Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

NHÀ TRẦN (1225 - 1400)

NHÀ TRẦN (1225 - 1400) - QUỐC HIỆU ĐẠI VIỆT - KINH ĐÔ THĂNG LONG - PHẦN 2
Nhà Trần,lừng lẫy với chiến tích 3 lần đại phá quân Nguyên Mông, đoàn quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ, đoàn quân đã từng chinh phục gần hết thế giới, từ Á sang Âu. Ở phần 1 chúng ta đã tìm hiểu về chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, tiếp theo đây, ta hãy xem quân dân nhà Trần đã chống lại sự xâm lăng của chúng lần thứ 2, thứ 3 như thế nào...

3. Trần Nhân Tông (Trần Khâm, 1279-1293)

Con trưởng Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu, sinh ngày 11 tháng 11 Mậu Ngọ - 1258, ngày mồng 1 tháng Giêng năm Kỷ Mão - 1279 lên ngôi Hoàng đế đổi niên hiệu là Thiệu Bảo.

Vua Trần Nhân Tông là một vị vua nhân từ, hoà nhã, cố kết lòng dân, quyết đoán, hết lòng vì dân vì nước trong thời gian 14 năm ở ngôi khi đất nước Đại Việt ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.

Kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 (1285)

Tháng 12/1284, vua Nguyên sai Thái tử Thoát Hoan đem 500 nghìn quân sang xâm lược nước ta, có thêm 100 nghìn quân của Toa Đô chỉ huy từ Chiêm Thành đánh ra Nghệ An, kẹp ta vào thế bị đánh cả hai đầu.

Giúp việc Thoát Hoan có tả tướng Lý Hằng, hữu tướng Lý Quán làm Tham tán nhung vụ và bọn đại tướng Toa Đô, Ô Mã Nhi, Đường Ngột Đải, Phàn Tiếp v.v...

Trước khi quân Nguyên vào xâm lược nước ta, Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã sắc phong cho Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế chỉ huy toàn bộ quân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông.

Các vua Trần đã tổ chức Hội nghị quân sự ở Bình Than và tháng 8-1284, Hưng Đạo Đại Vương tổ chức tập trận ở Đông Bộ Đầu. Người đã công bố "Hịch tướng sĩ" để khích lệ lòng yêu nước của toàn quân, toàn dân.

Các vua Trần đã tổ chức hội nghị các bô lão trong cả nước ở điện Diên Hồng để hỏi ý dân nên hàng hay nên đánh, cả nước đồng lòng "đánh". Quân và dân ta khắc vào tay hai chữ "Sát Thát" (Giết giặc Nguyên). Với quyết tâm giết giặc của toàn quân và toàn dân, dưới sự chỉ huy chiến lược tuyệt vời của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ta tổ chức đánh cầm cự, bỏ kinh đô Thăng Long để bảo toàn lực lượng, dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để tiêu hao sinh lực địch, đợi cho quân địch khốn khổ vì thiếu lương thực mới tổ chức phản công địch ở mọi phía. Với chiến thắng lẫy lừng ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp... chỉ trong vòng nửa năm, quân Nguyên bị đánh tơi bời, phải rút chạy. Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán bị chém đầu tại trận, còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng cho người khiêng chạy về nước mới thoát chết.

Ngày 6 tháng 6 năm 1285, quân và dân ta tiến về giải phóng kinh đô Thăng Long, mở hội ca khúc khải hoàn.

Trong chiến thắng quét sạch quân Nguyên - Mông lần này ra khỏi bờ cõi, có công lao to lớn của hai anh em tù trưởng dân tộc ít người miền núi Phú Thọ là Hà Đặc và Hà Chương đã dùng mưu trí, tổ chức dân binh địa phương, phối hợp với quân triều đình, đánh quân Nguyên - Mông ở sau lưng địch, làm cho chúng mất ăn mất ngủ. Hà Đặc đã anh dũng hy sinh ở A Lạp khi đánh quân giặc đang bắc cầu phao ở đó. Chiến thắng quân Nguyên - Mông lần thứ 2 (1285) là thể hiện sức mạnh đoàn kết kháng chiến chống ngoại xâm của toàn thể cộng đồng các dân tộc Đại Việt thời bấy giờ.

Kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba (1288)

Sau hai lần xâm lược nước ta bị thất bại nhục nhã. Vua Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt vô cùng căm giận, ra lệnh huy động 500 nghìn quân ở các tỉnh Giang Hoài, Hồ Quảng, Giang Tây, Vân Nam và các châu ngoài biển như Nhai, Quỳnh, Đam... vẫn trao cho Thoát Hoan thống Lĩnh, cho A Bát Xích làm Tả thừa, Áo Lỗ Xích làm Bình chương sự, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp làm tham tri chính sự, đưa quốc vương bù nhìn Trần ích Tắc đi theo đoàn quân Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta một lần nữa.

Lại sai Vạn Hộ hầu Trương Văn Hổ theo đường biển vận tải 700 nghìn thạch lương thực sang cung cấp cho quân xâm lược.

Mùa đông năm Đinh Hợi - 1287, quân Nguyên dưới sự chỉ huy của Trấn nam vương Thoát Hoan ồ ạt kéo vào xâm lược nước ta.

Dưới sự chỉ huy tài giỏi của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, toàn quân và dân ta lại dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để tiêu hao sinh lực địch.

Ngày 24/11/1287, Phán thủ thượng vị Nhân Đức Hầu Toán đánh lui địch ở eo biển Đa Mỗ (Móng Cái, Quảng Ninh).

Ngày 28/12/1287, quân ta phục kích bắn chết Sảnh đô sự hầu Sư Đạt của giặc tại ải Nội Bàng.

Ngày 8/1/1288, quân ta đánh bắt được 300 thuyền giặc tại cửa biển Đại Bàng, giặc bị giết và chết đuối rất nhiều.

Tại trận Vân Đồn Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi đem quân ra đón thuyền lương của Trương Văn Hổ gặp quân của Trần Khánh Dư hai bên giao chiến, Trần Khánh Dư thất bại, vua Trần cho Trung sứ bắt về trị tội. Trần Khánh Dư xin ở lại lập công chuộc tội.

Khánh Dư trở lại, chờ cho Ô Mã Nhi đi qua, đem quân tấn công vào đoàn thuyền trở lương thực cướp được nhiều lương thực và vũ khí còn lại cho đánh chìm xuống biển. 11/1/1288, Trương Văn Hổ phải lẻn xuống thuyền nhỏ trốn về nước.

Ngày 8/3/1288, quân Nguyên hội ở sông Bạch Đằng để đón thuyền lương của Trương Văn Hổ nhưng không gặp.

Trên khúc sông Bạch Đằng (khu vực Đò Rừng thị xã Quảng Yên, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ngày nay), Hưng Đạo Đại Vương trước đó đã sai Nguyễn Khoái bí mật cho quân đóng cọc lim đầu bịt sắt xuống khắp lòng sông .

Ngày 8/3 năm Mậu Tý - 1288, quân ta nhử địch đuổi theo khi nước thuỷ triều lên, đến lúc thuỷ triều xuống thì thuyền sa vào trận địa cọc, quân ta đánh quật lại, Hưng Đạo Đại Vương dẫn quân tấn công mãnh liệt ở mọi phía, quân giặc chết như rạ, máu loang đỏ cả khúc sông Bạch Đằng. Quân ta bắt sống Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ Ngọc, Phàn Tiếp và hơn 400 thuyền giặc. Thoát Hoan khiếp đảm, từ Vạn Kiếp theo đường bộ chạy trốn về nước.

Thế là chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm, cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 3 của quân dân Đại Việt giành được thắng lợi hoàn toàn.

Vua Trần Nhân Tông đã cho đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Ô Mã Nhi, Sầm Đoàn, Phàn Tiếp, nguyên soái Điền và các Vạn hộ, Thiên hộ làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng.

Khi vua cử lễ bái yết, có làm bài thơ rằng:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

Dịch:

Xã tắc hai phen dâng ngựa đá,
Non sông ngàn thuở vững âu vàng.

Trong lễ mừng công khen thưởng chiến thắng quân Nguyên - Mông lần thứ 3, nhà vua đã cho tù trưởng Lạng Giang là Lương Uất làm trại chủ Quy Hoá, Hà Tất Năng làm Quan phục hầu vì đã có công chỉ huy người dân tộc thiểu số đánh giặc, một lần nữa thể hiện rõ sức mạnh đoàn kết giữa cộng đồng các dân tộc Đại Việt dưới triều Trần.

Sau 14 năm ở ngôi Vua, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông, làm Thái thượng Hoàng rồi sau đi tu, trở thành Thuỷ tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Năm 1308, Trần Nhân Tông qua đời tại Am Ngoạ Vân núi Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh ngày nay) thọ 51 tuổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

NHÀ TRẦN (1225 - 1400)

NHÀ TRẦN (1225 - 1400) - QUỐC HIỆU ĐẠI VIỆT - KINH ĐÔ THĂNG LONG - PHẦN 2
Nhà Trần,lừng lẫy với chiến tích 3 lần đại phá quân Nguyên Mông, đoàn quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ, đoàn quân đã từng chinh phục gần hết thế giới, từ Á sang Âu. Ở phần 1 chúng ta đã tìm hiểu về chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, tiếp theo đây, ta hãy xem quân dân nhà Trần đã chống lại sự xâm lăng của chúng lần thứ 2, thứ 3 như thế nào...

3. Trần Nhân Tông (Trần Khâm, 1279-1293)

Con trưởng Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu, sinh ngày 11 tháng 11 Mậu Ngọ - 1258, ngày mồng 1 tháng Giêng năm Kỷ Mão - 1279 lên ngôi Hoàng đế đổi niên hiệu là Thiệu Bảo.

Vua Trần Nhân Tông là một vị vua nhân từ, hoà nhã, cố kết lòng dân, quyết đoán, hết lòng vì dân vì nước trong thời gian 14 năm ở ngôi khi đất nước Đại Việt ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.

Kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 (1285)

Tháng 12/1284, vua Nguyên sai Thái tử Thoát Hoan đem 500 nghìn quân sang xâm lược nước ta, có thêm 100 nghìn quân của Toa Đô chỉ huy từ Chiêm Thành đánh ra Nghệ An, kẹp ta vào thế bị đánh cả hai đầu.

Giúp việc Thoát Hoan có tả tướng Lý Hằng, hữu tướng Lý Quán làm Tham tán nhung vụ và bọn đại tướng Toa Đô, Ô Mã Nhi, Đường Ngột Đải, Phàn Tiếp v.v...

Trước khi quân Nguyên vào xâm lược nước ta, Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã sắc phong cho Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế chỉ huy toàn bộ quân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông.

Các vua Trần đã tổ chức Hội nghị quân sự ở Bình Than và tháng 8-1284, Hưng Đạo Đại Vương tổ chức tập trận ở Đông Bộ Đầu. Người đã công bố "Hịch tướng sĩ" để khích lệ lòng yêu nước của toàn quân, toàn dân.

Các vua Trần đã tổ chức hội nghị các bô lão trong cả nước ở điện Diên Hồng để hỏi ý dân nên hàng hay nên đánh, cả nước đồng lòng "đánh". Quân và dân ta khắc vào tay hai chữ "Sát Thát" (Giết giặc Nguyên). Với quyết tâm giết giặc của toàn quân và toàn dân, dưới sự chỉ huy chiến lược tuyệt vời của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ta tổ chức đánh cầm cự, bỏ kinh đô Thăng Long để bảo toàn lực lượng, dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để tiêu hao sinh lực địch, đợi cho quân địch khốn khổ vì thiếu lương thực mới tổ chức phản công địch ở mọi phía. Với chiến thắng lẫy lừng ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp... chỉ trong vòng nửa năm, quân Nguyên bị đánh tơi bời, phải rút chạy. Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán bị chém đầu tại trận, còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng cho người khiêng chạy về nước mới thoát chết.

Ngày 6 tháng 6 năm 1285, quân và dân ta tiến về giải phóng kinh đô Thăng Long, mở hội ca khúc khải hoàn.

Trong chiến thắng quét sạch quân Nguyên - Mông lần này ra khỏi bờ cõi, có công lao to lớn của hai anh em tù trưởng dân tộc ít người miền núi Phú Thọ là Hà Đặc và Hà Chương đã dùng mưu trí, tổ chức dân binh địa phương, phối hợp với quân triều đình, đánh quân Nguyên - Mông ở sau lưng địch, làm cho chúng mất ăn mất ngủ. Hà Đặc đã anh dũng hy sinh ở A Lạp khi đánh quân giặc đang bắc cầu phao ở đó. Chiến thắng quân Nguyên - Mông lần thứ 2 (1285) là thể hiện sức mạnh đoàn kết kháng chiến chống ngoại xâm của toàn thể cộng đồng các dân tộc Đại Việt thời bấy giờ.

Kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba (1288)

Sau hai lần xâm lược nước ta bị thất bại nhục nhã. Vua Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt vô cùng căm giận, ra lệnh huy động 500 nghìn quân ở các tỉnh Giang Hoài, Hồ Quảng, Giang Tây, Vân Nam và các châu ngoài biển như Nhai, Quỳnh, Đam... vẫn trao cho Thoát Hoan thống Lĩnh, cho A Bát Xích làm Tả thừa, Áo Lỗ Xích làm Bình chương sự, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp làm tham tri chính sự, đưa quốc vương bù nhìn Trần ích Tắc đi theo đoàn quân Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta một lần nữa.

Lại sai Vạn Hộ hầu Trương Văn Hổ theo đường biển vận tải 700 nghìn thạch lương thực sang cung cấp cho quân xâm lược.

Mùa đông năm Đinh Hợi - 1287, quân Nguyên dưới sự chỉ huy của Trấn nam vương Thoát Hoan ồ ạt kéo vào xâm lược nước ta.

Dưới sự chỉ huy tài giỏi của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, toàn quân và dân ta lại dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để tiêu hao sinh lực địch.

Ngày 24/11/1287, Phán thủ thượng vị Nhân Đức Hầu Toán đánh lui địch ở eo biển Đa Mỗ (Móng Cái, Quảng Ninh).

Ngày 28/12/1287, quân ta phục kích bắn chết Sảnh đô sự hầu Sư Đạt của giặc tại ải Nội Bàng.

Ngày 8/1/1288, quân ta đánh bắt được 300 thuyền giặc tại cửa biển Đại Bàng, giặc bị giết và chết đuối rất nhiều.

Tại trận Vân Đồn Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi đem quân ra đón thuyền lương của Trương Văn Hổ gặp quân của Trần Khánh Dư hai bên giao chiến, Trần Khánh Dư thất bại, vua Trần cho Trung sứ bắt về trị tội. Trần Khánh Dư xin ở lại lập công chuộc tội.

Khánh Dư trở lại, chờ cho Ô Mã Nhi đi qua, đem quân tấn công vào đoàn thuyền trở lương thực cướp được nhiều lương thực và vũ khí còn lại cho đánh chìm xuống biển. 11/1/1288, Trương Văn Hổ phải lẻn xuống thuyền nhỏ trốn về nước.

Ngày 8/3/1288, quân Nguyên hội ở sông Bạch Đằng để đón thuyền lương của Trương Văn Hổ nhưng không gặp.

Trên khúc sông Bạch Đằng (khu vực Đò Rừng thị xã Quảng Yên, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ngày nay), Hưng Đạo Đại Vương trước đó đã sai Nguyễn Khoái bí mật cho quân đóng cọc lim đầu bịt sắt xuống khắp lòng sông .

Ngày 8/3 năm Mậu Tý - 1288, quân ta nhử địch đuổi theo khi nước thuỷ triều lên, đến lúc thuỷ triều xuống thì thuyền sa vào trận địa cọc, quân ta đánh quật lại, Hưng Đạo Đại Vương dẫn quân tấn công mãnh liệt ở mọi phía, quân giặc chết như rạ, máu loang đỏ cả khúc sông Bạch Đằng. Quân ta bắt sống Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ Ngọc, Phàn Tiếp và hơn 400 thuyền giặc. Thoát Hoan khiếp đảm, từ Vạn Kiếp theo đường bộ chạy trốn về nước.

Thế là chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm, cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 3 của quân dân Đại Việt giành được thắng lợi hoàn toàn.

Vua Trần Nhân Tông đã cho đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Ô Mã Nhi, Sầm Đoàn, Phàn Tiếp, nguyên soái Điền và các Vạn hộ, Thiên hộ làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng.

Khi vua cử lễ bái yết, có làm bài thơ rằng:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

Dịch:

Xã tắc hai phen dâng ngựa đá,
Non sông ngàn thuở vững âu vàng.

Trong lễ mừng công khen thưởng chiến thắng quân Nguyên - Mông lần thứ 3, nhà vua đã cho tù trưởng Lạng Giang là Lương Uất làm trại chủ Quy Hoá, Hà Tất Năng làm Quan phục hầu vì đã có công chỉ huy người dân tộc thiểu số đánh giặc, một lần nữa thể hiện rõ sức mạnh đoàn kết giữa cộng đồng các dân tộc Đại Việt dưới triều Trần.

Sau 14 năm ở ngôi Vua, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông, làm Thái thượng Hoàng rồi sau đi tu, trở thành Thuỷ tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Năm 1308, Trần Nhân Tông qua đời tại Am Ngoạ Vân núi Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh ngày nay) thọ 51 tuổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét