Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Sự Tích Mặt Trời

Sự tích Mặt Trời, Mặt Trăng và hiện tượng Nhật Thực - Nguyệt Thực
Ngày xưa, có ba anh em mồ côi cha mẹ ở chung với nhau. Một hôm ba anh em muốn dâng cơm cho một vị La Hán thường qua xóm khất thực. Hai anh lớn bảo đứa em út chụm lửa nấu cơm. Vì củi ướt không cháy nên gần đến giờ vị La Hán đi ngang mà cơm chưa chín. Hai người anh không biết nên rầy mắng đứa em. Người anh lớn quá giận nên lấy muỗng xúc cơm đánh lên đầu đứa em. Người em tức tối, khóc thầm mà chịu. May nhờ đức tốt của anh em mà nồi cơm kịp chín đúng lúc vị La Hán đó đi ngang qua. Khi đặt bát dâng cơm, người em nghĩ rằng kiếp này nó là em nên mới bị hiếp đáp bèn nguyện kiếp sau đầu thai thành thành một người có sức mạnh vô biên, xin thành "Riahu" tức là thần gió bão, mạnh không ai chặn nổi.
Hai người anh nghe lời đứa em nguyện sợ kiếp sau bị em làm khổ nên mới cầu nguyện cho kiếp sau của mình. Người anh lớn thành Mặt Trời, người anh kế thành Mặt Trăng. Nhờ đức tốt của ba anh em đã "cúng dường" cho vị La Hán nên nên kiếp sau cả ba anh em đều được toại nguyện. Anh lớn thành thần Mặt Trời gọi là Preah A Tik, anh kế thành thần Mặt Trăng gọi là Preah A Chan, còn em út thành thần Gió gọi là Riahu. Hai người anh bị người em rượt chạy theo núi SAKMÊRUK. Hai người anh chạy nhanh quá, em út Riahu rượt không kịp nên tức giận vô cùng bèn xuống ao ANOTATAK tắm rửa. Ao này do chư thiên biến hóa ra, giao quyền cai quản cho thần KOMPHONLAK và dặn rằng dù là chư thiên, chằn tinh hay kẻ nào muốn lấy nước hay tắm ở ao này đều phải có sự đồng ý của vị thần KOMPHONLAK, ai trái lịnh thần có quyền xử tử. Riahu ỷ mình sức mạnh nên không thèm xin phép trước khi tắm và bị thần KOMPHONLAK chém đứt ngang ngực. Nhờ có phước lớn, RIahu không chết nhưng không còn chân để chạy nữa nên bò lên lưng chừng núi SAKMÊRUK nằm hả họng chờ Mặt Trời và Mặt Trăng đi ngang qua thì nuốt. Quả nhiên Mặt Trăng bị nuốt một năm một hay hai lần còn Mặt Trời thì hai hay ba năm bị nuốt một lần.
Và đây cũng là sự tích thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Gió và hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt thực. (internet)

Theo lời kể:
Đồng bào Khmer là những người tin tưởng Phật Giáo. Nhưng trước khi phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á, cụ thể là quốc gia Chiêm Thành, Châu Lạp xưa thì người Khmer theo đại Bà La Môn nên họ có tục thờ thần. Cho nên ngoài Đức Phật ra, người Khmer cũng tin vào các vị thần như Brâhma, thần Vishnou, thần Cava..... Cho nên, phần lớn các câu truyện cổ tích Khmer đều có nguồn gốc từ các câu truyện cổ đạo Bà La Môn.
Người Khmer tin tưởng răng nếu Mặt Trăng bih Riahu nuốt hết thì ngũ cốc hao hụt, còn Riahu nhả ra thì lúa gạo dồi dào. Chính vì thế mà mỗi khi có hiện tượng Nguyệt Thực, đồng bào người Khmer hay đánh trống, hay bắn súng lên trời cho thần Riahu hoảng sợ mà nhả Mặt Trăng ra. Ngoài ra người đàn bà có thai thì thường van vái thần thần Riahu phò hộ cho sanh mau mắn vì thần có miệng rộng, thần nuốt được Mặt Trăng và nhả ra dễ dàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Sự Tích Mặt Trời

Sự tích Mặt Trời, Mặt Trăng và hiện tượng Nhật Thực - Nguyệt Thực
Ngày xưa, có ba anh em mồ côi cha mẹ ở chung với nhau. Một hôm ba anh em muốn dâng cơm cho một vị La Hán thường qua xóm khất thực. Hai anh lớn bảo đứa em út chụm lửa nấu cơm. Vì củi ướt không cháy nên gần đến giờ vị La Hán đi ngang mà cơm chưa chín. Hai người anh không biết nên rầy mắng đứa em. Người anh lớn quá giận nên lấy muỗng xúc cơm đánh lên đầu đứa em. Người em tức tối, khóc thầm mà chịu. May nhờ đức tốt của anh em mà nồi cơm kịp chín đúng lúc vị La Hán đó đi ngang qua. Khi đặt bát dâng cơm, người em nghĩ rằng kiếp này nó là em nên mới bị hiếp đáp bèn nguyện kiếp sau đầu thai thành thành một người có sức mạnh vô biên, xin thành "Riahu" tức là thần gió bão, mạnh không ai chặn nổi.
Hai người anh nghe lời đứa em nguyện sợ kiếp sau bị em làm khổ nên mới cầu nguyện cho kiếp sau của mình. Người anh lớn thành Mặt Trời, người anh kế thành Mặt Trăng. Nhờ đức tốt của ba anh em đã "cúng dường" cho vị La Hán nên nên kiếp sau cả ba anh em đều được toại nguyện. Anh lớn thành thần Mặt Trời gọi là Preah A Tik, anh kế thành thần Mặt Trăng gọi là Preah A Chan, còn em út thành thần Gió gọi là Riahu. Hai người anh bị người em rượt chạy theo núi SAKMÊRUK. Hai người anh chạy nhanh quá, em út Riahu rượt không kịp nên tức giận vô cùng bèn xuống ao ANOTATAK tắm rửa. Ao này do chư thiên biến hóa ra, giao quyền cai quản cho thần KOMPHONLAK và dặn rằng dù là chư thiên, chằn tinh hay kẻ nào muốn lấy nước hay tắm ở ao này đều phải có sự đồng ý của vị thần KOMPHONLAK, ai trái lịnh thần có quyền xử tử. Riahu ỷ mình sức mạnh nên không thèm xin phép trước khi tắm và bị thần KOMPHONLAK chém đứt ngang ngực. Nhờ có phước lớn, RIahu không chết nhưng không còn chân để chạy nữa nên bò lên lưng chừng núi SAKMÊRUK nằm hả họng chờ Mặt Trời và Mặt Trăng đi ngang qua thì nuốt. Quả nhiên Mặt Trăng bị nuốt một năm một hay hai lần còn Mặt Trời thì hai hay ba năm bị nuốt một lần.
Và đây cũng là sự tích thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Gió và hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt thực. (internet)

Theo lời kể:
Đồng bào Khmer là những người tin tưởng Phật Giáo. Nhưng trước khi phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á, cụ thể là quốc gia Chiêm Thành, Châu Lạp xưa thì người Khmer theo đại Bà La Môn nên họ có tục thờ thần. Cho nên ngoài Đức Phật ra, người Khmer cũng tin vào các vị thần như Brâhma, thần Vishnou, thần Cava..... Cho nên, phần lớn các câu truyện cổ tích Khmer đều có nguồn gốc từ các câu truyện cổ đạo Bà La Môn.
Người Khmer tin tưởng răng nếu Mặt Trăng bih Riahu nuốt hết thì ngũ cốc hao hụt, còn Riahu nhả ra thì lúa gạo dồi dào. Chính vì thế mà mỗi khi có hiện tượng Nguyệt Thực, đồng bào người Khmer hay đánh trống, hay bắn súng lên trời cho thần Riahu hoảng sợ mà nhả Mặt Trăng ra. Ngoài ra người đàn bà có thai thì thường van vái thần thần Riahu phò hộ cho sanh mau mắn vì thần có miệng rộng, thần nuốt được Mặt Trăng và nhả ra dễ dàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét