Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

Thư gửi đức vua Lý Thái Tổ

Kính gửi Đức vua Lý Thái Tổ!

Thủ đô Hà Nội nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung đã trải qua bao thăng trầm biến cố lịch sử, cùng với đó là sự phát triển và lớn mạnh của đất nước trong quá trình tồn tại. Điều đó không thể không kể đến công lao của Đức vua.

Cháu được biết, Hà Nội đang chuẩn bị kỉ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, điều đó gắn liền với việc dời đô của Đức vua – một công việc mang ý nghĩa rất quan trọng. Trước đó, trong lịch sử ta có đến ba lần dời đô, có thể kể đến như: Thời kì dựng nước Văn Lang – Âu Lạc, Thời kì nghìn năm chống Bắc thuộc, Thời kì đầu độc lập vào thế kỉ X, và cuối cùng là đến việc dời đô của Đức vua.

Tượng đài vua Lý Thái Tổ ở bên cạnh Hồ Gươm.
Tượng đài vua Lý Thái Tổ ở bên cạnh Hồ Gươm.


Kinh đô là trung tâm chính trị - hành chính, gắn liền với trung tâm quân sự, kinh tế và văn hóa của một dân tộc. Không một triều đại, thể chế chính trị nào khi nắm quyền hành trong tay không nghĩ tới việc xác định vị trí đóng đô, vì nó quyết định nhiều tới vận mệnh quốc gia. Đất nước ta đã có từ lâu đời, và để tồn tại đến ngày nay quả là một quá trình lâu dài và bền bỉ.

Đức vua quả là một bậc hiền tài hiếm có, có tầm nhìn xa trông rộng và lo lắng đến đời sống nhân dân hết mức. Khi lên ngôi, Đức vua đã nhìn ra ở kinh đô Hoa Lư những mặt hạn chế không còn phù hợp với nhu cầu xây dựng đất nước trên quy mô lớn và đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở mang đời sống văn hóa.

Và rồi “xem khắp nước Việt” chỉ có khu vực Thành Đại La mới là “nơi thắng địa thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Trước khi dời Đô, Đức vua đã hỏi ý kiến của nhân dân, quần thần trong triều, điều đó cũng thể hiện Đức vua là người muốn nghe ý kiến, tôn trọng mong muốn nhân dân, yêu thương và luôn lo lắng đến đời sống của họ.

Đức vua là người có tầm nhìn rộng, xuyên suốt không gian cũng như thời gian khi chọn thành Đại La là kinh đô: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Vào mùa Thu tháng 7 năm Canh Tuất (1010), Đức vua đã đích thân việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La, nhân đó Đức vua đã đổi tên gọi Thành Đại La thành Thành Thăng Long. Cháu thấy rằng việc quyết định đổi tên là Thành Thăng Long chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. “Thăng Long” là biểu tượng của Rồng Bay, vừa mang khí thế vươn lên mạnh mẽ của dân tộc, vừa chứa đựng ý niệm thiêng liêng về cội nguồn Rồng Tiên và ước mơ về nguồn nước, mưa thuận gió hoà của cư dân Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.

Cũng kể từ đó, việc làm ăn của nhân dân Thăng Long thuận hòa hơn, nhân dân không phải chịu cảnh lụt lội, đời sống kinh tế phần nào đã tốt hơn, đất nước ổn định, phát triển. Và đến ngày nay, con cháu Rồng Tiên vẫn nối tiếp thành quả của Đức Vua trong sự nghiệp giữ gìn đất nước.

Đã gần tròn 1000 năm trôi qua, cuộc sống của nhân dân càng ngày càng phát triển: nhiều khu dân cư, nhà cao tầng, xí nghiệp... mọc lên. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như ngày nay không thể không kể đến công lao của Đức vua trong việc dời đô. Về các mặt trong đời sống, như y tế, giáo dục, kinh tế, văn hóa - xã hội... rất ổn định và phát triển. Con em được học hành tử tế, kinh tế luôn mở mang ra đa ngành nghề, Việt Nam gia nhập nhiều tổ chức quốc tế... . Việt Nam đang ngày càng mở cửa, tiếp xúc rộng rãi và khẳng định mình trên trường quốc tế với bạn bè năm châu.

Và Hà Nội - Trung tâm hành chính quốc gia, vẫn luôn sẵn sàng chuẩn bị cho các cuộc hội họp, hội nghị quốc tế. Hà Nội cũng là bộ mặt của đất nước, luôn luôn thể hiện mình, để có thể xứng tầm với thủ đô khác của thế giới. Cùng với đó, nhân dân Hà Nội đang nô nức đón chào Đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, gắn liền với việc dời đô của Đức vua.

Có thể nói việc chọn Thành Đại La là một việc vô cùng sáng suốt, nó thể hiện sự lớn mạnh, niềm tự hào sâu sắc của dân tộc Việt Nam quật cường. Quả thực, Đức vua là con người khéo biết đúc kết và kế thừa toàn bộ tri thức, kinh nghiệm của cha ông, vươn tới nhãn quan chính trị rộng lớn và tầm nhìn thiên niên kỷ. Đức vua còn tác giả đầu tiên, vĩ đại nhất của kinh đô Thăng Long - Kinh đô, Thủ đô của quốc gia Đại Việt, của đất nước Việt Nam nghìn năm qua và mãi mãi về sau.

Cuối thư cháu xin thay mặt những người dân Việt Nam gửi đến Đức vua sự biết ơn thành kính, sâu sắc về những công lao mà Đức vua đã cố gắng dựng nên vì cuộc sống của người dân Đất Việt xưa, và cả Việt Nam sau này. Cháu cũng hi vọng rằng dân tộc Việt Nam luôn quật cường, đứng vững dù có khó khăn xảy ra, biến cố nào đi chăng nữa, để luôn xứng đáng là Con Rồng Cháu Tiên, tiếp nối công lao của Đức vua.

Cháu – Người con Đất Việt

H.L

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

Thư gửi đức vua Lý Thái Tổ

Kính gửi Đức vua Lý Thái Tổ!

Thủ đô Hà Nội nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung đã trải qua bao thăng trầm biến cố lịch sử, cùng với đó là sự phát triển và lớn mạnh của đất nước trong quá trình tồn tại. Điều đó không thể không kể đến công lao của Đức vua.

Cháu được biết, Hà Nội đang chuẩn bị kỉ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, điều đó gắn liền với việc dời đô của Đức vua – một công việc mang ý nghĩa rất quan trọng. Trước đó, trong lịch sử ta có đến ba lần dời đô, có thể kể đến như: Thời kì dựng nước Văn Lang – Âu Lạc, Thời kì nghìn năm chống Bắc thuộc, Thời kì đầu độc lập vào thế kỉ X, và cuối cùng là đến việc dời đô của Đức vua.

Tượng đài vua Lý Thái Tổ ở bên cạnh Hồ Gươm.
Tượng đài vua Lý Thái Tổ ở bên cạnh Hồ Gươm.


Kinh đô là trung tâm chính trị - hành chính, gắn liền với trung tâm quân sự, kinh tế và văn hóa của một dân tộc. Không một triều đại, thể chế chính trị nào khi nắm quyền hành trong tay không nghĩ tới việc xác định vị trí đóng đô, vì nó quyết định nhiều tới vận mệnh quốc gia. Đất nước ta đã có từ lâu đời, và để tồn tại đến ngày nay quả là một quá trình lâu dài và bền bỉ.

Đức vua quả là một bậc hiền tài hiếm có, có tầm nhìn xa trông rộng và lo lắng đến đời sống nhân dân hết mức. Khi lên ngôi, Đức vua đã nhìn ra ở kinh đô Hoa Lư những mặt hạn chế không còn phù hợp với nhu cầu xây dựng đất nước trên quy mô lớn và đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở mang đời sống văn hóa.

Và rồi “xem khắp nước Việt” chỉ có khu vực Thành Đại La mới là “nơi thắng địa thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Trước khi dời Đô, Đức vua đã hỏi ý kiến của nhân dân, quần thần trong triều, điều đó cũng thể hiện Đức vua là người muốn nghe ý kiến, tôn trọng mong muốn nhân dân, yêu thương và luôn lo lắng đến đời sống của họ.

Đức vua là người có tầm nhìn rộng, xuyên suốt không gian cũng như thời gian khi chọn thành Đại La là kinh đô: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Vào mùa Thu tháng 7 năm Canh Tuất (1010), Đức vua đã đích thân việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La, nhân đó Đức vua đã đổi tên gọi Thành Đại La thành Thành Thăng Long. Cháu thấy rằng việc quyết định đổi tên là Thành Thăng Long chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. “Thăng Long” là biểu tượng của Rồng Bay, vừa mang khí thế vươn lên mạnh mẽ của dân tộc, vừa chứa đựng ý niệm thiêng liêng về cội nguồn Rồng Tiên và ước mơ về nguồn nước, mưa thuận gió hoà của cư dân Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.

Cũng kể từ đó, việc làm ăn của nhân dân Thăng Long thuận hòa hơn, nhân dân không phải chịu cảnh lụt lội, đời sống kinh tế phần nào đã tốt hơn, đất nước ổn định, phát triển. Và đến ngày nay, con cháu Rồng Tiên vẫn nối tiếp thành quả của Đức Vua trong sự nghiệp giữ gìn đất nước.

Đã gần tròn 1000 năm trôi qua, cuộc sống của nhân dân càng ngày càng phát triển: nhiều khu dân cư, nhà cao tầng, xí nghiệp... mọc lên. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như ngày nay không thể không kể đến công lao của Đức vua trong việc dời đô. Về các mặt trong đời sống, như y tế, giáo dục, kinh tế, văn hóa - xã hội... rất ổn định và phát triển. Con em được học hành tử tế, kinh tế luôn mở mang ra đa ngành nghề, Việt Nam gia nhập nhiều tổ chức quốc tế... . Việt Nam đang ngày càng mở cửa, tiếp xúc rộng rãi và khẳng định mình trên trường quốc tế với bạn bè năm châu.

Và Hà Nội - Trung tâm hành chính quốc gia, vẫn luôn sẵn sàng chuẩn bị cho các cuộc hội họp, hội nghị quốc tế. Hà Nội cũng là bộ mặt của đất nước, luôn luôn thể hiện mình, để có thể xứng tầm với thủ đô khác của thế giới. Cùng với đó, nhân dân Hà Nội đang nô nức đón chào Đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, gắn liền với việc dời đô của Đức vua.

Có thể nói việc chọn Thành Đại La là một việc vô cùng sáng suốt, nó thể hiện sự lớn mạnh, niềm tự hào sâu sắc của dân tộc Việt Nam quật cường. Quả thực, Đức vua là con người khéo biết đúc kết và kế thừa toàn bộ tri thức, kinh nghiệm của cha ông, vươn tới nhãn quan chính trị rộng lớn và tầm nhìn thiên niên kỷ. Đức vua còn tác giả đầu tiên, vĩ đại nhất của kinh đô Thăng Long - Kinh đô, Thủ đô của quốc gia Đại Việt, của đất nước Việt Nam nghìn năm qua và mãi mãi về sau.

Cuối thư cháu xin thay mặt những người dân Việt Nam gửi đến Đức vua sự biết ơn thành kính, sâu sắc về những công lao mà Đức vua đã cố gắng dựng nên vì cuộc sống của người dân Đất Việt xưa, và cả Việt Nam sau này. Cháu cũng hi vọng rằng dân tộc Việt Nam luôn quật cường, đứng vững dù có khó khăn xảy ra, biến cố nào đi chăng nữa, để luôn xứng đáng là Con Rồng Cháu Tiên, tiếp nối công lao của Đức vua.

Cháu – Người con Đất Việt

H.L

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét