Trích từ Vietnam Illustré
Triển lãm: Di sản
chữ Nôm tại Hà Nội
năm 2004.
Độc giả tìm hiểu các
tác phẩm chữ Nôm
được dịch ra chữ
quốc ngữ.
Theo các nhà nghiên cứu, chữ Nôm hình thành và phát triển từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX trên cơ sở chữ Hán của người Trung Quốc. Trong suốt quãng thời gian này, chữ Nôm là công cụ duy nhất hoàn toàn Việt Nam ghi lại lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Người Việt sáng tạo ra chữ Nôm để ghi âm tiếng Việt, tiếng Tày, tiếng Dao tạo thành các văn tự Nôm Việt, Nôm Tày, Nôm Dao. Cứ liệu sớm nhất về chữ Nôm là bài văn khắc trên quả chuông Vân Bản năm 1076, thời nhà Lý, thế kỷ XI. Ban đầu, chữ Nôm thường dùng để ghi tên người, tên đất, nhưng càng về sau, chữ Nôm càng trở nên phổ biến và tìm thấy ý nghĩa trong đời sống văn hóa của đất nước. Dưới thời nhà Hồ thế kỷ XIV, nhà Tây Sơn thế kỷ XVIII, chữ Nôm đã từng có xu hướng sử dụng trong các văn bản hành chính. Chỉ tính riêng ở lĩnh vực văn học Việt Nam, chữ Nôm đã có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên một nền văn học rực rỡ xuyên suốt nhiều thế kỷ.
Từ chữ Nôm, nền văn học Việt Nam sinh ra ba thể loại độc đáo của riêng Việt Nam là Truyện thơ Nôm Lục Bát, Ngâm Khúc (song thất lục bát) và Hát Nói (trong ca trù). Tác phẩm thuần Nôm sớm nhất còn lưu giữ được là “Thiền Tông Bản Hạnh” thời Trần thế kỷ XIII-XIV. Các tác phẩm chữ Nôm như “Quốc Âm thi tập” của Nguyễn Trãi – danh nhân văn hóa thế giới (1380-1442), “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn (thế kỷ XVIII) bản dịch của Đoàn Thị Điểm, “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (1766-1820) – danh nhân văn hóa thế giới... đã vươn tới đỉnh cao trong nền văn học Việt Nam. Các tên tuổi như Hồ Xuân Hương (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX), Bà Huyện Thanh Quan (thế kỷ XIX)... cùng các tác phẩm truyện Nôm Tày, các khúc hát giao duyên của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đã tô điểm thêm cho vườn hoa văn học Việt Nam thêm nhiều sắc mới...
Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt hiện đang lưu giữ hàng trăm ngàn đơn vị tư liệu chữ Nôm ở nhiều mảng lĩnh vực: văn học, tư tưởng, triết học, ngôn ngữ, luật pháp, đạo đức... Những tư liệu chữ Nôm này rất có giá trị trong việc nghiên cứu đời sống của người Việt thời xa xưa. Tuy nhiên, chữ Nôm ngày nay chưa được đánh giá đúng với giá trị của nó, rất ít người học, người sử dụng. Giáo sư Ngô Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm Hoa Kỳ cho biết: “Hiện trên thế giới chỉ
còn khoảng 100 người đọc và viết thành thạo chữ Nôm trong lúc trên 90% thư tịch Nôm chưa từng được dịch sang chữ quốc ngữ. Một bộ phận không nhỏ tư liệu chữ Nôm còn lưu lạc trong dân gian dưới nhiều dạng sách vở, hoành phi, câu đối, bia, chuông...”. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải truyền dạy chữ Nôm cho thế hệ trẻ cũng như dịch các tác phẩm chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ. Điều đó sẽ không chỉ giúp cho người Việt mở mang tri thức mà còn góp phần đáng kể trong việc đưa văn hóa Việt Nam đến với kho tàng văn hóa, văn minh thế giới.
Bài và ảnh: Tuấn Long – Thành Đạt
Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011
Chữ Nôm – Tinh Hoa Văn Tự Việt
Trích từ Vietnam Illustré
Triển lãm: Di sản
chữ Nôm tại Hà Nội
năm 2004.
Độc giả tìm hiểu các
tác phẩm chữ Nôm
được dịch ra chữ
quốc ngữ.
Theo các nhà nghiên cứu, chữ Nôm hình thành và phát triển từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX trên cơ sở chữ Hán của người Trung Quốc. Trong suốt quãng thời gian này, chữ Nôm là công cụ duy nhất hoàn toàn Việt Nam ghi lại lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Người Việt sáng tạo ra chữ Nôm để ghi âm tiếng Việt, tiếng Tày, tiếng Dao tạo thành các văn tự Nôm Việt, Nôm Tày, Nôm Dao. Cứ liệu sớm nhất về chữ Nôm là bài văn khắc trên quả chuông Vân Bản năm 1076, thời nhà Lý, thế kỷ XI. Ban đầu, chữ Nôm thường dùng để ghi tên người, tên đất, nhưng càng về sau, chữ Nôm càng trở nên phổ biến và tìm thấy ý nghĩa trong đời sống văn hóa của đất nước. Dưới thời nhà Hồ thế kỷ XIV, nhà Tây Sơn thế kỷ XVIII, chữ Nôm đã từng có xu hướng sử dụng trong các văn bản hành chính. Chỉ tính riêng ở lĩnh vực văn học Việt Nam, chữ Nôm đã có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên một nền văn học rực rỡ xuyên suốt nhiều thế kỷ.
Từ chữ Nôm, nền văn học Việt Nam sinh ra ba thể loại độc đáo của riêng Việt Nam là Truyện thơ Nôm Lục Bát, Ngâm Khúc (song thất lục bát) và Hát Nói (trong ca trù). Tác phẩm thuần Nôm sớm nhất còn lưu giữ được là “Thiền Tông Bản Hạnh” thời Trần thế kỷ XIII-XIV. Các tác phẩm chữ Nôm như “Quốc Âm thi tập” của Nguyễn Trãi – danh nhân văn hóa thế giới (1380-1442), “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn (thế kỷ XVIII) bản dịch của Đoàn Thị Điểm, “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (1766-1820) – danh nhân văn hóa thế giới... đã vươn tới đỉnh cao trong nền văn học Việt Nam. Các tên tuổi như Hồ Xuân Hương (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX), Bà Huyện Thanh Quan (thế kỷ XIX)... cùng các tác phẩm truyện Nôm Tày, các khúc hát giao duyên của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đã tô điểm thêm cho vườn hoa văn học Việt Nam thêm nhiều sắc mới...
Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt hiện đang lưu giữ hàng trăm ngàn đơn vị tư liệu chữ Nôm ở nhiều mảng lĩnh vực: văn học, tư tưởng, triết học, ngôn ngữ, luật pháp, đạo đức... Những tư liệu chữ Nôm này rất có giá trị trong việc nghiên cứu đời sống của người Việt thời xa xưa. Tuy nhiên, chữ Nôm ngày nay chưa được đánh giá đúng với giá trị của nó, rất ít người học, người sử dụng. Giáo sư Ngô Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm Hoa Kỳ cho biết: “Hiện trên thế giới chỉ
còn khoảng 100 người đọc và viết thành thạo chữ Nôm trong lúc trên 90% thư tịch Nôm chưa từng được dịch sang chữ quốc ngữ. Một bộ phận không nhỏ tư liệu chữ Nôm còn lưu lạc trong dân gian dưới nhiều dạng sách vở, hoành phi, câu đối, bia, chuông...”. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải truyền dạy chữ Nôm cho thế hệ trẻ cũng như dịch các tác phẩm chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ. Điều đó sẽ không chỉ giúp cho người Việt mở mang tri thức mà còn góp phần đáng kể trong việc đưa văn hóa Việt Nam đến với kho tàng văn hóa, văn minh thế giới.
Bài và ảnh: Tuấn Long – Thành Đạt
Triển lãm: Di sản
chữ Nôm tại Hà Nội
năm 2004.
Độc giả tìm hiểu các
tác phẩm chữ Nôm
được dịch ra chữ
quốc ngữ.
Theo các nhà nghiên cứu, chữ Nôm hình thành và phát triển từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX trên cơ sở chữ Hán của người Trung Quốc. Trong suốt quãng thời gian này, chữ Nôm là công cụ duy nhất hoàn toàn Việt Nam ghi lại lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Người Việt sáng tạo ra chữ Nôm để ghi âm tiếng Việt, tiếng Tày, tiếng Dao tạo thành các văn tự Nôm Việt, Nôm Tày, Nôm Dao. Cứ liệu sớm nhất về chữ Nôm là bài văn khắc trên quả chuông Vân Bản năm 1076, thời nhà Lý, thế kỷ XI. Ban đầu, chữ Nôm thường dùng để ghi tên người, tên đất, nhưng càng về sau, chữ Nôm càng trở nên phổ biến và tìm thấy ý nghĩa trong đời sống văn hóa của đất nước. Dưới thời nhà Hồ thế kỷ XIV, nhà Tây Sơn thế kỷ XVIII, chữ Nôm đã từng có xu hướng sử dụng trong các văn bản hành chính. Chỉ tính riêng ở lĩnh vực văn học Việt Nam, chữ Nôm đã có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên một nền văn học rực rỡ xuyên suốt nhiều thế kỷ.
Từ chữ Nôm, nền văn học Việt Nam sinh ra ba thể loại độc đáo của riêng Việt Nam là Truyện thơ Nôm Lục Bát, Ngâm Khúc (song thất lục bát) và Hát Nói (trong ca trù). Tác phẩm thuần Nôm sớm nhất còn lưu giữ được là “Thiền Tông Bản Hạnh” thời Trần thế kỷ XIII-XIV. Các tác phẩm chữ Nôm như “Quốc Âm thi tập” của Nguyễn Trãi – danh nhân văn hóa thế giới (1380-1442), “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn (thế kỷ XVIII) bản dịch của Đoàn Thị Điểm, “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (1766-1820) – danh nhân văn hóa thế giới... đã vươn tới đỉnh cao trong nền văn học Việt Nam. Các tên tuổi như Hồ Xuân Hương (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX), Bà Huyện Thanh Quan (thế kỷ XIX)... cùng các tác phẩm truyện Nôm Tày, các khúc hát giao duyên của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đã tô điểm thêm cho vườn hoa văn học Việt Nam thêm nhiều sắc mới...
Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt hiện đang lưu giữ hàng trăm ngàn đơn vị tư liệu chữ Nôm ở nhiều mảng lĩnh vực: văn học, tư tưởng, triết học, ngôn ngữ, luật pháp, đạo đức... Những tư liệu chữ Nôm này rất có giá trị trong việc nghiên cứu đời sống của người Việt thời xa xưa. Tuy nhiên, chữ Nôm ngày nay chưa được đánh giá đúng với giá trị của nó, rất ít người học, người sử dụng. Giáo sư Ngô Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm Hoa Kỳ cho biết: “Hiện trên thế giới chỉ
còn khoảng 100 người đọc và viết thành thạo chữ Nôm trong lúc trên 90% thư tịch Nôm chưa từng được dịch sang chữ quốc ngữ. Một bộ phận không nhỏ tư liệu chữ Nôm còn lưu lạc trong dân gian dưới nhiều dạng sách vở, hoành phi, câu đối, bia, chuông...”. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải truyền dạy chữ Nôm cho thế hệ trẻ cũng như dịch các tác phẩm chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ. Điều đó sẽ không chỉ giúp cho người Việt mở mang tri thức mà còn góp phần đáng kể trong việc đưa văn hóa Việt Nam đến với kho tàng văn hóa, văn minh thế giới.
Bài và ảnh: Tuấn Long – Thành Đạt
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét