À ơi..! Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ... À ơi!
Trong cuộc đời mỗi người trong chúng ta, thủa ấu thơ, dường như không ai là không biết đến tiếng hát ru. Mẹ ru con, bà ru cháu, chị ru em.., những tiếng ru ngọt ngào, dịu êm, đã trở thành tiềm thức, như một ký ức văn hóa thủa nào.
Thật không quá khi nhận định rằng, hình như không một dân tộc nào trên thế giới lại không có thể loại âm nhạc này. Trên cách nhìn phân loại học, các nhà nghiên cứu đã phân chia môi trường diễn xướng của các loại hình âm nhạc dân gian thành 3 chu kỳ: chu kỳ đời người, chu kỳ cây trồng và chu kỳ cộng đồng. Trong chu kỳ đời người, sẽ thấy rõ từng giai đoạn luân chuyển: lúc mới sinh ra, tuổi đồng ấu, khi trưởng thành, xây dựng gia đình và lúc từ giã cõi đời. Gắn bó với từng giai đoạn đó, đại thể sẽ thấy có hát Ru con, hát Đồng dao, hát Trai gái, hát Đám cưới, hát Dựng nhà mới... và âm nhạc tang lễ. Sự gắn bó hữu cơ đó được gọi là tính thực hành xã hội của các thể loại. Có nghĩa đó không phải là thứ âm nhạc giải trí đơn thuần mang tính sân khấu, chúng sinh ra với một mục đích rõ ràng, phục vụ hay hỗ trợ cho một hành động, một sinh hoạt cụ thể, gắn bó với hành động, sinh hoạt đó như một thành tố hữu cơ. Sẽ thấy, người ta không làm ngược lại bao giờ. Như vậy, hát Ru con nằm ở giai đoạn đầu tiên của chu kỳ đời người. Như vậy, đây là thứ âm nhạc dành riêng cho trẻ thơ, một tín hiệu nghệ thuật đầu đời của một kiếp người.
Trong các cộng đồng tộc người Việt Nam, có lẽ người Kinh là tộc người có nhiều làn điệu hát Ru con hơn cả. Trải dọc theo chiều dài đất nước, ứng với 3 miền Bắc- Trung- Nam, ít nhất đã thống kê được 3 làn điệu Hát ru con mang đậm dấu ấn âm nhạc đặc trưng của 3 vùng miền. Người ta gọi là Hát ru con Bắc Bộ, Hát ru con Trung Bộ và Hát ru con Nam Bộ. Chỉ nghe qua giai điệu, ta đã thấy được những phong cách nghệ thuật khác nhau như thế nào, thật phù hợp với hệ thanh điệu (dấu giọng) người Kinh ở 3 miền. Chẳng hạn, cùng một lời thơ, sẽ hình thành 3 tuyến giai điệu như sau(1):
Hát Ru con Bắc Bộ
Hát Ru con Trung Bộ
Hát Ru con Nam Bộ
Về mặt cấu trúc, nhìn chung, đã là hát Ru con thì làn điệu bao giờ cũng gồm 3 phần: Mở- Tiếp diễn- Đóng. Trong đó, phần Tiếp diễn chính là phần lời ca của làn điệu. Lời ca hát ru con thông thường đều dùng thơ lục bát, hay đôi khi lục bát biến thể- một thể thơ dân dã, dễ làm, dễ thuộc. Ở đây, một cặp lục bát được xem là đơn vị tối thiểu của phần Tiếp diễn. Phần Mở và Đóng là những câu đưa hơi mang tính đặc trưng nhất. Bắc Bộ và Trung Bộ thì đưa hơi là “à ơi”. Riêng hát Ru con Nam Bộ thì đưa hơi bằng tiếng “ầu ơ”. Chính vì vậy, ở nơi đây, người ta thường gọi làn điệu này bằng cái tên- Hát Ầu ơ.
Tiếng đưa hơi của Ru con Nam Bộ
Tiếng đưa hơi của Ru con Trung Bộ
Riêng tiếng đưa hơi của Ru con Bắc Bộ có nhiều kiểu dạng. Dạng đơn giản:
Dạng phức tạp
Tiếng đưa hơi mở đầu cho làn điệu, và khi muốn chia tách phần lời ca (hoặc giả do chưa kịp nghĩ ra lời ca tiếp theo), người ta cũng hát đưa hơi tiếp ngay sau câu bát. Khi đó, nó có giá trị như một đoạn chen, phân ngắt liên tục dạng Mở- Tiếp diễn- Mở- Tiếp diễn- Mở- Tiếp diễn... Khi kết thúc làn điệu, nét đưa hơi đó được xem là phần Đóng. Riêng với hát Ru con Trung Bộ, nét đưa hơi còn luôn chen vào ngay sau từ thứ 6 câu bát, rồi sau đó, người ta mới hát cả câu bát hoàn chỉnh, làm thành một cấu trúc dị biệt kiểu “khúc ruột miền Trung”. Ví dụ:
Ạ ơi...i
Chiều chiều ra đứng bờ ao
Trông về quê mẹ ruột đau... Ạ ơi...i
Trông về quê mẹ ruột đau mấy phần
Ạ ơi...i
Như thế, hát Ru con có cấu trúc co giãn tự do. Làn điệu kéo dài bao lâu, hoàn toàn tùy thuộc vào dung lượng, vốn liếng lời ca của người hát, đồng thời phụ thuộc vào “kết quả” của mục đích thực hành- tức đứa trẻ đã... ngủ hay chưa!
Về mặt nhịp điệu, đương nhiên, tiếng hát Ru con thuộc dạng nhịp đôi, êm ả, đều đặn, dàn trải, phù hợp với nhịp đưa nôi, phù hợp với tâm sinh lý- tạo cảm giác buồn ngủ. Có thể xem đó là điều tất yếu nội tại trong làn điệu bởi sự chi phối của tính thực hành xã hội. Những kiểu dạng nhịp điệu nghịch phách, đảo phách, giật cục lắt léo tất nhiên sẽ là phản cảm trong bối cảnh này.
Cũng tương tự như vậy, giai điệu hát ru có tầm cữ âm vực khá hẹp, đủ để truyền tải lời ca, tạo một cảm giác ổn định trong không gian co gọn. Đó cũng là một đặc điểm phù hợp sinh lý. Bởi để ru ngủ, người ta không thể dùng những chuỗi giai điệu rộng mở, lên bổng xuống trầm hào sảng. Mặt khác, lẽ tự nhiên của giọng người, khi càng lên cao thì người ta thường phải cố hát to- gây cảm giác mạnh. Điều đó sẽ là bất hợp lý với mục đích ru trẻ ngủ. Ngoài ra, cũng cần phải thấy rằng, một tầm cữ âm vực hẹp như vậy cũng là sự tương thích với tính bình dân của một làn điệu hát Ru con, khiến cho ai ai cũng có thể hát được dễ dàng. Trong sự “bó hẹp bắt buộc” đó, hát Ru con vẫn bao chứa đủ những yếu tố thẩm mỹ nghệ thuật đích thực với những kiểu rung giọng, nhấn nhá, luyến láy thật mềm mại, tạo nên sức hấp dẫn, quyến rũ riêng của làn điệu. Và, một người hát ru hay không chỉ làm cho trẻ ngủ dễ dàng, mà còn có thể... “mê hoặc” cả những người xung quanh! Đấy là điều không thể phủ nhận được ở thể loại âm nhạc này.
Về lời ca, như đã biết, người hát Ru con có thể sử dụng bất cứ câu thơ, chùm thơ hay cả một bài thơ lục bát có sẵn làm lời ca. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể tức hứng sinh tình, ứng tác để giãi bày nỗi niềm tâm sự. Điều đó có nghĩa nội dung lời ca của các làn điệu hát Ru con thật rộng mở. Ở đây, có thể tìm thấy rất nhiều chủ đề, từ cảnh quan thiên nhiên, quê hương, đất nước, cánh cò, bến sông, cây đa, bến chợ, sân đình... cho đến mọi tâm tư tình cảm của con người. Trong đó, sẽ thấy những chiều cạnh khác nhau như sau:
+Tâm sự của người hát với đứa trẻ (đối tượng ru ngủ)
+Tâm sự của người hát với những người xung quanh
+Tâm sự của người hát với chính mình, than thân, trách phận...
Như vậy, bên cạnh mục đích thực hành xã hội ru ngủ, làn điệu hát Ru con còn là cơ hội để mỗi cá nhân có thể bộc lộ những khả năng nghệ thuật âm nhạc và thơ ca nhất định. Đồng thời, người ta có thể mượn hát Ru con làm nơi bộc bạch nhiều tâm tư tình cảm chan chứa nhất, thỏa mãn những cái mà không thể nói thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Nói thế để thấy được những vai trò, chức năng kép rất thú vị của một thể loại âm nhạc dân gian. Ở góc độ khác, thông qua hát Ru con, những người “ngoài cuộc” cũng có cơ hội để thấu hiểu người thân trong gia đình. Điều đó hẳn có tác dụng không nhỏ với những mối quan hệ vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng... Những sự bộc bạch tế nhị đó là một nét rất đặc trưng trong môi trường văn hóa ứng xử truyền thống Việt Nam.
Nằm ở giai đoạn đầu đời của một kiếp người, hát Ru con tự thân nó nghiễm nhiên mang chức năng tiên phong trong vai trò giáo dục nghệ thuật âm nhạc dân tộc. Khi nghe mẹ ru, đứa trẻ có thể không hiểu ý tứ và nội dung của lời ru vì chúng còn rất bé, song những âm điệu đậm đà mầu sắc dân tộc ấy cứ thấm dần, thấm dần qua giấc ngủ, ngày này qua ngày khác.., thẩm thấu và khắc sâu mãi vào trong tâm hồn trẻ thơ, hình thành một tính chất riêng của một cộng đồng, của một dân tộc trong một con người. Không phải ngẫu nhiên mà những người lớn tuổi ở xa quê hương đất nước mỗi lần hướng về tổ quốc là một lần nhớ về mái nhà, mảnh vườn, con sông, lũy tre làng thân thuộc… Và, trên nền cảnh ấy, tiếng ru của bà, của mẹ còn văng vẳng đâu đây, tha thiết yêu thương, dịu hiền, ngân nga, bảng lảng trong những trưa Hè vắng vẻ...
À ơi..! Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con... À ơi…!
Như một phác họa mang đậm dấu ấn bản ngã văn hóa dân tộc, nó tái tạo lại những kỷ niệm, những ký ức của cả một thời xa vắng. Nó chính là tiềm thức của một tâm hồn dân tộc, gợi nên tình yêu thương đất nước trong lòng người viễn xứ, giúp cho con người xác định và giữ gìn nguồn cội của mình, tránh được tình trạng tha hóa về ý thức dân tộc, xa rời cộng đồng.
Cách đây không lâu, tôi có hướng dẫn cho một bạn sinh viên người Trung Quốc tìm hiểu về hát Ru con Việt Nam. Cô ấy rất đỗi ngạc nhiên vì thấy ở Việt Nam có điệu hát này. Bởi ở quê nhà, cô không hề biết đến khái niệm - một làn điệu chuyên dùng để ru trẻ ngủ. Điều đó có nghĩa, so với quê nhà cô ta (ít nhất là như vậy), Việt Nam chúng ta vẫn còn giữ được phần nào những di sản của cha ông để lại. Đáng tự hào lắm chứ!
Bùi Trọng Hiền
____________________________________
(1) Chúng tôi sử dụng hệ thống ký tự do, re. mi... với tính ước lệ. Còn trên thực tế, nhạc cổ truyền Việt Nam có hệ thống thang âm khác hẳn với hệ thang âm Bình quân châu Âu.
Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011
Hát ru
À ơi..! Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ... À ơi!
Trong cuộc đời mỗi người trong chúng ta, thủa ấu thơ, dường như không ai là không biết đến tiếng hát ru. Mẹ ru con, bà ru cháu, chị ru em.., những tiếng ru ngọt ngào, dịu êm, đã trở thành tiềm thức, như một ký ức văn hóa thủa nào.
Thật không quá khi nhận định rằng, hình như không một dân tộc nào trên thế giới lại không có thể loại âm nhạc này. Trên cách nhìn phân loại học, các nhà nghiên cứu đã phân chia môi trường diễn xướng của các loại hình âm nhạc dân gian thành 3 chu kỳ: chu kỳ đời người, chu kỳ cây trồng và chu kỳ cộng đồng. Trong chu kỳ đời người, sẽ thấy rõ từng giai đoạn luân chuyển: lúc mới sinh ra, tuổi đồng ấu, khi trưởng thành, xây dựng gia đình và lúc từ giã cõi đời. Gắn bó với từng giai đoạn đó, đại thể sẽ thấy có hát Ru con, hát Đồng dao, hát Trai gái, hát Đám cưới, hát Dựng nhà mới... và âm nhạc tang lễ. Sự gắn bó hữu cơ đó được gọi là tính thực hành xã hội của các thể loại. Có nghĩa đó không phải là thứ âm nhạc giải trí đơn thuần mang tính sân khấu, chúng sinh ra với một mục đích rõ ràng, phục vụ hay hỗ trợ cho một hành động, một sinh hoạt cụ thể, gắn bó với hành động, sinh hoạt đó như một thành tố hữu cơ. Sẽ thấy, người ta không làm ngược lại bao giờ. Như vậy, hát Ru con nằm ở giai đoạn đầu tiên của chu kỳ đời người. Như vậy, đây là thứ âm nhạc dành riêng cho trẻ thơ, một tín hiệu nghệ thuật đầu đời của một kiếp người.
Trong các cộng đồng tộc người Việt Nam, có lẽ người Kinh là tộc người có nhiều làn điệu hát Ru con hơn cả. Trải dọc theo chiều dài đất nước, ứng với 3 miền Bắc- Trung- Nam, ít nhất đã thống kê được 3 làn điệu Hát ru con mang đậm dấu ấn âm nhạc đặc trưng của 3 vùng miền. Người ta gọi là Hát ru con Bắc Bộ, Hát ru con Trung Bộ và Hát ru con Nam Bộ. Chỉ nghe qua giai điệu, ta đã thấy được những phong cách nghệ thuật khác nhau như thế nào, thật phù hợp với hệ thanh điệu (dấu giọng) người Kinh ở 3 miền. Chẳng hạn, cùng một lời thơ, sẽ hình thành 3 tuyến giai điệu như sau(1):
Hát Ru con Bắc Bộ
Hát Ru con Trung Bộ
Hát Ru con Nam Bộ
Về mặt cấu trúc, nhìn chung, đã là hát Ru con thì làn điệu bao giờ cũng gồm 3 phần: Mở- Tiếp diễn- Đóng. Trong đó, phần Tiếp diễn chính là phần lời ca của làn điệu. Lời ca hát ru con thông thường đều dùng thơ lục bát, hay đôi khi lục bát biến thể- một thể thơ dân dã, dễ làm, dễ thuộc. Ở đây, một cặp lục bát được xem là đơn vị tối thiểu của phần Tiếp diễn. Phần Mở và Đóng là những câu đưa hơi mang tính đặc trưng nhất. Bắc Bộ và Trung Bộ thì đưa hơi là “à ơi”. Riêng hát Ru con Nam Bộ thì đưa hơi bằng tiếng “ầu ơ”. Chính vì vậy, ở nơi đây, người ta thường gọi làn điệu này bằng cái tên- Hát Ầu ơ.
Tiếng đưa hơi của Ru con Nam Bộ
Tiếng đưa hơi của Ru con Trung Bộ
Riêng tiếng đưa hơi của Ru con Bắc Bộ có nhiều kiểu dạng. Dạng đơn giản:
Dạng phức tạp
Tiếng đưa hơi mở đầu cho làn điệu, và khi muốn chia tách phần lời ca (hoặc giả do chưa kịp nghĩ ra lời ca tiếp theo), người ta cũng hát đưa hơi tiếp ngay sau câu bát. Khi đó, nó có giá trị như một đoạn chen, phân ngắt liên tục dạng Mở- Tiếp diễn- Mở- Tiếp diễn- Mở- Tiếp diễn... Khi kết thúc làn điệu, nét đưa hơi đó được xem là phần Đóng. Riêng với hát Ru con Trung Bộ, nét đưa hơi còn luôn chen vào ngay sau từ thứ 6 câu bát, rồi sau đó, người ta mới hát cả câu bát hoàn chỉnh, làm thành một cấu trúc dị biệt kiểu “khúc ruột miền Trung”. Ví dụ:
Ạ ơi...i
Chiều chiều ra đứng bờ ao
Trông về quê mẹ ruột đau... Ạ ơi...i
Trông về quê mẹ ruột đau mấy phần
Ạ ơi...i
Như thế, hát Ru con có cấu trúc co giãn tự do. Làn điệu kéo dài bao lâu, hoàn toàn tùy thuộc vào dung lượng, vốn liếng lời ca của người hát, đồng thời phụ thuộc vào “kết quả” của mục đích thực hành- tức đứa trẻ đã... ngủ hay chưa!
Về mặt nhịp điệu, đương nhiên, tiếng hát Ru con thuộc dạng nhịp đôi, êm ả, đều đặn, dàn trải, phù hợp với nhịp đưa nôi, phù hợp với tâm sinh lý- tạo cảm giác buồn ngủ. Có thể xem đó là điều tất yếu nội tại trong làn điệu bởi sự chi phối của tính thực hành xã hội. Những kiểu dạng nhịp điệu nghịch phách, đảo phách, giật cục lắt léo tất nhiên sẽ là phản cảm trong bối cảnh này.
Cũng tương tự như vậy, giai điệu hát ru có tầm cữ âm vực khá hẹp, đủ để truyền tải lời ca, tạo một cảm giác ổn định trong không gian co gọn. Đó cũng là một đặc điểm phù hợp sinh lý. Bởi để ru ngủ, người ta không thể dùng những chuỗi giai điệu rộng mở, lên bổng xuống trầm hào sảng. Mặt khác, lẽ tự nhiên của giọng người, khi càng lên cao thì người ta thường phải cố hát to- gây cảm giác mạnh. Điều đó sẽ là bất hợp lý với mục đích ru trẻ ngủ. Ngoài ra, cũng cần phải thấy rằng, một tầm cữ âm vực hẹp như vậy cũng là sự tương thích với tính bình dân của một làn điệu hát Ru con, khiến cho ai ai cũng có thể hát được dễ dàng. Trong sự “bó hẹp bắt buộc” đó, hát Ru con vẫn bao chứa đủ những yếu tố thẩm mỹ nghệ thuật đích thực với những kiểu rung giọng, nhấn nhá, luyến láy thật mềm mại, tạo nên sức hấp dẫn, quyến rũ riêng của làn điệu. Và, một người hát ru hay không chỉ làm cho trẻ ngủ dễ dàng, mà còn có thể... “mê hoặc” cả những người xung quanh! Đấy là điều không thể phủ nhận được ở thể loại âm nhạc này.
Về lời ca, như đã biết, người hát Ru con có thể sử dụng bất cứ câu thơ, chùm thơ hay cả một bài thơ lục bát có sẵn làm lời ca. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể tức hứng sinh tình, ứng tác để giãi bày nỗi niềm tâm sự. Điều đó có nghĩa nội dung lời ca của các làn điệu hát Ru con thật rộng mở. Ở đây, có thể tìm thấy rất nhiều chủ đề, từ cảnh quan thiên nhiên, quê hương, đất nước, cánh cò, bến sông, cây đa, bến chợ, sân đình... cho đến mọi tâm tư tình cảm của con người. Trong đó, sẽ thấy những chiều cạnh khác nhau như sau:
+Tâm sự của người hát với đứa trẻ (đối tượng ru ngủ)
+Tâm sự của người hát với những người xung quanh
+Tâm sự của người hát với chính mình, than thân, trách phận...
Như vậy, bên cạnh mục đích thực hành xã hội ru ngủ, làn điệu hát Ru con còn là cơ hội để mỗi cá nhân có thể bộc lộ những khả năng nghệ thuật âm nhạc và thơ ca nhất định. Đồng thời, người ta có thể mượn hát Ru con làm nơi bộc bạch nhiều tâm tư tình cảm chan chứa nhất, thỏa mãn những cái mà không thể nói thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Nói thế để thấy được những vai trò, chức năng kép rất thú vị của một thể loại âm nhạc dân gian. Ở góc độ khác, thông qua hát Ru con, những người “ngoài cuộc” cũng có cơ hội để thấu hiểu người thân trong gia đình. Điều đó hẳn có tác dụng không nhỏ với những mối quan hệ vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng... Những sự bộc bạch tế nhị đó là một nét rất đặc trưng trong môi trường văn hóa ứng xử truyền thống Việt Nam.
Nằm ở giai đoạn đầu đời của một kiếp người, hát Ru con tự thân nó nghiễm nhiên mang chức năng tiên phong trong vai trò giáo dục nghệ thuật âm nhạc dân tộc. Khi nghe mẹ ru, đứa trẻ có thể không hiểu ý tứ và nội dung của lời ru vì chúng còn rất bé, song những âm điệu đậm đà mầu sắc dân tộc ấy cứ thấm dần, thấm dần qua giấc ngủ, ngày này qua ngày khác.., thẩm thấu và khắc sâu mãi vào trong tâm hồn trẻ thơ, hình thành một tính chất riêng của một cộng đồng, của một dân tộc trong một con người. Không phải ngẫu nhiên mà những người lớn tuổi ở xa quê hương đất nước mỗi lần hướng về tổ quốc là một lần nhớ về mái nhà, mảnh vườn, con sông, lũy tre làng thân thuộc… Và, trên nền cảnh ấy, tiếng ru của bà, của mẹ còn văng vẳng đâu đây, tha thiết yêu thương, dịu hiền, ngân nga, bảng lảng trong những trưa Hè vắng vẻ...
À ơi..! Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con... À ơi…!
Như một phác họa mang đậm dấu ấn bản ngã văn hóa dân tộc, nó tái tạo lại những kỷ niệm, những ký ức của cả một thời xa vắng. Nó chính là tiềm thức của một tâm hồn dân tộc, gợi nên tình yêu thương đất nước trong lòng người viễn xứ, giúp cho con người xác định và giữ gìn nguồn cội của mình, tránh được tình trạng tha hóa về ý thức dân tộc, xa rời cộng đồng.
Cách đây không lâu, tôi có hướng dẫn cho một bạn sinh viên người Trung Quốc tìm hiểu về hát Ru con Việt Nam. Cô ấy rất đỗi ngạc nhiên vì thấy ở Việt Nam có điệu hát này. Bởi ở quê nhà, cô không hề biết đến khái niệm - một làn điệu chuyên dùng để ru trẻ ngủ. Điều đó có nghĩa, so với quê nhà cô ta (ít nhất là như vậy), Việt Nam chúng ta vẫn còn giữ được phần nào những di sản của cha ông để lại. Đáng tự hào lắm chứ!
Bùi Trọng Hiền
____________________________________
(1) Chúng tôi sử dụng hệ thống ký tự do, re. mi... với tính ước lệ. Còn trên thực tế, nhạc cổ truyền Việt Nam có hệ thống thang âm khác hẳn với hệ thang âm Bình quân châu Âu.
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ... À ơi!
Trong cuộc đời mỗi người trong chúng ta, thủa ấu thơ, dường như không ai là không biết đến tiếng hát ru. Mẹ ru con, bà ru cháu, chị ru em.., những tiếng ru ngọt ngào, dịu êm, đã trở thành tiềm thức, như một ký ức văn hóa thủa nào.
Thật không quá khi nhận định rằng, hình như không một dân tộc nào trên thế giới lại không có thể loại âm nhạc này. Trên cách nhìn phân loại học, các nhà nghiên cứu đã phân chia môi trường diễn xướng của các loại hình âm nhạc dân gian thành 3 chu kỳ: chu kỳ đời người, chu kỳ cây trồng và chu kỳ cộng đồng. Trong chu kỳ đời người, sẽ thấy rõ từng giai đoạn luân chuyển: lúc mới sinh ra, tuổi đồng ấu, khi trưởng thành, xây dựng gia đình và lúc từ giã cõi đời. Gắn bó với từng giai đoạn đó, đại thể sẽ thấy có hát Ru con, hát Đồng dao, hát Trai gái, hát Đám cưới, hát Dựng nhà mới... và âm nhạc tang lễ. Sự gắn bó hữu cơ đó được gọi là tính thực hành xã hội của các thể loại. Có nghĩa đó không phải là thứ âm nhạc giải trí đơn thuần mang tính sân khấu, chúng sinh ra với một mục đích rõ ràng, phục vụ hay hỗ trợ cho một hành động, một sinh hoạt cụ thể, gắn bó với hành động, sinh hoạt đó như một thành tố hữu cơ. Sẽ thấy, người ta không làm ngược lại bao giờ. Như vậy, hát Ru con nằm ở giai đoạn đầu tiên của chu kỳ đời người. Như vậy, đây là thứ âm nhạc dành riêng cho trẻ thơ, một tín hiệu nghệ thuật đầu đời của một kiếp người.
Trong các cộng đồng tộc người Việt Nam, có lẽ người Kinh là tộc người có nhiều làn điệu hát Ru con hơn cả. Trải dọc theo chiều dài đất nước, ứng với 3 miền Bắc- Trung- Nam, ít nhất đã thống kê được 3 làn điệu Hát ru con mang đậm dấu ấn âm nhạc đặc trưng của 3 vùng miền. Người ta gọi là Hát ru con Bắc Bộ, Hát ru con Trung Bộ và Hát ru con Nam Bộ. Chỉ nghe qua giai điệu, ta đã thấy được những phong cách nghệ thuật khác nhau như thế nào, thật phù hợp với hệ thanh điệu (dấu giọng) người Kinh ở 3 miền. Chẳng hạn, cùng một lời thơ, sẽ hình thành 3 tuyến giai điệu như sau(1):
Hát Ru con Bắc Bộ
Hát Ru con Trung Bộ
Hát Ru con Nam Bộ
Về mặt cấu trúc, nhìn chung, đã là hát Ru con thì làn điệu bao giờ cũng gồm 3 phần: Mở- Tiếp diễn- Đóng. Trong đó, phần Tiếp diễn chính là phần lời ca của làn điệu. Lời ca hát ru con thông thường đều dùng thơ lục bát, hay đôi khi lục bát biến thể- một thể thơ dân dã, dễ làm, dễ thuộc. Ở đây, một cặp lục bát được xem là đơn vị tối thiểu của phần Tiếp diễn. Phần Mở và Đóng là những câu đưa hơi mang tính đặc trưng nhất. Bắc Bộ và Trung Bộ thì đưa hơi là “à ơi”. Riêng hát Ru con Nam Bộ thì đưa hơi bằng tiếng “ầu ơ”. Chính vì vậy, ở nơi đây, người ta thường gọi làn điệu này bằng cái tên- Hát Ầu ơ.
Tiếng đưa hơi của Ru con Nam Bộ
Tiếng đưa hơi của Ru con Trung Bộ
Riêng tiếng đưa hơi của Ru con Bắc Bộ có nhiều kiểu dạng. Dạng đơn giản:
Dạng phức tạp
Tiếng đưa hơi mở đầu cho làn điệu, và khi muốn chia tách phần lời ca (hoặc giả do chưa kịp nghĩ ra lời ca tiếp theo), người ta cũng hát đưa hơi tiếp ngay sau câu bát. Khi đó, nó có giá trị như một đoạn chen, phân ngắt liên tục dạng Mở- Tiếp diễn- Mở- Tiếp diễn- Mở- Tiếp diễn... Khi kết thúc làn điệu, nét đưa hơi đó được xem là phần Đóng. Riêng với hát Ru con Trung Bộ, nét đưa hơi còn luôn chen vào ngay sau từ thứ 6 câu bát, rồi sau đó, người ta mới hát cả câu bát hoàn chỉnh, làm thành một cấu trúc dị biệt kiểu “khúc ruột miền Trung”. Ví dụ:
Ạ ơi...i
Chiều chiều ra đứng bờ ao
Trông về quê mẹ ruột đau... Ạ ơi...i
Trông về quê mẹ ruột đau mấy phần
Ạ ơi...i
Như thế, hát Ru con có cấu trúc co giãn tự do. Làn điệu kéo dài bao lâu, hoàn toàn tùy thuộc vào dung lượng, vốn liếng lời ca của người hát, đồng thời phụ thuộc vào “kết quả” của mục đích thực hành- tức đứa trẻ đã... ngủ hay chưa!
Về mặt nhịp điệu, đương nhiên, tiếng hát Ru con thuộc dạng nhịp đôi, êm ả, đều đặn, dàn trải, phù hợp với nhịp đưa nôi, phù hợp với tâm sinh lý- tạo cảm giác buồn ngủ. Có thể xem đó là điều tất yếu nội tại trong làn điệu bởi sự chi phối của tính thực hành xã hội. Những kiểu dạng nhịp điệu nghịch phách, đảo phách, giật cục lắt léo tất nhiên sẽ là phản cảm trong bối cảnh này.
Cũng tương tự như vậy, giai điệu hát ru có tầm cữ âm vực khá hẹp, đủ để truyền tải lời ca, tạo một cảm giác ổn định trong không gian co gọn. Đó cũng là một đặc điểm phù hợp sinh lý. Bởi để ru ngủ, người ta không thể dùng những chuỗi giai điệu rộng mở, lên bổng xuống trầm hào sảng. Mặt khác, lẽ tự nhiên của giọng người, khi càng lên cao thì người ta thường phải cố hát to- gây cảm giác mạnh. Điều đó sẽ là bất hợp lý với mục đích ru trẻ ngủ. Ngoài ra, cũng cần phải thấy rằng, một tầm cữ âm vực hẹp như vậy cũng là sự tương thích với tính bình dân của một làn điệu hát Ru con, khiến cho ai ai cũng có thể hát được dễ dàng. Trong sự “bó hẹp bắt buộc” đó, hát Ru con vẫn bao chứa đủ những yếu tố thẩm mỹ nghệ thuật đích thực với những kiểu rung giọng, nhấn nhá, luyến láy thật mềm mại, tạo nên sức hấp dẫn, quyến rũ riêng của làn điệu. Và, một người hát ru hay không chỉ làm cho trẻ ngủ dễ dàng, mà còn có thể... “mê hoặc” cả những người xung quanh! Đấy là điều không thể phủ nhận được ở thể loại âm nhạc này.
Về lời ca, như đã biết, người hát Ru con có thể sử dụng bất cứ câu thơ, chùm thơ hay cả một bài thơ lục bát có sẵn làm lời ca. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể tức hứng sinh tình, ứng tác để giãi bày nỗi niềm tâm sự. Điều đó có nghĩa nội dung lời ca của các làn điệu hát Ru con thật rộng mở. Ở đây, có thể tìm thấy rất nhiều chủ đề, từ cảnh quan thiên nhiên, quê hương, đất nước, cánh cò, bến sông, cây đa, bến chợ, sân đình... cho đến mọi tâm tư tình cảm của con người. Trong đó, sẽ thấy những chiều cạnh khác nhau như sau:
+Tâm sự của người hát với đứa trẻ (đối tượng ru ngủ)
+Tâm sự của người hát với những người xung quanh
+Tâm sự của người hát với chính mình, than thân, trách phận...
Như vậy, bên cạnh mục đích thực hành xã hội ru ngủ, làn điệu hát Ru con còn là cơ hội để mỗi cá nhân có thể bộc lộ những khả năng nghệ thuật âm nhạc và thơ ca nhất định. Đồng thời, người ta có thể mượn hát Ru con làm nơi bộc bạch nhiều tâm tư tình cảm chan chứa nhất, thỏa mãn những cái mà không thể nói thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Nói thế để thấy được những vai trò, chức năng kép rất thú vị của một thể loại âm nhạc dân gian. Ở góc độ khác, thông qua hát Ru con, những người “ngoài cuộc” cũng có cơ hội để thấu hiểu người thân trong gia đình. Điều đó hẳn có tác dụng không nhỏ với những mối quan hệ vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng... Những sự bộc bạch tế nhị đó là một nét rất đặc trưng trong môi trường văn hóa ứng xử truyền thống Việt Nam.
Nằm ở giai đoạn đầu đời của một kiếp người, hát Ru con tự thân nó nghiễm nhiên mang chức năng tiên phong trong vai trò giáo dục nghệ thuật âm nhạc dân tộc. Khi nghe mẹ ru, đứa trẻ có thể không hiểu ý tứ và nội dung của lời ru vì chúng còn rất bé, song những âm điệu đậm đà mầu sắc dân tộc ấy cứ thấm dần, thấm dần qua giấc ngủ, ngày này qua ngày khác.., thẩm thấu và khắc sâu mãi vào trong tâm hồn trẻ thơ, hình thành một tính chất riêng của một cộng đồng, của một dân tộc trong một con người. Không phải ngẫu nhiên mà những người lớn tuổi ở xa quê hương đất nước mỗi lần hướng về tổ quốc là một lần nhớ về mái nhà, mảnh vườn, con sông, lũy tre làng thân thuộc… Và, trên nền cảnh ấy, tiếng ru của bà, của mẹ còn văng vẳng đâu đây, tha thiết yêu thương, dịu hiền, ngân nga, bảng lảng trong những trưa Hè vắng vẻ...
À ơi..! Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con... À ơi…!
Như một phác họa mang đậm dấu ấn bản ngã văn hóa dân tộc, nó tái tạo lại những kỷ niệm, những ký ức của cả một thời xa vắng. Nó chính là tiềm thức của một tâm hồn dân tộc, gợi nên tình yêu thương đất nước trong lòng người viễn xứ, giúp cho con người xác định và giữ gìn nguồn cội của mình, tránh được tình trạng tha hóa về ý thức dân tộc, xa rời cộng đồng.
Cách đây không lâu, tôi có hướng dẫn cho một bạn sinh viên người Trung Quốc tìm hiểu về hát Ru con Việt Nam. Cô ấy rất đỗi ngạc nhiên vì thấy ở Việt Nam có điệu hát này. Bởi ở quê nhà, cô không hề biết đến khái niệm - một làn điệu chuyên dùng để ru trẻ ngủ. Điều đó có nghĩa, so với quê nhà cô ta (ít nhất là như vậy), Việt Nam chúng ta vẫn còn giữ được phần nào những di sản của cha ông để lại. Đáng tự hào lắm chứ!
Bùi Trọng Hiền
____________________________________
(1) Chúng tôi sử dụng hệ thống ký tự do, re. mi... với tính ước lệ. Còn trên thực tế, nhạc cổ truyền Việt Nam có hệ thống thang âm khác hẳn với hệ thang âm Bình quân châu Âu.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét