Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Nhạc sĩ Phong Nhã


Nhạc sĩ Phong Nhã

Phong Nhã - Người viết sử Đội bằng nhạc

Cố nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu tôn ông làm "vua sáng tác cho thiếu nhi". Các đồng nghiệp trong công tác thiếu nhi xem ông là một "anh phụ trách nhạc sĩ". Nếu có một quyển lịch sử âm nhạc Việt Nam, riêng một mình ông sẽ chiếm một dung lượng đáng kể, nhất là tại những chương nhạc của tuổi thơ. Ông là nhạc sĩ Phong Nhã.

ịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh bắt đầu từ tháng 5 năm 1941 - gắn liền với sự kiện lịch sử của đất nước - là năm thành lập Mặt trận Việt Minh. Đội Nhi đồng cứu quốc(nay là Đội TNTP Hồ Chí Minh) được thành lập tại Cao Bằng do Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) làm đội trưởng, là một thành viên của Mặt trận. Ghi lại lịch sử quan trọng này, anh phụ trách thiếu nhi, nhạc sĩ Phong Nhã đã thành công ngay ở ca khúc đầu tiên: Nhanh bước nhanh nhi đồng (1944). Ca khúc này được chọn làm bài ca chính thức của tổ chức nhi đồng, là nhạc hiệu của chương trình nhi đồng của Đài Tiếng nói Việt Nam từ khi xuất hiện đến nay.

Cảm phục người anh hùng nhỏ tuổi, nhạc sĩ Phong Nhã đã sáng tác ca khúc Kim Đồng (1945). Lịch sử hơn 50 năm qua đã khẳng định: Anh Kim Đồng ơi! Tuy anh xa rồi,gương anh sáng ngời, Đội ta cố noi/... Kim Đồng tên anh muôn thuở không mờ.

Nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác nhiều bài hát khác về gương anh hùng,dũng cảm của thiếu niên, nhi đồng cả nước, điển hình như Dương Văn Nội (1947), Lê Văn Tám (1949).

Bác Hồ-người sáng lập Đội - luôn quan tâm đến việc tổ chức hoạt động của Đội. Thể hiện lòng kính yêu của thiếu nhi đối với Bác Hồ, nhạc sĩ Phong Nhã đã sáng tác bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng, và đây là một trong những ca khúc viết về Bác thành công ngay từ những ngày đầu. Từ Bác Hồ lần đầu tiên xuất hiện trong âm nhạc đã theo lời ca bay khắp đất nước. Thay thế cho từ Cụ Hồ, Già Hồ, toàn dân Việt Nam sau đó đều chung một tiếng gọi Bác thân thương. Bài hát được trình bày tại Phủ Chủ tịch trong lễ kỷ niệm Bác tròn 56 tuổi (năm 1946).

Nghe lời ca dí dỏm Bác nay tuy đã già rồi, ngày ấy Bác cười và cũng dí dỏm vặn lại: Bác đã già đâu? Tết Trung thu năm 1952, bài hát này được Bác Hồ họa lại bằng một bài thơ gửi các cháu nhi đồng tại chiến khu Việt Bắc: Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh. Và lời thơ của Bác ngay lập tức lại được nhạc sĩ Phong Nhã phổ nhạc. Năm 1969, khi Bác Hồ đi xa, nhạc sĩ Phong Nhã thay mặt các em thiếu nhi nghẹn ngào gọi Bác: Bác Hồ ơi! Bác có nghe chăng những lời của cháu (Bác sống đời đời). Đó là bộ ba trong ca khúc của nhạc sĩ Phong Nhã viết về Bác Hồ rất thành công, để lại những ấn tượng sâu sắc không những cho thiếu nhi mà còn cho cả mọi người Việt Nam yêu nước. Trong cuộc thi bình chọn 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỉ XX do báo TNTP tổ chức và công bố vào đầu năm 2000, riêng nhạc sĩ Phong Nhã có tới 4 ca khúc gồm: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng; Hành khúc Đội; Kim Đồng; Đội ta lớn lên cùng đất nước.

Các bài hát của nhạc sĩ Phong Nhã là chiếc cầu nối các thế hệ cán bộ phụ trách với các em thiếu nhi. Nhạc sĩ đã sáng tác nhiều bài hát cho hoạt động vui chơi của thiếu nhi. Bài Bom bin bom (1946) rất hóm hỉnh. Bài Ông trăng và bầy trẻ sáng tác vào Trung thu 1946 vui nhộn là cảnh mời ông trăng xuống vui chơi phá cổ với các em. Tháng 12-1948, Bác Hồ viết thư căn dặn thiếu nhi cả nước làm công tác Trần Quốc Toản. Ngay năm đó,nhạc sĩ sáng tác bài Công tác Trần Quốc Toản động viên các em: Đội ta vâng lời của Bác, Chăm làm công tác Trần Quốc Toản.

Sau ngày đất nước thống nhất (1975), khi phong trào kế hoạch nhỏ của thiếu nhi cả nước đang sôi nổi, bài hát Đội em làm kế hoạch nhỏ (1977) của nhạc sĩ với nét nhạc và lời ca thật tưng bừng, rất thiếu nhi đã vang lên trên khắp mọi nẻo đường Tổ quốc: Như con ong chăm chỉ, như chim non vui vẻ/ Em làm kế hoạch nhỏ, Bắt tay vào việc, em càng vui càng say.

Trong suốt chặng đường lịch sử của Đội, chùm ca khúc 3 bài của nhạc sĩ Phong Nhã ở ba thập kỉ nối tiếp nhau tạo nên những dấu son tươi sáng: Cùng nhau ta đi lên (1950-Đội ca), Đội ta lớn lên cùng đất nước (1960), Hành khúc Đội (1970). Đặc biệt, bài Đội ca đã ngân vang trong những giờ phút thiêng liêng dưới ngọn cờ Tổ quốc và cờ Đội của bao lớp đội viên suốt 50 năm qua và chắc chắn còn được các lớp đội viên tiếp tục ngợi ca trong thế kỉ mới.

Thật kỳ lạ, lịch sử hơn 60 năm của Đội TNTP Hồ Chí Minh cũng là lịch sử gần 60 năm sáng tác ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Phong Nhã. Nếu chúng ta sắp xếp những ca khúc của nhạc sĩ Phong Nhã lại, chúng ta sẽ có một biên niên sử Đội bằng âm nhạc, chứng tỏ Đội TNTP Hồ Chí Minh lớn lên cùng đất nước và nhạc sĩ Phong Nhã cũng lớn lên cùng đất nước và cùng các em thân yêu.

(Theo Báo Bình Định

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Nhạc sĩ Phong Nhã


Nhạc sĩ Phong Nhã

Phong Nhã - Người viết sử Đội bằng nhạc

Cố nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu tôn ông làm "vua sáng tác cho thiếu nhi". Các đồng nghiệp trong công tác thiếu nhi xem ông là một "anh phụ trách nhạc sĩ". Nếu có một quyển lịch sử âm nhạc Việt Nam, riêng một mình ông sẽ chiếm một dung lượng đáng kể, nhất là tại những chương nhạc của tuổi thơ. Ông là nhạc sĩ Phong Nhã.

ịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh bắt đầu từ tháng 5 năm 1941 - gắn liền với sự kiện lịch sử của đất nước - là năm thành lập Mặt trận Việt Minh. Đội Nhi đồng cứu quốc(nay là Đội TNTP Hồ Chí Minh) được thành lập tại Cao Bằng do Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) làm đội trưởng, là một thành viên của Mặt trận. Ghi lại lịch sử quan trọng này, anh phụ trách thiếu nhi, nhạc sĩ Phong Nhã đã thành công ngay ở ca khúc đầu tiên: Nhanh bước nhanh nhi đồng (1944). Ca khúc này được chọn làm bài ca chính thức của tổ chức nhi đồng, là nhạc hiệu của chương trình nhi đồng của Đài Tiếng nói Việt Nam từ khi xuất hiện đến nay.

Cảm phục người anh hùng nhỏ tuổi, nhạc sĩ Phong Nhã đã sáng tác ca khúc Kim Đồng (1945). Lịch sử hơn 50 năm qua đã khẳng định: Anh Kim Đồng ơi! Tuy anh xa rồi,gương anh sáng ngời, Đội ta cố noi/... Kim Đồng tên anh muôn thuở không mờ.

Nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác nhiều bài hát khác về gương anh hùng,dũng cảm của thiếu niên, nhi đồng cả nước, điển hình như Dương Văn Nội (1947), Lê Văn Tám (1949).

Bác Hồ-người sáng lập Đội - luôn quan tâm đến việc tổ chức hoạt động của Đội. Thể hiện lòng kính yêu của thiếu nhi đối với Bác Hồ, nhạc sĩ Phong Nhã đã sáng tác bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng, và đây là một trong những ca khúc viết về Bác thành công ngay từ những ngày đầu. Từ Bác Hồ lần đầu tiên xuất hiện trong âm nhạc đã theo lời ca bay khắp đất nước. Thay thế cho từ Cụ Hồ, Già Hồ, toàn dân Việt Nam sau đó đều chung một tiếng gọi Bác thân thương. Bài hát được trình bày tại Phủ Chủ tịch trong lễ kỷ niệm Bác tròn 56 tuổi (năm 1946).

Nghe lời ca dí dỏm Bác nay tuy đã già rồi, ngày ấy Bác cười và cũng dí dỏm vặn lại: Bác đã già đâu? Tết Trung thu năm 1952, bài hát này được Bác Hồ họa lại bằng một bài thơ gửi các cháu nhi đồng tại chiến khu Việt Bắc: Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh. Và lời thơ của Bác ngay lập tức lại được nhạc sĩ Phong Nhã phổ nhạc. Năm 1969, khi Bác Hồ đi xa, nhạc sĩ Phong Nhã thay mặt các em thiếu nhi nghẹn ngào gọi Bác: Bác Hồ ơi! Bác có nghe chăng những lời của cháu (Bác sống đời đời). Đó là bộ ba trong ca khúc của nhạc sĩ Phong Nhã viết về Bác Hồ rất thành công, để lại những ấn tượng sâu sắc không những cho thiếu nhi mà còn cho cả mọi người Việt Nam yêu nước. Trong cuộc thi bình chọn 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỉ XX do báo TNTP tổ chức và công bố vào đầu năm 2000, riêng nhạc sĩ Phong Nhã có tới 4 ca khúc gồm: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng; Hành khúc Đội; Kim Đồng; Đội ta lớn lên cùng đất nước.

Các bài hát của nhạc sĩ Phong Nhã là chiếc cầu nối các thế hệ cán bộ phụ trách với các em thiếu nhi. Nhạc sĩ đã sáng tác nhiều bài hát cho hoạt động vui chơi của thiếu nhi. Bài Bom bin bom (1946) rất hóm hỉnh. Bài Ông trăng và bầy trẻ sáng tác vào Trung thu 1946 vui nhộn là cảnh mời ông trăng xuống vui chơi phá cổ với các em. Tháng 12-1948, Bác Hồ viết thư căn dặn thiếu nhi cả nước làm công tác Trần Quốc Toản. Ngay năm đó,nhạc sĩ sáng tác bài Công tác Trần Quốc Toản động viên các em: Đội ta vâng lời của Bác, Chăm làm công tác Trần Quốc Toản.

Sau ngày đất nước thống nhất (1975), khi phong trào kế hoạch nhỏ của thiếu nhi cả nước đang sôi nổi, bài hát Đội em làm kế hoạch nhỏ (1977) của nhạc sĩ với nét nhạc và lời ca thật tưng bừng, rất thiếu nhi đã vang lên trên khắp mọi nẻo đường Tổ quốc: Như con ong chăm chỉ, như chim non vui vẻ/ Em làm kế hoạch nhỏ, Bắt tay vào việc, em càng vui càng say.

Trong suốt chặng đường lịch sử của Đội, chùm ca khúc 3 bài của nhạc sĩ Phong Nhã ở ba thập kỉ nối tiếp nhau tạo nên những dấu son tươi sáng: Cùng nhau ta đi lên (1950-Đội ca), Đội ta lớn lên cùng đất nước (1960), Hành khúc Đội (1970). Đặc biệt, bài Đội ca đã ngân vang trong những giờ phút thiêng liêng dưới ngọn cờ Tổ quốc và cờ Đội của bao lớp đội viên suốt 50 năm qua và chắc chắn còn được các lớp đội viên tiếp tục ngợi ca trong thế kỉ mới.

Thật kỳ lạ, lịch sử hơn 60 năm của Đội TNTP Hồ Chí Minh cũng là lịch sử gần 60 năm sáng tác ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Phong Nhã. Nếu chúng ta sắp xếp những ca khúc của nhạc sĩ Phong Nhã lại, chúng ta sẽ có một biên niên sử Đội bằng âm nhạc, chứng tỏ Đội TNTP Hồ Chí Minh lớn lên cùng đất nước và nhạc sĩ Phong Nhã cũng lớn lên cùng đất nước và cùng các em thân yêu.

(Theo Báo Bình Định

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét