Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

NHÀ TRẦN (1225 - 1400) - QUỐC HIỆU ĐẠI VIỆT

NHÀ TRẦN (1225 - 1400) - QUỐC HIỆU ĐẠI VIỆT - KINH ĐÔ THĂNG LONG - PHẦN 1
Như chúng ta đã biết, sau 215 năm tồn tại, nhà Lý đã đến hồi thoái trào. Trong bối cảnh lịch sử bấy giờ, dưới sự sắp đặt của Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, nhà Lý dần dần chuyển giao sang nhà Trần dưới hình thức Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (năm 1225). Cho đến tận ngày nay, vai trò của Trần Thủ Độ, giữa công và tội, vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi trong giới sử gia. Tuy nhiên, theo quan điểm của riêng tôi, Trần Thủ Độ chính là cầu nối, đưa lịch sử Việt Nam bước sang một trang vàng chói lọi...

1. Trần Thái Tông (Trần Cảnh, 1225 - 1258)

Sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần - 1218, con thứ của ông Trần Thừa và bà họ Lê. Tổ tiên Nhà Trần là Trần Kính vốn gốc ở Đông Triều (Quảng Ninh) chuyên nghề đánh cá, đến ở hương Tức Mạc, phủ Thiên Trường (nay là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), sinh ra Trần Hấp, Trần Hấp sinh ra Trần Lý.

Trần Lý sinh ra Trần Thừa, Trần Tự Khánh và Trần Thị Dung. Trần Thủ Độ là cháu họ, được Trần Lý nuôi nấng từ nhỏ coi như con. Trần Thừa sinh ra Trần Liễu và Trần Cảnh là con trai, sau có mối tình với cô thôn nữ ở thôn Bà Liệt tên là Tần, sinh ra Trần Bá Liệt. Dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, lúc đó là Điện Tiền chỉ huy sứ, ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu - 1225, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.

Ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu - 1225, Trần Cảnh chính thức lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung, phong Lý Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh Hoàng hậu, phong Trần Thủ Độ là Thái sư thống quốc hành quân vụ chinh thảo sự.

Mùa hạ, tháng 6 năm Nhâm Thìn - 1232, vua Trần Thái Tông ban bố các chữ quốc huý và miếu huý.

Vì Tổ nhà Trần là Trần Lý mới đổi họ Lý sang họ Nguyễn. Năm Đinh Dậu - 1237, Trần Thái Tông lấy Chiêu thánh Hoàng hậu đã 12 năm mà chưa có con. Trần Thủ Độ và vợ là công chúa Thiên Cực ép vua Trần Thái Tông bỏ Chiêu Thánh để lấy chị dâu (vợ Trần Liễu) là công chúa Thuận Thiên đã có mang 3 tháng làm Hoàng hậu. Trần Liễu tức giận đem quân ra sông Cái làm loạn. Còn vua Trần Thái Tông đang đêm bỏ trốn lên chùa Phù Vân, núi Yên Tử, Quảng Ninh để phản đối.

Trần Thủ Độ dẫn các triều thần lên núi mời vua trở về kinh sư. Vua nói: "Vì trẫm non trẻ chưa cáng đáng nổi sứ mệnh nặng nề, phụ hoàng lại vội lìa bỏ, sớm mất chỗ trông cậy, nên không dám giữ ngôi vua mà làm nhục xã tắc".

Trần Thủ Độ cố nài xin nhiều lần, vua vẫn không nghe, mới bảo mọi người rằng: "Xa giá ở đâu là triều đình ở đó". Rồi sai người xây dựng cung điện. Bấy giờ nhà vua mới chịu về kinh đô.

Trần Liễu làm loạn ở sông Cái được vài tuần, lượng thấy thế cô, bèn ngầm đi thuyền đến chỗ vua xin hàng, anh em nhìn nhau mà khóc.

Trần Thủ Độ nghe tin, đến thẳng thuyền vua, rút gươm định giết Trần Liễu. Nhà vua phải lấy thân mình che đỡ cho anh. Trần Thủ Độ tức lắm ném gươm xuống sông nói: "Ta chỉ là con chó săn thôi, biết đâu anh em các người thuận nghịch thế nào?"

Vua nói giải hoà, rồi bảo Trần Thủ Độ rút quân về.

Nhà vua lấy đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang (nay là Đông Triều, Yên Hưng, Quảng Ninh) là đất thang mộc và phong cho anh là Yên Sinh Vương.

Hoàng hậu Thuận Thiên sau sinh ra Quốc Khang, thái tử Hoảng, Quang Khải, Nhật Vĩnh, ích Tắc, Nhật Duật đều được phong Vương, và các công chúa Thiều Dương, Thuỵ Bảo.

Kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ nhất (1258)

Năm Đinh Tỵ - 1257, Hốt Tất Liệt sai một đạo quân do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy đánh lấy nước Đại Lý (Vân Nam) và sai sứ sang dụ ta hàng. Vua Trần Thái Tông bắt giam sứ Mông Cổ và hạ lệnh cho các quan ngoài biên ải đề phòng cẩn mật.

Sau ba lần sứ sang Đại Việt đều không thấy về, ngày 12 tháng 12 năm 1257, Hốt Tất Liệt sai danh tướng Ngột Lương Hợp Thai đem 10 vạn quân sang xâm lược nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn, toàn quân và toàn quân ta đã dũng cảm chống quân xâm lược Nguyên - Mông, một đế quốc hung hãn và mạnh nhất thời đại. Bấy giờ. quân Nguyên - Mông đã chiếm đóng hầu khắp châu Âu, đến tận Ba Tư và đã chiếm đóng gần hết Trung Quốc.

Thế giặc mạnh quá, để bảo toàn lực lượng, ta phải bỏ kinh đô Thăng Long lui quân về giữ Mãn Trù, Khoái Châu, Hưng Yên. Vua Trần Thái Tông hỏi ý kiến Thái uý Nhật Hiệu thì Nhật Hiệu lấy nước viết vào mạn thuyền hai chữ "Nhập Tống". Vua lại đến hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ khảng khái nói rằng: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".

Quân dân Đại Việt ta đã dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để tiêu hao sinh lực kẻ thù, đợi cho kẻ thù bị quẫn bách về lương thực, khốn khổ vì không hợp thuỷ thổ. Quân ta tổ chức phản công địch ở Đông Bộ Đầu thắng lợi, quân Nguyên phải rút chạy về nước. Thế là đất nước ta sạch bóng quân thù, giữ vững được nền độc lập của Tổ quốc.

Ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ - 1258, vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, đây là một cách tập sự cho con quen với việc trị nước. Triều đình tôn Thái Tông lên làm Thái Thượng hoàng để cùng coi việc nước.

Ngày mồng 1 tháng 4 năm Đinh Sửu - 1277, Thái Thượng hoàng mất, thọ 60 tuổi, trị vì được 33 năm, làm Thái Thượng hoàng 19 năm.

2. Trần Thánh Tông (Trần Hoảng, 1258 - 1278)

Là con trưởng dòng đích của Thái Tông, mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng Thái hậu Lý Thị, sinh ngày 25 tháng 9 năm Canh Tý - 1240. Ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ - 1258 lên ngôi hoàng đế đổi niên hiệu là Thiệu Long năm thứ 1.

Thánh Tông là một vị vua nhân từ độ lượng, hết lòng chăm lo việc nước. Về đối nội, nhà vua khuyến khích khai khẩn đất hoang, mở mang điền trang thái ấp bằng cách chiêu tập những người nghèo đói lưu lạc, giúp họ an cư lạc nghiệp. Nhà vua khuyến khích việc học hành bằng cách mở các khoa thi để lựa chọn người tài mà trọng dụng, thời Trần đã xuất hiện "Lưỡng quốc Trạng nguyên" Mạc Đĩnh Chi, nhà sử học Lê Văn Hưu đã viết bộ quốc sử đầu tiên của nước ta là "Đại Việt sử ký".

Về đối ngoại. Lúc đó nhà Nguyên đã chiếm toàn bộ Trung Quốc của nhà Tống, đang chuẩn bị điều kiện để thôn tính Đại Việt, chúng sai sứ sang phong Vương cho Vua Trần Thánh Tông và bắt nước ta cứ 3 năm một lần cống nạp nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói, thầy tướng số và những nghệ nhân giỏi mỗi loại 3 người cùng với những sản vật: sừng tê giác, ngà voi, đồi mồi, châu báu và những vật lạ khác, chúng còn đòi đặt quan Chưởng ấp giám sát các châu quận Đại Việt để chuẩn bị xâm lược nước ta.

Vua Trần Thánh Tông đã thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, nhằm bảo vệ danh dự và nền độc lập của Tổ quốc. Mặt khác, quan tâm đến việc luyện tập quân sĩ, tích trữ lương thực, vũ khí chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai. Vua Trần Thánh Tông ở ngôi được 20 năm, làm Thái Thượng hoàng 12 năm. Ngày 25 tháng 5 năm Canh Dần - 1290 Thái Thượng Hoàng mất ở cung Nhâm Thọ, hưởng thọ 51 tuổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

NHÀ TRẦN (1225 - 1400) - QUỐC HIỆU ĐẠI VIỆT

NHÀ TRẦN (1225 - 1400) - QUỐC HIỆU ĐẠI VIỆT - KINH ĐÔ THĂNG LONG - PHẦN 1
Như chúng ta đã biết, sau 215 năm tồn tại, nhà Lý đã đến hồi thoái trào. Trong bối cảnh lịch sử bấy giờ, dưới sự sắp đặt của Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, nhà Lý dần dần chuyển giao sang nhà Trần dưới hình thức Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (năm 1225). Cho đến tận ngày nay, vai trò của Trần Thủ Độ, giữa công và tội, vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi trong giới sử gia. Tuy nhiên, theo quan điểm của riêng tôi, Trần Thủ Độ chính là cầu nối, đưa lịch sử Việt Nam bước sang một trang vàng chói lọi...

1. Trần Thái Tông (Trần Cảnh, 1225 - 1258)

Sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần - 1218, con thứ của ông Trần Thừa và bà họ Lê. Tổ tiên Nhà Trần là Trần Kính vốn gốc ở Đông Triều (Quảng Ninh) chuyên nghề đánh cá, đến ở hương Tức Mạc, phủ Thiên Trường (nay là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), sinh ra Trần Hấp, Trần Hấp sinh ra Trần Lý.

Trần Lý sinh ra Trần Thừa, Trần Tự Khánh và Trần Thị Dung. Trần Thủ Độ là cháu họ, được Trần Lý nuôi nấng từ nhỏ coi như con. Trần Thừa sinh ra Trần Liễu và Trần Cảnh là con trai, sau có mối tình với cô thôn nữ ở thôn Bà Liệt tên là Tần, sinh ra Trần Bá Liệt. Dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, lúc đó là Điện Tiền chỉ huy sứ, ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu - 1225, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.

Ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu - 1225, Trần Cảnh chính thức lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung, phong Lý Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh Hoàng hậu, phong Trần Thủ Độ là Thái sư thống quốc hành quân vụ chinh thảo sự.

Mùa hạ, tháng 6 năm Nhâm Thìn - 1232, vua Trần Thái Tông ban bố các chữ quốc huý và miếu huý.

Vì Tổ nhà Trần là Trần Lý mới đổi họ Lý sang họ Nguyễn. Năm Đinh Dậu - 1237, Trần Thái Tông lấy Chiêu thánh Hoàng hậu đã 12 năm mà chưa có con. Trần Thủ Độ và vợ là công chúa Thiên Cực ép vua Trần Thái Tông bỏ Chiêu Thánh để lấy chị dâu (vợ Trần Liễu) là công chúa Thuận Thiên đã có mang 3 tháng làm Hoàng hậu. Trần Liễu tức giận đem quân ra sông Cái làm loạn. Còn vua Trần Thái Tông đang đêm bỏ trốn lên chùa Phù Vân, núi Yên Tử, Quảng Ninh để phản đối.

Trần Thủ Độ dẫn các triều thần lên núi mời vua trở về kinh sư. Vua nói: "Vì trẫm non trẻ chưa cáng đáng nổi sứ mệnh nặng nề, phụ hoàng lại vội lìa bỏ, sớm mất chỗ trông cậy, nên không dám giữ ngôi vua mà làm nhục xã tắc".

Trần Thủ Độ cố nài xin nhiều lần, vua vẫn không nghe, mới bảo mọi người rằng: "Xa giá ở đâu là triều đình ở đó". Rồi sai người xây dựng cung điện. Bấy giờ nhà vua mới chịu về kinh đô.

Trần Liễu làm loạn ở sông Cái được vài tuần, lượng thấy thế cô, bèn ngầm đi thuyền đến chỗ vua xin hàng, anh em nhìn nhau mà khóc.

Trần Thủ Độ nghe tin, đến thẳng thuyền vua, rút gươm định giết Trần Liễu. Nhà vua phải lấy thân mình che đỡ cho anh. Trần Thủ Độ tức lắm ném gươm xuống sông nói: "Ta chỉ là con chó săn thôi, biết đâu anh em các người thuận nghịch thế nào?"

Vua nói giải hoà, rồi bảo Trần Thủ Độ rút quân về.

Nhà vua lấy đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang (nay là Đông Triều, Yên Hưng, Quảng Ninh) là đất thang mộc và phong cho anh là Yên Sinh Vương.

Hoàng hậu Thuận Thiên sau sinh ra Quốc Khang, thái tử Hoảng, Quang Khải, Nhật Vĩnh, ích Tắc, Nhật Duật đều được phong Vương, và các công chúa Thiều Dương, Thuỵ Bảo.

Kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ nhất (1258)

Năm Đinh Tỵ - 1257, Hốt Tất Liệt sai một đạo quân do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy đánh lấy nước Đại Lý (Vân Nam) và sai sứ sang dụ ta hàng. Vua Trần Thái Tông bắt giam sứ Mông Cổ và hạ lệnh cho các quan ngoài biên ải đề phòng cẩn mật.

Sau ba lần sứ sang Đại Việt đều không thấy về, ngày 12 tháng 12 năm 1257, Hốt Tất Liệt sai danh tướng Ngột Lương Hợp Thai đem 10 vạn quân sang xâm lược nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn, toàn quân và toàn quân ta đã dũng cảm chống quân xâm lược Nguyên - Mông, một đế quốc hung hãn và mạnh nhất thời đại. Bấy giờ. quân Nguyên - Mông đã chiếm đóng hầu khắp châu Âu, đến tận Ba Tư và đã chiếm đóng gần hết Trung Quốc.

Thế giặc mạnh quá, để bảo toàn lực lượng, ta phải bỏ kinh đô Thăng Long lui quân về giữ Mãn Trù, Khoái Châu, Hưng Yên. Vua Trần Thái Tông hỏi ý kiến Thái uý Nhật Hiệu thì Nhật Hiệu lấy nước viết vào mạn thuyền hai chữ "Nhập Tống". Vua lại đến hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ khảng khái nói rằng: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".

Quân dân Đại Việt ta đã dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để tiêu hao sinh lực kẻ thù, đợi cho kẻ thù bị quẫn bách về lương thực, khốn khổ vì không hợp thuỷ thổ. Quân ta tổ chức phản công địch ở Đông Bộ Đầu thắng lợi, quân Nguyên phải rút chạy về nước. Thế là đất nước ta sạch bóng quân thù, giữ vững được nền độc lập của Tổ quốc.

Ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ - 1258, vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, đây là một cách tập sự cho con quen với việc trị nước. Triều đình tôn Thái Tông lên làm Thái Thượng hoàng để cùng coi việc nước.

Ngày mồng 1 tháng 4 năm Đinh Sửu - 1277, Thái Thượng hoàng mất, thọ 60 tuổi, trị vì được 33 năm, làm Thái Thượng hoàng 19 năm.

2. Trần Thánh Tông (Trần Hoảng, 1258 - 1278)

Là con trưởng dòng đích của Thái Tông, mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng Thái hậu Lý Thị, sinh ngày 25 tháng 9 năm Canh Tý - 1240. Ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ - 1258 lên ngôi hoàng đế đổi niên hiệu là Thiệu Long năm thứ 1.

Thánh Tông là một vị vua nhân từ độ lượng, hết lòng chăm lo việc nước. Về đối nội, nhà vua khuyến khích khai khẩn đất hoang, mở mang điền trang thái ấp bằng cách chiêu tập những người nghèo đói lưu lạc, giúp họ an cư lạc nghiệp. Nhà vua khuyến khích việc học hành bằng cách mở các khoa thi để lựa chọn người tài mà trọng dụng, thời Trần đã xuất hiện "Lưỡng quốc Trạng nguyên" Mạc Đĩnh Chi, nhà sử học Lê Văn Hưu đã viết bộ quốc sử đầu tiên của nước ta là "Đại Việt sử ký".

Về đối ngoại. Lúc đó nhà Nguyên đã chiếm toàn bộ Trung Quốc của nhà Tống, đang chuẩn bị điều kiện để thôn tính Đại Việt, chúng sai sứ sang phong Vương cho Vua Trần Thánh Tông và bắt nước ta cứ 3 năm một lần cống nạp nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói, thầy tướng số và những nghệ nhân giỏi mỗi loại 3 người cùng với những sản vật: sừng tê giác, ngà voi, đồi mồi, châu báu và những vật lạ khác, chúng còn đòi đặt quan Chưởng ấp giám sát các châu quận Đại Việt để chuẩn bị xâm lược nước ta.

Vua Trần Thánh Tông đã thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, nhằm bảo vệ danh dự và nền độc lập của Tổ quốc. Mặt khác, quan tâm đến việc luyện tập quân sĩ, tích trữ lương thực, vũ khí chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai. Vua Trần Thánh Tông ở ngôi được 20 năm, làm Thái Thượng hoàng 12 năm. Ngày 25 tháng 5 năm Canh Dần - 1290 Thái Thượng Hoàng mất ở cung Nhâm Thọ, hưởng thọ 51 tuổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét