Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

8 núi lửa nguy hiểm nhất thế giới

Những ngọn núi này đang là mối đe dọa thường trực với những người dân sống xung quanh, trong đó có những miệng núi tưởng đã ngủ vùi từ vài trăm năm trước.Núi lửa Chaiten ở miền nam Chile
chaiten_01

Sau 9.000 năm ngủ vùi, núi lửa Chaiten ở miền nam Chile đã bừng tỉnh vào tháng 5 và bắt đầu một loạt đợt phun trào làm bắn tung tro bụi lên bầu trời. Thị trấn cùng tên với 4.500 dân, cách miệng núi 9,6 km đã bị phá hủy hoàn toàn. Đợt phun trào đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 1 người và là một lời nhắc nhở rằng những ngọn núi ngủ yên vẫn tiềm tàng những nguy hiểm chết người.

Núi lửa Vesuvius tại Italy


Nổi tiếng nhất với đợt phun trào vào năm 79 nhấn chìm thành phố Pompeii và Herculaneum trong nham thạch. Bất chấp lịch sử đen tối đó, hàng triệu người dân vẫn tiếp tục sinh sống gần đó cho đến ngày nay. Việc dân cư đông đúc sống gần quanh ngọn núi khiến Vesuvius trở thành một trong những núi lửa nguy hiểm nhất thế giới. Các nhà khoa học lo ngại một đợt phun trào khủng khiếp mới sẽ khiến người dân không kịp sơ tán.

Núi lửa Popocatépetl ở Bắc Mỹ


Thành phố Mexico gồm 18 triệu dân nằm cách 64 km về phía đông Popocatépetl - núi lửa cao thứ 2 ở Bắc Mỹ. Puebla, một thị trấn gồm 2 triệu dân, nằm cách đó 48 km về phía tây. Một đợt phun trào lớn sẽ có thể phủ kín bầu trời bằng tro bụi và làm tuôn trào những dòng thác bùn khổng lồ nhấn chìm các thung lũng đông đúc ở phía dưới. Hậu quả có thể vô cùng tàn khốc. Núi lửa đã gần như yên tĩnh sau một loạt hoạt động vào năm 1920-1922, nhưng nó đã rung động trở lại vào năm 2000, báo hiệu Popo sẵn sàng bùng nổ trở lại.

Núi lửa Merapi ở Indonesia


Là một trong những núi lửa hoạt động tích cực nhất thế giới, thường xuyên tung bụi và khí nóng lên bầu trời, thải bùn và gạch đá xuống hai bên sườn. Năm 1994, 60 người đã bị chết vì đám mây khí độc, và 1.300 người đã chết khi nó phun trào vào năm 1930.

Núi lửa Nyirangongo tại Công, châu Phi



Các dòng chảy nham thạch mặc dù rất nóng nhưng khó gây chết người bởi chúng chảy từ từ khiến mọi người hoàn toàn kịp thời thoát thân. Nhưng riêng với trường hợp nham thạch ở núi lửa Nyirangongo tại Công, châu Phi, thì khác. Nó có hàm lượng silica, khoáng chất làm đặc và chậm dòng nham thạch, rất thấp. Vào năm 2002, dung nham của núi Nyirangongo bất chợt phóng lên với tốc độ 96 km/h, ập vào thị trấn Goma nơi có nửa triệu dân sinh sống. Các nhà khoa học lo ngại chiếc hồ nham thạch trên miệng núi sẽ có thể trào ra lần nữa và gây thảm họa.

Núi lửa Nevada del Ruiz tại Colombia

Sau gần 1 năm chỉ phun trào lẻ tẻ, núi lửa Nevada del Ruiz tại Colombia đã bùng nổ vào ngày 13/11/1985. Các dòng nham thạch đã làm tan chảy miệng núi phủ đầy tuyết. Những dòng bùn tuôn xối xả xuống sườn núi. Một nhánh đã phá hủy ngôi làng Chinchina và giết chết 1.927 người. Nhánh thứ 2 quét sạch thị trấn Armero. Khoảng 23.000 người bị chết và đưa sự kiện trở thành thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất Colombia.

Ngọn núi Phú Sĩ ở Nhật Bản

Nhật Bản có hơn 100 núi lửa, vài trong số đó phun trào quanh năm. Ngọn núi thơ mộng Phú Sĩ đã ngừng hoạt động từ năm 1707, nhưng những đợt động đất nhẹ vào năm 2000 và 2001 đã dấy lên lo lắng rằng ngọn núi đã thức dậy sau 300 năm ngủ yên. Các nhà khoa học cảnh báo thành phố Tokyo gồm 30 triệu dân nằm cách đó 112 km đang đối mặt với nguy cơ thực sự.

Núi Rainier ở Washington, Mỹ

Núi Rainier cao 4392 m, là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Nhưng nó cũng là một mối đe dọa lớn. Khoảng 3 triệu người sống trong bóng râm của nó, với khoảng 100.000 người sống trên những lớp bùn đá từ những đợt bùng nổ trước. Khi có đợt phun trào xảy ra, người dân chỉ có khoảng 10-15 phút để tháo chạy.Nguồn: Vnexpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

8 núi lửa nguy hiểm nhất thế giới

Những ngọn núi này đang là mối đe dọa thường trực với những người dân sống xung quanh, trong đó có những miệng núi tưởng đã ngủ vùi từ vài trăm năm trước.Núi lửa Chaiten ở miền nam Chile
chaiten_01

Sau 9.000 năm ngủ vùi, núi lửa Chaiten ở miền nam Chile đã bừng tỉnh vào tháng 5 và bắt đầu một loạt đợt phun trào làm bắn tung tro bụi lên bầu trời. Thị trấn cùng tên với 4.500 dân, cách miệng núi 9,6 km đã bị phá hủy hoàn toàn. Đợt phun trào đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 1 người và là một lời nhắc nhở rằng những ngọn núi ngủ yên vẫn tiềm tàng những nguy hiểm chết người.

Núi lửa Vesuvius tại Italy


Nổi tiếng nhất với đợt phun trào vào năm 79 nhấn chìm thành phố Pompeii và Herculaneum trong nham thạch. Bất chấp lịch sử đen tối đó, hàng triệu người dân vẫn tiếp tục sinh sống gần đó cho đến ngày nay. Việc dân cư đông đúc sống gần quanh ngọn núi khiến Vesuvius trở thành một trong những núi lửa nguy hiểm nhất thế giới. Các nhà khoa học lo ngại một đợt phun trào khủng khiếp mới sẽ khiến người dân không kịp sơ tán.

Núi lửa Popocatépetl ở Bắc Mỹ


Thành phố Mexico gồm 18 triệu dân nằm cách 64 km về phía đông Popocatépetl - núi lửa cao thứ 2 ở Bắc Mỹ. Puebla, một thị trấn gồm 2 triệu dân, nằm cách đó 48 km về phía tây. Một đợt phun trào lớn sẽ có thể phủ kín bầu trời bằng tro bụi và làm tuôn trào những dòng thác bùn khổng lồ nhấn chìm các thung lũng đông đúc ở phía dưới. Hậu quả có thể vô cùng tàn khốc. Núi lửa đã gần như yên tĩnh sau một loạt hoạt động vào năm 1920-1922, nhưng nó đã rung động trở lại vào năm 2000, báo hiệu Popo sẵn sàng bùng nổ trở lại.

Núi lửa Merapi ở Indonesia


Là một trong những núi lửa hoạt động tích cực nhất thế giới, thường xuyên tung bụi và khí nóng lên bầu trời, thải bùn và gạch đá xuống hai bên sườn. Năm 1994, 60 người đã bị chết vì đám mây khí độc, và 1.300 người đã chết khi nó phun trào vào năm 1930.

Núi lửa Nyirangongo tại Công, châu Phi



Các dòng chảy nham thạch mặc dù rất nóng nhưng khó gây chết người bởi chúng chảy từ từ khiến mọi người hoàn toàn kịp thời thoát thân. Nhưng riêng với trường hợp nham thạch ở núi lửa Nyirangongo tại Công, châu Phi, thì khác. Nó có hàm lượng silica, khoáng chất làm đặc và chậm dòng nham thạch, rất thấp. Vào năm 2002, dung nham của núi Nyirangongo bất chợt phóng lên với tốc độ 96 km/h, ập vào thị trấn Goma nơi có nửa triệu dân sinh sống. Các nhà khoa học lo ngại chiếc hồ nham thạch trên miệng núi sẽ có thể trào ra lần nữa và gây thảm họa.

Núi lửa Nevada del Ruiz tại Colombia

Sau gần 1 năm chỉ phun trào lẻ tẻ, núi lửa Nevada del Ruiz tại Colombia đã bùng nổ vào ngày 13/11/1985. Các dòng nham thạch đã làm tan chảy miệng núi phủ đầy tuyết. Những dòng bùn tuôn xối xả xuống sườn núi. Một nhánh đã phá hủy ngôi làng Chinchina và giết chết 1.927 người. Nhánh thứ 2 quét sạch thị trấn Armero. Khoảng 23.000 người bị chết và đưa sự kiện trở thành thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất Colombia.

Ngọn núi Phú Sĩ ở Nhật Bản

Nhật Bản có hơn 100 núi lửa, vài trong số đó phun trào quanh năm. Ngọn núi thơ mộng Phú Sĩ đã ngừng hoạt động từ năm 1707, nhưng những đợt động đất nhẹ vào năm 2000 và 2001 đã dấy lên lo lắng rằng ngọn núi đã thức dậy sau 300 năm ngủ yên. Các nhà khoa học cảnh báo thành phố Tokyo gồm 30 triệu dân nằm cách đó 112 km đang đối mặt với nguy cơ thực sự.

Núi Rainier ở Washington, Mỹ

Núi Rainier cao 4392 m, là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Nhưng nó cũng là một mối đe dọa lớn. Khoảng 3 triệu người sống trong bóng râm của nó, với khoảng 100.000 người sống trên những lớp bùn đá từ những đợt bùng nổ trước. Khi có đợt phun trào xảy ra, người dân chỉ có khoảng 10-15 phút để tháo chạy.Nguồn: Vnexpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét