Quỳnh Giao
Việt Nam mình nổi tiếng ở nhiều lãnh vực. Hai lãnh vực nổi tiếng nhất có lẽ là chiến tranh và nghệ thuật.
Chiến tranh kéo dài quá lâu và trùm lấp lên nhiều sinh hoạt khác khiến chúng ta có phản ứng luyến tiếc một thuở thanh bình nào đó đã xa xưa rồi gọi chung các ca khúc có đôi chút giá trị nghệ thuật là “nhạc tiền chiến.”
Theo định nghĩa phổ quát dễ hiểu nhất thì “tiền chiến” là những ca khúc được biên soạn và trình bày trước khi chiến tranh bùng nổ. Nhưng thời điểm ấy là quãng nào? Trước 1945 hay trước 1954? Hay trong giai đoạn từ 1954 đến 1975?
Vào các năm 1960 ở trong Nam , chúng ta dùng chữ “nhạc tiền chiến” để nói về các ca khúc xuất hiện trước khi có cuộc chiến Pháp-Việt, trước những năm 1945-1946. Về sau, có lẽ định nghĩa này được mở rộng rồi co giãn tới vô định. Ngày nay, nhiều bài hát xuất hiện sau những năm 1975 có khi cũng được gọi là “nhạc tiền chiến.”
Ðâm ra chiến tranh trở thành biến cố phân định thời gian một cách mơ hồ. Chỉ vì các ca khúc được gọi là tiền chiến ấy đều có giá trị nghệ thuật tạm gọi là “vượt thời gian,” đã tồn tại cùng năm tháng.
Một loại ca khúc nghệ thuật thuộc loại “vượt không gian” chính là “nhạc thính phòng.”
Ngày nay, chúng ta thấy nhiều sinh hoạt văn nghệ được quảng cáo “nhạc thính phòng.” Nhạc ấy là gì, thính phòng là gì?
Từ nguyên thủy, nhạc thính phòng là... nhạc, nghĩa là nhạc không lời.
Ðó là nhạc cổ điển Tây Phương, viết cho một số rất ít nhạc cụ để trình bày trong căn phòng nhỏ của một dinh thự lớn, thường thì là cung đình hay lầu đài của giới quý tộc quyền thế.
Một nhạc khúc gọi là “musique de chambre” hay “chamber music” thường được trình tấu bởi ít nhất hai nhạc cụ, hiếm khi nhiều hơn năm nhạc cụ và trên tám nhạc cụ càng là hãn hữu. Loại tác phẩm viết cho một chục nhạc cụ trở lên thì được gọi là nhạc khúc cho ban nhạc nhỏ.
Giới nghiên cứu nhạc sử Tây Phương kể từ sau đời Trung Cổ đến Thế kỷ XX thường phân biệt các thời kỳ sáng tác theo thứ tự là Renaissance (Phục Hưng, quãng 1400 tới 1600) qua Baroque (Hoa mỹ Dị kỳ, quãng 1600-1760) rồi Classical (Cổ điển, từ khoảng 1730 đến 1820) và Lãng mạn (Romantic, quãng 1815 đến 1910).
Nhạc thính phòng xuất hiện chính yếu là vào thời “Baroque,” với trào lưu mỹ thuật thời đại ấy là cầu kỳ hoa mỹ, và thường được viết cho hai ba nhạc cụ mà thôi. Chúng ta có thể gọi đó là các bài song tấu (duo hay sonate pour deux instruments) hay tam tấu, tứ tấu hoặc ngũ tấu nếu là viết cho ba, bốn hay năm nhạc cụ. Ðây là những ca khúc thuộc loại tài tử, viết nhanh và nhẹ để trình bày trong mục tiêu giải trí giữa một số bằng hữu yêu nhạc với nhau.
Ðiển hình của loại nhạc ấy là các bài viết cho một dàn tứ tấu đàn dây (string quartets) của Hayden hay Mozart, nhưng cũng có những bài song tấu với hai dương cầm hoặc một dương cầm và một nhạc cụ khác (violin, cello, clarinet, hay sáo). Qua tới Beethoven, nhạc thính phòng có công phu và nghệ thuật cao hơn, được trình bày trong sảnh đường lớn hơn. Nét chung của các nhạc khúc ấy là không cần nhạc trưởng, người nghệ sĩ có khả năng diễn tả tự do hơn và tổ chức việc trình tấu cũng dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn.
Từ thời Baroque qua các thời sau, nhạc thính phòng ngày càng trở nên tinh tế và nghệ thuật, không còn là loại nhạc giải trí dung dị của những người giàu có. Nó cũng từ giới quyền quý lan ra quần chúng và được thưởng ngoạn rộng rãi hơn. Ðó là một thể loại riêng của nhạc cổ điển Tây Phương viết cho một số rất ít nhạc cụ nhưng chẳng vì vậy mà đơn giản về nghệ thuật. Một bài tứ tuyệt loại thất ngôn gồm 28 chữ có giá trị nghệ thuật riêng và khác với một bài thất ngôn bát cú hay một bài hành. Nhạc thính phòng cũng vậy nếu so với các bài hợp tấu hay giao hưởng viết cho một dàn nhạc lớn.
Phần lớn các nhạc khúc loại thính phòng được viết chủ yếu cho một dàn dây bốn cây, sau này có dàn dây và dương cầm và cả sáo nhưng rất hiếm dùng kèn đồng - có thể là dàn đồng vào thời trước chưa được phát triển tinh vi như ngày nay. Một đặc điểm khác là dù nhạc thính phòng đôi khi, rất họa hoằn, có ca sĩ hát cùng dương cầm thì lời ca phải có giá trị nghệ thuật như các bài lieder hay cantates. Yếu tố phân biệt ở đây là giá trị nghệ thuật.
Ca khúc loại này của Schubert hay Schumann, Fauré, Debussy hay của Poulenc viết với thơ Apollinaire và Éluard, v.v... là loại “art songs” thường khó diễn tả, không là các ca khúc phổ thông, loại nhạc pop như chúng ta nói đời nay.
Nếu kiểm lại một vòng khái quát như vậy, chúng ta thấy nổi lên vài điều sau đây.
Nhạc Tây Phương có loại “cổ điển” và loại “phổ thông,” classical và popular, hướng vào hai thành phần thưởng ngoạn khác nhau. Trong loại “cổ điển,” có những tác phẩm viết cho một số nhỏ nhạc cụ, là “nhạc thính phòng,” hiếm khi có lời ca và nếu có thì là những ca khúc nghệ thuật rất kén người hát và người nghe.
Nhưng, trong thế giới đại chúng hóa ngày nay với nghệ thuật quảng cáo nhiều khi qua mặt nghệ thuật âm nhạc, nhiều loại ca khúc phổ thông đã được cổ điển hóa, hoặc... “quý tộc hóa.” Sau thời kỳ mà nhiều danh ca nhạc pop cũng được tôn là “prima dona,” “première dame” như của nghệ thuật opéra, ngày nay đã xuất hiện nhiều “diva,” “thần nữ.”
Trào lưu ấy tất nhiên cũng ảnh hưởng đến chúng ta, khi các ca khúc cũng được giới thiệu theo kiểu dáng “thính phòng” mà không cần quy định gì về nhạc cụ, số nhạc cụ hay về lời ca. Trong tương lai không xa, chúng ta sẽ có những buổi trình diễn “nhạc thính phòng tiền chiến.” Thật ra, dù gọi thế nào cũng được, nếu đấy là những ca khúc có giá trị nghệ thuật và được hòa âm phối khí hẳn hoi cho một ban nhạc thực sự, không dùng đàn điện, hay key board để thay cho chiếc dương cầm...
Cho nên cách gọi tên cũng không làm ra nghệ thuật.
Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010
Từ tiền chiến... tới thính phòng
Quỳnh Giao
Việt Nam mình nổi tiếng ở nhiều lãnh vực. Hai lãnh vực nổi tiếng nhất có lẽ là chiến tranh và nghệ thuật.
Chiến tranh kéo dài quá lâu và trùm lấp lên nhiều sinh hoạt khác khiến chúng ta có phản ứng luyến tiếc một thuở thanh bình nào đó đã xa xưa rồi gọi chung các ca khúc có đôi chút giá trị nghệ thuật là “nhạc tiền chiến.”
Theo định nghĩa phổ quát dễ hiểu nhất thì “tiền chiến” là những ca khúc được biên soạn và trình bày trước khi chiến tranh bùng nổ. Nhưng thời điểm ấy là quãng nào? Trước 1945 hay trước 1954? Hay trong giai đoạn từ 1954 đến 1975?
Vào các năm 1960 ở trong Nam , chúng ta dùng chữ “nhạc tiền chiến” để nói về các ca khúc xuất hiện trước khi có cuộc chiến Pháp-Việt, trước những năm 1945-1946. Về sau, có lẽ định nghĩa này được mở rộng rồi co giãn tới vô định. Ngày nay, nhiều bài hát xuất hiện sau những năm 1975 có khi cũng được gọi là “nhạc tiền chiến.”
Ðâm ra chiến tranh trở thành biến cố phân định thời gian một cách mơ hồ. Chỉ vì các ca khúc được gọi là tiền chiến ấy đều có giá trị nghệ thuật tạm gọi là “vượt thời gian,” đã tồn tại cùng năm tháng.
Một loại ca khúc nghệ thuật thuộc loại “vượt không gian” chính là “nhạc thính phòng.”
Ngày nay, chúng ta thấy nhiều sinh hoạt văn nghệ được quảng cáo “nhạc thính phòng.” Nhạc ấy là gì, thính phòng là gì?
Từ nguyên thủy, nhạc thính phòng là... nhạc, nghĩa là nhạc không lời.
Ðó là nhạc cổ điển Tây Phương, viết cho một số rất ít nhạc cụ để trình bày trong căn phòng nhỏ của một dinh thự lớn, thường thì là cung đình hay lầu đài của giới quý tộc quyền thế.
Một nhạc khúc gọi là “musique de chambre” hay “chamber music” thường được trình tấu bởi ít nhất hai nhạc cụ, hiếm khi nhiều hơn năm nhạc cụ và trên tám nhạc cụ càng là hãn hữu. Loại tác phẩm viết cho một chục nhạc cụ trở lên thì được gọi là nhạc khúc cho ban nhạc nhỏ.
Giới nghiên cứu nhạc sử Tây Phương kể từ sau đời Trung Cổ đến Thế kỷ XX thường phân biệt các thời kỳ sáng tác theo thứ tự là Renaissance (Phục Hưng, quãng 1400 tới 1600) qua Baroque (Hoa mỹ Dị kỳ, quãng 1600-1760) rồi Classical (Cổ điển, từ khoảng 1730 đến 1820) và Lãng mạn (Romantic, quãng 1815 đến 1910).
Nhạc thính phòng xuất hiện chính yếu là vào thời “Baroque,” với trào lưu mỹ thuật thời đại ấy là cầu kỳ hoa mỹ, và thường được viết cho hai ba nhạc cụ mà thôi. Chúng ta có thể gọi đó là các bài song tấu (duo hay sonate pour deux instruments) hay tam tấu, tứ tấu hoặc ngũ tấu nếu là viết cho ba, bốn hay năm nhạc cụ. Ðây là những ca khúc thuộc loại tài tử, viết nhanh và nhẹ để trình bày trong mục tiêu giải trí giữa một số bằng hữu yêu nhạc với nhau.
Ðiển hình của loại nhạc ấy là các bài viết cho một dàn tứ tấu đàn dây (string quartets) của Hayden hay Mozart, nhưng cũng có những bài song tấu với hai dương cầm hoặc một dương cầm và một nhạc cụ khác (violin, cello, clarinet, hay sáo). Qua tới Beethoven, nhạc thính phòng có công phu và nghệ thuật cao hơn, được trình bày trong sảnh đường lớn hơn. Nét chung của các nhạc khúc ấy là không cần nhạc trưởng, người nghệ sĩ có khả năng diễn tả tự do hơn và tổ chức việc trình tấu cũng dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn.
Từ thời Baroque qua các thời sau, nhạc thính phòng ngày càng trở nên tinh tế và nghệ thuật, không còn là loại nhạc giải trí dung dị của những người giàu có. Nó cũng từ giới quyền quý lan ra quần chúng và được thưởng ngoạn rộng rãi hơn. Ðó là một thể loại riêng của nhạc cổ điển Tây Phương viết cho một số rất ít nhạc cụ nhưng chẳng vì vậy mà đơn giản về nghệ thuật. Một bài tứ tuyệt loại thất ngôn gồm 28 chữ có giá trị nghệ thuật riêng và khác với một bài thất ngôn bát cú hay một bài hành. Nhạc thính phòng cũng vậy nếu so với các bài hợp tấu hay giao hưởng viết cho một dàn nhạc lớn.
Phần lớn các nhạc khúc loại thính phòng được viết chủ yếu cho một dàn dây bốn cây, sau này có dàn dây và dương cầm và cả sáo nhưng rất hiếm dùng kèn đồng - có thể là dàn đồng vào thời trước chưa được phát triển tinh vi như ngày nay. Một đặc điểm khác là dù nhạc thính phòng đôi khi, rất họa hoằn, có ca sĩ hát cùng dương cầm thì lời ca phải có giá trị nghệ thuật như các bài lieder hay cantates. Yếu tố phân biệt ở đây là giá trị nghệ thuật.
Ca khúc loại này của Schubert hay Schumann, Fauré, Debussy hay của Poulenc viết với thơ Apollinaire và Éluard, v.v... là loại “art songs” thường khó diễn tả, không là các ca khúc phổ thông, loại nhạc pop như chúng ta nói đời nay.
Nếu kiểm lại một vòng khái quát như vậy, chúng ta thấy nổi lên vài điều sau đây.
Nhạc Tây Phương có loại “cổ điển” và loại “phổ thông,” classical và popular, hướng vào hai thành phần thưởng ngoạn khác nhau. Trong loại “cổ điển,” có những tác phẩm viết cho một số nhỏ nhạc cụ, là “nhạc thính phòng,” hiếm khi có lời ca và nếu có thì là những ca khúc nghệ thuật rất kén người hát và người nghe.
Nhưng, trong thế giới đại chúng hóa ngày nay với nghệ thuật quảng cáo nhiều khi qua mặt nghệ thuật âm nhạc, nhiều loại ca khúc phổ thông đã được cổ điển hóa, hoặc... “quý tộc hóa.” Sau thời kỳ mà nhiều danh ca nhạc pop cũng được tôn là “prima dona,” “première dame” như của nghệ thuật opéra, ngày nay đã xuất hiện nhiều “diva,” “thần nữ.”
Trào lưu ấy tất nhiên cũng ảnh hưởng đến chúng ta, khi các ca khúc cũng được giới thiệu theo kiểu dáng “thính phòng” mà không cần quy định gì về nhạc cụ, số nhạc cụ hay về lời ca. Trong tương lai không xa, chúng ta sẽ có những buổi trình diễn “nhạc thính phòng tiền chiến.” Thật ra, dù gọi thế nào cũng được, nếu đấy là những ca khúc có giá trị nghệ thuật và được hòa âm phối khí hẳn hoi cho một ban nhạc thực sự, không dùng đàn điện, hay key board để thay cho chiếc dương cầm...
Cho nên cách gọi tên cũng không làm ra nghệ thuật.
Việt Nam mình nổi tiếng ở nhiều lãnh vực. Hai lãnh vực nổi tiếng nhất có lẽ là chiến tranh và nghệ thuật.
Chiến tranh kéo dài quá lâu và trùm lấp lên nhiều sinh hoạt khác khiến chúng ta có phản ứng luyến tiếc một thuở thanh bình nào đó đã xa xưa rồi gọi chung các ca khúc có đôi chút giá trị nghệ thuật là “nhạc tiền chiến.”
Theo định nghĩa phổ quát dễ hiểu nhất thì “tiền chiến” là những ca khúc được biên soạn và trình bày trước khi chiến tranh bùng nổ. Nhưng thời điểm ấy là quãng nào? Trước 1945 hay trước 1954? Hay trong giai đoạn từ 1954 đến 1975?
Vào các năm 1960 ở trong Nam , chúng ta dùng chữ “nhạc tiền chiến” để nói về các ca khúc xuất hiện trước khi có cuộc chiến Pháp-Việt, trước những năm 1945-1946. Về sau, có lẽ định nghĩa này được mở rộng rồi co giãn tới vô định. Ngày nay, nhiều bài hát xuất hiện sau những năm 1975 có khi cũng được gọi là “nhạc tiền chiến.”
Ðâm ra chiến tranh trở thành biến cố phân định thời gian một cách mơ hồ. Chỉ vì các ca khúc được gọi là tiền chiến ấy đều có giá trị nghệ thuật tạm gọi là “vượt thời gian,” đã tồn tại cùng năm tháng.
Một loại ca khúc nghệ thuật thuộc loại “vượt không gian” chính là “nhạc thính phòng.”
Ngày nay, chúng ta thấy nhiều sinh hoạt văn nghệ được quảng cáo “nhạc thính phòng.” Nhạc ấy là gì, thính phòng là gì?
Từ nguyên thủy, nhạc thính phòng là... nhạc, nghĩa là nhạc không lời.
Ðó là nhạc cổ điển Tây Phương, viết cho một số rất ít nhạc cụ để trình bày trong căn phòng nhỏ của một dinh thự lớn, thường thì là cung đình hay lầu đài của giới quý tộc quyền thế.
Một nhạc khúc gọi là “musique de chambre” hay “chamber music” thường được trình tấu bởi ít nhất hai nhạc cụ, hiếm khi nhiều hơn năm nhạc cụ và trên tám nhạc cụ càng là hãn hữu. Loại tác phẩm viết cho một chục nhạc cụ trở lên thì được gọi là nhạc khúc cho ban nhạc nhỏ.
Giới nghiên cứu nhạc sử Tây Phương kể từ sau đời Trung Cổ đến Thế kỷ XX thường phân biệt các thời kỳ sáng tác theo thứ tự là Renaissance (Phục Hưng, quãng 1400 tới 1600) qua Baroque (Hoa mỹ Dị kỳ, quãng 1600-1760) rồi Classical (Cổ điển, từ khoảng 1730 đến 1820) và Lãng mạn (Romantic, quãng 1815 đến 1910).
Nhạc thính phòng xuất hiện chính yếu là vào thời “Baroque,” với trào lưu mỹ thuật thời đại ấy là cầu kỳ hoa mỹ, và thường được viết cho hai ba nhạc cụ mà thôi. Chúng ta có thể gọi đó là các bài song tấu (duo hay sonate pour deux instruments) hay tam tấu, tứ tấu hoặc ngũ tấu nếu là viết cho ba, bốn hay năm nhạc cụ. Ðây là những ca khúc thuộc loại tài tử, viết nhanh và nhẹ để trình bày trong mục tiêu giải trí giữa một số bằng hữu yêu nhạc với nhau.
Ðiển hình của loại nhạc ấy là các bài viết cho một dàn tứ tấu đàn dây (string quartets) của Hayden hay Mozart, nhưng cũng có những bài song tấu với hai dương cầm hoặc một dương cầm và một nhạc cụ khác (violin, cello, clarinet, hay sáo). Qua tới Beethoven, nhạc thính phòng có công phu và nghệ thuật cao hơn, được trình bày trong sảnh đường lớn hơn. Nét chung của các nhạc khúc ấy là không cần nhạc trưởng, người nghệ sĩ có khả năng diễn tả tự do hơn và tổ chức việc trình tấu cũng dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn.
Từ thời Baroque qua các thời sau, nhạc thính phòng ngày càng trở nên tinh tế và nghệ thuật, không còn là loại nhạc giải trí dung dị của những người giàu có. Nó cũng từ giới quyền quý lan ra quần chúng và được thưởng ngoạn rộng rãi hơn. Ðó là một thể loại riêng của nhạc cổ điển Tây Phương viết cho một số rất ít nhạc cụ nhưng chẳng vì vậy mà đơn giản về nghệ thuật. Một bài tứ tuyệt loại thất ngôn gồm 28 chữ có giá trị nghệ thuật riêng và khác với một bài thất ngôn bát cú hay một bài hành. Nhạc thính phòng cũng vậy nếu so với các bài hợp tấu hay giao hưởng viết cho một dàn nhạc lớn.
Phần lớn các nhạc khúc loại thính phòng được viết chủ yếu cho một dàn dây bốn cây, sau này có dàn dây và dương cầm và cả sáo nhưng rất hiếm dùng kèn đồng - có thể là dàn đồng vào thời trước chưa được phát triển tinh vi như ngày nay. Một đặc điểm khác là dù nhạc thính phòng đôi khi, rất họa hoằn, có ca sĩ hát cùng dương cầm thì lời ca phải có giá trị nghệ thuật như các bài lieder hay cantates. Yếu tố phân biệt ở đây là giá trị nghệ thuật.
Ca khúc loại này của Schubert hay Schumann, Fauré, Debussy hay của Poulenc viết với thơ Apollinaire và Éluard, v.v... là loại “art songs” thường khó diễn tả, không là các ca khúc phổ thông, loại nhạc pop như chúng ta nói đời nay.
Nếu kiểm lại một vòng khái quát như vậy, chúng ta thấy nổi lên vài điều sau đây.
Nhạc Tây Phương có loại “cổ điển” và loại “phổ thông,” classical và popular, hướng vào hai thành phần thưởng ngoạn khác nhau. Trong loại “cổ điển,” có những tác phẩm viết cho một số nhỏ nhạc cụ, là “nhạc thính phòng,” hiếm khi có lời ca và nếu có thì là những ca khúc nghệ thuật rất kén người hát và người nghe.
Nhưng, trong thế giới đại chúng hóa ngày nay với nghệ thuật quảng cáo nhiều khi qua mặt nghệ thuật âm nhạc, nhiều loại ca khúc phổ thông đã được cổ điển hóa, hoặc... “quý tộc hóa.” Sau thời kỳ mà nhiều danh ca nhạc pop cũng được tôn là “prima dona,” “première dame” như của nghệ thuật opéra, ngày nay đã xuất hiện nhiều “diva,” “thần nữ.”
Trào lưu ấy tất nhiên cũng ảnh hưởng đến chúng ta, khi các ca khúc cũng được giới thiệu theo kiểu dáng “thính phòng” mà không cần quy định gì về nhạc cụ, số nhạc cụ hay về lời ca. Trong tương lai không xa, chúng ta sẽ có những buổi trình diễn “nhạc thính phòng tiền chiến.” Thật ra, dù gọi thế nào cũng được, nếu đấy là những ca khúc có giá trị nghệ thuật và được hòa âm phối khí hẳn hoi cho một ban nhạc thực sự, không dùng đàn điện, hay key board để thay cho chiếc dương cầm...
Cho nên cách gọi tên cũng không làm ra nghệ thuật.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét