Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Ngô Tất Tố - Nhà Báo tài ba, hùng hậu


Kỷ niệm 58 năm ngày mất Nhà văn–Nhà báo–Nhà văn hóa Ngô Tất Tố (20/4/1954 – 20/4/2012):
Ngô Tất Tố - Nhà Báo tài ba, hùng hậu
(GD&TĐ) - Ngô Tất Tố sinh năm 1893, ở làng Lộc Hà, tổng Hôi Phụ, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội). Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc, một nhà khảo cứu, dịch thuật đầy tâm huyết và cũng là một nhà báo đầy tài năng. Một số tác phẩm của ông đã được chọn giới thiệu trong chương trình văn học phổ thông và nghiên cứu chuyên sâu ở bậc đại học.
Ngô Tất Tố (1894 - 20/ 4/ 1954)
Năm 1923, Ngô Tất Tố bắt đầu con đường hoạt động văn học với tác phẩm dịch từ Trung văn, cuốn tiểu thuyết “Cẩm hương đình”, in tại Tản Đà thư cục, một nhà xuất bản do thi sĩ Tản Đà mở từ năm 1923 ở số nhà 58 phố Hàng Bông, Hà Nội.

Năm 1926, ông được thi sĩ Tản Đà mời viết cho An Nam tạp chí, một tờ tạp chí do chính thi sĩ chủ trương. Ông giữ chức thư ký tòa soạn và bắt đầu nghề báo từ đây, sau thời gian bắt đầu hoạt động văn học 3 năm. An Nam tạp chí chỉ in được 10 số thì bị đình bản vì hết vốn. Thi sĩ Tản Đà vào Sài Gòn theo đuổi nghề viết báo còn Ngô Tất Tố trở về quê.

Năm 1927, ông vào Sài Gòn cùng Tản Đà tham gia viết cho tờ Đông Pháp thời báo, một tờ báo do Diệp Văn Kỳ là chủ nhiệm kiêm chủ bút. Ba tháng sau khi vào Sài Gòn, Tản Đà trở ra Hà Nội, Ngô Tất Tố tiếp tục ở lại Sài Gòn làm báo. Kể lại sự việc này, thi sĩ Tản Đà viết: 
“Trợ bút đã xin từ bác Diệp
Phụ trương để lại cậy thầy Ngô
Dám quên Đông Pháp người tri kỷ
Riêng nhớ An Nam bức địa đồ”
(Sài Gòn tới Nha Trang hữu cảnh)
Ở lại Sài Gòn, Ngô Tất Tố tiếp tục viết cho hai tờ Đông Pháp thời báo và Thần chung cho đến cuối năm 1930.

Cuối năm 1930, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục viết cho các báo: Phổ thông (1930 – 1931), Đông Phương (1931), Công dân (1935), Hải Phòng tuần báo (1935), Tương lai (1936 – 1937), Thời vụ (1938 – 1939), Hà Nội tân văn (1940), Đông Pháp (1942). Đồng thời ông cũng gửi bài cho nhiều tờ báo khác như: Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ bảy dưới nhiều bút danh: Lộc Hà, Lộc Đình, thôn Dân, Khẩu Thiết Nhi, Hy Cừ, Tuệ Nhỡ, Đạm Hiên, Thuyết Hải, Xuân Trào, Ngô Công, Cối Giang.

Ngoài những bài báo bình luận chuyện thời sự, nói đủ chuyện năm châu bốn biển, Ngô Tất Tố còn viết nhiều thiên phóng sự như: “Dao cầu thuyền tán” (1935); “Tập án cái đình” (1939)...

Năm 1940, ông viết tập phóng sự “Việc làng” đăng trên báo Hà Nội tân văn. Năm 1941, tập phóng sự này được Nhà xuất bản Mai Lĩnh in thành sách. Trong tập phóng sự này, ông đã ghi lại nhiều hủ tục kỳ quái ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra cho dân tộc ta một con đường mới, một trang sử mới đầy hy vọng. Ngô Tất Tố đã chào đón cách mạng với tất cả niềm hân hoan, tin tưởng của mình.

Năm, 1945, ông tham gia Ủy ban giải phóng xã.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), ông cùng gia đình tản cư lên ấp Cầu Đen, xã Quang Trung, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang (nay là xóm Cầu Đen, xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Ông hoạt động ở Hội văn nghệ Việt Nam với cương vị người phụ trách Chi hội Văn nghệ Việt Bắc. Đồng thời ông tham gia viết bài cho các báo: Cứu quốc khu 12, Thôn tin khu 12, tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương.
Ngô Tất Tố mất ngày 20/ 4/ 1954 (18 tháng Ba, năm Giáp Ngọ) tại xóm Cầu Đen, xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngoài những tác phẩm văn chương xuất sắc để lại cho đời, ông còn được biết đến với tư cách một nhà báo tài ba với một số lượng tác phẩm đồ sộ.

Ngô Tất Tố là một nhà báo có biệt tài. Sự nghiệp báo chí của ông thật hùng hậu. Về mặt số lượng, những tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tố giữ một số lượng rất lớn. Từ những năm 1995 trở về trước, người ta đã sưu tầm được trên 200 bài báo của Ngô Tất Tố. Từ năm 2004 đến nay nhiều người đã sưu tầm được trên 1000 bài báo của Ngô Tất Tố.

Nội dung các tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tố rất phong phú, đa dạng. Ông đề cập nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực ở nhiều địa phương, cả trong nước và trên thế giới.

Ông đả kích bọn thống trị thực dân từ toàn quyền, thống sứ, thống đốc, công sứ, chủ tỉnh tới sen đầm, Tây đoan.

Ông vạch mặt bọn quan lại Nam Triều, lũ tay sai của Thực dân Pháp, vạch mặt những tri thức mất gốc đang làm trò xiếc, làm cái loa tuyên truyền cho bọn thống trị.
Ông tố cáo những hiện tượng xã hội bất công, những tệ nạn xôi thịt, những hủ tục kỳ quái ở nông thôn mà bọn hương lý cố bầy đặt ra và duy trì để kiếm chác.

Ông châm biếm, vạch mặt những trò lừa đảo treo đầu dê bán thịt chó của bọn lang băm, đả kích thói hàm lợi, xu thời, lai căng, vong bản.

Ông đả kích, vạch mặt hành động xâm lược của bọn độc tài, phát xít dùng súng ống, đạn bom để thực hiện tham vọng, ông châm biếm những chính khách tư sản ươn hèn bán rẻ cả đồng minh của mình.

Tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tố được viết với một nghệ thuật khá điêu luyện. Ông thường dùng các điển tích văn chương, dùng những chuyện có sẵn trong lịch sử, trong truyền thuyết, dùng các câu ca dao, tục ngữ để hình tượng hóa, để người đọc có thể liên hệ, so sánh, cảm nhận sự việc dưới nhiều góc độ.

Ngôn ngữ trong các tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tố cũng rất đặc sắc. Ông hay dùng từ phản nghĩa, dùng hình ảnh đối lập, dùng các khẩu ngữ làm cho ý kiến nêu ra vừa sắc nhọn vừa gần gũi với đời sống nhân dân. Chỉ đọc một số đầu đề các bài báo của ông ta cũng thấy ngay đặc điểm này: Hiệp tác hay hiếp tác, Cô Tây hoẻn...

Cách kết cấu trong các tác phẩm báo chí của ông cũng đa dạng: có khi kết cấu theo lối đồng tâm (Sau lưng cụ Bùi Quang Chiêu hai ông Quỳnh, Vĩnh đuổi nhau sồng sộc), có khi kết cấu theo lối tương phản (Từ nay dân Pháp lại khổ hơn dân An Nam thêm một lần nữa). Phần lớn các phóng sự trong hai tập “Tập án cái đinh” và “Việc làng” lại được kết cấu đảo ngược.

Đọc tham luận trong “Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Ngô Tất Tố (1893 – 1993)” tổ chức tại Hà Nội ngày 17/2/1993 do Bộ Văn hóa & Thông tin, Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội, nhà báo Phan Quang, Chủ tịch hội nhà báo Việt Nam lúc đó đã nhận định: “Ngô Tất Tố đã đi vào lịch sử văn học như một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của nước ta trước Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm của ông được giảng dạy ở trường phổ thông, thân thế và sự nghiệp của ông được giới thiệu ở bậc đại học".

... Và xin dẫn lời Nhà báo Phan Quang để kết luận bài viết: "Ngô Tất Tố không những là một nhà văn, một nhà văn hóa lớn mà ông còn là một nhà báo tài ba, hùng hậu”.
Đặng Trần Tụy(Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội)
,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Ngô Tất Tố - Nhà Báo tài ba, hùng hậu


Kỷ niệm 58 năm ngày mất Nhà văn–Nhà báo–Nhà văn hóa Ngô Tất Tố (20/4/1954 – 20/4/2012):
Ngô Tất Tố - Nhà Báo tài ba, hùng hậu
(GD&TĐ) - Ngô Tất Tố sinh năm 1893, ở làng Lộc Hà, tổng Hôi Phụ, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội). Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc, một nhà khảo cứu, dịch thuật đầy tâm huyết và cũng là một nhà báo đầy tài năng. Một số tác phẩm của ông đã được chọn giới thiệu trong chương trình văn học phổ thông và nghiên cứu chuyên sâu ở bậc đại học.
Ngô Tất Tố (1894 - 20/ 4/ 1954)
Năm 1923, Ngô Tất Tố bắt đầu con đường hoạt động văn học với tác phẩm dịch từ Trung văn, cuốn tiểu thuyết “Cẩm hương đình”, in tại Tản Đà thư cục, một nhà xuất bản do thi sĩ Tản Đà mở từ năm 1923 ở số nhà 58 phố Hàng Bông, Hà Nội.

Năm 1926, ông được thi sĩ Tản Đà mời viết cho An Nam tạp chí, một tờ tạp chí do chính thi sĩ chủ trương. Ông giữ chức thư ký tòa soạn và bắt đầu nghề báo từ đây, sau thời gian bắt đầu hoạt động văn học 3 năm. An Nam tạp chí chỉ in được 10 số thì bị đình bản vì hết vốn. Thi sĩ Tản Đà vào Sài Gòn theo đuổi nghề viết báo còn Ngô Tất Tố trở về quê.

Năm 1927, ông vào Sài Gòn cùng Tản Đà tham gia viết cho tờ Đông Pháp thời báo, một tờ báo do Diệp Văn Kỳ là chủ nhiệm kiêm chủ bút. Ba tháng sau khi vào Sài Gòn, Tản Đà trở ra Hà Nội, Ngô Tất Tố tiếp tục ở lại Sài Gòn làm báo. Kể lại sự việc này, thi sĩ Tản Đà viết: 
“Trợ bút đã xin từ bác Diệp
Phụ trương để lại cậy thầy Ngô
Dám quên Đông Pháp người tri kỷ
Riêng nhớ An Nam bức địa đồ”
(Sài Gòn tới Nha Trang hữu cảnh)
Ở lại Sài Gòn, Ngô Tất Tố tiếp tục viết cho hai tờ Đông Pháp thời báo và Thần chung cho đến cuối năm 1930.

Cuối năm 1930, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục viết cho các báo: Phổ thông (1930 – 1931), Đông Phương (1931), Công dân (1935), Hải Phòng tuần báo (1935), Tương lai (1936 – 1937), Thời vụ (1938 – 1939), Hà Nội tân văn (1940), Đông Pháp (1942). Đồng thời ông cũng gửi bài cho nhiều tờ báo khác như: Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ bảy dưới nhiều bút danh: Lộc Hà, Lộc Đình, thôn Dân, Khẩu Thiết Nhi, Hy Cừ, Tuệ Nhỡ, Đạm Hiên, Thuyết Hải, Xuân Trào, Ngô Công, Cối Giang.

Ngoài những bài báo bình luận chuyện thời sự, nói đủ chuyện năm châu bốn biển, Ngô Tất Tố còn viết nhiều thiên phóng sự như: “Dao cầu thuyền tán” (1935); “Tập án cái đình” (1939)...

Năm 1940, ông viết tập phóng sự “Việc làng” đăng trên báo Hà Nội tân văn. Năm 1941, tập phóng sự này được Nhà xuất bản Mai Lĩnh in thành sách. Trong tập phóng sự này, ông đã ghi lại nhiều hủ tục kỳ quái ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra cho dân tộc ta một con đường mới, một trang sử mới đầy hy vọng. Ngô Tất Tố đã chào đón cách mạng với tất cả niềm hân hoan, tin tưởng của mình.

Năm, 1945, ông tham gia Ủy ban giải phóng xã.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), ông cùng gia đình tản cư lên ấp Cầu Đen, xã Quang Trung, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang (nay là xóm Cầu Đen, xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Ông hoạt động ở Hội văn nghệ Việt Nam với cương vị người phụ trách Chi hội Văn nghệ Việt Bắc. Đồng thời ông tham gia viết bài cho các báo: Cứu quốc khu 12, Thôn tin khu 12, tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương.
Ngô Tất Tố mất ngày 20/ 4/ 1954 (18 tháng Ba, năm Giáp Ngọ) tại xóm Cầu Đen, xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngoài những tác phẩm văn chương xuất sắc để lại cho đời, ông còn được biết đến với tư cách một nhà báo tài ba với một số lượng tác phẩm đồ sộ.

Ngô Tất Tố là một nhà báo có biệt tài. Sự nghiệp báo chí của ông thật hùng hậu. Về mặt số lượng, những tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tố giữ một số lượng rất lớn. Từ những năm 1995 trở về trước, người ta đã sưu tầm được trên 200 bài báo của Ngô Tất Tố. Từ năm 2004 đến nay nhiều người đã sưu tầm được trên 1000 bài báo của Ngô Tất Tố.

Nội dung các tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tố rất phong phú, đa dạng. Ông đề cập nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực ở nhiều địa phương, cả trong nước và trên thế giới.

Ông đả kích bọn thống trị thực dân từ toàn quyền, thống sứ, thống đốc, công sứ, chủ tỉnh tới sen đầm, Tây đoan.

Ông vạch mặt bọn quan lại Nam Triều, lũ tay sai của Thực dân Pháp, vạch mặt những tri thức mất gốc đang làm trò xiếc, làm cái loa tuyên truyền cho bọn thống trị.
Ông tố cáo những hiện tượng xã hội bất công, những tệ nạn xôi thịt, những hủ tục kỳ quái ở nông thôn mà bọn hương lý cố bầy đặt ra và duy trì để kiếm chác.

Ông châm biếm, vạch mặt những trò lừa đảo treo đầu dê bán thịt chó của bọn lang băm, đả kích thói hàm lợi, xu thời, lai căng, vong bản.

Ông đả kích, vạch mặt hành động xâm lược của bọn độc tài, phát xít dùng súng ống, đạn bom để thực hiện tham vọng, ông châm biếm những chính khách tư sản ươn hèn bán rẻ cả đồng minh của mình.

Tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tố được viết với một nghệ thuật khá điêu luyện. Ông thường dùng các điển tích văn chương, dùng những chuyện có sẵn trong lịch sử, trong truyền thuyết, dùng các câu ca dao, tục ngữ để hình tượng hóa, để người đọc có thể liên hệ, so sánh, cảm nhận sự việc dưới nhiều góc độ.

Ngôn ngữ trong các tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tố cũng rất đặc sắc. Ông hay dùng từ phản nghĩa, dùng hình ảnh đối lập, dùng các khẩu ngữ làm cho ý kiến nêu ra vừa sắc nhọn vừa gần gũi với đời sống nhân dân. Chỉ đọc một số đầu đề các bài báo của ông ta cũng thấy ngay đặc điểm này: Hiệp tác hay hiếp tác, Cô Tây hoẻn...

Cách kết cấu trong các tác phẩm báo chí của ông cũng đa dạng: có khi kết cấu theo lối đồng tâm (Sau lưng cụ Bùi Quang Chiêu hai ông Quỳnh, Vĩnh đuổi nhau sồng sộc), có khi kết cấu theo lối tương phản (Từ nay dân Pháp lại khổ hơn dân An Nam thêm một lần nữa). Phần lớn các phóng sự trong hai tập “Tập án cái đinh” và “Việc làng” lại được kết cấu đảo ngược.

Đọc tham luận trong “Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Ngô Tất Tố (1893 – 1993)” tổ chức tại Hà Nội ngày 17/2/1993 do Bộ Văn hóa & Thông tin, Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội, nhà báo Phan Quang, Chủ tịch hội nhà báo Việt Nam lúc đó đã nhận định: “Ngô Tất Tố đã đi vào lịch sử văn học như một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của nước ta trước Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm của ông được giảng dạy ở trường phổ thông, thân thế và sự nghiệp của ông được giới thiệu ở bậc đại học".

... Và xin dẫn lời Nhà báo Phan Quang để kết luận bài viết: "Ngô Tất Tố không những là một nhà văn, một nhà văn hóa lớn mà ông còn là một nhà báo tài ba, hùng hậu”.
Đặng Trần Tụy(Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội)
,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét