Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Lễ hội Trung Thu của người Trung Quốc (Sưu tầm)


02:43 30 thg 9 2012

Lễ hội Trung Thu là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của người Trung Hoa bắt nguồn từ sự tôn kính đối với mặt trăng.
Ngày lễ rơi vào thời điểm chính giữa mùa thu, tượng trưng cho sự no ấm, đoàn viên. Trong ngày này, mặt trăng sẽ viên mãn nhất, do vậy, người Trung Quốc còn gọi Tết Trung thu là “Lễ hội mặt trăng”.
Hội Trung thu khởi nguồn từ “Chu Lễ”, một nghi lễ thời Tây Chu vào khoảng 3.000 năm trước, tổ chức vào tháng Tám âm lịch, tháng thứ 2 của mùa thu nên gọi là “Trung Thu”
Người Trung Quốc bắt đầu kỷ niệm lễ hội Trung thu vào đầu thời nhà Đường (618-907), thời đại dồi dào, phong phú về vật chất và nền văn hóa nở rộ.
Họ thờ mặt trăng ở ngoài trời với rượu, hoa quả và đồ ăn nhẹ, bày tỏ lòng thành, cảm ơn về một mùa thu hoạch bội thu và cầu nguyện để thần mặt trăng mang lại may mắn.
Đền thờ thần Mặt trăng hay còn gọi Yuetan đặt ở Trung tâm thương mại của Bắc Kinh vào thời nhà Minh (1368-1644) và thời nhà Thanh (1644-1911)- những triều đại tôn thời mặt trăng.
Lễ hội này là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Trung Quốc, sau Lễ hội mùa xuân hay là Tết Âm lịch.
Những đặc trưng gắn với lễ Trung Thu:
Bánh Trung Thu: Chiếc bánh Trung thu của người Trung Quốc gắn với một huyền thoại. Vào thế kỷ XIV, người ta trao nhau những chiếc bánh kếp có đính kèm những mảnh giấy viết “Tiêu diệt người Mông Cổ vào ngày 15 của tháng thứ 8”. Đó là thông điệp bí mật từ lãnh đạo phiến quân Chu Nguyên Chương kêu gọi người Trung Quốc lật đổ vua cai trị người Mông Cổ thời nhà Nguyên (1279-1368).
Chúa Thỏ: Có cơ thể con người nhưng mang tai và miệng thỏ. Năm nay, Bắc Kinh đã kết hợp một số yếu tố hiện đại vào biểu tượng và đặt làm “đại sứ” thành phố trong lễ hội.
Mai mối: Người Trung Quốc tin rằng thần mặt trăng là một người mai mối rất thành công. Một bộ phận người Trung Quốc thường tổ chức những buổi dạ hội giả trang trong ngày lễ Trung thu dành cho nam nữ trẻ tuổi có cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu nhau. Những người phụ nữ sẽ ném khăn tay của họ vào đám đông, người đàn ông sẽ bắt lấy và trả lại cho chủ nhân của nó.
Đèn lồng và múa rồng: Đây là những hoạt động truyền thống trong kỳ nghỉ lễ, phổ biến nhất tại khu vực phía Nam Trung Quốc, đặc biệt là Quảng Đông và ở Hong Kong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Lễ hội Trung Thu của người Trung Quốc (Sưu tầm)


02:43 30 thg 9 2012

Lễ hội Trung Thu là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của người Trung Hoa bắt nguồn từ sự tôn kính đối với mặt trăng.
Ngày lễ rơi vào thời điểm chính giữa mùa thu, tượng trưng cho sự no ấm, đoàn viên. Trong ngày này, mặt trăng sẽ viên mãn nhất, do vậy, người Trung Quốc còn gọi Tết Trung thu là “Lễ hội mặt trăng”.
Hội Trung thu khởi nguồn từ “Chu Lễ”, một nghi lễ thời Tây Chu vào khoảng 3.000 năm trước, tổ chức vào tháng Tám âm lịch, tháng thứ 2 của mùa thu nên gọi là “Trung Thu”
Người Trung Quốc bắt đầu kỷ niệm lễ hội Trung thu vào đầu thời nhà Đường (618-907), thời đại dồi dào, phong phú về vật chất và nền văn hóa nở rộ.
Họ thờ mặt trăng ở ngoài trời với rượu, hoa quả và đồ ăn nhẹ, bày tỏ lòng thành, cảm ơn về một mùa thu hoạch bội thu và cầu nguyện để thần mặt trăng mang lại may mắn.
Đền thờ thần Mặt trăng hay còn gọi Yuetan đặt ở Trung tâm thương mại của Bắc Kinh vào thời nhà Minh (1368-1644) và thời nhà Thanh (1644-1911)- những triều đại tôn thời mặt trăng.
Lễ hội này là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Trung Quốc, sau Lễ hội mùa xuân hay là Tết Âm lịch.
Những đặc trưng gắn với lễ Trung Thu:
Bánh Trung Thu: Chiếc bánh Trung thu của người Trung Quốc gắn với một huyền thoại. Vào thế kỷ XIV, người ta trao nhau những chiếc bánh kếp có đính kèm những mảnh giấy viết “Tiêu diệt người Mông Cổ vào ngày 15 của tháng thứ 8”. Đó là thông điệp bí mật từ lãnh đạo phiến quân Chu Nguyên Chương kêu gọi người Trung Quốc lật đổ vua cai trị người Mông Cổ thời nhà Nguyên (1279-1368).
Chúa Thỏ: Có cơ thể con người nhưng mang tai và miệng thỏ. Năm nay, Bắc Kinh đã kết hợp một số yếu tố hiện đại vào biểu tượng và đặt làm “đại sứ” thành phố trong lễ hội.
Mai mối: Người Trung Quốc tin rằng thần mặt trăng là một người mai mối rất thành công. Một bộ phận người Trung Quốc thường tổ chức những buổi dạ hội giả trang trong ngày lễ Trung thu dành cho nam nữ trẻ tuổi có cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu nhau. Những người phụ nữ sẽ ném khăn tay của họ vào đám đông, người đàn ông sẽ bắt lấy và trả lại cho chủ nhân của nó.
Đèn lồng và múa rồng: Đây là những hoạt động truyền thống trong kỳ nghỉ lễ, phổ biến nhất tại khu vực phía Nam Trung Quốc, đặc biệt là Quảng Đông và ở Hong Kong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét