Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Biểu tượng "Thăng Long“ qua các triều đại(2)

BBT mời gọi chư tôn đức, các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến lịch sử nước nhà tham gia cộng tác để chuyên trang này thực sự sinh động như chính lịch sử đã diễn ra. Mở đầu, GN xin giới thiệu bài "Biểu tượng ‘Thăng Long’ qua các triều đại" của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Phó ban Văn hóa T.Ư GHPGVN. G.N

Mùa xuân Canh Tuất (1010) tại kinh đô Hoa Lư, triều thần suy tôn Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế thay thế nhà Tiền Lê. Tháng 7, vua hạ chiếu dời đô về thành Đại La với lý do: "... xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là Thượng đô kinh sư truyền mãi muôn đời..."(1).

Khi thuyền ngự về đến bến sông dưới thành Đại La thì rồng vàng bay lên mừng đón. Điềm lành xuất hiện, dân chúng tung hô, lòng vua vô cùng hoan hỷ tin tưởng việc làm đã thuận lòng người, hợp ý Trời. Nên chọn hai chữ "Thăng Long" (Rồng bay) đặt tên kinh đô mới, mở đầu vận hội hưng thịnh, thái bình của đất nước Đại Việt.

Rồng vốn được người Việt tôn thờ làm vật tổ để bảo hộ giống nòi, làm cho gió hòa mưa thuận, mùa màng tốt tươi. Đạo Phật xem Rồng là một trong tám bộ chúng hộ trì Tam bảo(2). Do đó vào thời đầu tiên xây dựng kinh đô Thăng Long, đề tài "Rồng bay" là nguồn cảm hứng để nghệ nhân sáng tác chạm khắc, trang trí chùa tháp, cung điện cùng với các biểu tượng Phật giáo khác cho phù hợp tư tưởng "dân tộc, đạo pháp" của triều Lý. Các triều đại kế tiếp, hình tượng Rồng thay đổi dần theo tư tưởng Nho giáo.

RỒNG LÝ (1010-1225)

Biểu tượng "Thăng Long“ qua các triều đại

Đầu ngẩng cao, miệng há rộng đớp viên ngọc quý để lộ hai hàm răng nhọn. Răng nanh dài tỳ vào mũi như cái mào. Bờm và râu dài uốn lượn bay về phía đuôi. Thân dài như rắn, trên lưng có vây, dưới bụng có vảy ngang, uốn khúc thành nhiều đoạn từ lớn đến nhỏ dần, rất mềm mại, sinh động. Có bốn chân xòe ra ba móng.

Đồ án "Rồng bay" thiêng liêng suốt triều Lý không thay đổi. Hiện nay chỉ phát hiện được rồng Lý chạm khắc trên đá, đất nung dùng để trang trí, kiến trúc, không thấy xuất hiện trên các loại đồ gốm như chén, bát, thạp, chậu... phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

RỒNG TRẦN (1225-1413)

Nhà Trần thay nhà Lý, nhưng không gây nên những xáo trộn xã hội nặng nề. Đạo Phật vẫn được tôn trọng phát triển, làm hệ tư tưởng chính của thời đại. Tuy nhiên "Rồng Trần", theo lời dạy của Phật hoàng Trần Nhân Tông: "Nhà ta vốn là người vùng sông nước, đời đời ưa chuộng tính hùng dũng, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm hình rồng vào đùi để không quên gốc".

Do đó Rồng võ Trần ở giữa lưng võng xuống như yên ngựa, ít uốn khúc. Nanh, râu, bờm, chân đều ngắn hơn Rồng Lý, đầu mọc thêm sừng. Tạo dáng mập mạp, chắc khỏe chứ không uyển chuyển, sinh động như Rồng văn Lý. Biểu tượng Rồng đã phổ biến nên nghệ nhân sáng tạo ra nhiều kiểu dáng phong phú phục vụ cho nhu cầu xây dựng các công trình kiến trúc đình chùa nhân gian.

RỒNG LÊ SƠ (1428-1526)


Đầu thời Lê sơ, vẫn giữ được truyền thống Rồng Lý - Trần. Về sau, Rồng được xem là biểu tượng độc quyền của vua chúa chịu ảnh hưởng triều Minh - Trung Quốc, cấm hẳn dân gian sử dụng.

Đĩa trang trí có hình rồng, thời Lê sơ

Đồ án Rồng phải thay đổi cho phù hợp với tư tưởng quân chủ Nho giáo. Mặt rồng toát lên vẻ uy nghiêm, dữ tợn. Đầu có hai sừng dài như sừng hươu, mắt lồi to, mũi nở lớn như mũi sư tử, tai như tai trâu nằm sát dưới sừng. Đặc biệt có râu dài mọc ra dưới mắt, gần hai bên cánh mũi. Chân rồng Lê có năm móng xòe ra. Đồ án "Rồng mây" không chỉ điêu khắc trên gỗ, đá phục vụ công trình kiến trúc cung điện, lăng tẩm, mà còn được nghệ nhân dùng men lam thể hiện trên đồ gốm sứ ngự dụng tuyệt đẹp. Đạt đến đỉnh cao về mỹ thuật, kỹ thuật của ngành gốm sứ Việt Nam.

RỒNG MẠC (1527-1593)


Rồng Mạc trở về với truyền thống Rồng Việt thời Lý Trần, có thân mình tròn trịa, uốn khúc uyển chuyển. Thường đi chung với các đề tài Phật giáo thể hiện trên các vật phẩm phục vụ thờ cúng tại đình chùa. Tuy triều đại không được lâu dài nhưng để lại dấu ấn Rồng độc đáo trong kho tàng di sản dân tộc.

RỒNG LÊ TRỊNH (1533-1789)


Rồng "Thăng Long" đến thời này xuất hiện trên đồ sứ ký kiểu tại Cảnh Đức trấn, Trung Quốc để phục vụ nhu cầu trang trí, sinh hoạt của vua Lê, chúa Trịnh.
Bát sứ ký kiểu có hình rồng, thời Lê-Trịnh

Đồ án Rồng thời này được tỉa tót bờm, râu, vi, vảy rất tinh tế, sống động. Mặt Rồng toát lên thần thái uy nghiêm, cao quý tột đỉnh. Quanh thân có mây lành (tường vân - tản vân) lan tỏa, phần cuối là đuôi xòe khác hẳn rồng Trung Quốc cùng thời. Nghệ nhân cung đình Lê - Trịnh sáng tác kiểu mẫu tuyệt đẹp nhưng cũng nhờ ký kiểu gặp thời thịnh trị Khang Hy - Ung Chính - Càn Long nên mới chế tạo sản phẩm đồ sứ men "tam lam" tươi sáng như ngọc nổi bật trên nền sứ trắng tinh tuyệt vời như thế.

Một thoáng Rồng bay ngàn năm trôi qua! Cầu mong thiên niên kỷ mới, Rồng thiêng lại xuất hiện để bảo vệ giống nòi giữ vững non sông, phục hưng hào khí Đại Việt, xứng đáng huyền sử con Rồng cháu Tiên.

Trần Đình Sơn

Ghi chú: (1) Xem Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Lý: "Thái Tổ Hoàng Đế". (2) Tám bộ chúng: Trời - Rồng - Quỷ (Dạ xoa) - Thần hương thơm (Càn thát bà) - Thần chiến tranh (A-tu-la) - Thần chim đại bàng cánh vàng (Ca-lâu la) - Thần múa hát (Khẩn na la) - Thần rắn (Ma - hầu - la già).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Biểu tượng "Thăng Long“ qua các triều đại(2)

BBT mời gọi chư tôn đức, các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến lịch sử nước nhà tham gia cộng tác để chuyên trang này thực sự sinh động như chính lịch sử đã diễn ra. Mở đầu, GN xin giới thiệu bài "Biểu tượng ‘Thăng Long’ qua các triều đại" của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Phó ban Văn hóa T.Ư GHPGVN. G.N

Mùa xuân Canh Tuất (1010) tại kinh đô Hoa Lư, triều thần suy tôn Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế thay thế nhà Tiền Lê. Tháng 7, vua hạ chiếu dời đô về thành Đại La với lý do: "... xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là Thượng đô kinh sư truyền mãi muôn đời..."(1).

Khi thuyền ngự về đến bến sông dưới thành Đại La thì rồng vàng bay lên mừng đón. Điềm lành xuất hiện, dân chúng tung hô, lòng vua vô cùng hoan hỷ tin tưởng việc làm đã thuận lòng người, hợp ý Trời. Nên chọn hai chữ "Thăng Long" (Rồng bay) đặt tên kinh đô mới, mở đầu vận hội hưng thịnh, thái bình của đất nước Đại Việt.

Rồng vốn được người Việt tôn thờ làm vật tổ để bảo hộ giống nòi, làm cho gió hòa mưa thuận, mùa màng tốt tươi. Đạo Phật xem Rồng là một trong tám bộ chúng hộ trì Tam bảo(2). Do đó vào thời đầu tiên xây dựng kinh đô Thăng Long, đề tài "Rồng bay" là nguồn cảm hứng để nghệ nhân sáng tác chạm khắc, trang trí chùa tháp, cung điện cùng với các biểu tượng Phật giáo khác cho phù hợp tư tưởng "dân tộc, đạo pháp" của triều Lý. Các triều đại kế tiếp, hình tượng Rồng thay đổi dần theo tư tưởng Nho giáo.

RỒNG LÝ (1010-1225)

Biểu tượng "Thăng Long“ qua các triều đại

Đầu ngẩng cao, miệng há rộng đớp viên ngọc quý để lộ hai hàm răng nhọn. Răng nanh dài tỳ vào mũi như cái mào. Bờm và râu dài uốn lượn bay về phía đuôi. Thân dài như rắn, trên lưng có vây, dưới bụng có vảy ngang, uốn khúc thành nhiều đoạn từ lớn đến nhỏ dần, rất mềm mại, sinh động. Có bốn chân xòe ra ba móng.

Đồ án "Rồng bay" thiêng liêng suốt triều Lý không thay đổi. Hiện nay chỉ phát hiện được rồng Lý chạm khắc trên đá, đất nung dùng để trang trí, kiến trúc, không thấy xuất hiện trên các loại đồ gốm như chén, bát, thạp, chậu... phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

RỒNG TRẦN (1225-1413)

Nhà Trần thay nhà Lý, nhưng không gây nên những xáo trộn xã hội nặng nề. Đạo Phật vẫn được tôn trọng phát triển, làm hệ tư tưởng chính của thời đại. Tuy nhiên "Rồng Trần", theo lời dạy của Phật hoàng Trần Nhân Tông: "Nhà ta vốn là người vùng sông nước, đời đời ưa chuộng tính hùng dũng, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm hình rồng vào đùi để không quên gốc".

Do đó Rồng võ Trần ở giữa lưng võng xuống như yên ngựa, ít uốn khúc. Nanh, râu, bờm, chân đều ngắn hơn Rồng Lý, đầu mọc thêm sừng. Tạo dáng mập mạp, chắc khỏe chứ không uyển chuyển, sinh động như Rồng văn Lý. Biểu tượng Rồng đã phổ biến nên nghệ nhân sáng tạo ra nhiều kiểu dáng phong phú phục vụ cho nhu cầu xây dựng các công trình kiến trúc đình chùa nhân gian.

RỒNG LÊ SƠ (1428-1526)


Đầu thời Lê sơ, vẫn giữ được truyền thống Rồng Lý - Trần. Về sau, Rồng được xem là biểu tượng độc quyền của vua chúa chịu ảnh hưởng triều Minh - Trung Quốc, cấm hẳn dân gian sử dụng.

Đĩa trang trí có hình rồng, thời Lê sơ

Đồ án Rồng phải thay đổi cho phù hợp với tư tưởng quân chủ Nho giáo. Mặt rồng toát lên vẻ uy nghiêm, dữ tợn. Đầu có hai sừng dài như sừng hươu, mắt lồi to, mũi nở lớn như mũi sư tử, tai như tai trâu nằm sát dưới sừng. Đặc biệt có râu dài mọc ra dưới mắt, gần hai bên cánh mũi. Chân rồng Lê có năm móng xòe ra. Đồ án "Rồng mây" không chỉ điêu khắc trên gỗ, đá phục vụ công trình kiến trúc cung điện, lăng tẩm, mà còn được nghệ nhân dùng men lam thể hiện trên đồ gốm sứ ngự dụng tuyệt đẹp. Đạt đến đỉnh cao về mỹ thuật, kỹ thuật của ngành gốm sứ Việt Nam.

RỒNG MẠC (1527-1593)


Rồng Mạc trở về với truyền thống Rồng Việt thời Lý Trần, có thân mình tròn trịa, uốn khúc uyển chuyển. Thường đi chung với các đề tài Phật giáo thể hiện trên các vật phẩm phục vụ thờ cúng tại đình chùa. Tuy triều đại không được lâu dài nhưng để lại dấu ấn Rồng độc đáo trong kho tàng di sản dân tộc.

RỒNG LÊ TRỊNH (1533-1789)


Rồng "Thăng Long" đến thời này xuất hiện trên đồ sứ ký kiểu tại Cảnh Đức trấn, Trung Quốc để phục vụ nhu cầu trang trí, sinh hoạt của vua Lê, chúa Trịnh.
Bát sứ ký kiểu có hình rồng, thời Lê-Trịnh

Đồ án Rồng thời này được tỉa tót bờm, râu, vi, vảy rất tinh tế, sống động. Mặt Rồng toát lên thần thái uy nghiêm, cao quý tột đỉnh. Quanh thân có mây lành (tường vân - tản vân) lan tỏa, phần cuối là đuôi xòe khác hẳn rồng Trung Quốc cùng thời. Nghệ nhân cung đình Lê - Trịnh sáng tác kiểu mẫu tuyệt đẹp nhưng cũng nhờ ký kiểu gặp thời thịnh trị Khang Hy - Ung Chính - Càn Long nên mới chế tạo sản phẩm đồ sứ men "tam lam" tươi sáng như ngọc nổi bật trên nền sứ trắng tinh tuyệt vời như thế.

Một thoáng Rồng bay ngàn năm trôi qua! Cầu mong thiên niên kỷ mới, Rồng thiêng lại xuất hiện để bảo vệ giống nòi giữ vững non sông, phục hưng hào khí Đại Việt, xứng đáng huyền sử con Rồng cháu Tiên.

Trần Đình Sơn

Ghi chú: (1) Xem Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Lý: "Thái Tổ Hoàng Đế". (2) Tám bộ chúng: Trời - Rồng - Quỷ (Dạ xoa) - Thần hương thơm (Càn thát bà) - Thần chiến tranh (A-tu-la) - Thần chim đại bàng cánh vàng (Ca-lâu la) - Thần múa hát (Khẩn na la) - Thần rắn (Ma - hầu - la già).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét