Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

ĐỀ HK II _2012-2013_ VĂN – LỚP 7_Tân Bình


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
              QUẬN TÂN BÌNH


 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề)



Câu 1: (1 điểm)
     a/ Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ  Đói cho sạch, rách cho thơm.
     b/Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
                                                            ( Hồ Chí Minh- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
            Tác giả sử dụng phép lập luận nào trong đoạn văn trên?

Câu 2(1điểm)
     a/ Trong ví dụ sau, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
         Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…
                                                                                                            (Ca Huế trên sông Hương)
     b/Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động:
            Lực lượng thanh niên xung phong đã san lấp những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn.

Câu 3: (3 điểm)
      Viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) trình bày cảm nghĩ của em về lời cám ơn trong cuộc sống.

Câu 4: (5 điểm)
       Em hiểu như thế nào câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công.

…..Hết…..

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  QUẬN TÂN BÌNH

KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012– 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

Câu 1:  (1 điểm)
a/ Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ  Đói cho sạch, rách cho thơm.

-Học sinh nêu đúng ý nghĩa câu tục ngữ: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không làm điều xấu xa, tội lỗi. (0,5 điểm)

b/Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ…, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
                                          ( Hồ Chí Minh- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Tác giả sử dụng phép lập luận nào trong đoạn văn trên?

-         Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phép lập luận chứng minh. (0,5 điểm)

Câu 2(1điểm)
     a/ Trong ví dụ sau, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
            Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…
                                                                                                            (Ca Huế trên sông Hương)
- Dấu chấm lửng được dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. (0,5 điểm)

     b/Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động:
            Lực lượng thanh niên xung phong đã san lấp những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn.

- Chuyển thành câu bị động: Những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn đã được lực lượng thanh niên xung phong san lấp. (0,5 điểm)

Câu 3: (3 điểm)
      Viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) trình bày cảm nghĩ của em về lời cám ơn trong cuộc sống.

            -  Học sinh viết được đoạn văn đúng nội dung yêu cầu (2 điểm)
-  Đoạn văn đúng số câu (0,5 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2 câu trở lên trừ 0,25 điểm. Thiếu 1 câu trừ  0,25 điểm.
   -  Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc. (0,5 điểm)
   -  Mắc 2 lỗi chính tả, ngữ pháp trừ 0,25điểm.
       Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm.

      Câu 4: (5 điểm)
Em hiểu như thế nào câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công.

A.Yêu cầu:
             - Học sinh biết làm một bài nghị luận giải thích.
            -  Giải thích được ý nghĩa của câu tục ngữ và nêu được suy nghĩ, hành động của bản thân.
             -  Lý lẽ, lập luận rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục.
             -  Dẫn chứng phải chính xác, phù hợp.
             -  Câu văn trong sáng. Diễn đạt trôi chảy.  Không  mắc lỗi chính tả, từ ngữ và ngữ pháp.
             -  Bài làm phải đủ 3 phần:
                * Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận:   
                * Thân bài: Giải thích vấn đề
                  + Giải thích được ý nghĩa của câu tục ngữ.
                  + Nêu được nguyên nhân: Vì sao thất bại là mẹ thành công?
                  + Nhận thức và hành động của bản thân. 
                * Kết bài: Khẳng định vấn đề- Liên hệ bản thân.

B. Biểu điểm:
Điểm
Nội dung
5
Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết rõ đẹp.
4-4,5
Bài làm khá tốt. Giải thích, lập luận khá tốt vấn đề. Diễn đạt khá. Chữ rõ sạch. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
3-3,5
Bài làm khá. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng chính xác. Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
2,5
Bài làm trung bình. Giải thích được vấn đề.. Lập luận đôi chỗ còn vụng. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
2
Bài làm yếu. Diễn đạt lủng củng. Bố cục không rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
1
Chỉ viết vài dòng. Lạc đề.
0
Bỏ giấy trắng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

ĐỀ HK II _2012-2013_ VĂN – LỚP 7_Tân Bình


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
              QUẬN TÂN BÌNH


 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề)



Câu 1: (1 điểm)
     a/ Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ  Đói cho sạch, rách cho thơm.
     b/Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
                                                            ( Hồ Chí Minh- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
            Tác giả sử dụng phép lập luận nào trong đoạn văn trên?

Câu 2(1điểm)
     a/ Trong ví dụ sau, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
         Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…
                                                                                                            (Ca Huế trên sông Hương)
     b/Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động:
            Lực lượng thanh niên xung phong đã san lấp những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn.

Câu 3: (3 điểm)
      Viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) trình bày cảm nghĩ của em về lời cám ơn trong cuộc sống.

Câu 4: (5 điểm)
       Em hiểu như thế nào câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công.

…..Hết…..

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  QUẬN TÂN BÌNH

KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012– 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

Câu 1:  (1 điểm)
a/ Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ  Đói cho sạch, rách cho thơm.

-Học sinh nêu đúng ý nghĩa câu tục ngữ: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không làm điều xấu xa, tội lỗi. (0,5 điểm)

b/Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ…, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
                                          ( Hồ Chí Minh- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Tác giả sử dụng phép lập luận nào trong đoạn văn trên?

-         Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phép lập luận chứng minh. (0,5 điểm)

Câu 2(1điểm)
     a/ Trong ví dụ sau, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
            Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…
                                                                                                            (Ca Huế trên sông Hương)
- Dấu chấm lửng được dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. (0,5 điểm)

     b/Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động:
            Lực lượng thanh niên xung phong đã san lấp những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn.

- Chuyển thành câu bị động: Những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn đã được lực lượng thanh niên xung phong san lấp. (0,5 điểm)

Câu 3: (3 điểm)
      Viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) trình bày cảm nghĩ của em về lời cám ơn trong cuộc sống.

            -  Học sinh viết được đoạn văn đúng nội dung yêu cầu (2 điểm)
-  Đoạn văn đúng số câu (0,5 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2 câu trở lên trừ 0,25 điểm. Thiếu 1 câu trừ  0,25 điểm.
   -  Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc. (0,5 điểm)
   -  Mắc 2 lỗi chính tả, ngữ pháp trừ 0,25điểm.
       Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm.

      Câu 4: (5 điểm)
Em hiểu như thế nào câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công.

A.Yêu cầu:
             - Học sinh biết làm một bài nghị luận giải thích.
            -  Giải thích được ý nghĩa của câu tục ngữ và nêu được suy nghĩ, hành động của bản thân.
             -  Lý lẽ, lập luận rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục.
             -  Dẫn chứng phải chính xác, phù hợp.
             -  Câu văn trong sáng. Diễn đạt trôi chảy.  Không  mắc lỗi chính tả, từ ngữ và ngữ pháp.
             -  Bài làm phải đủ 3 phần:
                * Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận:   
                * Thân bài: Giải thích vấn đề
                  + Giải thích được ý nghĩa của câu tục ngữ.
                  + Nêu được nguyên nhân: Vì sao thất bại là mẹ thành công?
                  + Nhận thức và hành động của bản thân. 
                * Kết bài: Khẳng định vấn đề- Liên hệ bản thân.

B. Biểu điểm:
Điểm
Nội dung
5
Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết rõ đẹp.
4-4,5
Bài làm khá tốt. Giải thích, lập luận khá tốt vấn đề. Diễn đạt khá. Chữ rõ sạch. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
3-3,5
Bài làm khá. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng chính xác. Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
2,5
Bài làm trung bình. Giải thích được vấn đề.. Lập luận đôi chỗ còn vụng. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
2
Bài làm yếu. Diễn đạt lủng củng. Bố cục không rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
1
Chỉ viết vài dòng. Lạc đề.
0
Bỏ giấy trắng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét