Sahara, sa mạc Libya, sa mạc Gobi… đã trở thành những cái tên quen thuộc với mọi người bởi sự khắc nghiệt của sa mạc. Dưới đây là top 5 sa mạc rộng lớn nhất trên thế giới.
1. Sahara - đệ nhất sa mạc : 8.6 triệu km2
Sahara không phải là một mảnh đất hoang. Do dưới đất có nhiều nước nên hình thành nhiều ốc đảo như Siwa của Ai Cập, ốc đảo Ainsalah Jogurte của Algeria. Trong ốc đảo, suối nước chảy róc rách, những hàng cây chà là cao vút, vừa ngăn chặn sự xâm nhập của cát, vừa cung cấp nguồn thực phẩm chủ yếu cho cư dân.
Sa mạc lớn nhất thế giới nằm ở Bắc Phi, kéo dài từ bờ Đại Tây Dương theo hướng đông đến bờ biển Hồng Hải. Sahara kéo dài 5.600 km từ đông sang tây, rộng 1.600 km từ nam sang bắc, đi qua Ai Cập, Sudan, Lybia, Chad, Angeria, Niger, Tunisia, Marốc, Mali, Mauritania và Tây Sahara, với tổng diện tích 8.600.000 km2, chiếm 30% cả lục địa châu Phi. Theo thói quen, người ta hay gọi đây là sa mạc, nhưng phải gọi là hoang mạc mới chính xác vì Sahara không chỉ là một sa mạc điển hình với nhiều đồi cát lớn mà còn có một diện tích lớn nham thạch lộ thiên hoặc chỉ có một lớp mỏng nham thạch vụn (hoang mạc đá) cùng với các bãi đã cuội và sỏi (sa mạc) .
2. Sa mạc Australia : 1,55 triệu km2
Hầu hết các thành phố và vùng dân cư của Australia đều tập trung dọc theo 36.000 km bờ biển, phần còn lại là sa mạc. Không như sa mạc châu Phi mênh mông cát vàng, sa mạc Australia đất đỏ, lúp xúp cỏ cây. Nhưng sâu bên trong, đặc biệt là vùng Red Centre, vẫn còn cất giấu bao điều bí mật.
Nếu sa mạc châu Phi mê hoặc con người bằng thứ ảo giác về những hồ nước lấp loáng mời gọi, thì sa mạc của Australia đánh lừa ta bằng cảm giác như sau đồng cỏ xanh xanh kia là làng quê thanh bình với người thân chờ đợi.
Kings Canyon là một quần thể di tích tuyệt đẹp, còn nguyên những cây cỏ gắn liền với đời sống thổ dân hàng vạn năm trước. Nhiều cây red gum cổ thụ ngót nghét 400 tuổi đời, cành lá che phủ cả một vùng, còn gốc rễ là mái nhà che mưa nắng. Nhiều hẻm núi bị gió mưa bào mòn thành những hình thù tuyệt mỹ. Nhiều vực thẳm hun hút hiểm nguy.
3. Sa mạc Gobi: 1,04 triệu km2
Cách đây hơn một nghìn năm, nhiều văn bản của Trung Quốc đã mô tả về những âm thanh quái lạ phát ra từ sa mạc Gobi hoang vắng mênh mông của xứ Mông Cổ.
Rất nhiều người đã tìm cách thỏa mãn trí tò mò của mình bằng những chuyến thám hiểm xuyên sa mạc để vào Nội Mông. Để thực hiện được chuyến đi thì nhất thiết bạn phải có được một chú lạc đà khỏe mạnh và một “hoa tiêu” giỏi đi trên sa mạc. Lạc đà Bactria có hai bướu là phương tiện di chuyển thoải mái hơn ngựa vì nó đi chậm hơn và từ tốn hơn. Trên đường từ thủ đô Ulaanbaatar đến tỉnh Trung Gobi hãy ghé thăm một con suối với loại nước giúp mắt sáng hơn. Sau đó là Yol Am (Thung lũng Đại Bàng), một cảnh quan ngoạn mục có tuyết rơi ngay cả trong mùa hè và những vách đá dựng đứng làm nên một hẻm núi lạ thường. Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là cồn cát Khongor, cồn cát lớn nhất Mông Cổ với độ cao 800 mét. Cồn cát thay đổi màu theo từng giờ trong ngày từ màu vàng sang màu bạc rồi đến màu hồng.
4. Sa mạc Taklamakan (Tân Cương, Trung Quốc): 0,32 triệu km2
Sa mạc Taklamakan, cái tên gợi cho người ta hình ảnh về những đoàn lạc đà cần mẫn đi trong gió cát, người ta liên tưởng tới sự hoang vu, quạnh hiu đến tuyệt đối của vùng đất này. Nhưng, sa mạc Taklamakan lại là điểm mấu chốt quan trọng trong các tuyến đường Tơ lụa, cho dòng sông tơ lụa chảy từ Á sang Âu bất chấp sự nguy hiểm của nó. Sa mạc Taklamakan nằm trong lòng chảo Tarim ở phía tây bắc Tân Cương, Trung Quốc, giáp ranh Trung Hoa đại lục và vùng Tây Á - là một trong những sa mạc rộng nhất trên thế giới và cũng là sa mạc có sự chênh lệch về nhiệt độ đến đáng sợ. Buổi tối ở Taklamakan nhiệt độ có thể xuống tới âm độ trái ngược hẳn với ban ngày, nhiệt độ có thể lên tới 120 độ F.
Theo tiếng địa phương thì Taklamakan được hiểu là vùng đất mà “nếu bạn đặt chân tới, bạn không thể sống sót quay về”. Ngay cả khi bạn sống sót trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên, bạn còn phải đối mặt với những toán cướp trong sa mạc, bất thần xuất hiện ở các hẻm núi. Vậy thì vì lý do gì mà người ta mạo hiểm tính mạng của mình để vượt qua vùng đất hoang vu và chẳng hề hiếu khách này? Đó chính là nguồn lợi nhuận khổng lồ mà buôn bán tơ lụa mang lại. Và cũng chính vì thế mà Taklamakan trở thành một địa danh nổi tiếng của Con đường tơ lụa, là cửa ngõ giao thương quan trọng cho những chuyến hàng nối nhau sang vùng Tây Á.
5. Sa mạc Libya : 1,69 triệu km2
Sa mạc Libya bao phủ hầu như toàn bộ vùng đông Libya, là một trong những địa điểm khô cằn nhất trên thế giới. Tại nhiều vị trí, trong thời gian hàng thập kỷ không có mưa, và thậm chí tại những vùng cao nguyên mưa rất hiếm khi xảy ra, chỉ một lần trong khoảng 5-10 năm. Tại Uweinat, trận mưa cuối cùng xảy ra vào tháng 9 năm 1998. Có một vùng đất trũng rất rộng được đặt tên là vùng Đất trũng Qattara, ở ngay phía nam dãy núi cực bắc, cùng với ốc đảo Siwa ở cực tây. Vùng này dốc nghiêng về phía tây, chạy tới hai ốc đảo Jaghbub và Jalo.
Khí hậu ở sa mạc Libya có thể rất khắc nghiệt; năm 1922, thị trấn Al ‘Aziziyah, nằm ở phía tây Tripoli, có nhiệt độ lên tới 57.8°C (136.0°F), thường được coi là mức nhiệt độ không khí cao nhất từng ghi nhận được trên thế giới.
Có một số ốc đảo không người ở nằm rải rác, thường liên kết với các vùng trũng lớn, nơi có thể tìm thấy nước khi đào sâu xuống đất vài mét. Ở phía tây, có một số nhóm ốc đảo nằm phân tán và không liên kết với các vùng đất trũng, nhóm Kufra, gồm Tazerbo, Rebiana và Kufra.Ngoài các vách núi, địa hình bằng phẳng ở đây chỉ bị ngắt quãng bởi một loạt các cao nguyên và các khối núi ở gần trung tâm Sa mạc Libya, xung quanh điểm giao cắt biên giới Ai Cập - Sudan - Libya.Hơi xa hơn về phía nam là các khối núi Arkenu, Uweinat và Kissu. Những ngọn núi đá granite này rất cổ, đã được hình thành từ lâu trước những viên đá sa thạch xung quanh chúng. Arkenu và Tây Uweinat là những vòng phức hợp rất giống với các vòng tại dãy núi Air. Đông Uweinat (điểm cao nhất ở Sa mạc Libya) là một cao nguyên đá sa thạch kề sát phần đá granite ở phía tây. Đồng bằng ở phía bắc Uweinat mang một số đặc điểm núi lửa đã bị ăn mòn.Nguồn: eva Nguyễn Hữu Thanh @ 12:02 07/06/2009
Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010
Những sa mạc lớn nhất thế giới
Sahara, sa mạc Libya, sa mạc Gobi… đã trở thành những cái tên quen thuộc với mọi người bởi sự khắc nghiệt của sa mạc. Dưới đây là top 5 sa mạc rộng lớn nhất trên thế giới.
1. Sahara - đệ nhất sa mạc : 8.6 triệu km2
Sahara không phải là một mảnh đất hoang. Do dưới đất có nhiều nước nên hình thành nhiều ốc đảo như Siwa của Ai Cập, ốc đảo Ainsalah Jogurte của Algeria. Trong ốc đảo, suối nước chảy róc rách, những hàng cây chà là cao vút, vừa ngăn chặn sự xâm nhập của cát, vừa cung cấp nguồn thực phẩm chủ yếu cho cư dân.
Sa mạc lớn nhất thế giới nằm ở Bắc Phi, kéo dài từ bờ Đại Tây Dương theo hướng đông đến bờ biển Hồng Hải. Sahara kéo dài 5.600 km từ đông sang tây, rộng 1.600 km từ nam sang bắc, đi qua Ai Cập, Sudan, Lybia, Chad, Angeria, Niger, Tunisia, Marốc, Mali, Mauritania và Tây Sahara, với tổng diện tích 8.600.000 km2, chiếm 30% cả lục địa châu Phi. Theo thói quen, người ta hay gọi đây là sa mạc, nhưng phải gọi là hoang mạc mới chính xác vì Sahara không chỉ là một sa mạc điển hình với nhiều đồi cát lớn mà còn có một diện tích lớn nham thạch lộ thiên hoặc chỉ có một lớp mỏng nham thạch vụn (hoang mạc đá) cùng với các bãi đã cuội và sỏi (sa mạc) .
2. Sa mạc Australia : 1,55 triệu km2
Hầu hết các thành phố và vùng dân cư của Australia đều tập trung dọc theo 36.000 km bờ biển, phần còn lại là sa mạc. Không như sa mạc châu Phi mênh mông cát vàng, sa mạc Australia đất đỏ, lúp xúp cỏ cây. Nhưng sâu bên trong, đặc biệt là vùng Red Centre, vẫn còn cất giấu bao điều bí mật.
Nếu sa mạc châu Phi mê hoặc con người bằng thứ ảo giác về những hồ nước lấp loáng mời gọi, thì sa mạc của Australia đánh lừa ta bằng cảm giác như sau đồng cỏ xanh xanh kia là làng quê thanh bình với người thân chờ đợi.
Kings Canyon là một quần thể di tích tuyệt đẹp, còn nguyên những cây cỏ gắn liền với đời sống thổ dân hàng vạn năm trước. Nhiều cây red gum cổ thụ ngót nghét 400 tuổi đời, cành lá che phủ cả một vùng, còn gốc rễ là mái nhà che mưa nắng. Nhiều hẻm núi bị gió mưa bào mòn thành những hình thù tuyệt mỹ. Nhiều vực thẳm hun hút hiểm nguy.
3. Sa mạc Gobi: 1,04 triệu km2
Cách đây hơn một nghìn năm, nhiều văn bản của Trung Quốc đã mô tả về những âm thanh quái lạ phát ra từ sa mạc Gobi hoang vắng mênh mông của xứ Mông Cổ.
Rất nhiều người đã tìm cách thỏa mãn trí tò mò của mình bằng những chuyến thám hiểm xuyên sa mạc để vào Nội Mông. Để thực hiện được chuyến đi thì nhất thiết bạn phải có được một chú lạc đà khỏe mạnh và một “hoa tiêu” giỏi đi trên sa mạc. Lạc đà Bactria có hai bướu là phương tiện di chuyển thoải mái hơn ngựa vì nó đi chậm hơn và từ tốn hơn. Trên đường từ thủ đô Ulaanbaatar đến tỉnh Trung Gobi hãy ghé thăm một con suối với loại nước giúp mắt sáng hơn. Sau đó là Yol Am (Thung lũng Đại Bàng), một cảnh quan ngoạn mục có tuyết rơi ngay cả trong mùa hè và những vách đá dựng đứng làm nên một hẻm núi lạ thường. Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là cồn cát Khongor, cồn cát lớn nhất Mông Cổ với độ cao 800 mét. Cồn cát thay đổi màu theo từng giờ trong ngày từ màu vàng sang màu bạc rồi đến màu hồng.
4. Sa mạc Taklamakan (Tân Cương, Trung Quốc): 0,32 triệu km2
Sa mạc Taklamakan, cái tên gợi cho người ta hình ảnh về những đoàn lạc đà cần mẫn đi trong gió cát, người ta liên tưởng tới sự hoang vu, quạnh hiu đến tuyệt đối của vùng đất này. Nhưng, sa mạc Taklamakan lại là điểm mấu chốt quan trọng trong các tuyến đường Tơ lụa, cho dòng sông tơ lụa chảy từ Á sang Âu bất chấp sự nguy hiểm của nó. Sa mạc Taklamakan nằm trong lòng chảo Tarim ở phía tây bắc Tân Cương, Trung Quốc, giáp ranh Trung Hoa đại lục và vùng Tây Á - là một trong những sa mạc rộng nhất trên thế giới và cũng là sa mạc có sự chênh lệch về nhiệt độ đến đáng sợ. Buổi tối ở Taklamakan nhiệt độ có thể xuống tới âm độ trái ngược hẳn với ban ngày, nhiệt độ có thể lên tới 120 độ F.
Theo tiếng địa phương thì Taklamakan được hiểu là vùng đất mà “nếu bạn đặt chân tới, bạn không thể sống sót quay về”. Ngay cả khi bạn sống sót trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên, bạn còn phải đối mặt với những toán cướp trong sa mạc, bất thần xuất hiện ở các hẻm núi. Vậy thì vì lý do gì mà người ta mạo hiểm tính mạng của mình để vượt qua vùng đất hoang vu và chẳng hề hiếu khách này? Đó chính là nguồn lợi nhuận khổng lồ mà buôn bán tơ lụa mang lại. Và cũng chính vì thế mà Taklamakan trở thành một địa danh nổi tiếng của Con đường tơ lụa, là cửa ngõ giao thương quan trọng cho những chuyến hàng nối nhau sang vùng Tây Á.
5. Sa mạc Libya : 1,69 triệu km2
Sa mạc Libya bao phủ hầu như toàn bộ vùng đông Libya, là một trong những địa điểm khô cằn nhất trên thế giới. Tại nhiều vị trí, trong thời gian hàng thập kỷ không có mưa, và thậm chí tại những vùng cao nguyên mưa rất hiếm khi xảy ra, chỉ một lần trong khoảng 5-10 năm. Tại Uweinat, trận mưa cuối cùng xảy ra vào tháng 9 năm 1998. Có một vùng đất trũng rất rộng được đặt tên là vùng Đất trũng Qattara, ở ngay phía nam dãy núi cực bắc, cùng với ốc đảo Siwa ở cực tây. Vùng này dốc nghiêng về phía tây, chạy tới hai ốc đảo Jaghbub và Jalo.
Khí hậu ở sa mạc Libya có thể rất khắc nghiệt; năm 1922, thị trấn Al ‘Aziziyah, nằm ở phía tây Tripoli, có nhiệt độ lên tới 57.8°C (136.0°F), thường được coi là mức nhiệt độ không khí cao nhất từng ghi nhận được trên thế giới.
Có một số ốc đảo không người ở nằm rải rác, thường liên kết với các vùng trũng lớn, nơi có thể tìm thấy nước khi đào sâu xuống đất vài mét. Ở phía tây, có một số nhóm ốc đảo nằm phân tán và không liên kết với các vùng đất trũng, nhóm Kufra, gồm Tazerbo, Rebiana và Kufra.Ngoài các vách núi, địa hình bằng phẳng ở đây chỉ bị ngắt quãng bởi một loạt các cao nguyên và các khối núi ở gần trung tâm Sa mạc Libya, xung quanh điểm giao cắt biên giới Ai Cập - Sudan - Libya.Hơi xa hơn về phía nam là các khối núi Arkenu, Uweinat và Kissu. Những ngọn núi đá granite này rất cổ, đã được hình thành từ lâu trước những viên đá sa thạch xung quanh chúng. Arkenu và Tây Uweinat là những vòng phức hợp rất giống với các vòng tại dãy núi Air. Đông Uweinat (điểm cao nhất ở Sa mạc Libya) là một cao nguyên đá sa thạch kề sát phần đá granite ở phía tây. Đồng bằng ở phía bắc Uweinat mang một số đặc điểm núi lửa đã bị ăn mòn.Nguồn: eva Nguyễn Hữu Thanh @ 12:02 07/06/2009
1. Sahara - đệ nhất sa mạc : 8.6 triệu km2
Sahara không phải là một mảnh đất hoang. Do dưới đất có nhiều nước nên hình thành nhiều ốc đảo như Siwa của Ai Cập, ốc đảo Ainsalah Jogurte của Algeria. Trong ốc đảo, suối nước chảy róc rách, những hàng cây chà là cao vút, vừa ngăn chặn sự xâm nhập của cát, vừa cung cấp nguồn thực phẩm chủ yếu cho cư dân.
Sa mạc lớn nhất thế giới nằm ở Bắc Phi, kéo dài từ bờ Đại Tây Dương theo hướng đông đến bờ biển Hồng Hải. Sahara kéo dài 5.600 km từ đông sang tây, rộng 1.600 km từ nam sang bắc, đi qua Ai Cập, Sudan, Lybia, Chad, Angeria, Niger, Tunisia, Marốc, Mali, Mauritania và Tây Sahara, với tổng diện tích 8.600.000 km2, chiếm 30% cả lục địa châu Phi. Theo thói quen, người ta hay gọi đây là sa mạc, nhưng phải gọi là hoang mạc mới chính xác vì Sahara không chỉ là một sa mạc điển hình với nhiều đồi cát lớn mà còn có một diện tích lớn nham thạch lộ thiên hoặc chỉ có một lớp mỏng nham thạch vụn (hoang mạc đá) cùng với các bãi đã cuội và sỏi (sa mạc) .
2. Sa mạc Australia : 1,55 triệu km2
Hầu hết các thành phố và vùng dân cư của Australia đều tập trung dọc theo 36.000 km bờ biển, phần còn lại là sa mạc. Không như sa mạc châu Phi mênh mông cát vàng, sa mạc Australia đất đỏ, lúp xúp cỏ cây. Nhưng sâu bên trong, đặc biệt là vùng Red Centre, vẫn còn cất giấu bao điều bí mật.
Nếu sa mạc châu Phi mê hoặc con người bằng thứ ảo giác về những hồ nước lấp loáng mời gọi, thì sa mạc của Australia đánh lừa ta bằng cảm giác như sau đồng cỏ xanh xanh kia là làng quê thanh bình với người thân chờ đợi.
Kings Canyon là một quần thể di tích tuyệt đẹp, còn nguyên những cây cỏ gắn liền với đời sống thổ dân hàng vạn năm trước. Nhiều cây red gum cổ thụ ngót nghét 400 tuổi đời, cành lá che phủ cả một vùng, còn gốc rễ là mái nhà che mưa nắng. Nhiều hẻm núi bị gió mưa bào mòn thành những hình thù tuyệt mỹ. Nhiều vực thẳm hun hút hiểm nguy.
3. Sa mạc Gobi: 1,04 triệu km2
Cách đây hơn một nghìn năm, nhiều văn bản của Trung Quốc đã mô tả về những âm thanh quái lạ phát ra từ sa mạc Gobi hoang vắng mênh mông của xứ Mông Cổ.
Rất nhiều người đã tìm cách thỏa mãn trí tò mò của mình bằng những chuyến thám hiểm xuyên sa mạc để vào Nội Mông. Để thực hiện được chuyến đi thì nhất thiết bạn phải có được một chú lạc đà khỏe mạnh và một “hoa tiêu” giỏi đi trên sa mạc. Lạc đà Bactria có hai bướu là phương tiện di chuyển thoải mái hơn ngựa vì nó đi chậm hơn và từ tốn hơn. Trên đường từ thủ đô Ulaanbaatar đến tỉnh Trung Gobi hãy ghé thăm một con suối với loại nước giúp mắt sáng hơn. Sau đó là Yol Am (Thung lũng Đại Bàng), một cảnh quan ngoạn mục có tuyết rơi ngay cả trong mùa hè và những vách đá dựng đứng làm nên một hẻm núi lạ thường. Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là cồn cát Khongor, cồn cát lớn nhất Mông Cổ với độ cao 800 mét. Cồn cát thay đổi màu theo từng giờ trong ngày từ màu vàng sang màu bạc rồi đến màu hồng.
4. Sa mạc Taklamakan (Tân Cương, Trung Quốc): 0,32 triệu km2
Sa mạc Taklamakan, cái tên gợi cho người ta hình ảnh về những đoàn lạc đà cần mẫn đi trong gió cát, người ta liên tưởng tới sự hoang vu, quạnh hiu đến tuyệt đối của vùng đất này. Nhưng, sa mạc Taklamakan lại là điểm mấu chốt quan trọng trong các tuyến đường Tơ lụa, cho dòng sông tơ lụa chảy từ Á sang Âu bất chấp sự nguy hiểm của nó. Sa mạc Taklamakan nằm trong lòng chảo Tarim ở phía tây bắc Tân Cương, Trung Quốc, giáp ranh Trung Hoa đại lục và vùng Tây Á - là một trong những sa mạc rộng nhất trên thế giới và cũng là sa mạc có sự chênh lệch về nhiệt độ đến đáng sợ. Buổi tối ở Taklamakan nhiệt độ có thể xuống tới âm độ trái ngược hẳn với ban ngày, nhiệt độ có thể lên tới 120 độ F.
Theo tiếng địa phương thì Taklamakan được hiểu là vùng đất mà “nếu bạn đặt chân tới, bạn không thể sống sót quay về”. Ngay cả khi bạn sống sót trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên, bạn còn phải đối mặt với những toán cướp trong sa mạc, bất thần xuất hiện ở các hẻm núi. Vậy thì vì lý do gì mà người ta mạo hiểm tính mạng của mình để vượt qua vùng đất hoang vu và chẳng hề hiếu khách này? Đó chính là nguồn lợi nhuận khổng lồ mà buôn bán tơ lụa mang lại. Và cũng chính vì thế mà Taklamakan trở thành một địa danh nổi tiếng của Con đường tơ lụa, là cửa ngõ giao thương quan trọng cho những chuyến hàng nối nhau sang vùng Tây Á.
5. Sa mạc Libya : 1,69 triệu km2
Sa mạc Libya bao phủ hầu như toàn bộ vùng đông Libya, là một trong những địa điểm khô cằn nhất trên thế giới. Tại nhiều vị trí, trong thời gian hàng thập kỷ không có mưa, và thậm chí tại những vùng cao nguyên mưa rất hiếm khi xảy ra, chỉ một lần trong khoảng 5-10 năm. Tại Uweinat, trận mưa cuối cùng xảy ra vào tháng 9 năm 1998. Có một vùng đất trũng rất rộng được đặt tên là vùng Đất trũng Qattara, ở ngay phía nam dãy núi cực bắc, cùng với ốc đảo Siwa ở cực tây. Vùng này dốc nghiêng về phía tây, chạy tới hai ốc đảo Jaghbub và Jalo.
Khí hậu ở sa mạc Libya có thể rất khắc nghiệt; năm 1922, thị trấn Al ‘Aziziyah, nằm ở phía tây Tripoli, có nhiệt độ lên tới 57.8°C (136.0°F), thường được coi là mức nhiệt độ không khí cao nhất từng ghi nhận được trên thế giới.
Có một số ốc đảo không người ở nằm rải rác, thường liên kết với các vùng trũng lớn, nơi có thể tìm thấy nước khi đào sâu xuống đất vài mét. Ở phía tây, có một số nhóm ốc đảo nằm phân tán và không liên kết với các vùng đất trũng, nhóm Kufra, gồm Tazerbo, Rebiana và Kufra.Ngoài các vách núi, địa hình bằng phẳng ở đây chỉ bị ngắt quãng bởi một loạt các cao nguyên và các khối núi ở gần trung tâm Sa mạc Libya, xung quanh điểm giao cắt biên giới Ai Cập - Sudan - Libya.Hơi xa hơn về phía nam là các khối núi Arkenu, Uweinat và Kissu. Những ngọn núi đá granite này rất cổ, đã được hình thành từ lâu trước những viên đá sa thạch xung quanh chúng. Arkenu và Tây Uweinat là những vòng phức hợp rất giống với các vòng tại dãy núi Air. Đông Uweinat (điểm cao nhất ở Sa mạc Libya) là một cao nguyên đá sa thạch kề sát phần đá granite ở phía tây. Đồng bằng ở phía bắc Uweinat mang một số đặc điểm núi lửa đã bị ăn mòn.Nguồn: eva Nguyễn Hữu Thanh @ 12:02 07/06/2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét