nôi có chùa Liên Trì, tục gọi là chùa Quan Thượng do Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội, Ninh Bình) Nguyễn Đăng Giai, thường gọi là quan Thượng Giai, cho xây vào năm 1846. Chùa xây cạnh Hồ Tây, trong chùa có đào 9 cái giếng nên còn gọi là chùa Cửu Tỉnh. Vào những ngày đầu Xuân, dân chúng Hà Thành lũ lượt kéo nhau về chùa để lễ Phật. Rất tiếc là chùa đã bị người Pháp cho triệt hạ để lấy đất xây phủ Thống Sứ. Ngày nay chỉ còn lại ngọn tháp gọi là tháp Liên Trì: Gần xa nao nức tưng bừng Vào chùa Quan Thượng xem bằng động tiên. Lầu chuông, gác tía đôi bên, Trông ra chợ Mới, Tràng Tiền kinh đô. Khen ai khéo họa địa đồ, Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn Gươm. Phong quang cảnh trí trăm đường, Trong xây chín giếng, ngoài tường lục lăng... Ở Bắc Ninh, các hội hát “quan họ” thường gắn liền với các sinh hoạt của chùa chiền, tức Hội Chùa. Bắt đầu từ ngày mồng 4 Tết, các làng lần lượt kế tiếp nhau mở hội Xuân. Trong 2 tháng Giêng và Hai, có nơi sang tháng Ba, các làng phân bố các ngày hội Xuân sao cho không trùng nhau để dân chúng có dịp tham gia nhiều hội của nhiều làng khác nhau: Mồng bốn là hội Kéo Co Mồng Nam hội Ó chẳng cho nhau về. Mồng sáu đi hội Bồ Đề, Mồng bảy trở về đi hội Đống Cao... Làng Hữu Chấp huyện Võ Giàng và làng Tích Sơn huyện Tam Dương đều mở hội vào ngày mồng bốn Tết với tục nam nữ “kéo co”. Làng Ó tức làng Vân Ổ huyện Võ Giàng. Ở Sơn Tây các hội “quan họ” cũng được phân bố như ở Bắc Ninh: Mười một thì hội Hương Nha Mười hai Gia Dụ, mười ba hội Hiền... Hát “quan họ” đối với dân chúng miền Bắc quả có một sức quyến rũ kỳ lạ. Ta hãy nghe một cô gái Bắc Ninh mô tả niềm say mê hát “quan họ” như thế nào: Mồng năm hội Ó, Quan họ dồn về. Hội vui lắm lắm, Chưa kịp đi tắm, Chưa kịp chải đầu. Trầu chưa kịp têm, Cau chưa kịp bổ. Miếng lành, miếng sổ, Miếng lại quên vôi. Người có yêu tôi, Thì người cầm lấy. Trong các hội “quan họ” Bắc Ninh, tuy không phải là “hội Cả” nhưng hội Lim lại rất nổi tiếng: Hôm nay là buổi hội Lim, Nhớ em nên phải đi tìm em đây. Nhất niên nhất lệ một ngày, Đôi ta tỏ nỗi niềm tây tự tình!
Hội Lim
Hội Lim được tổ chức trên đồi Lim, tức Hồng Vân Sơn, nằm trên địa phận 3 xã : Duệ Đông, Lũng Sơn và Lũng Giang, tổng Nội Duệ, huyện Tiên Du. Trên núi có chùa gọi là Hồng Vân Tự với quả đại hồng chung đúc từ đời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) và lăng ngài Hiếu Trung Hầu, một vị hoạn quan dưới thời Lê Cảnh Hưng. Vì không con cái, Ngài hiến dâng tài sản để xây đình cho mấy xã thuộc tổng Nội Duệ. Thế nên, để nhớ công ơn Ngài, hàng năm đến ngày 13 tháng Giêng, dân Nội Duệ mở hội Xuân tại lăng của Ngài. Ngày hội nầy được gọi là ngày Hội Lim. Ngoài các trò chơi Xuân, hội nổi tiếng với tục hát “quan họ”. Hội Lim đã thu hút khá đông khách thập phương về tham dự, đặc biệt là các chàng trai trẻ đất Hà Nội. Sở dĩ Hội Lim đã thu hút được nhiều người, một phần do phong cảnh hữu tình của đồi Lim, nhưng phần khác có lẽ vì sức quyến rũ mê hồn của các cô gái vùng nầy. Tục ngữ đã chẳng có câu: “Trai Cầu Vồng, Yên Thế; Gái Nội Duệ, Cầu Lim” đó sao! Và sau đây là một số hội Xuân mang những sắc thái phong tục kỳ lạ. Đáng kể hơn cả là tục “rã đám” của làng La: Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy, Vui thì vui vậy chẳng tày rã La! Làng Đăm là tên thông tục của làng Tây Tựu xưa thuộc tỉnh Hà Đông. Làng này có hội Tế Thần vào ngày mồng 9 tháng Ba. Trong ngày lễ hội này, làng Đăm có lệ thi bởi trải thật linh đình. Làng Giá là tên thông tục của làng Yên Sở thuộc huyện Đan Phượng, Hà Đông. Đình làng này thờ Lý Nam Đế (544-548) làm Thành Hoàng. Trong lễ hội đầu năm, dân làng Giá tổ chức cuộc rước Thần thật trọng thể. Hội Thầy tức hội chùa Thầy. Làng La tức làng La Khê thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Theo thần tích, Thành hoàng làng La Khê nguyên là một tay đạo chích lại dâm bôn, chết nhằm giờ thiêng nên được dân làng thờ phụng. Làng vào đám hội Xuân từ ngày mồng 6 đến ngày 12 tháng Giêng. Ngoài các cuộc tế lễ, rước xách và các trò vui Xuân bình thường, làng lại có một tục lệ thật kỳ lạ : tục “rã đám”. Vào ngày 12 tháng Giêng, làng tổ chức rước thần Thành Hoàng vào lúc chạng vạng với sự tham dự đông đủ của dân làng. Khi kiệu rước thần vào đình làng, đèn đuốc được thắp lên để tế lễ. Cuộc tế vừa dứt, tất cả đèn đuốc trong đình, ngoài sân đều tắt. Trong bóng đêm, mọi người không kể già trẻ đều được tha hồ sờ soạng nhau, ôm ấp nhau. Đó là “hèm” diễn lại trò của thần “ăn trộm dâm bôn” mà ! Họ “tự do” cho đến khi đèn đuốc được thắp lên trở lại. Lệ “rã đám” của làng La chấm dứt! Dân làng La vẫn tin đây là một biểu lộ mang tính cách tín ngưỡng. Họ tin rằng, nếu làng không thực hiện lệ “rã đám” như thường lệ, trong năm đó dân làng sẽ gặp nhiều điều không may mắn! Dân làng Văn Trưng, tục gọi là làng Dưng thuộc phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên lại bày tỏ hình thức luyến ái bằng một cách khác với tục “bắt chạch trong chum”. Dân gian đã có câu ca dao nói lên sự hấp dẫn kỳ thú của tục lệ này: Bỏ con bỏ cháu, Không ai bỏ hội mồng sáu chợ Dưng! Xưa làng Văn Trưng có một ngôi chợ thật lớn, mỗi tháng họp sáu phiên thu hút đông đảo dân chúng quanh vùng, tục gọi là chợ Dưng. Chợ Dưng nằm gần đình làng. Chợ Dưng mở phiên đầu năm vào ngày mồng 6 tháng Giêng. Đây cũng là ngày làng cho tổ chức hội Xuân với nhiều trò chơi thú vị như leo cầu phao, chơi cờ bỏi, đốt pháo thi, đua thuyền trên đầm Dưng, và đặc biệt nhất là tục “bắt chạch trong chum”. Vào ngày hội, một dãy chum độ 5 hay 6 chiếc được đặt trước sân đình làng. Miệng chum nhỏ vừa đủ cho một cánh tay thò vào trong. Nước chứa hai phần chum. Trong chum thả một con cá chạch. Khách tham dự : mỗi chum cho một đôi trai gái đã quen thân nhau từ trước. Các cặp này, một tay phải ôm choàng lấy nhau, tay còn lại thay phiên nhau khoắng vào chum để bắt chạch. Các chàng trai lợi dụng cơ hội ngàn vàng này để sờ soạng nhũ hoa của các cô gái. Các cô không hề phản đối. Mà ngay cả cha mẹ họ chứng kiến cuộc thi cũng khuyến khích họ tự do biểu lộ tình cảm. Tục lệ mà ! Cặp nào bắt được chạch mang ra khỏi chum trước thì thắng cuộc. Làng Dưng ở Vĩnh Yên có tục thi “bắt chạch trong chum” thì làng Me ở Sơn Tây có tục thi “đánh cá” ở ao làng. Đây là một hội Xuân cũng khá hấp dẫn, đến nỗi dân địa phương đã hãnh diện so sánh trò vui của làng Me với những hội Xuân nổi tiếng khắp một vùng đất Bắc: Nhất hội Hương Tích, Nhì hội Phủ Giầy, Vui thì vui vậy chẳng tày đánh cá làng Me! Làng Me là tên thông tục của làng Cung Thuận, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây. Làng Cung Thuận thờ Tản Viên Sơn Thần. Hàng năm làng mở hội Xuân từ ngày mồng 2 đến ngày mồng 10 tháng Hai với nhiều trò vui như hát đúm – một thể loại dân ca của địa phương, tổ tôm điếm... và đặc biệt nhất là tục “đánh cá” được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Hai. Đình làng có một cái ao thật lớn được thả các loài cá như: trôi, mè, trắm, chép. Suốt năm không ai được đánh bắt cá ở ao làng. Để rồi vào sáng sớm ngày mồng 4 tháng Hai, hàng trăm trai tráng trong làng với nơm, vó trong tay đứng chực sẵn quanh ao. Sau lưng họ là người nhà và dân chúng quanh vùng đứng xem. Hồi trống báo hiệu cuộc thi bắt đầu vừa dứt, tất cả trai tráng dự thi nhảy ào xuống ao thi nhau đánh bắt cá. Tiếng nơm, vó khuấy trong nước, tiếng reo mùng của kẻ bắt được cá hòa lẫn với tiếng reo hò cổ vũ của khách đi xem vang dậy cả một góc trời. Sau nửa buổi, một tràng pháo nổ giòn báo hiệu cuộc thi chấm dứt. Tất cả cá bắt được đem nộp cho làng. Ai nhiều cá được thưởng. Ai ít cá bị phạt. Người bị phạt phải nhận cá của làng đem nướng để tế Thần. Lễ xong, số cá còn lại được đem chia đều cho tất cả các gia đình trong làng. Làng Me có tục thi đánh cá ở ao làng rồi lấy cá chia cho dân làng thì làng Sơn Đồng ở Hà Đông lại có tục dùng lễ vật cúng Thần để biếu cho các làng lân cận: Sơn Đồng có tục “múa mo”, Bánh dầy, bánh cuốn đem cho các làng. Hàng năm làng Sơn Đồng thường tổ chức hội Xuân thật linh đình vào ngày mồng 6 tháng Hai. Trong các lễ vật dùng để cúng Thần phải có bánh dầy và bánh cuốn. Sau khi tế Thần xong, bánh dầy và bánh cuốn được đem biếu cho các làng lân cận để cầu mong năm sau làm ăn sung túc hơn. Ngoài tục lệ biếu xén này, làng còn có tục “múa mo” vào ngày Hội. Đây là một tục lệ mang màu sắc tín ngưỡng: câu mong sự sinh sản. “Múa mo” chỉ dành riêng cho trai chưa vợ, gái chưa chồng. Trai cầm kiếm vót bằng tre được sơn son. Gái cầm bông cũng được vót bằng tre tạo xơ thành 4 tầng nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng. Họ vừa múa, vừa hát theo điệu “chầu văn” với ý nguyện cầu mong tình duyên và sự sinh sôi sung mãn. Ngày xưa, vào những năm trời làm hạn hán, ở Triều đình cũng như trong dân gian đều tổ chức lễ “đảo vũ” (cầu mưa) thật trọng thể để cầu xin trời mưa. Làng Diềm ở Bắc Ninh tổ chức hội Xuân vào ngày Rằm tháng Giêng tại đình làng Diềm. Cạnh đình có một cái miếu thờ Vua Bà, một nhân vật huyền thoại được dân làng Diềm rất sùng bái. Vào ngày hội, ban ngày tổ chức các trò chơi, đặc biệt là trò chơi cướp quả cầu nước, ban đêm hát “quan họ” ngay ở sân đình làng. Thế nhưng, vào những năm hạn hán, cần phải làm lễ “đảo vũ” để cầu trời mưa thì hội “quan họ” lại được tổ chức ở miếu thờ Vua Bà thay vì ở đình làng với lời hát như sau : Trước đền có một cây đa, Vương mẫu hạ giới thực bà chúa Tiên. Trăm năm hương hỏa còn truyền, Dân vì hạn hán mở đền cầu mưa... Ý niệm về Quê Cha Đất Tổ vẫn hằng in sâu trong tâm khảm của con dân đất Việt. Xưa dân 13 trại ở kinh đô Thăng Long có lệ trở về quê cũ là làng Lệ Mật để mở hội Xuân: Đợi ngày hăm ba tháng Ba Dân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê. Kinh quán, cựu quán đề huề, Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây. Lệ Mật xưa là một ngôi làng nhỏ bé nằm xa về phía tả ngạn sông Hồng (còn được gọi là sông Nhị). Theo thần tích đình làng Lệ Mật thì vào thời nhà Lý (1010-1225) có một chàng trai họ Hoàng người làng Lệ Mật đã có công trạng cứu một nàng công chúa khỏi bị chết đuối trên sông Thiên Đức tức sông Đuống. Để đền công cho chàng trai, nhà vua muốn ban chức tước cùng ngọc ngà châu báu cho chàng. Thế nhưng, chàng đã khéo léo từ chối mọi sự đền ơn hậu hĩnh cho cá nhân chàng, và chàng chỉ xin cho dân làng Lệ Mật được đến khai khẩn vùng đất bỏ hoang ở phía tây kinh đô Thăng Long và lập ra 13 trại. Dân 13 trại luôn nghĩ là mình có 2 quê hương: một ở Lệ Mật là cựu quán và một ở Thang Long là kinh quán. Hàng năm, đến ngày 23 tháng Ba là ngày húy kị của vị Thần Hoàng họ Hoàng, dân kinh quán lại vê cựu quán Lệ Mật để làm giỗ vị ân nhân họ Hoàng đồng thời mở hội Xuân thật tưng bừng với dân làng Lệ Mật. Tương truyền vào ngày này, cá ở Hồ Tây kinh đô Thăng Long đã nương theo mây bay về đầy giếng nước ở đình làng Lệ Mật (!). Lễ Hội Mùa Xuân là dịp để cho dân làng có cơ hội nghỉ ngơi vui chơi sau những tháng ngày làm lụng vất vả : Bao giờ cho đến tháng Hai, Cho làng vào đám, cho ai xem chèo. Lễ Hội Mùa Xuân là dịp để cho dân làng tỏ lòng tôn kính và đặt niềm tin tưởng vào các đấng thần linh mà làng đã thờ phụng với những điều ước ao tốt đẹp: Làng ta mở hội vui mừng, Chuông kêu, trống gióng vang lừng đôi bên. Long ngai Thánh ngự ở trên, Tả văn, hữu võ, bốn bên rồng chầu. Sinh ra nam tử công hầu, Sinh ra con gái vào chầu thánh quân. Lễ hội mùa Xuân cũng còn là dịp để trai gái bộc lộ niềm khát khao luyến ái tự do, không bị ràng buộc bởi những lễ nghi phiền toái của Nho Giáo: Ăn chơi cho hết tháng Hai, Cho làng đóng đám, cho trai dọn đình. Trong thì chiêng trống rập rình, Ngoài thì trai gái trự tình cùng nhau. Trên đây là một số Lễ Hội Mùa Xuân được nhắc đến qua một số ca dao mà chúng tôi sưu tầm được. Những lê hội này phần lớn đã trở thành dĩ vãng từ những năm cuối cùng của cuộc Thế Chiến Thứ hai (1939-1945). Có nhiều lễ hội đã biến mất không biết từ bao giờ và chỉ còn ghi lại trong sách vở cũ hoặc chỉ còn lưu lại trong trí nhớ dân gian qua mấy vần ca dao ngắn ngủi. Ngày nay, dù ở rải rác khắp thế giới, người Việt Nam chúng ta vẫn tổ chức Lễ Hội Mùa Xuân, thực chất là những hội chợ Tết, không còn những trò vui Xuân mang sắc thái địa phương làng xã như xưa nữa. Có một diều may mắn là chúng ta vẫn còn giữ được ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Giỗ Trận Đống Đa, ngày Giỗ Hai Bà Trưng... dù rằng những lễ hội này chỉ được tổ chức một cách hạn chế về khung cảnh cũng như nhân sự. ĐÀO ĐỨC NHUẬN (Nguồn: E-cadao.com) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét