Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

Trịnh Sâm -Thơ trên đá

Ở ngôi chúa 16 năm, tuần du khắp Đàng Ngoài và cả một phần Đàng Trong, chúa Trịnh Sâm được thưởng ngoạn nhiều thắng cảnh nước non đất Việt, những cảm nhận đó được ông chép lại thành thơ, khắc, tạc trên đá.

Bấy lâu, khi nói đến chúa Trịnh Sâm (ở ngôi chúa từ 1767 đến năm 1782, dưới triều vua Lê Hiển Tông, được tiến phong là Tĩnh Đô Vương, miếu hiệu là Thánh Tổ Thịnh Vương) thế nhân thường chỉ nói chuyện ông bỏ trưởng lập thứ (lập Trịnh Cán thay vì Trịnh Khải) dẫn đến loạn kiêu binh. Tĩnh Đô Vương cũng được cho là có điều tiếng trong việc hậu cung (mối quan hệ với Tuyên Phi Đặng Thị Huệ). Nhưng trong quá trình điều hành đất nước, ở vị chúa này có nhiều điều đặc biệt. Thời kỳ ông cầm quyền cũng là thời kỳ mà Việt Nam xuất hiện nhiều nhân tài: Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản (cha và anh Nguyễn Du), Lê Quý Đôn, Phan Huy Ích, Nguyễn Bá Lân, Ngô Thì Nhậm... Cũng chính chúa Trịnh Sâm bỏ lệ kiêng tên huý từ khoa thi năm 1769. Nhưng đặc biệt hơn cả ông còn là một thi nhân. Chỉ riêng chùa Hương, chúa Trịnh Sâm có hẳn một chùm thơ và cho khắc lên núi đá. Thật lạ, cổ nhân vẫn bảo "khôn văn tế, dại văn bia". Chúa Trịnh Sâm không biết điều đó hay biết rồi vẫn... dại?

Năm 1963, đã có năm bài thơ của chúa Trịnh Sâm đã được nhà thơ Xuân Diệu giới thiệu trong bài viết Cảnh đẹp Hương Sơn. Đây là một trong những lần hiếm hoi, thơ văn của ông xuất hiện trong những tác phẩm nghiên cứu, những tuyển tập thơ hiện đại.

Chúa Trịnh Sâm đã viết về Chùa Hương:

"Kìa kìa quy phượng ngong kinh bối
Nọ nọ lân long lắng giáo Thiền
Cảnh lạ thú màu khôn kể xiết
Thanh kỳ đệ nhất chốn Nam thiên"
(Trích "Chơi động Hương Tích")

Cái độc đáo của Chơi động Hương Tích là nhà thơ đã mượn hình ảnh "quy phượng ngong kinh Bối", "long lân lắng giáo Thiền" (kinh Bối: kinh chép trên lá bối, giáo Thiền: giáo lý nhà Phật) để nói về lòng người hướng về cõi Phật.


Cũng ở Hương Sơn, thi sĩ Trịnh Sâm đã viết về núi Hinh Bồng:

“Đường núi quanh co lẩn một nơi
Thợ trời đục chạm mấy muôn đời
Sườn non phơ phất cây lồng bóng
Khe suối long lanh nước lộn trời
Ráng đỏ nghìn lần như gấm dệt
Mầm non muôn nhũ tưởng châu rơi
Sự vui chốn đó đâu bay đến
Cảnh đẹp khôn đem hoạ hết lời".
Là một ông chúa nhưng ít thấy thơ Trịnh Sâm rơi vào cách viết khuôn sáo cung đình. Thơ Trịnh Sâm là cảm hứng khởi nguồn từ cảnh đẹp non sông, tự hào về giang sơn hùng vĩ. Những rung cảm tinh tế trước cảnh sắc thiên nhiên khiến từng ngọn núi, dòng sông được tái hiện trong thơ như có thần thái riêng. Con người thi sĩ trong Trịnh Sâm bộc lộ một cách toàn vẹn qua ngọn bút đầy lãng mạn, trữ tình. Điều này thể hiện rõ hơn qua đoạn chú bài Vịnh động Hồ Công (một động đẹp nổi tiếng của châu Ái, tức Thanh Hoá), chúa viết: "Châu Ái ta đất hưng vượng, núi sông nhiều nơi kỳ lạ đáng yêu. Hôm qua, ta đi bái yết Sơn lăng, đến thăm núi Tiên, nhận ra nơi chùa cổ. Bức bình phong mây lung linh quả là một bầu trời vô cùng đẹp, bỗng cao hứng viết một bài thất ngôn Đường luật". Bài thơ có nhiều hình ảnh kỳ thú như:

"Bóng mây chấp chới hình tiên bước
Hang nắng lung linh dáng hoả lò"
Ngược dòng lịch sử, truyền thống "thạch thi" đã được khởi nguồn từ rất sớm trong dòng lịch sử văn hoá Đại Việt. Nhà thơ đời Trần Trương Hán Siêu đã có bài Dục Thuý sơn đề trên núi Dục Thuý (ở tỉnh Ninh Bình), rồi vị vua hiển hách Lê Thánh Tông cũng có hàng chục bài thơ khắc vào đá núi (là núi Truyền Đăng ở Quảng Ninh, vì được vua Lê Thánh Tông khắc thơ khắc thơ nên gọi là núi Bài Thơ), tiếp nối truyền thống đó là những Lê Hiến Tông, Ngô Thì Nhậm...

"Cái dại" của những người đề thơ lên đá để hậu thế trông vào bắt nguồn từ một bản lĩnh, một trình độ học vấn uyên thâm và một khối nặng tình với non nước Đại Việt. Thịnh Vương Trịnh Sâm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho truyền thống "thạch thi" của đất Việt.

Thơ trên đá của Chúa Trịnh Sâm rải rác từ Cao Bằng, Lạng Sơn, cho đến Thanh Hoá, Nghệ An..., thường gắn với các cuộc tuần du, khảo sát như Đại Việt sử ký tục biên từng chép: "xem núi sông, coi trấn sở, xét quan lại, thăm hỏi ân tình của dân...". Đá núi chẳng thể mãi "trơ gan cùng tuế nguyệt", hơn hai trăm năm kể từ ngày ông từ giã cõi trần, nhiều tác phẩm của Tĩnh Đô Vương đã bị phá hoại. Trong số này, hai bài khắc trên vách núi Bằng Trình (xã Thiệu Hợp, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã cùng với ngôi chùa Thái Bình đổ xuống đáy sông Chu. Khoảng những năm 40 của thế kỷ trước, một bài thơ trên đá khác của Tĩnh Đô Vương bị đổ. Thật may mắn, nhân dân địa phương đã dựng lại tảng đá đề thơ của Chúa vào năm 1994, cho dù tốn không ít công sức. Bảo tồn "thạch thi" của Chúa Trịnh Sâm và của nhiều thi sĩ khác là vấn đề cần quan tâm trong bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

Trịnh Sâm -Thơ trên đá

Ở ngôi chúa 16 năm, tuần du khắp Đàng Ngoài và cả một phần Đàng Trong, chúa Trịnh Sâm được thưởng ngoạn nhiều thắng cảnh nước non đất Việt, những cảm nhận đó được ông chép lại thành thơ, khắc, tạc trên đá.

Bấy lâu, khi nói đến chúa Trịnh Sâm (ở ngôi chúa từ 1767 đến năm 1782, dưới triều vua Lê Hiển Tông, được tiến phong là Tĩnh Đô Vương, miếu hiệu là Thánh Tổ Thịnh Vương) thế nhân thường chỉ nói chuyện ông bỏ trưởng lập thứ (lập Trịnh Cán thay vì Trịnh Khải) dẫn đến loạn kiêu binh. Tĩnh Đô Vương cũng được cho là có điều tiếng trong việc hậu cung (mối quan hệ với Tuyên Phi Đặng Thị Huệ). Nhưng trong quá trình điều hành đất nước, ở vị chúa này có nhiều điều đặc biệt. Thời kỳ ông cầm quyền cũng là thời kỳ mà Việt Nam xuất hiện nhiều nhân tài: Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản (cha và anh Nguyễn Du), Lê Quý Đôn, Phan Huy Ích, Nguyễn Bá Lân, Ngô Thì Nhậm... Cũng chính chúa Trịnh Sâm bỏ lệ kiêng tên huý từ khoa thi năm 1769. Nhưng đặc biệt hơn cả ông còn là một thi nhân. Chỉ riêng chùa Hương, chúa Trịnh Sâm có hẳn một chùm thơ và cho khắc lên núi đá. Thật lạ, cổ nhân vẫn bảo "khôn văn tế, dại văn bia". Chúa Trịnh Sâm không biết điều đó hay biết rồi vẫn... dại?

Năm 1963, đã có năm bài thơ của chúa Trịnh Sâm đã được nhà thơ Xuân Diệu giới thiệu trong bài viết Cảnh đẹp Hương Sơn. Đây là một trong những lần hiếm hoi, thơ văn của ông xuất hiện trong những tác phẩm nghiên cứu, những tuyển tập thơ hiện đại.

Chúa Trịnh Sâm đã viết về Chùa Hương:

"Kìa kìa quy phượng ngong kinh bối
Nọ nọ lân long lắng giáo Thiền
Cảnh lạ thú màu khôn kể xiết
Thanh kỳ đệ nhất chốn Nam thiên"
(Trích "Chơi động Hương Tích")

Cái độc đáo của Chơi động Hương Tích là nhà thơ đã mượn hình ảnh "quy phượng ngong kinh Bối", "long lân lắng giáo Thiền" (kinh Bối: kinh chép trên lá bối, giáo Thiền: giáo lý nhà Phật) để nói về lòng người hướng về cõi Phật.


Cũng ở Hương Sơn, thi sĩ Trịnh Sâm đã viết về núi Hinh Bồng:

“Đường núi quanh co lẩn một nơi
Thợ trời đục chạm mấy muôn đời
Sườn non phơ phất cây lồng bóng
Khe suối long lanh nước lộn trời
Ráng đỏ nghìn lần như gấm dệt
Mầm non muôn nhũ tưởng châu rơi
Sự vui chốn đó đâu bay đến
Cảnh đẹp khôn đem hoạ hết lời".
Là một ông chúa nhưng ít thấy thơ Trịnh Sâm rơi vào cách viết khuôn sáo cung đình. Thơ Trịnh Sâm là cảm hứng khởi nguồn từ cảnh đẹp non sông, tự hào về giang sơn hùng vĩ. Những rung cảm tinh tế trước cảnh sắc thiên nhiên khiến từng ngọn núi, dòng sông được tái hiện trong thơ như có thần thái riêng. Con người thi sĩ trong Trịnh Sâm bộc lộ một cách toàn vẹn qua ngọn bút đầy lãng mạn, trữ tình. Điều này thể hiện rõ hơn qua đoạn chú bài Vịnh động Hồ Công (một động đẹp nổi tiếng của châu Ái, tức Thanh Hoá), chúa viết: "Châu Ái ta đất hưng vượng, núi sông nhiều nơi kỳ lạ đáng yêu. Hôm qua, ta đi bái yết Sơn lăng, đến thăm núi Tiên, nhận ra nơi chùa cổ. Bức bình phong mây lung linh quả là một bầu trời vô cùng đẹp, bỗng cao hứng viết một bài thất ngôn Đường luật". Bài thơ có nhiều hình ảnh kỳ thú như:

"Bóng mây chấp chới hình tiên bước
Hang nắng lung linh dáng hoả lò"
Ngược dòng lịch sử, truyền thống "thạch thi" đã được khởi nguồn từ rất sớm trong dòng lịch sử văn hoá Đại Việt. Nhà thơ đời Trần Trương Hán Siêu đã có bài Dục Thuý sơn đề trên núi Dục Thuý (ở tỉnh Ninh Bình), rồi vị vua hiển hách Lê Thánh Tông cũng có hàng chục bài thơ khắc vào đá núi (là núi Truyền Đăng ở Quảng Ninh, vì được vua Lê Thánh Tông khắc thơ khắc thơ nên gọi là núi Bài Thơ), tiếp nối truyền thống đó là những Lê Hiến Tông, Ngô Thì Nhậm...

"Cái dại" của những người đề thơ lên đá để hậu thế trông vào bắt nguồn từ một bản lĩnh, một trình độ học vấn uyên thâm và một khối nặng tình với non nước Đại Việt. Thịnh Vương Trịnh Sâm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho truyền thống "thạch thi" của đất Việt.

Thơ trên đá của Chúa Trịnh Sâm rải rác từ Cao Bằng, Lạng Sơn, cho đến Thanh Hoá, Nghệ An..., thường gắn với các cuộc tuần du, khảo sát như Đại Việt sử ký tục biên từng chép: "xem núi sông, coi trấn sở, xét quan lại, thăm hỏi ân tình của dân...". Đá núi chẳng thể mãi "trơ gan cùng tuế nguyệt", hơn hai trăm năm kể từ ngày ông từ giã cõi trần, nhiều tác phẩm của Tĩnh Đô Vương đã bị phá hoại. Trong số này, hai bài khắc trên vách núi Bằng Trình (xã Thiệu Hợp, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã cùng với ngôi chùa Thái Bình đổ xuống đáy sông Chu. Khoảng những năm 40 của thế kỷ trước, một bài thơ trên đá khác của Tĩnh Đô Vương bị đổ. Thật may mắn, nhân dân địa phương đã dựng lại tảng đá đề thơ của Chúa vào năm 1994, cho dù tốn không ít công sức. Bảo tồn "thạch thi" của Chúa Trịnh Sâm và của nhiều thi sĩ khác là vấn đề cần quan tâm trong bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét