Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu


Phạm Trọng Cầu - nhạc sĩ chuyên về Contrepointiste và Fuguiste, ông là tác giả nhiều ca khúc lãng mạn hiện đại và các loại hòa tấu có giá trị nghệ thuật cao.
Sinh ngày 1933
Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu là người sống rất bình dị, và những điều đó dần đi vào trong tác phẩm của ông. Thời kỳ ông đi học ở Pháp (thập niên 60), ông viết khá nhiều tác phẩm hay, nhưng hầu như chỉ có một vài ca khúc được phổ biến, còn hầu như nó chưa được ai khám phá bao giờ.

Ông là con trắc địa sư Phạm Văn Lạng và bà Đào Thị Ngọc Thư vốn ở Hà Nội sau đổi sang làm việc ở Campuchia. Năm 1939, gia đình ông phải về sống ở Sài Gòn. Tại đây anh em ông được ăn học đầy đủ. Sau ngày Nam Bộ kháng chiến, thân phụ ông ra vùng tự do tham gia kháng chiến, bản thân ông gia nhập bộ đội chiến đấu ở chiến trường Đồng Tháp Mười.

Đến năm 1953, ông bị thương nặng phải cưa cả chân, mẹ ông đã tìm cách đưa ông vào Sài Gòn cứu chữa. Sau hiệp định Genève, ông sống ở Sài Gòn, theo học tại viện Âm nhạc Sài Gòn. Sau đó ông du học về âm nhạc tại Pháp hơn 7 năm, ông tốt nghiệp Conservatoire Supérieur de Musique de Paris.

Những ca khúc gắn liền với tên tuổi ông là: Mùa thu không trở lại, một mai tôi qua đời...

Sau những giai đoạn nổi tiếng với ca khúc viết về quê hương và tình yêu, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đến tâm hồn trẻ thơ và có tên đáng yêu Bố Cầu gắn cùng ca khúc Cho con, Một trái tim một quê hương…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu


Phạm Trọng Cầu - nhạc sĩ chuyên về Contrepointiste và Fuguiste, ông là tác giả nhiều ca khúc lãng mạn hiện đại và các loại hòa tấu có giá trị nghệ thuật cao.
Sinh ngày 1933
Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu là người sống rất bình dị, và những điều đó dần đi vào trong tác phẩm của ông. Thời kỳ ông đi học ở Pháp (thập niên 60), ông viết khá nhiều tác phẩm hay, nhưng hầu như chỉ có một vài ca khúc được phổ biến, còn hầu như nó chưa được ai khám phá bao giờ.

Ông là con trắc địa sư Phạm Văn Lạng và bà Đào Thị Ngọc Thư vốn ở Hà Nội sau đổi sang làm việc ở Campuchia. Năm 1939, gia đình ông phải về sống ở Sài Gòn. Tại đây anh em ông được ăn học đầy đủ. Sau ngày Nam Bộ kháng chiến, thân phụ ông ra vùng tự do tham gia kháng chiến, bản thân ông gia nhập bộ đội chiến đấu ở chiến trường Đồng Tháp Mười.

Đến năm 1953, ông bị thương nặng phải cưa cả chân, mẹ ông đã tìm cách đưa ông vào Sài Gòn cứu chữa. Sau hiệp định Genève, ông sống ở Sài Gòn, theo học tại viện Âm nhạc Sài Gòn. Sau đó ông du học về âm nhạc tại Pháp hơn 7 năm, ông tốt nghiệp Conservatoire Supérieur de Musique de Paris.

Những ca khúc gắn liền với tên tuổi ông là: Mùa thu không trở lại, một mai tôi qua đời...

Sau những giai đoạn nổi tiếng với ca khúc viết về quê hương và tình yêu, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đến tâm hồn trẻ thơ và có tên đáng yêu Bố Cầu gắn cùng ca khúc Cho con, Một trái tim một quê hương…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét