Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Phân biệt nguồn gốc của 4 câu Ca dao và Bài thơ “Hà Nội Tức Cảnh ”của Dương Khuê


A) Phân biệt nguồn gốc của 4 câu Ca dao và
Bài thơ “Hà Nội Tức Cảnh ”của Dương Khuê
1)  Câu ca dao xứ Huế:
"Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.
Thuyền về xuôi mái sông Hương,
Có nghe tâm sự đôi đường đắng cay"
2)  Bài thơ “Hà Nội Tức Cảnh “của cụ Dương Khuê:
Phất phơ ngọn trúc trăng tà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói toả ngàn s
ương,
Nhịp chày An Thái, mặt gương Tây Hồ

Sau đây là phần trích bài viết "Nguồn gốc bốn câu ca dao "của tác giả : Lê Quang Thái năm 2009
Dương Khuê là ai? 
Thưa rằng: Bác Dương mà Tam nguyên Yên Đổ đã làm bài văn khóc bạn rất hay bằng chữ Hán rồi chính tự tay mình diễn Nôm, thể hiện tình bạn tri âm tri kỷ đúng nghĩa « Bá Nha - Tử Kỳ » ngày xưa.
Ngày nay, rất nhiều người Huế thích nghe bài nhạc “Đêm Tàn Bến Ngự” của nhạc sĩ tài hoa Dương Thiệu Tước.
Ít người nghĩ được rằng tác giả bài nhạc bất hủ ấy là cháu nội cụ Dương Khuê bút hiệu Vân Trì (1835 - 1898)  
cảm tác cảnh vật sông nước xứ Tràng An mà hình thành những cung bậc réo rắt lòng người, soi rõi đến tận miền vô thức làm cho người bận rộn phải tĩnh ngộ.
Nguyễn Khuyến vinh dự được tiễn bạn, khóc người tri kỷ. Bạn thân của ông cũng là một Đệ tam giáp Tiến sĩ đồng xuất thân, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, về hưu được phong tặng hàm Thượng thư.
Rồi 10 năm sau, Nguyễn Khuyến đi xa, đi về với bạn mình. Năm 1886 ông đã từ quan Sơn - Hưng - Tuyên Tổng đốc lui về làm nông dân ở xứ ruộng vườn Bình Lục, tỉnh Hà Nam và làm Thầy dạy học tại dinh Tổng đốc Hoàng Cao Khải tại Hà Nội.
Ở tuổi ngoài vòng càn khôn, đôi bạn tri kỷ mặc sức bình Kiều, lẫyKiều của đại thi hào Nguyễn Du.
Lúc sinh thời, cụ Nghè Vân Đình, tổng Phương Đình, huyện Ứng Hòe, tỉnh Hà Đông làm quan lớn của triều đình Huế, rồi cuối đời giữ chức Tham tá nha Kinh lược sứ tại Bắc Kỳ(1) vào thời mạt vận của vua quan nhà Nguyễn.
Sở trường của thi sĩ Vân Trì là sáng tác ca trù, vì thế cụ Nghè trở thành một danh sĩ của Bắc Hà.Dương Khuê đã để lại cho hậu thế bài lục bát gồm 4 câu ca ngợi cảnh đẹp hồ Tây dưới nhan đề "Hà Nội Tức Cảnh"

"Phất phơ ngọn trúc trăng tà
Tiếng chuông Trần Võ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Dịp chày An Thái mặt gương Tây Hồ”

1. Ngọn trúc: đúng nguyên tác, chớ không phải cành trúc
2. Trấn Võ: tên cũ là Trấn Vũ. Viết 
  đọc Vũ hoặc Võ, quán Trấn Vũ thờ Trấn Vũ tức là "Trấn Thiên Chân Vũ Đế Quân" mà trước đây người Pháp dịch là Grand Bouddha. Quán Trấn Vũ khác vớiquán Huyền Vũ ở phường Đồng Xuân, huyện Thọ Xương có tượng thờ bằng đồng đennặng 6.600 cân, tương ứng 4000kg, tục gọi « Thánh đồng đen », quán Trấn Vũ ở phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận nay thuộc nội thành Thủ đô Hà Nội. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí biên soạn từ năm 1865 dưới triều Tự Đức đã ghi rõ và lại
phân biệt rành mạch quán Trấn Võ và quán Huyền Vũ.
Trong cuối thập kỷ 50 đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, nhà giáo lỗi lạc Nguyễn Duy Diễn, tác giả sách luận đề về Dương Khuê đã công bố một phiên bản (từ chữ Nôm
sang quốc ngữ) có vài tiểu tiết khác với bản của Trần Trung Viên sưu tập:
« Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ ».

Theo nhà giáo Nguyễn Duy Diễn cho biết ông Dương Thiệu Cương, anh ruột nhạc sĩ
Dương Thiệu Tước và Tiến sĩ Giáo dục (Ed.d) Dương Thiệu Tống, hiệu đính nguyên tác của ông nội mình 2 chi tiết mà không ngại phạm tội "bất kính" chỉ vì thơ đã biến thành ca dao:

1. "Phất phơ ngọc trúc trăng tà" thành : "Gió đưa cành trúc la đà"
2. Mịt mù = Mịt mùng! Dân gian thấy không chuẩn nên lấy lại nguyên tác
"mịt mù", chì vì khi đọc "mịt mùng" thì nghe chưa "thoáng", còn khép kín.
Năm 1928, cụ Lê Thanh Cảnh, Chủ biên tạp chí "Thần Kinh" tỏ ý đồng tình và cụ đã có công trình tuyển chọn, dịch thuật một số ca dao, tục ngữ của xứ Huế ra tiếng Pháp. Kế tục công việc này, về sau nhà giáo Nguyễn Xán, kết hợp với giáo sư người Pháp Délétie, Giám đốc nha Học chánh Trung kỳ đã cho ra cuốn "Tục Ngữ, Ngạn Ngữ" bằng tiếng Việt và tiếng Pháp.
 Linh mục Nguyễn Văn Thích, vượt qua được Tam trường thi Hương(3), giáo sư Hán học trường Quốc Học, Viện Hán học và Đại học Văn Khoa Huế đã cho biết rõ như thế, khi được hỏi về việc sưu tầm tư liệu để viết thành tập "300 Câu Ca Dao" mà ông đã dày công sưu lục và kế tục việc nghiên cứu văn chương bình dân của thân phụ mình là Phó bảng Nguyễn Văn Mại.
Có điều lý thú là bài ca dao "Hà Nội Tức Cảnh" có sức cuốn hút lạ thường ở khắp cả 3 miền Bắc -Trung - Nam.
« Gió đưa cành trúc là đà,
Tiếng chuông Hải Đức, canh gà bên sông ».
(Non Nước Khánh Hòa - Nguyễn Đình Tư)
Năm Mậu Ngọ, 1918 Phạm Quỳnh, danh sĩ đất Hải Dương đã nổi tiếng không riêng gì ở Hà Thành mà khắp cùng đất nước như lời câu nói lối thời danh « Quỳnh, Vĩnh,Tố, Tốn »(4). Nhân chuyến Phạm Quỳnh vào thăm Huế cùng năm ấy, đã viết ký sự
"Mười Ngày Ở Huế" và ông là người đã chuyển giòng thứ 2 của bài ca dao "Hà Nội Tức Cảnh" thành : "Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương".
Học giả Phan Văn Dật không hẳn đồng tình với việc ông Phạm Quỳnh đã làm việcn "tréo cẳng ngỗng" này chỉ vì vin cớ tiếng chuông Thiên Mụ sao mà lại đi cùng với tiếng gà gáy sáng ở tận ngoài Hà Nội.
Thiết nghĩ, nhà văn Phạm Quỳnh nhân « cao hứng » đã thay 2 từ « Trấn Võ » bằng « Thiên Mụ » một cách hợp tình hợp cảnh mà âm sắc của lời ca vẫn trọn tình với nước non. Nếu có cách nhìn nhận thông thoáng, ngôn ngữ văn chương chuyển hóa và đa nghĩa, miễn sao không gượng gạo mà lại bắt nhịp có cơ sở là khả dĩ chấp nhận được.
Huế cũng có địa danh Thọ Xương cải đổi từ gò Long Thọ (Long Thọ Cương), tên chữ là « Thọ Khương Thượng Khố ». Nguyên dưới các chúa Nguyễn tại gò này là nơi đặt kho thóc, rồi đến đời các vua Nguyễn là kho đồ gốm và là nơi làm gạch ngói.
Quốc sử triều Nguyễn đã xếp gò Long Thọ là thắng tích ở chốn Kinh Sư. Ngày nay, trong lúc sửa chữa chùa Dương Biều5 nguyên là Long Thọ Tự, được Hội An Nam Phật Học cho phép trùng tu dưới thời Chấn Hưng Phật Giáo, Phật tử tại địa phương đã đào đất tìm thấy nhiều mãnh đồ gốm gạch vồ xưa đủ loại, ngói thanh lưu ly,hoàng lưu ly...
Thiết nghĩ đó là cơ sở để cho câu mở bài đầu câu ca dao được chuyển đổi từ nguyên tác "Phất phơ ngọn trúc trăng tà" thành « Gió đưa cành trúc la đà » cho phù hợp với cảnh quang của khúc giòng Hương chảy từ Văn Thánh về tận ranh giới giữa làng Xuân Hòa với phủ cũ Kim Long, mà người dân bản địa quen gọi là sông Thiên Mụ có mặt nước phẳng lặng và trải rộng khác nào mặt nước hồ Tây được ví von như mặt gương vậy.
Từ đó câu ca dao mới ra đời, chứ từ trước năm 1918 lời hát ru: « Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương » ở Huế không ai hát bao giờ.
Lời ca đã gói gọn biết bao nhiêu thứ tình : tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước, tình yêu văn học, văn chương mà tác giả sách Tùng Thiện Vương (1819 - 1870), hậu duệ của Nhất đại thi ông là Ưng Trình và Bửu Dưỡng(6) đã viết về ý nghĩa sâu lắng và linh diệu của tiếng chuông Thiên Mụ đi vào sử sách, thi ca và âm nhạc nước nhà tạo thành quốc hồn, quốc túy, tinh hoa của giòng văn hóa Việt”
B) Thọ Xương là địa danh nào ?(Trích từ  trang Wikipedia)
Thọ Xương (ghi  theo các văn bản Hán Nôm là 壽昌縣
-
 Thọ Xương huyện) là một huyện của thành Thăng Long xưa, ứng với các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần quận Đống Đa của Hà Nội ngày nay. 
Thời Lê, Thọ Xương có tên là huyện Vĩnh Xương (永昌縣),
cùng với
 huyện Quảng Đức hợp thành phủ Phụng Thiên, gồm 18 phường ở phía nam kinh thành Thăng Long đời Lê. Thời Mạc đổi là Thọ Xương. Thời Nguyễn, hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận (Quảng Đức cũ) thuộc phủ Hoài Đức, tương ứng nội thành Hà Nội ngày nay.
Đầu thế kỉ 19, Thọ Xương có 194 phường thôn thuộc 8 tổng. Năm 1831, có 115 phường, thôn.
 Thời Lê - Trịnh, đứng đầu Thọ Xương là một huyện uý. Đời Gia Long, quan phủ Hoài Đức kiêm lý[1].
Từ 1831, đặt tri huyện. Tới 1851, tri huyện Thọ Xương kiêm nhiệm cả huyện Vĩnh Thuận. Sau khi
 Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp thành Hà Nội, huyện Thọ Xương bị bãi bỏ. Hiện nay chỉ còn một con ngõ nhỏ tên Ngõ Thọ  Xương thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm và một chùa có thờ tri huyện Thọ  Xương trên phố Lý Quốc Sư.
C) “Canh gà Thọ Xương” là gì ?

Canh gà Thọ Xương  nghĩa là tiếng gà gáy điểm canh (Điểm giờ) tại Thọ Xương 

Thọ Xương là vùng tây cố đô Thăng Long, tức Hà Nội cũ. Còn ý tác giả dụ ý tiếng gà gáy đã vang lên cùng lúc với tiếng trống điểm canh năm. 
Vì thế tác giả mới nảy ra ý nghĩ ngộ nghĩnh là con gà gáy điểm canh!
                Đây là một nghệ thuật chơi chữ táo bạo của các nhà thơ, nhà văn,
       Từ xưa đến nay đã ai thấy gà gáy
  điểm canh suốt đêm đâu! 

Nếu dịch từ sang từ, có thể hiểu “ canh gà Thọ Xương” là “chicken soup of Thọ Xương “(Tiếng Anh)hay “bouillon de poulet de Thọ Xương” (Tiếng Pháp)
Nhớ năm 2007 ,đọc trang diễn đàn của các bậc đàn anh , thảo luận sôi nổi về việc dịch 4 câu ca dao ở Huế mới biết sức thu hút mạnh mẽ của các câu thơ trên .
D) Sức lan toả của bài thơ gốc “”Hà Nội tức cảnh"
Bốn  Câu
 ca dao  này được dịch sang tiếng Nga,
sau
    đó lại dịch lại tiếng Việt, nội dung mới thế này:
"Mụ trời rúc một hồi chuông
Canh gà húp vội hóc xương mấy lần".
Có người còn viết như sau :
"Trời nổi cơn bão lớn
 Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần"
Vào đến miền Nam thì nhân dân ta còn sáng tạo linh hoạt như thế này cơ:

"Gió đưa tàu chuối la đà
Tiếng chuông Xá Lợi, canh gà Thủ Thiêm"
Còn có câu này nữa kìa:

"Gió đưa cành trúc là đà,
Tiếng chuông Hải Đức, canh gà bên sông
 "
(Non Nước Khánh Hòa - Nguyễn Đình Tư)
Thật ra thì ở Huế cũng có địa danh từng được gọi Thọ Xương (nguyên là Thọ Cương).
Sự thay đổi chút xíu địa danh Chùa Trấn Vũ thành Chùa Thiên Mụ cũng không có chi đáng nói ngược lại nên mừng vì câu thơ đi vào long bao thế hệ như một ca dao ,ai cũng có thể điền vào chỗ trống các  địa danh mà mình yêu thích ,điều đó cho thấy tính khái quát của bài thơ đã vươn đến đỉnh cao nghệ thuật truyền tải cảm xúc .
Tổng hợp tư liệu trên mạng 
14/10/2012
 .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Phân biệt nguồn gốc của 4 câu Ca dao và Bài thơ “Hà Nội Tức Cảnh ”của Dương Khuê


A) Phân biệt nguồn gốc của 4 câu Ca dao và
Bài thơ “Hà Nội Tức Cảnh ”của Dương Khuê
1)  Câu ca dao xứ Huế:
"Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.
Thuyền về xuôi mái sông Hương,
Có nghe tâm sự đôi đường đắng cay"
2)  Bài thơ “Hà Nội Tức Cảnh “của cụ Dương Khuê:
Phất phơ ngọn trúc trăng tà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói toả ngàn s
ương,
Nhịp chày An Thái, mặt gương Tây Hồ

Sau đây là phần trích bài viết "Nguồn gốc bốn câu ca dao "của tác giả : Lê Quang Thái năm 2009
Dương Khuê là ai? 
Thưa rằng: Bác Dương mà Tam nguyên Yên Đổ đã làm bài văn khóc bạn rất hay bằng chữ Hán rồi chính tự tay mình diễn Nôm, thể hiện tình bạn tri âm tri kỷ đúng nghĩa « Bá Nha - Tử Kỳ » ngày xưa.
Ngày nay, rất nhiều người Huế thích nghe bài nhạc “Đêm Tàn Bến Ngự” của nhạc sĩ tài hoa Dương Thiệu Tước.
Ít người nghĩ được rằng tác giả bài nhạc bất hủ ấy là cháu nội cụ Dương Khuê bút hiệu Vân Trì (1835 - 1898)  
cảm tác cảnh vật sông nước xứ Tràng An mà hình thành những cung bậc réo rắt lòng người, soi rõi đến tận miền vô thức làm cho người bận rộn phải tĩnh ngộ.
Nguyễn Khuyến vinh dự được tiễn bạn, khóc người tri kỷ. Bạn thân của ông cũng là một Đệ tam giáp Tiến sĩ đồng xuất thân, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, về hưu được phong tặng hàm Thượng thư.
Rồi 10 năm sau, Nguyễn Khuyến đi xa, đi về với bạn mình. Năm 1886 ông đã từ quan Sơn - Hưng - Tuyên Tổng đốc lui về làm nông dân ở xứ ruộng vườn Bình Lục, tỉnh Hà Nam và làm Thầy dạy học tại dinh Tổng đốc Hoàng Cao Khải tại Hà Nội.
Ở tuổi ngoài vòng càn khôn, đôi bạn tri kỷ mặc sức bình Kiều, lẫyKiều của đại thi hào Nguyễn Du.
Lúc sinh thời, cụ Nghè Vân Đình, tổng Phương Đình, huyện Ứng Hòe, tỉnh Hà Đông làm quan lớn của triều đình Huế, rồi cuối đời giữ chức Tham tá nha Kinh lược sứ tại Bắc Kỳ(1) vào thời mạt vận của vua quan nhà Nguyễn.
Sở trường của thi sĩ Vân Trì là sáng tác ca trù, vì thế cụ Nghè trở thành một danh sĩ của Bắc Hà.Dương Khuê đã để lại cho hậu thế bài lục bát gồm 4 câu ca ngợi cảnh đẹp hồ Tây dưới nhan đề "Hà Nội Tức Cảnh"

"Phất phơ ngọn trúc trăng tà
Tiếng chuông Trần Võ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Dịp chày An Thái mặt gương Tây Hồ”

1. Ngọn trúc: đúng nguyên tác, chớ không phải cành trúc
2. Trấn Võ: tên cũ là Trấn Vũ. Viết 
  đọc Vũ hoặc Võ, quán Trấn Vũ thờ Trấn Vũ tức là "Trấn Thiên Chân Vũ Đế Quân" mà trước đây người Pháp dịch là Grand Bouddha. Quán Trấn Vũ khác vớiquán Huyền Vũ ở phường Đồng Xuân, huyện Thọ Xương có tượng thờ bằng đồng đennặng 6.600 cân, tương ứng 4000kg, tục gọi « Thánh đồng đen », quán Trấn Vũ ở phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận nay thuộc nội thành Thủ đô Hà Nội. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí biên soạn từ năm 1865 dưới triều Tự Đức đã ghi rõ và lại
phân biệt rành mạch quán Trấn Võ và quán Huyền Vũ.
Trong cuối thập kỷ 50 đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, nhà giáo lỗi lạc Nguyễn Duy Diễn, tác giả sách luận đề về Dương Khuê đã công bố một phiên bản (từ chữ Nôm
sang quốc ngữ) có vài tiểu tiết khác với bản của Trần Trung Viên sưu tập:
« Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ ».

Theo nhà giáo Nguyễn Duy Diễn cho biết ông Dương Thiệu Cương, anh ruột nhạc sĩ
Dương Thiệu Tước và Tiến sĩ Giáo dục (Ed.d) Dương Thiệu Tống, hiệu đính nguyên tác của ông nội mình 2 chi tiết mà không ngại phạm tội "bất kính" chỉ vì thơ đã biến thành ca dao:

1. "Phất phơ ngọc trúc trăng tà" thành : "Gió đưa cành trúc la đà"
2. Mịt mù = Mịt mùng! Dân gian thấy không chuẩn nên lấy lại nguyên tác
"mịt mù", chì vì khi đọc "mịt mùng" thì nghe chưa "thoáng", còn khép kín.
Năm 1928, cụ Lê Thanh Cảnh, Chủ biên tạp chí "Thần Kinh" tỏ ý đồng tình và cụ đã có công trình tuyển chọn, dịch thuật một số ca dao, tục ngữ của xứ Huế ra tiếng Pháp. Kế tục công việc này, về sau nhà giáo Nguyễn Xán, kết hợp với giáo sư người Pháp Délétie, Giám đốc nha Học chánh Trung kỳ đã cho ra cuốn "Tục Ngữ, Ngạn Ngữ" bằng tiếng Việt và tiếng Pháp.
 Linh mục Nguyễn Văn Thích, vượt qua được Tam trường thi Hương(3), giáo sư Hán học trường Quốc Học, Viện Hán học và Đại học Văn Khoa Huế đã cho biết rõ như thế, khi được hỏi về việc sưu tầm tư liệu để viết thành tập "300 Câu Ca Dao" mà ông đã dày công sưu lục và kế tục việc nghiên cứu văn chương bình dân của thân phụ mình là Phó bảng Nguyễn Văn Mại.
Có điều lý thú là bài ca dao "Hà Nội Tức Cảnh" có sức cuốn hút lạ thường ở khắp cả 3 miền Bắc -Trung - Nam.
« Gió đưa cành trúc là đà,
Tiếng chuông Hải Đức, canh gà bên sông ».
(Non Nước Khánh Hòa - Nguyễn Đình Tư)
Năm Mậu Ngọ, 1918 Phạm Quỳnh, danh sĩ đất Hải Dương đã nổi tiếng không riêng gì ở Hà Thành mà khắp cùng đất nước như lời câu nói lối thời danh « Quỳnh, Vĩnh,Tố, Tốn »(4). Nhân chuyến Phạm Quỳnh vào thăm Huế cùng năm ấy, đã viết ký sự
"Mười Ngày Ở Huế" và ông là người đã chuyển giòng thứ 2 của bài ca dao "Hà Nội Tức Cảnh" thành : "Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương".
Học giả Phan Văn Dật không hẳn đồng tình với việc ông Phạm Quỳnh đã làm việcn "tréo cẳng ngỗng" này chỉ vì vin cớ tiếng chuông Thiên Mụ sao mà lại đi cùng với tiếng gà gáy sáng ở tận ngoài Hà Nội.
Thiết nghĩ, nhà văn Phạm Quỳnh nhân « cao hứng » đã thay 2 từ « Trấn Võ » bằng « Thiên Mụ » một cách hợp tình hợp cảnh mà âm sắc của lời ca vẫn trọn tình với nước non. Nếu có cách nhìn nhận thông thoáng, ngôn ngữ văn chương chuyển hóa và đa nghĩa, miễn sao không gượng gạo mà lại bắt nhịp có cơ sở là khả dĩ chấp nhận được.
Huế cũng có địa danh Thọ Xương cải đổi từ gò Long Thọ (Long Thọ Cương), tên chữ là « Thọ Khương Thượng Khố ». Nguyên dưới các chúa Nguyễn tại gò này là nơi đặt kho thóc, rồi đến đời các vua Nguyễn là kho đồ gốm và là nơi làm gạch ngói.
Quốc sử triều Nguyễn đã xếp gò Long Thọ là thắng tích ở chốn Kinh Sư. Ngày nay, trong lúc sửa chữa chùa Dương Biều5 nguyên là Long Thọ Tự, được Hội An Nam Phật Học cho phép trùng tu dưới thời Chấn Hưng Phật Giáo, Phật tử tại địa phương đã đào đất tìm thấy nhiều mãnh đồ gốm gạch vồ xưa đủ loại, ngói thanh lưu ly,hoàng lưu ly...
Thiết nghĩ đó là cơ sở để cho câu mở bài đầu câu ca dao được chuyển đổi từ nguyên tác "Phất phơ ngọn trúc trăng tà" thành « Gió đưa cành trúc la đà » cho phù hợp với cảnh quang của khúc giòng Hương chảy từ Văn Thánh về tận ranh giới giữa làng Xuân Hòa với phủ cũ Kim Long, mà người dân bản địa quen gọi là sông Thiên Mụ có mặt nước phẳng lặng và trải rộng khác nào mặt nước hồ Tây được ví von như mặt gương vậy.
Từ đó câu ca dao mới ra đời, chứ từ trước năm 1918 lời hát ru: « Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương » ở Huế không ai hát bao giờ.
Lời ca đã gói gọn biết bao nhiêu thứ tình : tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước, tình yêu văn học, văn chương mà tác giả sách Tùng Thiện Vương (1819 - 1870), hậu duệ của Nhất đại thi ông là Ưng Trình và Bửu Dưỡng(6) đã viết về ý nghĩa sâu lắng và linh diệu của tiếng chuông Thiên Mụ đi vào sử sách, thi ca và âm nhạc nước nhà tạo thành quốc hồn, quốc túy, tinh hoa của giòng văn hóa Việt”
B) Thọ Xương là địa danh nào ?(Trích từ  trang Wikipedia)
Thọ Xương (ghi  theo các văn bản Hán Nôm là 壽昌縣
-
 Thọ Xương huyện) là một huyện của thành Thăng Long xưa, ứng với các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần quận Đống Đa của Hà Nội ngày nay. 
Thời Lê, Thọ Xương có tên là huyện Vĩnh Xương (永昌縣),
cùng với
 huyện Quảng Đức hợp thành phủ Phụng Thiên, gồm 18 phường ở phía nam kinh thành Thăng Long đời Lê. Thời Mạc đổi là Thọ Xương. Thời Nguyễn, hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận (Quảng Đức cũ) thuộc phủ Hoài Đức, tương ứng nội thành Hà Nội ngày nay.
Đầu thế kỉ 19, Thọ Xương có 194 phường thôn thuộc 8 tổng. Năm 1831, có 115 phường, thôn.
 Thời Lê - Trịnh, đứng đầu Thọ Xương là một huyện uý. Đời Gia Long, quan phủ Hoài Đức kiêm lý[1].
Từ 1831, đặt tri huyện. Tới 1851, tri huyện Thọ Xương kiêm nhiệm cả huyện Vĩnh Thuận. Sau khi
 Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp thành Hà Nội, huyện Thọ Xương bị bãi bỏ. Hiện nay chỉ còn một con ngõ nhỏ tên Ngõ Thọ  Xương thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm và một chùa có thờ tri huyện Thọ  Xương trên phố Lý Quốc Sư.
C) “Canh gà Thọ Xương” là gì ?

Canh gà Thọ Xương  nghĩa là tiếng gà gáy điểm canh (Điểm giờ) tại Thọ Xương 

Thọ Xương là vùng tây cố đô Thăng Long, tức Hà Nội cũ. Còn ý tác giả dụ ý tiếng gà gáy đã vang lên cùng lúc với tiếng trống điểm canh năm. 
Vì thế tác giả mới nảy ra ý nghĩ ngộ nghĩnh là con gà gáy điểm canh!
                Đây là một nghệ thuật chơi chữ táo bạo của các nhà thơ, nhà văn,
       Từ xưa đến nay đã ai thấy gà gáy
  điểm canh suốt đêm đâu! 

Nếu dịch từ sang từ, có thể hiểu “ canh gà Thọ Xương” là “chicken soup of Thọ Xương “(Tiếng Anh)hay “bouillon de poulet de Thọ Xương” (Tiếng Pháp)
Nhớ năm 2007 ,đọc trang diễn đàn của các bậc đàn anh , thảo luận sôi nổi về việc dịch 4 câu ca dao ở Huế mới biết sức thu hút mạnh mẽ của các câu thơ trên .
D) Sức lan toả của bài thơ gốc “”Hà Nội tức cảnh"
Bốn  Câu
 ca dao  này được dịch sang tiếng Nga,
sau
    đó lại dịch lại tiếng Việt, nội dung mới thế này:
"Mụ trời rúc một hồi chuông
Canh gà húp vội hóc xương mấy lần".
Có người còn viết như sau :
"Trời nổi cơn bão lớn
 Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần"
Vào đến miền Nam thì nhân dân ta còn sáng tạo linh hoạt như thế này cơ:

"Gió đưa tàu chuối la đà
Tiếng chuông Xá Lợi, canh gà Thủ Thiêm"
Còn có câu này nữa kìa:

"Gió đưa cành trúc là đà,
Tiếng chuông Hải Đức, canh gà bên sông
 "
(Non Nước Khánh Hòa - Nguyễn Đình Tư)
Thật ra thì ở Huế cũng có địa danh từng được gọi Thọ Xương (nguyên là Thọ Cương).
Sự thay đổi chút xíu địa danh Chùa Trấn Vũ thành Chùa Thiên Mụ cũng không có chi đáng nói ngược lại nên mừng vì câu thơ đi vào long bao thế hệ như một ca dao ,ai cũng có thể điền vào chỗ trống các  địa danh mà mình yêu thích ,điều đó cho thấy tính khái quát của bài thơ đã vươn đến đỉnh cao nghệ thuật truyền tải cảm xúc .
Tổng hợp tư liệu trên mạng 
14/10/2012
 .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét