Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

NGỘ NGHĨNH, BẤT NGỜ VÀ TÍNH GIÁO DỤC TRONG THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI


Đùa nghịch vốn là một thuộc tính của trẻ con. Đùa là tạo ra niềm vui, tiếng cười từ những việc thông thường. Nghịch là làm trái lại trật tự vốn có của một cái gì đấy để tạo nên sự bất ngờ. Trẻ con thích vui, thích bất ngờ không chỉ khi tiếp cận với môi trường xung quanh mà cả trong khi thưởng thức văn học nghệ thuật. Bởi vậy, thơ viết cho trẻ em, theo tôi, trong việc khai thác tính ngộ nghĩnh trẻ thơ, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, lòng tốt của con người… cần tạo nên sự hóm hỉnh bất ngờ . Sự thật, các nhà thơ đã thành công trong thơ thiếu nhi, nhiều người đã chú ý khai thác đặc tính này.

Nhà thơ ngụ ngôn Pháp nổi tiếng được thiếu nhi cả thế giới ưa thích La Phông Ten cũng chú ý đặc điểm này trong nhiều bài thơ ngụ ngôn. Thỏ chạy thi với Rùa là một sự bất ngờ gợi tò mò, không em nào đọc xong đầu đề mà có thể bỏ qua không đọc bài thơ được. Rồi Rùa thắng lại là sự bất ngờ nữa, sự bất ngờ gắn liền với tính giáo giục tự nhiên và sâu sắc. Chuyện con Chuột Nhắt, con Mèo và con Gà Trống lại gây sự bất ngờ khác. Trước mắt con Chuột Nhắt lần đầu ra khỏi cửa thì con Mèo thật hiền lành, con Gà Trống thật oai vệ và đáng sợ, nhưng Chuột Mẹ đã lý giải sự thật để con đừng nhầm lẫn về sự " đỏ lòng xanh vỏ" ở đời. Sự hấp dẫn chủ yếu của những chuyện ngụ ngôn này đối với trẻ con là dựa vào sự trái ngược, bất ngờ.

Nhiều nhà thơ Việt Nam thành công khi làm thơ thiếu nhi cũng chú ý đặc điểm này. Nhà thơ Phạm Hổ gây sự bất ngờ ngộ nghĩnh trong Chú bò tìm bạn:

Bò ra sông uống nước

Thấy bóng mình, ngỡ ai

Bò chào: kìa anh bạn

Lại gặp anh ở đây.

Rồi sóng làm bóng bò tan biến, bò tưởng bạn đi xa nên ậm ò gọi mãi. đây sự gây bất ngờ không chỉ là tiểu tiết, mà là chỗ dựa, cái tứ cho cả bài thơ.

Nhà thơ Định Hải tạo sự bất ngờ thú vị trong bài thơ Đánh trận giả. Đánh trận giả, thua phải chết, chết thì phải không nhúc nhích, nhưng "thằng giặc" không thể làm thế được, vì lý do đặc biệt và giải thích:

Đồng ý là tao chết

Nhưng đây… tổ kiến vàng.

Trò chới đánh trận giả thế là không đạt nhưng bài thơ thì thành công.

Xuân Quỳnh là nhà thơ tạo nhiều sự bất ngờ khi viết cho các em. Bất ngờ trong việc phát hiện chi tiết, cũng như trong cấu tứ toàn bài. Trong bài thơ Bầu trời trong quả trứng, xuất phát từ sự quan sát cái khoảng không phía đầu quả trứng cũng có hình khum khum như bầu trời trên đầu mình, nhà thơ nghĩ đó là bầu trời của con gà con. Thế cũng là hay, nhưng bài thơ càng hay hơn, càng mở rộng ra không chỉ cho trẻ con bởi câu nghi vấn kết bài khá bất ngờ:

Ngoài trời xanh tôi ở

Có trời nào nữa không ?

Trong bài Cây bàng, bé biết ơn cây bàng đã che cho bé suốt cả mùa hè, rồi tự hỏi khá bất ngờ đầy nhân ái:

Nhưng ai che bàng

Cho bàng khỏi nắng ?

Xuân Quỳnh thích dồn bất ngờ vào phần kết bài thơ, như trong bài Mẹ và con, khi cái gì mẹ cũng bảo là của con tất, con thốt lên: Của con sao nhiều thế thì được mẹ giải thích thật bất ngờ:

của con nhiều quá,

Nhưng mẹ lại nhiều hơn

Vì tất cả của con

Mà con là của mẹ !

Thật chí lí. Thì ra, nói theo ngôn ngữ của Lý thuyết tập hợp, con chỉ là một tập con của mẹ mà thôi.

Có khi Xuân Quỳnh còn gây sự bất ngờ trong cấu tứ của bài thơ, ví như Chuyện cổ tích về loài người, khi chị cho rằng trời đất sinh ra trẻ con trước, và những cái sinh sau là do nhu cầu của trẻ mà thôi, kể cả bố, mẹ, ông bà… Nếu thế giới này có tổ chức một cuộc thi nhằm ca ngợi trẻ con thì chắc rằng bài thơ cấu tứ bằng sự bất ngờ nghịch lý này sẽ trúng giải!

Trần Mạnh Hảo viết cho thiếu nhi có những cái nhìn bất ngờ khác.Hoa vừa đi vừa nở là sự không bình thường, vì trừ giống bèo ra, hầu hết các loài cây chỉ đứng một chỗ. Cây đi là chuyện lạ, vừa đi vừa nở hoa thì cái lạ trở nên đầy thi vị.

bài Hoa phượng và hoa cúc, một đầu đề không hề có tý chút bất ngờ nào, lại được tác giả đưa vào "trù mật" nỗi bất ngờ để nói về mùa hè:

Tiếng ve trôi như thuyền

Chở mùa hè đi dạo.

Chở đêm vào hạt nhãn

Chở ngày vào trái dưa…

Và đặc biệt câu Thóc cởi trần làm gạo thì cung cấp cho người đọc một cái nhìn bất ngờ về một sự vật quen thuộc .

Đặng Hấn tạo sự bất ngờ khi viết về Cầu chữ Y với hai câu kết:

, người đi trên chữ

Chữ nâng người lên cao!

Hoặc bảo rằng cái bếp đèn dầu hoả chính là chiếc đèn thần khi có bàn tay chăm ngoan của bé. Lập luận này đầy bất ngờ nhưng khá logic bởi phép biến đổi kỳ diệu này:

Đặt xoong rau hoá xoong canh

Bắc nồi gạo nếp hoá thành nồi xôi

thì bếp đèn dầu hoả chẳng thua kém cây đèn của cây đèn của A La Đanh là mấy!

Nguyễn Hoàng Sơn phát hiện bất ngờ khi con chim ngủ trọ trong hoa sen để đưa đến:

Thơm thơm từ mỏ đến đuôi

Sau đêm ngủ trọ tuyệt vời giữa hoa.

Sự sự bất ngờ sau đây có thể ít chất trữ tình hơn một ít nhưng ngộ nghĩnh hơn nhiều: Đó là chuyện con Vện cười bằng đuôi!

Trần Đăng Khoa nói rằng, anh không phải là người làm thơ thiếu nhi, mà lúc còn bé, anh chỉ là một cậu thiếu nhi làm thơ thôi. Thơ Trần Đăng Khoa thời ấy rất hay, điều đó đã được giám định lâu rồi, nhưng ít có câu có tứ gây bất ngờ theo kiểu các nhà thơ viết cho thiếu nhi trên kia. Nếu có gây bất ngờ, thì chỉ bất ngờ ở chỗ làm cho người đọc thốt lên: Sao cậu bé lại viết tài thế! Thì ra để thơ viết cho thiếu nhi hay cũng có nhiều cách, chứ không chỉ có cách tạo sự bất ngờ.

Sự ngộ nghĩnh trong cách nhìn, cách nghĩ của trẻ thơ lắm khi làm cho người đọc thích thú, kể cả sự ngộ nghĩnh nhầm lẫn giữa bản chất và hiện tượng. Khi con trai tôi ba tuổi, cái tuổi mà luôn đặt câu hỏi Để làm gì ? Trời để làm gì ? Trăng để làm gì ? Thậm chí Bão để làm gì ? Đối với bé, hầu như mọi thứ sinh ra trên đời đều để đáp ứng một mục đích nào đó. Sau khi quá mệt vì phải trả lời những câu hỏi như vậy, tôi quay lại hỏi cháu: Cái lưng để làm gì và cháu trả lời rất hồn nhiên: Cái lưng để gãi! Thật bất ngờ, và theo mô tip đó, tôi viết thành bài thơ Lời con:

Hàm răng là để mà cười

Cái tai là để nghe lời rao kem

Cái đầu để đội mũ len

Đôi mắt để thấy người quen mà chào

Má tròn để mẹ thơm vào

Bàn tay để biết bạn nào sach hơn!

Khi gưỉ bài thơ này đến một tờ báo nọ, người biên tập sửa câu thứ hai thành Cái tai là để nghe lời giải khuyên, tức là đổi chữ rao kem thành giải khuyên vì họ nghĩ rằng như thế tính giáo dục sẽ cao hơn, mà họ không biết rằng chính họ đã mắc phải một sai lầm vì giải khuyên là lời của ông biên tập, chứ không phải lời trẻ con, vì trẻ con chỉ biết tư duy cụ thể chứ không quen tư duy khái quát. Với với cách sửa chữa đó, người biên tập ấy làm thế nào lý giải được vì sao trẻ con lại bảo cái lưng sinh ra chỉ để gãi mà thôi ?

Nhân đây tôi muốn nói đôi lời về tính giáo dục trong thơ viết cho thiếu nhi. Không ai phủ nhận tính giáo dục trong tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm viết cho thiếu nhi, nhưng cần phân biệt sự giáo dục qua thơ khác với giáo dục qua một bài giáo huấn. Có một bài hát khá quen thuộc đại ý nói rằng một con mèo ra bờ sông thì ngã xuống sông, ra bờ ao thì ngã xuống ao… rồi kết luận:

Em cũng không chơi gần sông

Em cũng không chơi gần ao, kẽo ngã nhào !

Lời của bài hát thì tôi không bàn, chứ thơ mà như thế thì hỏng hoàn toàn, bởi dạy người quá lỗ liễu, không một đứa trẻ nào muốn nghe thêm, vì trước khi đi đâu, cha mẹ chúng đã dặn như thế bao lần. Thế thì với nội dung giáo dục này, thơ nên nói như thế nào cho trẻ chịu nghe. Tôi đã viết bài thơ Mèo đi câu như sau để thử trả lời câu hỏi đó.

Mèo Con một bận đi câu

Tìm lui, tìm tới chẳng đâu ra cần

Nghĩ đi nghĩ lại mấy lần

Bèn quay đuôi, xích sát gần bờ sông

Buộc dây, câu kéo mấy vòng

Không may trượt ngã xuống dòng nước sâu

Cá Mương nhớn nhác hỏi nhau:

- Ai câu mà thả mồi câu bằng Mèo?

Mèo Con dùng đuôi làm cần câu là sự bất ngờ ngộ nghĩnh. Kẻ đi câu trở thành mồi câu là sự bất ngờ làm người đọc suy nghĩ, còn bài học thì để các em tự rút ra như hệ quả của một định lý đã được chứng minh.

Thơ viết cho thiếu nhi có nhiều con đường để dẫn đến thành công. Tôi chú ý đến sự bất ngờ về ý tứ và câu chữ…và mong muốn tính giáo dục được thấm vào bạn nhỏ cũng bất ngờ và thú vị.

VƯƠNG TRỌNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

NGỘ NGHĨNH, BẤT NGỜ VÀ TÍNH GIÁO DỤC TRONG THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI


Đùa nghịch vốn là một thuộc tính của trẻ con. Đùa là tạo ra niềm vui, tiếng cười từ những việc thông thường. Nghịch là làm trái lại trật tự vốn có của một cái gì đấy để tạo nên sự bất ngờ. Trẻ con thích vui, thích bất ngờ không chỉ khi tiếp cận với môi trường xung quanh mà cả trong khi thưởng thức văn học nghệ thuật. Bởi vậy, thơ viết cho trẻ em, theo tôi, trong việc khai thác tính ngộ nghĩnh trẻ thơ, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, lòng tốt của con người… cần tạo nên sự hóm hỉnh bất ngờ . Sự thật, các nhà thơ đã thành công trong thơ thiếu nhi, nhiều người đã chú ý khai thác đặc tính này.

Nhà thơ ngụ ngôn Pháp nổi tiếng được thiếu nhi cả thế giới ưa thích La Phông Ten cũng chú ý đặc điểm này trong nhiều bài thơ ngụ ngôn. Thỏ chạy thi với Rùa là một sự bất ngờ gợi tò mò, không em nào đọc xong đầu đề mà có thể bỏ qua không đọc bài thơ được. Rồi Rùa thắng lại là sự bất ngờ nữa, sự bất ngờ gắn liền với tính giáo giục tự nhiên và sâu sắc. Chuyện con Chuột Nhắt, con Mèo và con Gà Trống lại gây sự bất ngờ khác. Trước mắt con Chuột Nhắt lần đầu ra khỏi cửa thì con Mèo thật hiền lành, con Gà Trống thật oai vệ và đáng sợ, nhưng Chuột Mẹ đã lý giải sự thật để con đừng nhầm lẫn về sự " đỏ lòng xanh vỏ" ở đời. Sự hấp dẫn chủ yếu của những chuyện ngụ ngôn này đối với trẻ con là dựa vào sự trái ngược, bất ngờ.

Nhiều nhà thơ Việt Nam thành công khi làm thơ thiếu nhi cũng chú ý đặc điểm này. Nhà thơ Phạm Hổ gây sự bất ngờ ngộ nghĩnh trong Chú bò tìm bạn:

Bò ra sông uống nước

Thấy bóng mình, ngỡ ai

Bò chào: kìa anh bạn

Lại gặp anh ở đây.

Rồi sóng làm bóng bò tan biến, bò tưởng bạn đi xa nên ậm ò gọi mãi. đây sự gây bất ngờ không chỉ là tiểu tiết, mà là chỗ dựa, cái tứ cho cả bài thơ.

Nhà thơ Định Hải tạo sự bất ngờ thú vị trong bài thơ Đánh trận giả. Đánh trận giả, thua phải chết, chết thì phải không nhúc nhích, nhưng "thằng giặc" không thể làm thế được, vì lý do đặc biệt và giải thích:

Đồng ý là tao chết

Nhưng đây… tổ kiến vàng.

Trò chới đánh trận giả thế là không đạt nhưng bài thơ thì thành công.

Xuân Quỳnh là nhà thơ tạo nhiều sự bất ngờ khi viết cho các em. Bất ngờ trong việc phát hiện chi tiết, cũng như trong cấu tứ toàn bài. Trong bài thơ Bầu trời trong quả trứng, xuất phát từ sự quan sát cái khoảng không phía đầu quả trứng cũng có hình khum khum như bầu trời trên đầu mình, nhà thơ nghĩ đó là bầu trời của con gà con. Thế cũng là hay, nhưng bài thơ càng hay hơn, càng mở rộng ra không chỉ cho trẻ con bởi câu nghi vấn kết bài khá bất ngờ:

Ngoài trời xanh tôi ở

Có trời nào nữa không ?

Trong bài Cây bàng, bé biết ơn cây bàng đã che cho bé suốt cả mùa hè, rồi tự hỏi khá bất ngờ đầy nhân ái:

Nhưng ai che bàng

Cho bàng khỏi nắng ?

Xuân Quỳnh thích dồn bất ngờ vào phần kết bài thơ, như trong bài Mẹ và con, khi cái gì mẹ cũng bảo là của con tất, con thốt lên: Của con sao nhiều thế thì được mẹ giải thích thật bất ngờ:

của con nhiều quá,

Nhưng mẹ lại nhiều hơn

Vì tất cả của con

Mà con là của mẹ !

Thật chí lí. Thì ra, nói theo ngôn ngữ của Lý thuyết tập hợp, con chỉ là một tập con của mẹ mà thôi.

Có khi Xuân Quỳnh còn gây sự bất ngờ trong cấu tứ của bài thơ, ví như Chuyện cổ tích về loài người, khi chị cho rằng trời đất sinh ra trẻ con trước, và những cái sinh sau là do nhu cầu của trẻ mà thôi, kể cả bố, mẹ, ông bà… Nếu thế giới này có tổ chức một cuộc thi nhằm ca ngợi trẻ con thì chắc rằng bài thơ cấu tứ bằng sự bất ngờ nghịch lý này sẽ trúng giải!

Trần Mạnh Hảo viết cho thiếu nhi có những cái nhìn bất ngờ khác.Hoa vừa đi vừa nở là sự không bình thường, vì trừ giống bèo ra, hầu hết các loài cây chỉ đứng một chỗ. Cây đi là chuyện lạ, vừa đi vừa nở hoa thì cái lạ trở nên đầy thi vị.

bài Hoa phượng và hoa cúc, một đầu đề không hề có tý chút bất ngờ nào, lại được tác giả đưa vào "trù mật" nỗi bất ngờ để nói về mùa hè:

Tiếng ve trôi như thuyền

Chở mùa hè đi dạo.

Chở đêm vào hạt nhãn

Chở ngày vào trái dưa…

Và đặc biệt câu Thóc cởi trần làm gạo thì cung cấp cho người đọc một cái nhìn bất ngờ về một sự vật quen thuộc .

Đặng Hấn tạo sự bất ngờ khi viết về Cầu chữ Y với hai câu kết:

, người đi trên chữ

Chữ nâng người lên cao!

Hoặc bảo rằng cái bếp đèn dầu hoả chính là chiếc đèn thần khi có bàn tay chăm ngoan của bé. Lập luận này đầy bất ngờ nhưng khá logic bởi phép biến đổi kỳ diệu này:

Đặt xoong rau hoá xoong canh

Bắc nồi gạo nếp hoá thành nồi xôi

thì bếp đèn dầu hoả chẳng thua kém cây đèn của cây đèn của A La Đanh là mấy!

Nguyễn Hoàng Sơn phát hiện bất ngờ khi con chim ngủ trọ trong hoa sen để đưa đến:

Thơm thơm từ mỏ đến đuôi

Sau đêm ngủ trọ tuyệt vời giữa hoa.

Sự sự bất ngờ sau đây có thể ít chất trữ tình hơn một ít nhưng ngộ nghĩnh hơn nhiều: Đó là chuyện con Vện cười bằng đuôi!

Trần Đăng Khoa nói rằng, anh không phải là người làm thơ thiếu nhi, mà lúc còn bé, anh chỉ là một cậu thiếu nhi làm thơ thôi. Thơ Trần Đăng Khoa thời ấy rất hay, điều đó đã được giám định lâu rồi, nhưng ít có câu có tứ gây bất ngờ theo kiểu các nhà thơ viết cho thiếu nhi trên kia. Nếu có gây bất ngờ, thì chỉ bất ngờ ở chỗ làm cho người đọc thốt lên: Sao cậu bé lại viết tài thế! Thì ra để thơ viết cho thiếu nhi hay cũng có nhiều cách, chứ không chỉ có cách tạo sự bất ngờ.

Sự ngộ nghĩnh trong cách nhìn, cách nghĩ của trẻ thơ lắm khi làm cho người đọc thích thú, kể cả sự ngộ nghĩnh nhầm lẫn giữa bản chất và hiện tượng. Khi con trai tôi ba tuổi, cái tuổi mà luôn đặt câu hỏi Để làm gì ? Trời để làm gì ? Trăng để làm gì ? Thậm chí Bão để làm gì ? Đối với bé, hầu như mọi thứ sinh ra trên đời đều để đáp ứng một mục đích nào đó. Sau khi quá mệt vì phải trả lời những câu hỏi như vậy, tôi quay lại hỏi cháu: Cái lưng để làm gì và cháu trả lời rất hồn nhiên: Cái lưng để gãi! Thật bất ngờ, và theo mô tip đó, tôi viết thành bài thơ Lời con:

Hàm răng là để mà cười

Cái tai là để nghe lời rao kem

Cái đầu để đội mũ len

Đôi mắt để thấy người quen mà chào

Má tròn để mẹ thơm vào

Bàn tay để biết bạn nào sach hơn!

Khi gưỉ bài thơ này đến một tờ báo nọ, người biên tập sửa câu thứ hai thành Cái tai là để nghe lời giải khuyên, tức là đổi chữ rao kem thành giải khuyên vì họ nghĩ rằng như thế tính giáo dục sẽ cao hơn, mà họ không biết rằng chính họ đã mắc phải một sai lầm vì giải khuyên là lời của ông biên tập, chứ không phải lời trẻ con, vì trẻ con chỉ biết tư duy cụ thể chứ không quen tư duy khái quát. Với với cách sửa chữa đó, người biên tập ấy làm thế nào lý giải được vì sao trẻ con lại bảo cái lưng sinh ra chỉ để gãi mà thôi ?

Nhân đây tôi muốn nói đôi lời về tính giáo dục trong thơ viết cho thiếu nhi. Không ai phủ nhận tính giáo dục trong tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm viết cho thiếu nhi, nhưng cần phân biệt sự giáo dục qua thơ khác với giáo dục qua một bài giáo huấn. Có một bài hát khá quen thuộc đại ý nói rằng một con mèo ra bờ sông thì ngã xuống sông, ra bờ ao thì ngã xuống ao… rồi kết luận:

Em cũng không chơi gần sông

Em cũng không chơi gần ao, kẽo ngã nhào !

Lời của bài hát thì tôi không bàn, chứ thơ mà như thế thì hỏng hoàn toàn, bởi dạy người quá lỗ liễu, không một đứa trẻ nào muốn nghe thêm, vì trước khi đi đâu, cha mẹ chúng đã dặn như thế bao lần. Thế thì với nội dung giáo dục này, thơ nên nói như thế nào cho trẻ chịu nghe. Tôi đã viết bài thơ Mèo đi câu như sau để thử trả lời câu hỏi đó.

Mèo Con một bận đi câu

Tìm lui, tìm tới chẳng đâu ra cần

Nghĩ đi nghĩ lại mấy lần

Bèn quay đuôi, xích sát gần bờ sông

Buộc dây, câu kéo mấy vòng

Không may trượt ngã xuống dòng nước sâu

Cá Mương nhớn nhác hỏi nhau:

- Ai câu mà thả mồi câu bằng Mèo?

Mèo Con dùng đuôi làm cần câu là sự bất ngờ ngộ nghĩnh. Kẻ đi câu trở thành mồi câu là sự bất ngờ làm người đọc suy nghĩ, còn bài học thì để các em tự rút ra như hệ quả của một định lý đã được chứng minh.

Thơ viết cho thiếu nhi có nhiều con đường để dẫn đến thành công. Tôi chú ý đến sự bất ngờ về ý tứ và câu chữ…và mong muốn tính giáo dục được thấm vào bạn nhỏ cũng bất ngờ và thú vị.

VƯƠNG TRỌNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét