Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Con rồng VN qua các triều đại phong kiến

Dân tộc Việt Nam mang trong mình truyền thuyết về rồng từ rất sớm. Bởi lẽ rồng gắn liền với mây mưa, với truyền thống văn hoá lúa nước. Người Việt ta coi rồng là biểu tượng cao đẹp nhất và luôn tự nhận mình là nguồn gốc con rồng cháu tiên. Tuy nhiên lịch sử dân tộc ta có thời kì trải qua gần 1000 năm Bắc thuộc, hình tượng con rồng đã bị phôi pha, cho đến khi giành được tự chủ thì hình tượng rồng đã trở lại với giá trị đích thực của nó. Trải qua các triều đai phong kiến thì hình tượng rồng VN cũng có nhiều sự thay đổi
- Rồng triều đại Đinh-Lê:
thời kỳ này chỉ kéo dài 42 năm lịch sử nhưng hình tượng rồng thời kì này đã được các bậc đế vương chú ý, Các nhà khảo cổ đã tìm ra các mẫu vật bằng đất nung có hình tượng rồng, tuy nhiên nó chỉ mang dáng vẻ mềm mại chưa có nhiều sự sáng tạo quyền uy
- Rồng triều đại Lý (1010-1225)
Trong các motip thời lý thì hình tượng con rồng hiện ra đầy sáng tạo, mọi thành phần tạo ra con rồng có bố cục chặt chẽ, và được sử dụng để trang trí nhiều công trình kiến trúc, những đường cong của rồng đã mềm mại dẻo dai và chắc chắn.
Hình tượng rồng thời Lý thoát thai từ rắn với cái miệng há to, hàm răng dưới nhỏ, nhọn hàm trên vươn ra hai dải xoắn nhau, chùm râu dài giữa cằm, hai má có bờm cuộn sóng bay ra sau. Thân rồng dạng rắn uốn lượn nhiều đoạn với hàng gai chạy dọc sống lưng. Bốn chân rồng giống như chân chim có ba móng vuốt dài và cong
Hình tượng rồng trong dân gian biểu hiện cho mây mưa và bảo hộ nông nghiệp, còn khi được cung đình hoá thì nó hiện thân cho vương quyền.
Hình tượng rông thời Lý được thể hiện rõ nét nhất tại:
- chùa Phật Tích (1057) chùa Dạm (1086)thuộc Bắc Ninh,
- Đôi rồng đá trạm thuộc khuôn viên Bách Thảo Hà nội
- Chùa Linh Xứng thuộc Thanh Hoá
- Rồng triều đại Trần ( 1225-1400)
Con rồng dưới triều Trần được sáng tạo với dáng vẻ cường tráng và uốn khúc hơn ( từ 4 đến 6 khúc) thân to nặng, thoát xa thân rắn, thêm cặp tai thú và cặp sừng dài hơn chia 2 hoặc 3 chạc. Chân có 4 móng như chân gà, thân có vảy, lưng gồ lên. Thời kì này đã xuất hiện hình tượng rồng chầu nguyệt
- Hình tượng này thấy rõ ở hình tượng rồng ở chùa Bối Khê thuộc Hà tây cũ hay tại chùa Phổ Minh thuộc Nam Định
- Rồng triều đại Lê ( thời Lê sơ cuối thế Kỷ 15)
Con rồng thời này vẫn ảnh hưởng phong cách rồng thời Trần, nhưng thân to và vạm vỡ hơn, uốn 3 hoặc 4 khúc. Hình tượng rồng Lê Sơ có trên văn bia của chùa Kim liên Hà nội, Bia đá chạm nổi ở Vĩnh lăng Thanh Hoá
- Rồng triều đại Mạc
thời kì này nghệ thuật dân gian phát triển mạnh, đặc biệt là nghệ thuật tao hình. Con rồng xuất hiện nhiều trên các kiến trúc thuộc cồng đồng làng xã, Nó đã gần gũi hơn với người dân nên hình tượng tương đối đơn sơ mộc mạc.Thân tròn lẳn dài và uốn những khúc lớn, có vẩy nhỏ và vây lớn như cá. Cũng trong thời kì này đã xuất hiện hình tượng cá chép hoá rồng, đây là điều mà chua từng xuất hiện ở các thời kì trước đó.
-Rồng thế kỉ 17
Thời kì này chế độ phong kiến suy tàn, văn hoá dân gian phát triển nở rộ, Các nghệ nhân đã thể hiên hình tượng con rồng mang khát vọng của nhân dân mong muốn mưa thuận gió hoà, công bằng xã hội.
Con rồng thời kì này không mang vị thế độc tôn mà bình dị thân ái bên những con vật thường ngày như chuột, khỉ, dơi... rồng cũng sinh con đẻ cái. Ở đình Quang Huệ ( thuộc Ba vì, hà nội ngày nay )ngươi ta đã tạc và khắc hình tượng đôi rồng ấp, Ở đền Điếm (Hoa Lư Ninh Bình ) trên nghi môn có hình tượng đôi rồng đang giao phối tượng trưng phồn thực dân gian
-Rồng thế kỷ 18
thời kì này triều Lê suy yếu, những con rồng chính thống suy tàn hẳn mà thay vào đó là một hệ thống hình ảnh rồng được cách điệu, được cấu thành từ 1 vật như đám mây, cây trúc, cành mai hoặc cá chép...để mô tả hình tượng rồng chính thống. Hiện tượng này người ta gọi là " hoá long".
-Rồng triều đại Nguyễn ( thế kỷ 19 và đầu thế kỉ 20)
Con rồng thời Nguyễn đã có sự chuyển biến đáng kể về hình dáng và tư tưởng. Rồng có tính phổ biến, mang đậm ý thức dân tộc và ước vọng phồn thực của dân Việt
Hình dáng chung của rồng thời Nguyễn là kiểu xoắn đuôi, râu cá trê. Nó là sự tổng hợp nhất của những chi tiết quy định: Sừng hươu, mặt quỷ, đầu lạc đà, mũi sư tử, thân rắn, vây cá chép, chân cá sấu, móng chim ưng. Rồng uốn lượn cố tình tạo ra một thế động với thân dài, ngắn, to không cố định.
Con rồng từ chỗ là vật tượng trưng cho sự phồn hoa và sức mạnh của dân tộc, nó đã nhanh chóng trở thành hình tượng quyên uy của nhà nước phong kiến. Hình ảnh rồng dùng để trang trí ở những nơi trang trọng nhất của cung vua, phủ chúa.Trong nhiều trường hợp rồng được gắn liền với hình ảnh của vua, hình ảnh rông như vây là mang thần sắc thịnh suy và dấu ấn nghệ thuật của từng triều đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Con rồng VN qua các triều đại phong kiến

Dân tộc Việt Nam mang trong mình truyền thuyết về rồng từ rất sớm. Bởi lẽ rồng gắn liền với mây mưa, với truyền thống văn hoá lúa nước. Người Việt ta coi rồng là biểu tượng cao đẹp nhất và luôn tự nhận mình là nguồn gốc con rồng cháu tiên. Tuy nhiên lịch sử dân tộc ta có thời kì trải qua gần 1000 năm Bắc thuộc, hình tượng con rồng đã bị phôi pha, cho đến khi giành được tự chủ thì hình tượng rồng đã trở lại với giá trị đích thực của nó. Trải qua các triều đai phong kiến thì hình tượng rồng VN cũng có nhiều sự thay đổi
- Rồng triều đại Đinh-Lê:
thời kỳ này chỉ kéo dài 42 năm lịch sử nhưng hình tượng rồng thời kì này đã được các bậc đế vương chú ý, Các nhà khảo cổ đã tìm ra các mẫu vật bằng đất nung có hình tượng rồng, tuy nhiên nó chỉ mang dáng vẻ mềm mại chưa có nhiều sự sáng tạo quyền uy
- Rồng triều đại Lý (1010-1225)
Trong các motip thời lý thì hình tượng con rồng hiện ra đầy sáng tạo, mọi thành phần tạo ra con rồng có bố cục chặt chẽ, và được sử dụng để trang trí nhiều công trình kiến trúc, những đường cong của rồng đã mềm mại dẻo dai và chắc chắn.
Hình tượng rồng thời Lý thoát thai từ rắn với cái miệng há to, hàm răng dưới nhỏ, nhọn hàm trên vươn ra hai dải xoắn nhau, chùm râu dài giữa cằm, hai má có bờm cuộn sóng bay ra sau. Thân rồng dạng rắn uốn lượn nhiều đoạn với hàng gai chạy dọc sống lưng. Bốn chân rồng giống như chân chim có ba móng vuốt dài và cong
Hình tượng rồng trong dân gian biểu hiện cho mây mưa và bảo hộ nông nghiệp, còn khi được cung đình hoá thì nó hiện thân cho vương quyền.
Hình tượng rông thời Lý được thể hiện rõ nét nhất tại:
- chùa Phật Tích (1057) chùa Dạm (1086)thuộc Bắc Ninh,
- Đôi rồng đá trạm thuộc khuôn viên Bách Thảo Hà nội
- Chùa Linh Xứng thuộc Thanh Hoá
- Rồng triều đại Trần ( 1225-1400)
Con rồng dưới triều Trần được sáng tạo với dáng vẻ cường tráng và uốn khúc hơn ( từ 4 đến 6 khúc) thân to nặng, thoát xa thân rắn, thêm cặp tai thú và cặp sừng dài hơn chia 2 hoặc 3 chạc. Chân có 4 móng như chân gà, thân có vảy, lưng gồ lên. Thời kì này đã xuất hiện hình tượng rồng chầu nguyệt
- Hình tượng này thấy rõ ở hình tượng rồng ở chùa Bối Khê thuộc Hà tây cũ hay tại chùa Phổ Minh thuộc Nam Định
- Rồng triều đại Lê ( thời Lê sơ cuối thế Kỷ 15)
Con rồng thời này vẫn ảnh hưởng phong cách rồng thời Trần, nhưng thân to và vạm vỡ hơn, uốn 3 hoặc 4 khúc. Hình tượng rồng Lê Sơ có trên văn bia của chùa Kim liên Hà nội, Bia đá chạm nổi ở Vĩnh lăng Thanh Hoá
- Rồng triều đại Mạc
thời kì này nghệ thuật dân gian phát triển mạnh, đặc biệt là nghệ thuật tao hình. Con rồng xuất hiện nhiều trên các kiến trúc thuộc cồng đồng làng xã, Nó đã gần gũi hơn với người dân nên hình tượng tương đối đơn sơ mộc mạc.Thân tròn lẳn dài và uốn những khúc lớn, có vẩy nhỏ và vây lớn như cá. Cũng trong thời kì này đã xuất hiện hình tượng cá chép hoá rồng, đây là điều mà chua từng xuất hiện ở các thời kì trước đó.
-Rồng thế kỉ 17
Thời kì này chế độ phong kiến suy tàn, văn hoá dân gian phát triển nở rộ, Các nghệ nhân đã thể hiên hình tượng con rồng mang khát vọng của nhân dân mong muốn mưa thuận gió hoà, công bằng xã hội.
Con rồng thời kì này không mang vị thế độc tôn mà bình dị thân ái bên những con vật thường ngày như chuột, khỉ, dơi... rồng cũng sinh con đẻ cái. Ở đình Quang Huệ ( thuộc Ba vì, hà nội ngày nay )ngươi ta đã tạc và khắc hình tượng đôi rồng ấp, Ở đền Điếm (Hoa Lư Ninh Bình ) trên nghi môn có hình tượng đôi rồng đang giao phối tượng trưng phồn thực dân gian
-Rồng thế kỷ 18
thời kì này triều Lê suy yếu, những con rồng chính thống suy tàn hẳn mà thay vào đó là một hệ thống hình ảnh rồng được cách điệu, được cấu thành từ 1 vật như đám mây, cây trúc, cành mai hoặc cá chép...để mô tả hình tượng rồng chính thống. Hiện tượng này người ta gọi là " hoá long".
-Rồng triều đại Nguyễn ( thế kỷ 19 và đầu thế kỉ 20)
Con rồng thời Nguyễn đã có sự chuyển biến đáng kể về hình dáng và tư tưởng. Rồng có tính phổ biến, mang đậm ý thức dân tộc và ước vọng phồn thực của dân Việt
Hình dáng chung của rồng thời Nguyễn là kiểu xoắn đuôi, râu cá trê. Nó là sự tổng hợp nhất của những chi tiết quy định: Sừng hươu, mặt quỷ, đầu lạc đà, mũi sư tử, thân rắn, vây cá chép, chân cá sấu, móng chim ưng. Rồng uốn lượn cố tình tạo ra một thế động với thân dài, ngắn, to không cố định.
Con rồng từ chỗ là vật tượng trưng cho sự phồn hoa và sức mạnh của dân tộc, nó đã nhanh chóng trở thành hình tượng quyên uy của nhà nước phong kiến. Hình ảnh rồng dùng để trang trí ở những nơi trang trọng nhất của cung vua, phủ chúa.Trong nhiều trường hợp rồng được gắn liền với hình ảnh của vua, hình ảnh rông như vây là mang thần sắc thịnh suy và dấu ấn nghệ thuật của từng triều đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét