PHÒNG GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN TÂN BÌNH
|
|
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012
– 2013
MÔN VẬT LÝ – LỚP 8
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. LÝ THUYẾT
Câu 1:(1,5 đ) Thế nào là chuyển động cơ học? Thế nào là tính tương đối
của chuyển động và đứng yên? Cho 1 ví dụ về tính tương đối của chuyển động và
đứng yên.
Câu 2:(1,5 đ) Lực đẩy Ácsimet phụ thuộc
vào các yếu tố nào? Khi nào thì một vật chìm trong chất lỏng? Thả chiếc nhẫn
bằng sắt vào thủy ngân thì chiếc nhẫn sẽ chìm hay nổi? Biết dsắt =
78 000 N/m3, dthủy ngân = 136 000 N/m3.
Câu 3:(2,0 đ) Áp lực là gì? Viết công
thức tính áp suất và chú thích các đại lượng trong công thức. Giải thích vì sao
khi đặt tủ đứng trên nền đất, người ta thường kê một miếng gạch dưới các chân
tủ thì tủ không bị lún?
B. BÀI TOÁN
Bài 1:(2,5 đ) Một người đi xe gắn máy trên đoạn đường đầu AB dài 18 km với vận tốc 30
km/h. Sau đó người ấy đi tiếp đoạn đường BC dài 15 km mất 0,4 giờ.
a. Tìm thời gian người đó đã đi trên
đoạn đường AB.
b. Tìm vận tốc trung bình của người
đó trên cả đoạn đường AC.
Bài 2:(2,5 đ) Một quả cầu kim loại đặc được treo vào một
lực kế theo phương thẳng đứng. Khi ở ngoài không khí, lực kế chỉ 2,7 N, khi
nhúng chìm hoàn toàn quả cầu trong nước thì lực kế chỉ 1,7 N.
a. Tìm độ lớn lực đẩy Ácsimét của
nước tác dụng lên quả cầu.
b. Tìm thể tích của quả cầu kim
loại, biết dnước = 10 000 N/m3.
c. Để quả cầu kim loại có thể lơ
lửng trong nước thì phải khoét bỏ lõi quả cầu một khối lượng bao nhiêu?
--- HẾT ---
HhƯỚNG DẪN CHẤM
|
- Sinh hoạt nhóm để thống nhất biểu điểm, đáp án trước khi chấm.
- Sai đơn vị: - 0,25 đ ( chỉ
trừ một lần cho một loại đơn vị)
|
A. LÝ
THUYẾT
Câu 1 (1,5
đ)
- Chuyển động cơ học: Sự thay đổi vị trí của vật so với vật
mốc theo thời gian. [0,5
đ]
- Chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với
vật khác. [0,5 đ]
- Cho ví dụ đúng [0,5 đ]
Câu 2 (1,5
đ)
- Trọng lượng riêng chất lỏng và thể tích chất lỏng bị vật
chiếm chỗ. [0,5 đ]
- Khi thả vật vào chất lỏng có P > FA ( hoặc
dvật > dlỏng) [0,5 đ]
- Nhẫn sắt sẽ nổi trong thủy ngân, vì dsắt = 78
000 N/m3 < dthủy ngân = 136 000 N/m3 [0,5 đ]
Câu 3:
(2,0 đ)
- Là lực ép (hoặc đè) có phương vuông góc với mặt bị ép [0,75 đ]
- Viết đúng công thức tính áp suất [0,25 đ]
- Chú thích đúng 3 đại lượng [0,25 đ]
- Vì đã làm tăng diện tích tiếp xúc nên đã làm giảm áp suất
của tủ tác dụng lên mặt đất, vì thế tủ không bị lún [0,75 đ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét