Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Nhà thơ Hữu Thỉnh tự bạch với “Sang thu”

(TT&VH) - “Cuối bài thơ tôi đề là “Thu 1977”. Đây là chìa khóa của bài thơ mà rất nhiều người giảng về bài thơ này không hiểu hoặc không chú ý”- nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, tác giả của bài thơ “Sang thu” trong SGK lớp 9 tâm sự. Nếu như họ lưu ý đến chữ “Thu 1977” thì sẽ hiểu được rằng đây là một trong những mùa Thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh và sự bình yên quý giá biết chừng nào...
Sang thu

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi

(Thu, 1977 )

Nhà thơ trầm ngâm kể về thời khắc ông đặt bút viết bài thơ. Năm 1977, ông tham gia trại viết văn quân đội ở một làng ngoại ô Hà Nội (nay là Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội). Đất nước ta lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh bình đã trở lại. Trong cái mơ hồ phảng phất gió thu và lá thu đang ngả màu, nhà thơ đã trèo lên cây ổi chín vàng trong cả một vườn ổi bạt ngàn ở nơi này. Không có gì đặc hơn, sánh hơn cái màu, cái mùi ổi chín vàng nhuốm trong cái nắng vàng của mùa Thu.. Không gian cao vút, sâu thăm, yên tĩnh.

Bài thơ bật lên từ đó, ngay khi nhà thơ còn ngồi trên cây ổi, những vần thơ được “được làm trong đầu” chứ chưa đụng chạm gì đến giấy bút. “Bài thơ hình thành rất nhanh và chính tôi cũng lấy rất làm tâm đắc nên thuộc lòng rồi “nhâm nhi” đọc suốt buổi không chán...”.

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se”.

Nhà thơ đã đến với mùa Thu bằng cách ấy, bằng “hương ổi trong gió se” chứ không phải là bằng hình ảnh quen thuộc như vòm trời cao xanh, heo may phảng phất, hương cốm... Giải thích cho sự “khác thường” này, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết: “Mùa Thu biểu hiện rất nhiều hình ảnh khi chuyển mùa. Và tất cả những hình ảnh đẹp cũng đã được các nhà thơ cổ khai thác hết cả rồi. Tôi không muốn lặp lại nữa nên giữa trời đất mênh mang, giữa cái khoảng khắc giao mùa kỳ lạ thì điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra đó chính là hương ổi. Với tôi, thậm chí là với nhiều người khác không làm thơ thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông... Nó giống như mùi bờ bãi, mùi con trẻ... Hương ổi tự nó xộc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Mùi hương đơn sơ ấy lại trở thành quý giá vì nó đã trở thành chiếc chìa khóa vàng mở thẳng vào tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế hệ...”.

Gửi gắm nhiều điều sâu lắng...
“Bài thơ không chỉ báo cho người đọc biết thu đã trở trong cảnh sắc thiên nhiên mà còn ngay trong cuộc sống của con người, trong tâm hồn tôi và chắc với rất nhiều người yêu thu... “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. Hai câu thơ này không hẳn nói về hiện tượng giao mùa như một số người hiểu và phân tích. Khi tôi viết bài thơ này tôi đã liên tưởng đến những đám mây mùa Hạ. Đó là những đám mây tràn trọn vẹn vào mùa Thu. Thế nhưng có gì ngăn cảm xúc của tôi lại theo chiều hướng đấy... Mây mùa Hạ thường chứa nhiều màu sắc, thậm chí đầy giông bão tựa hồ những ước mơ khao khát của tuổi trẻ. Những ước mơ khao khát ấy thường lấy đi rất nhiều sức lực của tuổi trẻ. Tuy nhiên giữa mơ và thực là hai thế giới luôn đối lập nhau và chẳng phải ước mơ nào cũng trở thành hiện thực.

Nhà thơ Hữu Thỉnh
Ðó giống như là một chân lý và con người phải biết ý thức được một điều rằngkhông thể đạt được hết những ước vọng tốt đẹp của mình, nhất là những ước vọng đó lại được sinh ra ở thời tuổi trẻ. Sự dang dở, sự mất mát là một hiện thực chúng ta buộc phải chấp nhận trong cuộc sống của mình. Ngay cả người lính cũng vậy. Rất nhiều đồng đội của tôi đã nằm lại ở tuổi còn rất trẻ ở ngưỡng mùa đẹp nhất của cuộc đời. Vì thế nên đám mây trong thơ ấy chỉ “vắt nửa mình sang Thu” thôi. Nửa còn lại đã trở thành ký ức”. Hai câu cuối cùng: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi . Chủ thể bài thơ và cái kiêu hùng của mùa Thu đã toát lên chính là ở hai câu thơ này. Đó là cốt cách của một người lính không chỉ là trong một buổi chiều mùa Thu mà là một buổi chiều hòa bình. Có thể nó có vẻ ngang tàng “sấm cũng bớt bất ngờ” nhưng lại mang một vẻ đẹp dịu dàng, sâu lắng của mùa thu hòa bình. Ở đây hàng cây đứng tuổi chính là chủ thể trữ tình trong bài thơ đã trải qua bao nhiêu gian nan vất vả, giờ đã vươn lên và không gì làm chúng run rẩy.

Nhiều người bỏ qua “chìa khóa” của bài thơ

Có một chi tiết mà các cô giáo và thầy giáo khi giảng về bài thơ Sang thu làm người sáng tác ra nó không hài lòng. Nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự: “Cuối bài thơ tôi đề là “Thu 1977”. Đây là chìa khóa của bài thơ mà rất nhiều người giảng về bài thơ này không hiểu hoặc không chú ý. Nếu chú ý thì sẽ hiểu thêm được rằng đây là một trong những mùa Thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh. Nếu như họ là lính trong thời chiến họ mới hiểu được rằng đôi lúc chúng tôi đã rất mong trên đầu không có tiếng máy bay dù chỉ để được đi tắm giặt, đi hái rau hoặc tranh thủ đọc vài trang sách, mà cũng không có. Suốt ngày người lính trong thời chiến phải đối diện với tiếng súng nổ, tiếng bom rơi và tiếng động cơ phản lực... Chính vì vậy mà có lúc nào đó không phải nghe những âm thanh ấy thì quả là quý giá vô cùng”.

Ông bày tỏ quan điểm: “Giảng văn thơ không nên chỉ phân tích trên văn bản, câu chữ mà hãy tìm hiểu sâu hơn cái tác giả muốn gửi gắm. Nó có thể nằm ngay trên tựa đề bài thơ, câu đề từ, lời ghi chú, ngày tháng hay một lời đề tặng.

Yên Khương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Nhà thơ Hữu Thỉnh tự bạch với “Sang thu”

(TT&VH) - “Cuối bài thơ tôi đề là “Thu 1977”. Đây là chìa khóa của bài thơ mà rất nhiều người giảng về bài thơ này không hiểu hoặc không chú ý”- nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, tác giả của bài thơ “Sang thu” trong SGK lớp 9 tâm sự. Nếu như họ lưu ý đến chữ “Thu 1977” thì sẽ hiểu được rằng đây là một trong những mùa Thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh và sự bình yên quý giá biết chừng nào...
Sang thu

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi

(Thu, 1977 )

Nhà thơ trầm ngâm kể về thời khắc ông đặt bút viết bài thơ. Năm 1977, ông tham gia trại viết văn quân đội ở một làng ngoại ô Hà Nội (nay là Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội). Đất nước ta lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh bình đã trở lại. Trong cái mơ hồ phảng phất gió thu và lá thu đang ngả màu, nhà thơ đã trèo lên cây ổi chín vàng trong cả một vườn ổi bạt ngàn ở nơi này. Không có gì đặc hơn, sánh hơn cái màu, cái mùi ổi chín vàng nhuốm trong cái nắng vàng của mùa Thu.. Không gian cao vút, sâu thăm, yên tĩnh.

Bài thơ bật lên từ đó, ngay khi nhà thơ còn ngồi trên cây ổi, những vần thơ được “được làm trong đầu” chứ chưa đụng chạm gì đến giấy bút. “Bài thơ hình thành rất nhanh và chính tôi cũng lấy rất làm tâm đắc nên thuộc lòng rồi “nhâm nhi” đọc suốt buổi không chán...”.

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se”.

Nhà thơ đã đến với mùa Thu bằng cách ấy, bằng “hương ổi trong gió se” chứ không phải là bằng hình ảnh quen thuộc như vòm trời cao xanh, heo may phảng phất, hương cốm... Giải thích cho sự “khác thường” này, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết: “Mùa Thu biểu hiện rất nhiều hình ảnh khi chuyển mùa. Và tất cả những hình ảnh đẹp cũng đã được các nhà thơ cổ khai thác hết cả rồi. Tôi không muốn lặp lại nữa nên giữa trời đất mênh mang, giữa cái khoảng khắc giao mùa kỳ lạ thì điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra đó chính là hương ổi. Với tôi, thậm chí là với nhiều người khác không làm thơ thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông... Nó giống như mùi bờ bãi, mùi con trẻ... Hương ổi tự nó xộc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Mùi hương đơn sơ ấy lại trở thành quý giá vì nó đã trở thành chiếc chìa khóa vàng mở thẳng vào tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế hệ...”.

Gửi gắm nhiều điều sâu lắng...
“Bài thơ không chỉ báo cho người đọc biết thu đã trở trong cảnh sắc thiên nhiên mà còn ngay trong cuộc sống của con người, trong tâm hồn tôi và chắc với rất nhiều người yêu thu... “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. Hai câu thơ này không hẳn nói về hiện tượng giao mùa như một số người hiểu và phân tích. Khi tôi viết bài thơ này tôi đã liên tưởng đến những đám mây mùa Hạ. Đó là những đám mây tràn trọn vẹn vào mùa Thu. Thế nhưng có gì ngăn cảm xúc của tôi lại theo chiều hướng đấy... Mây mùa Hạ thường chứa nhiều màu sắc, thậm chí đầy giông bão tựa hồ những ước mơ khao khát của tuổi trẻ. Những ước mơ khao khát ấy thường lấy đi rất nhiều sức lực của tuổi trẻ. Tuy nhiên giữa mơ và thực là hai thế giới luôn đối lập nhau và chẳng phải ước mơ nào cũng trở thành hiện thực.

Nhà thơ Hữu Thỉnh
Ðó giống như là một chân lý và con người phải biết ý thức được một điều rằngkhông thể đạt được hết những ước vọng tốt đẹp của mình, nhất là những ước vọng đó lại được sinh ra ở thời tuổi trẻ. Sự dang dở, sự mất mát là một hiện thực chúng ta buộc phải chấp nhận trong cuộc sống của mình. Ngay cả người lính cũng vậy. Rất nhiều đồng đội của tôi đã nằm lại ở tuổi còn rất trẻ ở ngưỡng mùa đẹp nhất của cuộc đời. Vì thế nên đám mây trong thơ ấy chỉ “vắt nửa mình sang Thu” thôi. Nửa còn lại đã trở thành ký ức”. Hai câu cuối cùng: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi . Chủ thể bài thơ và cái kiêu hùng của mùa Thu đã toát lên chính là ở hai câu thơ này. Đó là cốt cách của một người lính không chỉ là trong một buổi chiều mùa Thu mà là một buổi chiều hòa bình. Có thể nó có vẻ ngang tàng “sấm cũng bớt bất ngờ” nhưng lại mang một vẻ đẹp dịu dàng, sâu lắng của mùa thu hòa bình. Ở đây hàng cây đứng tuổi chính là chủ thể trữ tình trong bài thơ đã trải qua bao nhiêu gian nan vất vả, giờ đã vươn lên và không gì làm chúng run rẩy.

Nhiều người bỏ qua “chìa khóa” của bài thơ

Có một chi tiết mà các cô giáo và thầy giáo khi giảng về bài thơ Sang thu làm người sáng tác ra nó không hài lòng. Nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự: “Cuối bài thơ tôi đề là “Thu 1977”. Đây là chìa khóa của bài thơ mà rất nhiều người giảng về bài thơ này không hiểu hoặc không chú ý. Nếu chú ý thì sẽ hiểu thêm được rằng đây là một trong những mùa Thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh. Nếu như họ là lính trong thời chiến họ mới hiểu được rằng đôi lúc chúng tôi đã rất mong trên đầu không có tiếng máy bay dù chỉ để được đi tắm giặt, đi hái rau hoặc tranh thủ đọc vài trang sách, mà cũng không có. Suốt ngày người lính trong thời chiến phải đối diện với tiếng súng nổ, tiếng bom rơi và tiếng động cơ phản lực... Chính vì vậy mà có lúc nào đó không phải nghe những âm thanh ấy thì quả là quý giá vô cùng”.

Ông bày tỏ quan điểm: “Giảng văn thơ không nên chỉ phân tích trên văn bản, câu chữ mà hãy tìm hiểu sâu hơn cái tác giả muốn gửi gắm. Nó có thể nằm ngay trên tựa đề bài thơ, câu đề từ, lời ghi chú, ngày tháng hay một lời đề tặng.

Yên Khương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét