Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

Minh Mạng - vị Hoàng Đế của cây lúa

Minh Mạng - vị Hoàng Đế của cây lúa

Trong tất cả các vua triều Nguyễn thì Minh Mạng (1820-1840) là vị vua để lại nhiều dấu ấn đậm nét nhất trong lịch sử nền nông nghiệp Việt Nam. Có thể nói 21 năm trị vì của ông là 21 năm làm nông nghiệp! Từ việc vĩ mô như tế Đàn Nam Giao cầu cho mùa màng tươi tốt, chủ lễ Tịch Điền (lễ vua cày ruộng), đúc Cửu Đình để khắc tạc vào muôn đời những sông đào, cây trồng, nông sản nước Việt... đến việc cụ thể như ra lệnh đào kênh Vĩnh Tế, di dân lập ấp, khai khẩn đất hoang, lấn biển lập nên hai huyện Kim Sơn, Tiền Hải, ra chỉ dụ tăng giá mua đường, hạ giá bán thóc cho các hộ sản xuất đường cát ở Quảng Ngãi, khuyến khích trồng mít bên đường cái quan để vừa có bóng râm cho người đi đường, có quả chống đói, vừa có gỗ làm nhà... Cảm động nhất là tư tưởng "dĩ nông vi bản" của vua Minh Mạng không chỉ là những chính sách, mà nó thấm rất sâu vào tâm thức của ông và biến thành tình cảm, thành máu thịt trong hàng trăm bài thơ tâm huyết còn lưu lại. Trong đó thơ viết về cây lúa chiếm vị trí độc tôn!

Sách "Chính sách khuyến nông dưới thời Minh Mạng" của Mai Khắc ứng (Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin - 1996) cho biết, thơ văn Minh Mạng để lại gồm 36 tập, khoảng 12.000 trang cỡ 20 x 30 cm. Trong đó có Ngự chế thi tập 73 quyển , được đóng thành 6 tập gồm 3.500 bài thơ trong đó thơ về cây lúa, về công việc đồng áng, thơ mừng mưa thuận gió hoà, về được mùa rất nhiều. Chỉ với chủ đề về cây lúa cũng đã tới 225 trang. Nhà vua nói: "Nước lấy dân làm gốc, dân lấy cái ăn là Trời. Tuy có cảnh tình, mây lành, chim phụng kỳ tập, kỳ lân ra đời, chẳng bằng được mùa là điềm lành trên hết !". Sau khi đích thân cày 3 vòng đi, 3 vòng về trong một lễ Tịch Điền năm Minh Mạng thứ 9, nhà vua xúc động nhận ra rằng, "việc cày cấy khó khăn hơn các nghề khác sao... Nên giáng ân chỉ trù chọn năm Minh Mạng thứ 10 trừ bớt 3 phần mười thuế lúa má...", rồi nhà vua đề thơ rằng:



Bỉnh lỗi tam thôi than vị quyện

Tùng canh cửu phản hãn như tương

Nhân tư cần khổ lao thiên mẫu

Viện giáng ân thi chiếu thập hàng.

(Ta cày 3 đường thì chưa thấy mệt.

Quan cày theo chín đường thì mồ hôi đầm đìa.

Từ đó mới biết người nông phu nhọc nhằn thế nào khi cày hàng ngàn mẫu ruộng.

Bèn xuống chỉ ra ấn chiếu vào năm Minh Mạng thứ 10.)

Đặc biệt, nhà vua còn cho khắc vẽ hơn 100 bài thơ của mình trong đó rất nhiều bài về cây lúa, về nghề nông vào Hiếu Lăng, nơi an nghỉ cuối cùng của ông! Thơ về Cây lúa Việt Nam đã theo ông vào cõi vĩnh hằng. Đó là điều chưa từng thấy trong lịch sử nước Việt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

Minh Mạng - vị Hoàng Đế của cây lúa

Minh Mạng - vị Hoàng Đế của cây lúa

Trong tất cả các vua triều Nguyễn thì Minh Mạng (1820-1840) là vị vua để lại nhiều dấu ấn đậm nét nhất trong lịch sử nền nông nghiệp Việt Nam. Có thể nói 21 năm trị vì của ông là 21 năm làm nông nghiệp! Từ việc vĩ mô như tế Đàn Nam Giao cầu cho mùa màng tươi tốt, chủ lễ Tịch Điền (lễ vua cày ruộng), đúc Cửu Đình để khắc tạc vào muôn đời những sông đào, cây trồng, nông sản nước Việt... đến việc cụ thể như ra lệnh đào kênh Vĩnh Tế, di dân lập ấp, khai khẩn đất hoang, lấn biển lập nên hai huyện Kim Sơn, Tiền Hải, ra chỉ dụ tăng giá mua đường, hạ giá bán thóc cho các hộ sản xuất đường cát ở Quảng Ngãi, khuyến khích trồng mít bên đường cái quan để vừa có bóng râm cho người đi đường, có quả chống đói, vừa có gỗ làm nhà... Cảm động nhất là tư tưởng "dĩ nông vi bản" của vua Minh Mạng không chỉ là những chính sách, mà nó thấm rất sâu vào tâm thức của ông và biến thành tình cảm, thành máu thịt trong hàng trăm bài thơ tâm huyết còn lưu lại. Trong đó thơ viết về cây lúa chiếm vị trí độc tôn!

Sách "Chính sách khuyến nông dưới thời Minh Mạng" của Mai Khắc ứng (Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin - 1996) cho biết, thơ văn Minh Mạng để lại gồm 36 tập, khoảng 12.000 trang cỡ 20 x 30 cm. Trong đó có Ngự chế thi tập 73 quyển , được đóng thành 6 tập gồm 3.500 bài thơ trong đó thơ về cây lúa, về công việc đồng áng, thơ mừng mưa thuận gió hoà, về được mùa rất nhiều. Chỉ với chủ đề về cây lúa cũng đã tới 225 trang. Nhà vua nói: "Nước lấy dân làm gốc, dân lấy cái ăn là Trời. Tuy có cảnh tình, mây lành, chim phụng kỳ tập, kỳ lân ra đời, chẳng bằng được mùa là điềm lành trên hết !". Sau khi đích thân cày 3 vòng đi, 3 vòng về trong một lễ Tịch Điền năm Minh Mạng thứ 9, nhà vua xúc động nhận ra rằng, "việc cày cấy khó khăn hơn các nghề khác sao... Nên giáng ân chỉ trù chọn năm Minh Mạng thứ 10 trừ bớt 3 phần mười thuế lúa má...", rồi nhà vua đề thơ rằng:



Bỉnh lỗi tam thôi than vị quyện

Tùng canh cửu phản hãn như tương

Nhân tư cần khổ lao thiên mẫu

Viện giáng ân thi chiếu thập hàng.

(Ta cày 3 đường thì chưa thấy mệt.

Quan cày theo chín đường thì mồ hôi đầm đìa.

Từ đó mới biết người nông phu nhọc nhằn thế nào khi cày hàng ngàn mẫu ruộng.

Bèn xuống chỉ ra ấn chiếu vào năm Minh Mạng thứ 10.)

Đặc biệt, nhà vua còn cho khắc vẽ hơn 100 bài thơ của mình trong đó rất nhiều bài về cây lúa, về nghề nông vào Hiếu Lăng, nơi an nghỉ cuối cùng của ông! Thơ về Cây lúa Việt Nam đã theo ông vào cõi vĩnh hằng. Đó là điều chưa từng thấy trong lịch sử nước Việt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét