Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

Nhà văn Vũ Trọng Phụng trọng danh dự

Nhà một nhà văn tài năng nhưng Vũ Trọng Phụng lại rất khiêm tốn và trọng danh dự. Dù có túng bấn và bận đến đâu thì ông cũng không bao giờ sai hẹn và thất hứa với một ai.

Nhà văn Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912, tại xã Giai Phạm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên và mất năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại cho đời những tác phẩm nổi tiếng như: "Số đỏ", "Giông tố", "Vỡ đê", "Kỹ nghệ lấy Tây", "Cơm thầy cơm cô", "Làm đĩ", "Lấy nhau vì tình"…

Tài năng như vậy, nhưng Vũ Trọng Phụng rất khiêm tốn và rất trọng danh dự. Chuyện kể rằng, những năm túng bấn, bận viết túi bụi để mưu sinh nhưng ông không hề sai hẹn, thất hứa với bất cứ một ai. Đặc biệt đối với các ông chủ báo, chủ các nhà xuất bản.

Để nhắc mình làm việc, cũng là "nhắc" lòng tự trọng, Vũ Trọng Phụng đã phải dán thời khóa biểu trên tường trước bàn làm việc của mình, bên cạnh là tờ giấy khổ to, viết bằng mực đỏ, ghi rõ ngày, tháng phải viết xong những bài báo, cuốn sách… vào danh sách những người đặt tiền mua trước.

Nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Mùa đông năm 1938, Vũ Trọng Phụng đang ốm nặng vật vã với cơn ho lao, song ông vẫn viết… Một tay ôm ngực, một tay cầm bút viết để trả nợ, để giữ trọn lời hứa với một ông chủ nhà xuất bản. Ấy là cuốn "Trúng số độc đắc". Đấy cũng là những dòng cuối cùng truyện dài trào phúng của ông. Viết xong, ông đã vật vã trên cánh tay người mẹ già trong ngôi nhà tồi tàn ở Ngã Tư Sở (Hà Nội).

Vài hôm sau khi hồi phục, còn chút sức khỏe, Vũ Trọng Phụng lại chống gậy mang trao tập bản thảo cho ông chủ nhà xuất bản, rồi lại chống gậy trở về nhà. Trong túi ông lúc đó không còn nửa xu dính túi.

Bạn bè biết tin ông ốm đau tới thăm, ông nói: "Phụng của các anh sống không nợ, chết thủy chung. Món nợ tôi vay trước của nhà xuất bản, thế là đã trả được trang trải hết bằng 400 trang đủ dòng, đủ chữ. Lương tâm ta yên ổn lắm, không còn lo gì quỷ sứ, diêm vương kìm cặp linh hồn ta nữa…".

Tài như thế mà không vênh vác, nghèo như thế mà không bê tha, sức lực cạn kiệt như thế mà vẫn viết. Quả Vũ Trọng Phụng… trọng danh dự trên hết. Ông sống để viết, viết để sống, sống trong sạch, không để ai khinh vì nghèo. Ở ông, chúng ta đã trọng về tài còn trọng về nết. Ông họ Vũ, đệm chữ Trọng… phải lắm!

Theo Lê Hồng Thiện (CAND)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

Nhà văn Vũ Trọng Phụng trọng danh dự

Nhà một nhà văn tài năng nhưng Vũ Trọng Phụng lại rất khiêm tốn và trọng danh dự. Dù có túng bấn và bận đến đâu thì ông cũng không bao giờ sai hẹn và thất hứa với một ai.

Nhà văn Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912, tại xã Giai Phạm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên và mất năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại cho đời những tác phẩm nổi tiếng như: "Số đỏ", "Giông tố", "Vỡ đê", "Kỹ nghệ lấy Tây", "Cơm thầy cơm cô", "Làm đĩ", "Lấy nhau vì tình"…

Tài năng như vậy, nhưng Vũ Trọng Phụng rất khiêm tốn và rất trọng danh dự. Chuyện kể rằng, những năm túng bấn, bận viết túi bụi để mưu sinh nhưng ông không hề sai hẹn, thất hứa với bất cứ một ai. Đặc biệt đối với các ông chủ báo, chủ các nhà xuất bản.

Để nhắc mình làm việc, cũng là "nhắc" lòng tự trọng, Vũ Trọng Phụng đã phải dán thời khóa biểu trên tường trước bàn làm việc của mình, bên cạnh là tờ giấy khổ to, viết bằng mực đỏ, ghi rõ ngày, tháng phải viết xong những bài báo, cuốn sách… vào danh sách những người đặt tiền mua trước.

Nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Mùa đông năm 1938, Vũ Trọng Phụng đang ốm nặng vật vã với cơn ho lao, song ông vẫn viết… Một tay ôm ngực, một tay cầm bút viết để trả nợ, để giữ trọn lời hứa với một ông chủ nhà xuất bản. Ấy là cuốn "Trúng số độc đắc". Đấy cũng là những dòng cuối cùng truyện dài trào phúng của ông. Viết xong, ông đã vật vã trên cánh tay người mẹ già trong ngôi nhà tồi tàn ở Ngã Tư Sở (Hà Nội).

Vài hôm sau khi hồi phục, còn chút sức khỏe, Vũ Trọng Phụng lại chống gậy mang trao tập bản thảo cho ông chủ nhà xuất bản, rồi lại chống gậy trở về nhà. Trong túi ông lúc đó không còn nửa xu dính túi.

Bạn bè biết tin ông ốm đau tới thăm, ông nói: "Phụng của các anh sống không nợ, chết thủy chung. Món nợ tôi vay trước của nhà xuất bản, thế là đã trả được trang trải hết bằng 400 trang đủ dòng, đủ chữ. Lương tâm ta yên ổn lắm, không còn lo gì quỷ sứ, diêm vương kìm cặp linh hồn ta nữa…".

Tài như thế mà không vênh vác, nghèo như thế mà không bê tha, sức lực cạn kiệt như thế mà vẫn viết. Quả Vũ Trọng Phụng… trọng danh dự trên hết. Ông sống để viết, viết để sống, sống trong sạch, không để ai khinh vì nghèo. Ở ông, chúng ta đã trọng về tài còn trọng về nết. Ông họ Vũ, đệm chữ Trọng… phải lắm!

Theo Lê Hồng Thiện (CAND)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét